Báo cáo Thực tập tại Công ty TNHH Tân Đại Dương

Bất kỳ một doanh nghiệp nào để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có đủ 3 yếu tố cơ bản đó là: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp 3 yếu tố đó để tạo ra các sản phẩm lao vụ. Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình sản xuất kinh doanh đã tạo ra các chi phí tương ứng đó là các chi phí về tư liệu lao động, chi phí về đối tượng lao động và các chi phí về lao động sống. Trong quá trình hoạt động của mình các doanh nghiệp đồng thời phải quan tâm đúng mức đến chi phí và chi phí sản xuất. Khi sản xuất ra một loại sản phẩm nào đó, doanh nghiệp phải biết được chi phí dùng để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là bao nhiêu và nó phải nằm trong giới hạn của sự bù đắp, nếu vượt quá giới hạn này thì doanh nghiệp sẽ phá sản. Đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp xác định giá bán sản phẩm, do đó doanh nghiệp phải quan tâm tới chi phí sản xuất. Sau một thời kỳ hoạt động các nhà quản lý của doanh nghiệp còn phải biết được chi phí trong kỳ là bao nhiêu, từ đó sẽ xác định được chính xác kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một vấn đề qua trọng và cần thiết trong quá trình quản lý, do đó kế toán với tư cách là một công cụ quản lý của doanh nghiệp phải hạch toán và cung cấp đầy đủ thông tin về chi phí của doanh nghiệp nói chung và chi phí sản xuất noi riêng để phục vụ cho các nhà quản lý doanh nghiệp. + Nội dung đề tài gồm 3 phần: -Phần I: Giới thiệu chung về cơ sở thực tập -Phần II: Thực trạng công tác kế toán chi phí tại doanh nghiệp. -Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí tại cơ sở thực tập.

docx354 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 3117 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty TNHH Tân Đại Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Bất kỳ một doanh nghiệp nào để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có đủ 3 yếu tố cơ bản đó là: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp 3 yếu tố đó để tạo ra các sản phẩm lao vụ. Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình sản xuất kinh doanh đã tạo ra các chi phí tương ứng đó là các chi phí về tư liệu lao động, chi phí về đối tượng lao động và các chi phí về lao động sống. Trong quá trình hoạt động của mình các doanh nghiệp đồng thời phải quan tâm đúng mức đến chi phí và chi phí sản xuất. Khi sản xuất ra một loại sản phẩm nào đó, doanh nghiệp phải biết được chi phí dùng để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là bao nhiêu và nó phải nằm trong giới hạn của sự bù đắp, nếu vượt quá giới hạn này thì doanh nghiệp sẽ phá sản. Đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp xác định giá bán sản phẩm, do đó doanh nghiệp phải quan tâm tới chi phí sản xuất. Sau một thời kỳ hoạt động các nhà quản lý của doanh nghiệp còn phải biết được chi phí trong kỳ là bao nhiêu, từ đó sẽ xác định được chính xác kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một vấn đề qua trọng và cần thiết trong quá trình quản lý, do đó kế toán với tư cách là một công cụ quản lý của doanh nghiệp phải hạch toán và cung cấp đầy đủ thông tin về chi phí của doanh nghiệp nói chung và chi phí sản xuất noi riêng để phục vụ cho các nhà quản lý doanh nghiệp. + Nội dung đề tài gồm 3 phần: Phần I: Giới thiệu chung về cơ sở thực tập Phần II: Thực trạng công tác kế toán chi phí tại doanh nghiệp. Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí tại cơ sở thực tập. PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY Quá trình hình thành và phát triển A. Công ty TNHH Tân Đại Dương. Công ty TNHH Tân Đại Dương với tên dao dịch là Công ty TNHH Tân Đại Dương, được đăng ký thành lập vào ngày 01/06/2002. Trụ sở chính tại Số 14 Kim Ngưu - Hà Nội. Công ty TNHH Tân Đại Dương mới được thành lập và phát triển được hơn 4 năm. Công ty đang ở giai đoạn đầu nên không tránh khỏi những khó khăn bất lợi, song cũng mở ra những khả năng và cơ hội mới. Công ty chuyên sản xuất ra các loại sản phẩm làm sạch bằng khí ozôn. Mặc dù trên thế giới đã áp dụng khá phổ biến các sản phẩm làm sạch nhưng ở Việt Nam vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi. Đó là một thách thức lớn đối với một doanh nghiệp trẻ song cũng là một cơ hội lớn cho doanh nghiệp quảng bá sản phẩm của mình trên thị trường. Hiện nay công ty đang hoạt động với quy mô là một công ty TNHH, tổng số thành viên trong công ty là 60 người. Các giai đoạn phát triển của Công ty; Từ năm 2002 – 2004 thành lập vào năm 2002 với mức vốn điều lệ là 10 tỷ Việt Nam Đồng, bước khởi đầu với một phân xưởng sản xuất. Tổng số thành viên trong công ty là 32 người. Từ năm 2004 đến tháng 4 năm 2007 trải qua hơn 4 năm hoạt động công ty đã tạo được uy tín trên thị trường. Công ty đã mở thêm một phân xưởng sản xuất kéo theo đó là số lượng thành viên trong công ty cũng tăng lên từ 32 người lên 60 người. Hiện nay mặc dù đã chế tạo ra nhiều loại sản phẩm, song không thể vì thế mà công ty không ngừng hoàn thiện cũng như sáng tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm. B. Công ty cổ phần xây dựng cấp thoát nước VIWASEEN I. Công ty cổ phần xây dựng cấp thoát nước số I tiền thân là xí nghiệp xây lắp cấp thoát nước 101, được Bộ xây dựng thành lập theo quyết định số 73/BXD-TC ngày 16/4/1977 trực thuộc Công ty xây dựng cấp thoát nước và sau đó Công ty được thành lập lại theo quyết định số 156 A/BXD-TCNĐ ngày 05/5/1993. Từ khi thanh lập xí nghiệp xây lắp cấp thoát nước số 101, được Bộ xây dựng thành lập theo quyết định số 73/BXD-TC ngày 16/4/2007 trực thuộc Công ty xây dựng cấp thoát nước sau đó Công ty được thành lập lập lại theo quyết định số 156A/BXD- TCLĐ ngày 5/5/1993. Từ khi thành lập xí nghiệp xây lắp cấp thoát nước số 101 là đơn vị sản xuất hoạch toán kinh tế chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty xây dựng cấp thoát nước, hoàn thành các nhiệm vụ và kế hoạch Công ty giao. Căn cứ quyết định số 73/QĐ-BXD ngày 13/01/2006 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc chuyển xí nghiệp xây lắp cấp thoát nước số 101 thuộc Công ty xây dựng cấp thoát nước thành Công ty cổ phần xây dựng cấp thoát nước số 1 - VIWASEEN I. Tên Công ty: Công ty cổ phần xây dựng cấp thoát nước số 1 - VIWASEEN I. Tên giao dịch: Water Supply Sewarage Construstion joint Stock Campany No1 - Viwaseen.1. Tên viết tắt: VIWASEEN I. Trụ sở chính: Số 56/85 - phố Hạ Đình - quận Thanh Xuân - Hà Nội. Điện thoại: (04)8584598 - (04)5571968 Fax: (04)5588480 Vốn điều lệ của Công ty: 5.000.000.000.đ Trong đó: - Vốn thuộc sở hữu của Nhà nước: 2.600.000.000đ (52%) - Vốn thuộc các cổ đông khác: 2.400.000.000đ (48%) Công ty cổ phần xây dựng cấp thoát nước số 1 VIWASEEN I. là Công ty con của Tổng Công ty đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường công nghiệp (VIWASEEN). Cho đến nay Công ty đã trải qua các giai đoạn phát triển cụ thể như sau: - Năm 1977 - 1993: Công ty gặp khá nhiều khó khăn trong quản lý cũng như tổ chức sản xuất do Công ty mới thành lập, lại gặp ngay sự thay đổi cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước từ tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Tuy nhiên những khó khăn bước đầu càng làm cho đội ngũ lãnh đạo và công nhân viên toàn thể Công ty thêm quyết tâm tìm ra con đường phát triển đúng đắn và phù hợp cho mình trong thời kỳ mới. Nhiều công trình do Công ty thi công đã được đưa vào sử dụng và được đánh giá cao đã là một động lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của Công ty trong những năm tiếp theo. - Năm 1993 - 2005: nay Công ty là một đơn vị hoạch toán phụ thuộc Công ty xây dựng cấp thoát nước, từ năm 2002 đến nay đã tham gia đấu thầu và thi công 5 công trình xây dựng cấp nước như công trình cấp nước sông Kim Ngưu CP7A, công trình cấp nước Trà Cổ... bên cạnh đó là cấp nước cho 20 đơn vị khắp các tỉnh trong cả nước và sửa chữa cải tạo nhiều tuyến ống, trạm biến áp....h C. Công ty AG Travel Công ty Xúc Tiến Thương Mại & Du Lịch AG thuộc tập đoàn Atlantic, được tổng cục du lịch Việt Nam cấp giấy phép kinh doanh lữ hành số 048/ TCLD- GPLHQT. AG Travel được thành lập ngày 15/3/2004 để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của xã hội hiện nay, xã hội càng phát triển nhu cầu vui chơi giải trí ngày càng cao, mức sống sinh hoạt của người dân ngày càng được nâng cao. Bắt nhịp với nhu cầu đó AG Travel đa ra đời để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hơn ba năm đi vào hoạt động bằng sự lỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty, được sự quan tâm kịp thời sâu sát của ban giám đốc cho đến nay công ty đã vượt qua được những khó khăn ban đầu. Ban đầu khi mới thành lập vốn điều lệ của công ty có 560 500 000 đồng, một xe khách nhãn hiệu Huyundai trị giá 279 600 000 đồng, hệ thống dàn máy vi tính gồm 11 chiếc trị giá 62 300 000, một máy scanner trị giá 2 100 000, một máy in trị giá 1 450 000, một máy Foto coppy trị giá 4 500 000. Cho đến nay vốn điều lệ của công ty đã tăng lên 45% so với khi mới bắt đầu thành lập, công ty đã bổ xung thêm một xe ôtô nhãn hiệu matiz trị giá 97500000 Từ khi thành lập cho đến nay công ty đã trải qua nhiều biến động, do ảnh hưởng sự biến động của nền kinh tế thế giới và trong khu vực, những biến động giữ dội của tình hình chính trị của nhiều quốc gia trên thế giới đã làm ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của công ty. Cho đến nay công ty đã tạo được chỗ đứng và thương hiệu của mình trên thị trường. Tên giao dịch, trụ sở. Trụ sở chính: 33 Lac Trung- Hai Bà Trưng- Hà Nội Tên giao dich: AG Travel Tel: (04) 636 7567/ 6367569 Fax: (04) 6365789 Email: Info@vietnamagtravel.com Website: wwwdulichag.com D. công ty xây dựng và phát triển nông thôn 658. . Quá trình hình thành và phát triển của công ty Tên công ty: công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển nông thôn 658. Tên giao dịch quốc tế: construction investment & rural development joint stock company. Tên viết tắt: CIRDJC 658. Trụ sở chính: số 8, ngách 3, ngõ74, đường Trường Chinh - phường Phương Mai- quận Đống Đa - thành phố Hà Nội. Điện thoại : (04)8694327 – 8693198 fax: (04)8687376 Quyết định thành lập công ty số 2758/QĐ/BNN- ĐMDN. Ngày 13/10/2006 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước: Công ty xây dựng và phát triển nông thôn 8 thành công ty cổ phần. Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 010303123 ngày 12/07/2006 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Tiền thân là công ty xây dựng và phát triển nông thôn 8, được thành lập từ năm 1993, là thành viên của tổng công ty xây dựng và phát triển nông thôn thuộc bộ nông nghiệp, công ty có quan hệ gắn bó với các thành viên và tổng công ty về kinh tế, nghiên cứu khoa học, công nghệ, cung ứng dịch vụ, đào tạo tiếp thị, ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng nhằm mục đích thực hiện việc tích tụ tập trung, phân công, chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất để hoàn thành nhiệm vụ của tổng công ty giao, nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh cho đơn vị mình và toàn tổng công ty, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Kể từ khi mới thành lập đến nay, công ty đã không ngừng phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Trong quá trình hoạt động, công ty luôn phát huy những thành tích đã đạt được, không ngừng củng cố cơ sở vật chất, phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đến nay, công ty đã có nhiều chi nhánh ở tất cả ba miền Bắc, Trung, Nam, các công trình mà công ty thi công đều được chủ đầu tư đánh giá cao và đạt chất lượng tốt như kênh thuỷ lợi Hưng Nguyên - Thành phố Vinh-Nghệ An, đường Phú Bình –Tuyên Quang, đường Đồng Cầu - Đồng Tán - Quảng Ninh, đường Tân Lập – Ninh Thuận… Cơ cấu tổ chức của công ty A. Công ty TNHH Tân Đại Dưong Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Tân Đại Dương bao gồm các bộ phận với các chức năng cụ thể sau: Ban giám đốc: Ban giám đốc công ty gồm 2 người: 1 giám đốc và 1 phó giám đốc. Giám đốc là người đứng đầu công ty có trâch nhiệm giám sát quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước công ty và kết quả kinh doanh của công ty. Phó giám đốc là người giúp cho giám đốc thực hiện các nhiệm vụ chính của công ty. Các phòng ban chức năng khác: +> Phòng tài chính kế toán. Phòng tài chính kế toán quản lý toàn bộ tài sản, tiền vốn của công ty và có chức năng tham mưu cho ban giám đốc về mặt tài chính kế toán được chính xác cụ thể tình hình tài chính và việc chấp hành chế độ chính sách của công ty đối với nhà nước trong việc quản lý tài chính, hạch toán kế toán kiểm tra các chỉ tiêu kinh tế của công ty. Tăng cường công tác quản lý vốn, cung cấp thông tin tài liệu hàng tháng, quý , năm giúp cho việc đánh giá phân tích hoạt động kinh tế hàng tháng để chủ động trong sản xuất kinh doanh, có quyết định đúng đắn kịp thời đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. +> Phòng kinh doanh. Phòng kinh doanh có nhiệm vụ ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, xây dựng các kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và thực hiện các nhiệm vụ về marketinh. Có trách nhiệm về các khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm, từ đó đề bạt với giám đốc để có hướng giải quyết kịp thời. Ngoài ra còn có nhiệm vụ nghiên cứu sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh như chất lượng, mẫu mã, giá cả, chủng loại nhằm xây dựng được chính xác sản phẩm của mình có tính cạnh tranh cao để mở rộng thị trường. Truy cập thông tin kịp thời và cung cấp các yếu tố đầu vào của công ty cho ban giám đốc. +> Phòng kỹ thuật Phòng kỹ thuật có chức năng quản lý về mặt kỹ thuật, xây dựng hệ thống định mức sản xuất, lập kế hoạch sửa chữa tài sản cố định, đồng thời cung cấp các thông tin về các loại nguyên liệu đưa vào sản xuất, nghiên cứu chất lượng khoa học kỹ thuật, phát minh sáng chế cải tiến sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. +> Phòng hành chính. Phòng hành chính có trách nhiệm giúp cho ban giám đốc tổ chức lao động trong công ty, xây dựng định mức tiền lương, điều động tiếp nhận lao động theo yêu cầu của sản xuất, quản lý hồ sơ của cán bộ công nhân viên. Giải quyết các chế độ chính sách, đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Tổ chức bảo vệ tài sản của công ty, mua sắm phương tiện nội thất trong công ty. +> Phòng vật tư Phòng vật tư có nhiệm vụ tìm hiểu nguồn hàng hoá, tham mưu cho giám đốc lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất, thực hiện mua hàng hoá vật tư phục vụ cho sản xuất, quản lý kho vật tư, hàng hoá, thành phẩm. +> Phòng KCS Kiểm tra từng chi tiết và sản phẩm hoàn thiện, đảm bảo hàng hoá đưa ra thị trường có chất lượng cao. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty: Ban giám đốc   Phòng kinh doanh   Phòng kỹ thuật   Phòng TCKT   Phòng vật tư   Phòng hành chính   Phòng KCS   B. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần xây dựng cấp thoát nước VIWASEEN 1. Hiện nay mô hình quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyết chức năng Đứng đầu Công ty là đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban giám đốc dưới đó là các phòng ban chức năng, các đội xây đắp và các bộ phận liên quan trực thuộc sản xuất. - Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm: Đại hội đồng cổ đông thành lập, đại hội đồng cổ đông thường niên và đại hội đồng cổ đông bất thường. - Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đông cổ đông, quyết định viêc cử người quản lý. - Ban kiểm soát: Là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản trị và điều hành của công ty. - Giám đốc công ty: Vừa là đại diện cho nhà nước, vừa đại diện cho cán bộ công nhân viên. Là người đại diện pháp nhân của công ty trong mọi dao dịch kinh doanh, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông về việc điều hành công ty. Giúp việc cho giám đốc còn có phó giám đốc, kế toán trưởng do tổng giám đốc công ty mẹ bổ nhiệm. - Phòng kế hoạch kỹ thuật: Tham gia lập các hợp đồng kinh tế, xây dựng kế hoach sản xuất, kinh doanh mọi lĩnh vực ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty. Tiến hành phân tích các chỉ tiêu cho từng công trình để lập dự toán khoán, đề xuất các phương án giao khoán. Theo dõi, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện tiến độ hợp đồng quyết toán và thanh lý hợp đồng, kiểm tra những báo cáo thống kê cho các đơn vị gữi về công ty, tổng hợp báo cáo tổng công ty. Giám sát các dự án lớn, có kế hoạch xuất nhập khẩu các loại vật tư, thiết bị, chất lượng cao đúng yêu cầu để phục vụ công tác xây lắp. Quản lý chất lượng, tiến độ thi công xây lắp các công trình, chất lượng sản phẩm, hàng hoá sản xuất công nghiệp, chất lượng vật tư thiết bị chuyên ngành, quản lý, điều độ xe máy, thiết bị thi công toàn công ty. - Phòng tổ chức hành chính: Xây dựng, cũng cố kiện toàn bộ máy quản lý, điều hành hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh trong công ty phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Quản lý toàn bộ công nhân viên trong toàn công ty, lập kế hoạch xây dựng bộ máy nhân sự của các phòng ban trong công ty cho gọn nhẹ, đơn giản. Quản lý toàn bộ công tác hành chính văn thư, lưu trữ của văn phòng tại Công ty như: Công văn đi, công văn đến, quản lý điều động, công tác y tế của Công ty. Nghiên cứu các chế độ tiền lương, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…để đảm bảo đúng chế độ quyền lợi cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Căn cứ kế hoạch được giao cho đơn vị hàng năm, kế hoạch định mức lao động tiền lương đối với cấp trên và căn cứ vào số lượng công việc và mức hoàn thành công việc của cấp trên giao cho đơn vị cấp dưới, tiến hành kỳ định mức tiền lương trên một đơn vị sản phẩm. - Phòng kế toán tài chính: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính trên cơ sở chính sách nhà nước quy định. Chịu trách nhiêm về mặt tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Lập các kế hoạch tài chính của từng năm, kế hoạch báo cáo với tổng công ty. Lập kế hoạch thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Xác định chi phí sản xuất và giá thành thực tế của từng công trình đã hoàn thành và bàn giao thu hồi vốn. Tổng hợp tình hình tài chính và các số liệu về kế toán để báo cáo giám đốc có những biện pháp thích hợp để đẩy mạnh tiến độ thi công công trình và thu hồi vốn. Hoàn thành các báo cáo quyết toán tài chính hàng tháng, hàng quý, năm. - Các đội sản xuất công ty: tổ chức lao động sản xuất, tổ chức theo từng nhóm có đội trưởng theo dõi hướng dẫn chuyên môn theo quy mô tổ đội hổn hợp. Sau khi ký kết được hợp đồng giao nhận thầu công trình xây dựng công ty triển khai với các phòng ban, đội sản xuất, hạng mục công trình. Trước khi sản xuất các đội xác định kế hoạch cụ thể về tổ chức nhân lực cung ứng vật tư, thiết bị, kế hoạch thu hồi vốn, báo cáo thông qua công ty cho phù hợp kế hoạch công ty giao cho. Tuy các phòng ban của công ty không nhiều vì do đặc điểm cơ cấu của công ty ở phạm vi, quy mô hoạt động vừa và nhỏ, chỉ là một đơn vị cá thể trên tổng công ty. Nhưng các phòng ban có mối quan hệ khăn khít lẫn nhau và bổ sung cho nhau nhằm ngày một hoàn thiện hơn. Sơ đồ 1: Bộ máy hoạt động của Công ty C. Công ty AG travel Doanh nghiệp gồm có Giám đốc, Phó giám đốc và các phòng ban. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban như sau. - Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của công ty, nắm bắt tình hình và đề ra các biện pháp, quyết định cơ cấu tổ chức, nhân sự, cân nhắc xa thải, tuyển dụng, phân rõ quyền hạn và nghĩa vụ của từng bộ phận. Phó giám đốc: Là người thay giám đốc sử lý các công việc của công ty. Phòng tổ chức hành chính: Căn cứ vào quy chế tổ chức và hoạt động của công ty, xây dựng quy hoạch quản lý cán bộ, thực hiện chế độ chính sách khen thưởng, đề bạt tăng lương, kỷ luật, xây dựng kế hoạch lao động tiền lương, các chỉ tiêu định mức lao động, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ tiêu được phê chuẩn, thực hiện các chế độ tiền lương, tiền thưởng bảo hiểm xã hội, chế độ an toàn lao động. Phòng tài chính kế toán: Tổ chức thực hiện các lĩnh vực công tác kế toán, giá cả tài chính của công ty, xây dựng kế hoạch kinh doanh, chỉ đạo việc thực hiện hạch toán kế toán của công ty. Theo dõi kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh, phát triển và đề xuất các biện pháp ngăn ngừa những vi phạm chính sách, chế độ của Nhà nước. Thực hiện chế độ công tác, ghi chép, báo cáo đối lưu vốn và nguồn vốn có hiệu quả. Phòng thị trường (bộ phận Marketing): Nghiên cứu thị trường du lich, tiến hành tuyên truyền thường xuyên bằng nhiều hình thức thu hút khách du lich. Tham mưu cho giám đốc và công tác đối ngoại trên cơ sở thông tin kinh tế và các hợp đồng giữa các công ty với các doanh nghiệp khác, cũng như nhu cầu của du khách, xây dựng trên các giá biểu phù hợp. Đề xuất lập kế hoạch triển khai mở rộng các loại hình du lịch và tuyến điểm du lịch mới đáp ứng nhu cầu của khách. Ký kết hợp đồng với các hãng, các tổ chức du lịch để khai thác du lịch. Thông báo cho các bộ phận liên quan trong đơn vị về kế hoạch, nội dung hợp đồng phối hợp các bộ phận liên quan, theo dõi việc thanh toán, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng phục vụ khách hàng. Chuẩn bị nội dung cùng làm việc với các đơn vị trong và ngoài ngành liên quan đến vấn đề thu hút khách hàng. Phòng điều hành: Là nơi triển khai mọi công việc điều hành, các trương trình du lịch do phòng thị trường kí kết. Với các du khách trong và ngoài nước yêu cầu, trên cơ sở kế hoạch khách thông báo cho đơn vị gửi đến kế hoạch triển khai các công việc có liên quan theo đúng hợp đồng (yêu cầu về thời gian và chất lượng…). Ký kết hợp đồng đưa khách với các doanh nghiệp trong và ngoài ngành. Thiết lập mối quan hệ mật thiết với các cơ quan liên quan liên quan để thực hiện tốt nhất công tác điều hành. Phòng hướng dẫn viên: Căn cứ vào thông báo của phòng điều hành lập kế hoạch hướng dẫn, Khai thác các dịch vụ liên quan đến việc sử dụng đội ngũ hướng dẫn. Phối hợp c
Luận văn liên quan