Báo cáo Thực tập tại công ty TNHH Tân Thịnh

Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất độc lập, giữ vị trí quan trọng và tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân. Trong những năm gần đây, nền kinh tế tăng trưởng, phát triển nhanh đã tạo nên động lực thu hút đầu tư nhiều nguồn cho xây dựng. Thị trường nước ta trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Nhiều biện pháp kỹ thuật công nghệ tiên tiến được đưa vào Việt Nam, tạo một bước tiến khá xa về tốc độ xây lắp, quy mô công trình, về chất lượng tổ chức và xây dựng, tạo nên diện mạo mới cho một đất nước đang phát triển vững chắc bước vào thế kỷ XXI. Công ty TNHH TÂN THỊNH đã hoạt động trong ngành xây dựng nhiều năm, công ty luôn làm ăn có hiệu quả, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ: đời sống cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện, doanh thu bình quân tăng hàng năm, công ty đem lại khoản nộp Ngân sách Nhà nước đáng kể, Để có được những thành tựu đó đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực hết mình. Biết tận dụng những cơ hội kinh tế, sử dụng hợp lý các nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường và quan trọng hơn cả là tìm ra được những hướng đi đúng đắn cho DN. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị DN phải có kiến thức về nhiều lĩnh vực, có nghiệp vụ chuyên môn vững, có kinh nghiệm thực tế, có óc quan sát. Bên cạnh đó họ cần phải nỗ lực học hỏi, tìm kiếm những cơ hội tồn tại, phát triển và củng cố của DN mình trên thị trường từng bước mở rộng thị trường để đạt lợi ích tối đa.

doc56 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2826 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty TNHH Tân Thịnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH ----------(((---------- BÁO CÁO THỰC TẾ MÔN HỌC Giáo viên hướng dẫn: Th.S HOÀNG THỊ HUỆ Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ QUYÊN Lớp: K4 QTKDTH THÁI NGUYÊN NĂM 2010 MỤC LỤC Trang Lời mở đầu 1 Giới thiệu chung về công ty 3 Phần I: Nội dung thực tập về Quản trị học 6 Hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp 6 Hệ thống kế hoạch và quá trình xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp 6 Tìm hiểu và nhận diện chiến lược của doanh nghiệp 9 Các chính sách của doanh nghiệp 12 Cơ cấu tổ chức và các cấp quản trị của doanh nghiệp 15 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp 15 Số cấp quản lý 16 Mô hình tổ chức quản lý 16 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của bộ máy Quản trị 17 Phần II: Nội dung về phân tích quản lý dự án 21 2.1. Tính toán một số chỉ tiêu tài chính của dự án 22 2.2. Phân tích rủi ro của dự án 26 2.3. Phân tích kinh tế - xã hội của dự án đầu tư 26 2.4. Quá trình quản lý dự án 28 2.4.1. Xây dựng các công việc thực hiện dự án 28 2.4.2. Lịch trình công việc của dự án 29 2.4.3. Biểu diễn các công việc qua biểu đồ Gantt và sơ đồ Pert 29 Phần III: Hoạt động Marketing của doanh nghiệp 29 3.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty 30 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của công ty 34 3.3. Hoạt động Marketing mix của doanh nghiệp 37 Phần IV: Nội dung về quản trị sản xuất 40 4.1. Quản lý dự trữ 40 4.2. Công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất 47 4.3. Phương pháp dự báo của doanh nghiệp 51 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51 Lời mở đầu Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất độc lập, giữ vị trí quan trọng và tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân. Trong những năm gần đây, nền kinh tế tăng trưởng, phát triển nhanh đã tạo nên động lực thu hút đầu tư nhiều nguồn cho xây dựng. Thị trường nước ta trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Nhiều biện pháp kỹ thuật công nghệ tiên tiến được đưa vào Việt Nam, tạo một bước tiến khá xa về tốc độ xây lắp, quy mô công trình, về chất lượng tổ chức và xây dựng, tạo nên diện mạo mới cho một đất nước đang phát triển vững chắc bước vào thế kỷ XXI. Công ty TNHH TÂN THỊNH đã hoạt động trong ngành xây dựng nhiều năm, công ty luôn làm ăn có hiệu quả, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ: đời sống cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện, doanh thu bình quân tăng hàng năm, công ty đem lại khoản nộp Ngân sách Nhà nước đáng kể,…Để có được những thành tựu đó đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực hết mình. Biết tận dụng những cơ hội kinh tế, sử dụng hợp lý các nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường và quan trọng hơn cả là tìm ra được những hướng đi đúng đắn cho DN. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị DN phải có kiến thức về nhiều lĩnh vực, có nghiệp vụ chuyên môn vững, có kinh nghiệm thực tế, có óc quan sát. Bên cạnh đó họ cần phải nỗ lực học hỏi, tìm kiếm những cơ hội tồn tại, phát triển và củng cố của DN mình trên thị trường từng bước mở rộng thị trường để đạt lợi ích tối đa. Là một sinh viên thực tế ở công ty TNHH TÂN THỊNH, qua quá trình khảo sát và tham khảo em đã hiểu rõ hơn về công tác quản lý, hoạt động của công ty với những nội dung như trên và đã hoàn thành báo cáo thực tế của mình với sự giúp đỡ của các thầy cô trong trường ĐHKT&QTKD và các CBCNV của công ty. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu do còn nhiều hạn chế về mặt lý luận cũng như kinh nghiệm thực tế nên bản báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót em rất mong được sự góp ý, giúp đỡ của các thầy cô cùng các cán bộ công nhân viên trong công ty để bản báo cáo này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Hoàng Thị Huệ cùng tập thể cán bộ công ty TNHH TÂN THỊNH đã giúp em hoàn thành bản báo cáo này. Thái Nguyên ngày 04 tháng 06 năm 2010 Sinh viên Nguyễn Thị Quyên   GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Tân Thịnh Tên Công ty: Công ty TNHH Tân Thịnh. Địa chỉ trụ sở chính: Tổ 15 – Phường Thịnh Đán – Thành phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên. Vốn điều lệ: 10.000.000.000 đồng (Mười tỷ Việt Nam đồng) Mã số thuế: 4600307752 Mã tài khoản: 39010000008399 – tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Thái Nguyên. Điện thoại: 0280.3608888 Fax: 0280.3842888 Email: ctytanthinhthainguyen@gmail.com Ngoài ra, Công ty còn một chi nhánh đặt tại: Thôn Khuổi Khiếu – Xã Hữu Thác – Huyện Na Rì – Tỉnh Bắc Cạn. Thời điểm thành lập và các mốc lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển công ty Công ty TNHH Tân Thịnh tiền thân là một cơ sở sản xuất nhỏ thành lập năm 1993. Năm 2001 từ cơ sở sản xuất đã phát triển thành Doanh nghiệp Tân Thịnh, với tư cách là một doanh nghiệp tư nhân. Năm 2003, doanh nghiệp Tân Thịnh chuyển đổi thành Công ty TNHH Tân Thịnh. Kể từ khi thành lập, Công ty TNHH Tân Thịnh đã phát huy được thế mạnh mới để tổ chức sản xuất kinh doanh. Công ty tiếp tục đầu tư trong thiết bị thi công và tuyển thêm lực lượng kỹ sư, cán bộ kỹ thuật năng động, đội ngũ thợ lành nghề, thạo việc. Công ty hiện đã có tiềm năng cơ sở vật chất vững vàng, có đội ngũ cán bộ công nhân viên đạt trình độ chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm quản lý và tổ chức thi công, đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh hiện đại. Công ty đã và đang tiếp tục đầu tư thêm các thiết bị tiên tiến hiện đại đáp ứng được khả năng thi công các công trình ngày càng lớn với các tiêu chuẩn kỹ thuật cao, áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Các năm vừa qua 2008, 2009 công ty đều nhận được giấy khen chứng nhận “ Đã có thành tích xuất sắc trong thi công công trình xây dựng cơ bản”. Biểu số 01: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ĐVT: Nghìn đồng Chỉ tiêu  Năm 2007  Năm 2008  Năm 2009   1. Vốn điều lệ  10.000.000  10.000.000  10.000.000   2. Tổng giá trị tài sản  17.741.311  21.339.422  25.576.286   3. Doanh thu thuần  17.593.164  25.554.627  18.586.320   4. Lợi nhuận từ HĐKD  399.427  175.401  228.422   5. Lợi nhuận khác  (252.525)  9.604  (7.970)   6. Lợi nhuận trước thuế  146.902  185.005  220.453   7. Thuế TNDN  41.133  51.801  55.113   8. Lợi nhuận sau thuế  105.769  133.204  181.873   ( Nguồn: Phòng kế toán – Tài vụ) Nhận xét: Nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm qua cũng có những tăng trưởng nhất định. Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2008 so với năm 2007 tăng lên gần 8 tỷ đồng. Nhưng do tác động của khủng hoảng kinh tế đến năm 2009 doanh thu giảm xuống khoảng 7 tỷ đồng. Tuy doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty qua 3 năm có sự biến động không đều, nhưng nếu xem xét kỹ thì thấy lợi nhuận trước thuế qua 3 năm của Công ty tăng lên. Đạt được thành công này là nhờ ban lãnh đạo của Công ty đã có những biện pháp và chính sách quản lý hiệu quả làm tăng doanh thu. Mặt khác, các khoản chi phí cũng được Công ty sử dụng một cách triệt để nhất, nhờ đó mà lợi nhuận của Công ty qua các năm cũng đã tăng lên một cách đáng kể. Qua bảng trên ta cũng thấy được tổng giá trị tài sản qua 3 năm đều tăng lên một cách rõ rệt, lợi nhuận trước thuế của Công ty cũng tăng giữa các năm cho thấy tình hình tài chính của Công ty không những ổn định mà còn rất tốt. Tình hình kinh doanh ngày càng khả quan giúp Công ty ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường, tự tin cạnh tranh với các Doanh nghiệp trong và ngoài nước, đem lại lợi ích kinh tế chung cho đất nước. Năm 2009, Công ty được hưởng chế độ miễn giảm thuế TNDN theo quy định về ưu đãi thuế trong của Nhà nước, giảm 30% thuế Thu nhập doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanhh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay. Đinh hướng phát triển Công ty trong thời gian tới: Do Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới nên Công ty đã nhận định việc mở rộng và tìm kiếm thị trường mới là điều quan trọng nhất. Công ty đã đề ra mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể nhằm phát triển Công ty. Chức năng, lĩnh vực hoạt động của Công ty Chứng chỉ ngành nghề kinh doanh do Sở Kế hoạch đầu tư cấp ngày 29/01/2003 theo số 1702000113 và được cấp lại vào ngày 25/04/2008 với các ngành nghề chủ yếu sau: Xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi. Sản xuất các vật liệu xây dựng. San lấp mặt bằng. Sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn. Dịch vụ khoan nổ mìn, khai thác, chế biến kinh doanh khoáng sản. Xây dựng các công trình dân dụng. Chức năng, nhiệm vụ: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay, Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Với nhiệm vụ sản xuất và cung ứng các công trình xây dựng theo hợp đồng, ngoài ra Công ty còn kinh doanh sản phẩm khác như: dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ, san lấp mặt bằng, mua bán vật tư, hàng hóa,… Vai trò: Sự tồn tại và phát triển của Công ty TNHH Tân Thịnh đã có những vai trò chủ yếu sau: Quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên theo chế độ chính sách của Nhà nước, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Là nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển hơn. Phần I: Nội dung thực tập về Quản trị học 1.1. Hệ  thống kế hoạch của doanh nghiệp: 1.1.1. Hệ thống kế hoạch và  quá trình xây dựng kế  hoạch của doanh nghiệp. Trước tiên ta phải hiểu kế hoạch là gì: Kế hoạch là  quá trình xác định mục tiêu và lựa chọn những phương thức để đạt được mục tiêu đó. Kế hoạch có vai trò đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ tổ chức nào vì: + Không có  kế hoạch tức đã lập kế hoạch cho sự  thất bại, không thực hiện được mục tiêu của tổ  chức. + Kế  hoạch giúp tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực của tổ chức. + Kế  hoạch giúp giảm thiểu những hoạt động trồng chéo, lãng phí và hạn chế được những rủi ro bất định của môi trường mang lại. + Kế  hoạch là một công cụ quản lý hữu hiệu nhờ đó mà nâng cao được hiệu quả quản trị tổ chức. Bất kỳ  tổ chức nào cũng đều coi trọng công tác lập kế  hoạch để đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển trong tương lai. Nếu không có các kế hoạch, nhà  quản trị có thể không biết tổ chức và khai thác con người và các nguồn lực khác của tổ chức một cách hiệu quả, thậm chí không có được một ý tưởng rõ ràng về cái mà họ cần tổ chức và khai thác. Không có kế hoạch, nhà quản trị và các nhân viên của họ có rất ít cơ hội để đạt được mục tiêu của mình, không biết khi nào và ở đâu, phải làm gì. Một kế hoạch tồi sẽ làm ảnh hưởng xấu đến toàn bộ công ty. Công ty đã lập hệ thống kế  hoạch theo thời gian thực hiện bao gồm:     * Kế hoạch ngắn hạn:     - Xây dựng cơ bản, mua sắm dây chuyền sản xuất, thiết bị văn phòng, kho chứa vật tư dùng cho sản xuất.     - Tiến hành hoạt động quảng cáo, hoat động marketing.     - Nghiên cứu thị trường: như đối thủ cạnh tranh, cầu về sản phẩm, đối tượng khách hàng của doanh nghiệp.     - Tiến hành các hoạt động sản xuất.     * Kế hoạch trung hạn:     - Tiếp nhận và thi công các công trình.     - Tiếp tục mở rộng các lĩnh vực kinh doanh.     - Cải tiến quản lý.     - Nâng cao chất lượng, tay nghề cho đội ngũ nhân viên.     - Đẩy mạnh công tác tiếp thị.     * Kế hoạch dài hạn:     - Nhận và thi công nhiều công trình lớn.     - Hoàn thiện tổ chức, mở rộng thị trường.     - Triển khai bộ tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000 ra khắp các công trình một cách nghiêm ngặt.     - Đầu tư dây truyền công nghệ hiện đại nhằm  đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn lao động và về môi trường.     - Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp để gia tăng số lượng công trình đồng thời tạo mối quan hệ  tốt với các nhà cung cấp nguyên vật liệu cho quá  trình sản xuất.     - Duy trì và củng cố thương hiệu của doanh nghiệp Quá  trình xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp:     Bước 1: Nghiên cứu và dự báo     Công ty dựa trên tình hình nghiên cứu thị trường tại tỉnh Thái Nguyên. Thái Nguyên là một tỉnh có nhiều đồi núi và khoáng sản cần phải được san bằng và khai thác. Không những thế Thái Nguyên còn giáp các tỉnh Bắc Cạn, Lạng Sơn, đây cũng là những tỉnh có địa hình hiểm trở và nhiều công trình được đặt ở đó. Nhận biết được điều này công ty đã quyết định đi vào hoạt động.     Bước 2: Thiết lập các mục tiêu     - Mục tiêu trước mắt: xây dựng bộ máy hoàn chỉnh cả về tổ chức lẫn sản xuất để công ty bắt đầu đi vào hoạt động. Đồng thời tiến hành hoạt động quảng cáo để cho khách hàng biết đến công ty.     - Mục tiêu dài hạn: Mở rộng các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nâng cao quản lý chất lượng cho đội ngũ cán bộ nhân viên, đổ mới công nghệ, mở rộng địa bàn, hợp tác giao lưu với các doanh nghiệp tăng  uy tín và thương hiệu cho doanh nghiệp.     Bước 3: Phát triển các tiền đề     - Nghiên cứu và dự báo: phân chia công việc tìm hiểu nhu cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh cho  bộ phận lập kế hoạch.     - Các chính sách: thiết lập các chính sách về nhân sự, chính sách chất lượng, chính sách tài chính, chính sách sản xuất.     Bước 4: Xây dựng các phương án     Công ty tiến hành xây dựng các phương án cụ thể cho mỗi mục tiêu cần thực hiện.     Bước 5: Đánh giá các phương án     Đánh giá các phương án theo các tiêu chuẩn phù hợp với mục tiêu và trung thành cao nhất với các tiền đề đã xác định.     Bước 6: Lựa chọn phương án và  ra quyết định     Sau quá trình đánh giá các phương án, chọn ra một vài phương án có tính khả thi. Sau đó đưa ra quyết định để phân bổ con người và các nguồn lực khác của tổ chức cho việc thực hiện kế hoạch. 1.1.2 Tìm hiểu và nhận diện chiến lược của công ty: Chiến lược kinh doanh là tổng hợp các mục tiêu dài hạn, các chính sách và giải pháp lớn về sản xuất kinh doanh, về tài chính và con người nhằm đưa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lên một trạng thái cao hơn về chất. Cũng có thể hiểu chiến lược kinh doanh là một chương trình hành động tổng quát mà doanh nghiệp vạch ra nhằm đạt được các mục tiêu trong một thời kỳ nhất định. Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp: Trong bất kỳ lĩnh vực nào của quản lý, chiến lược vẫn khẳng định ưu thế trên các mặt: - Định hướng hoạt động dài hạn và là cơ sở vững chắc cho triển khai hoạt động trong tác nghiệp. Thiếu vắng chiến lược hoặc chiến lược không thiết lập rõ ràng, có luận cứ sẽ làm cho hoạt động mất hướng, chỉ thấy trước mắt không thấy được trong dài hạn, chỉ thấy cục bộ mà không thấy cái toàn thể - Tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động nghiên cứu triển khai, đầu tư phát triển, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực. Trong thực tế phần lớn các sai lầm trả giá về đầu tư, về nghiên cứu triển khai… có nguồn gốc từ chỗ thiếu vắng hoặc có sự sai lệch trong xác định mục tiêu chiến lược. - Cải thiện căn bản tình hình, vị thế của một công ty, một ngành, một địa phương. Các lợi ích được xác lập cả về mặt tài chính và phi tài chính. Lợi ích của chiến lược: - Cho phép nhận biết, ưu tiên và tận dụng các cơ hội. - Đưa ra những vấn đề khách quan về vấn đề quản trị. - Xác lập cơ cấu của các quan hệ hợp tác và kiểm soát sự cải thiện các hoạt động. - Tối thiểu hóa tác động của những thay đổi có hại. - Cho phép có các quyết định chính yếu trong việc hỗ trợ tốt hơn các mục tiêu đã thiết lập. - Thể hiện sự phân phối hiệu quả thời gian và các nguồn lực cho các cơ hội đã xác lập. - Giảm thiểu thời gian cho sự điều chỉnh lại các quyết định sai sót hoặc quyết định đặc biệt. - Là cơ sở hình thành cơ cấu thông tin nội bộ. Căn cứ vào vai trò và lợi ích của việc lập kế hoạch chiến lược mà công ty đã đưa ra những chiến lược phát triển công ty: * Chiến lược tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp. Chiến lược thâm nhập thị trường: Là một doanh nghiệp qua gần 8 năm hoạt động, doanh nghiệp luôn nỗ lực cố gắng phát triển sức tiêu thụ của khách hàng. Doanh nghiệp gia tăng thị phần bằng các biện pháp marketing như giảm giá, quảng cáo, tư vân khách hàng, chiết khấu bán hàng…Từ đó doanh nghiệp có thể biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng hiện tại của mình. Chiến lược mở rộng thị trường: Hiện nay thị trường chính của doanh nghiệp chủ yếu là các khách hàng trong tỉnh (60% tổng sản lượng), vì vậy mà doanh nghiệp luôn quan tâm đến chiến lược mở rộng thị trường sang các tỉnh khác, phát triển qui mô rộng lớn hơn. Chiến lược đa dạng hoá trong sản xuất kinh doanh: Sản phẩm của công ty là đơn nhất (chủ yếu khai thác đá và quặng) do đó doanh nghiệp luôn luôn tìm hiểu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng để có thể mở rộng thêm một số sản phẩm và lĩnh vực khác có thể đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chiến lược tạo sự khác biệt so với đối thủ: Doanh nghiệp tạo ra những dịch vụ mà đối thủ không có. Như dịch vụ giao hàng tận nơi, đúng thời điểm, đúng hẹn và có chiết khấu phần trăm với khách hàng mua với số lượng lớn, khách hàng quen của doanh nghiệp. * Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã cử người đi học các lớp ngắn hạn, tiếp tục tuyển nhân viên có trình độ có năng lực vào doanh nghiệp, để giúp doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hiệu quả hơn, đem lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp. Tuyển dụng nhân lực chủ yếu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Tuyển nhân viên có bằng cấp phù hợp để đảm bảo khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Những nhân viên mới phải được tổ chức giúp đỡ để nhanh chóng hoà nhập và thành thạo công việc. Chính sách đào tạo và phát triển kỹ năng. Chính sách này phải gắn liền với khả năng phát triển sự nghiệp, thăng tiến. Đào tạo và nâng cao tay nghề. 1.1.3 Các chính sách của doanh nghiệp: 1.1.3.1 Chính sách trao đổi thông tin nội bộ: Quy định các kênh thông tin nội bộ, đảm bảo thông tin truyền bá chính xác, kịp thời, hiệu quả. 1.1.3.2 Chính sách của lãnh đạo: Hệ thống chất lượng nhà máy được xem xét định kỳ 1năm/lần (trường hợp cần thiết có thể tổ chức xem xét đột xuất) để đánh giá sự phù hợp, tính hiệu lực và khả năng hoạt động của hệ thống. 1.1.3.3 Chính sách chất lượng Mục tiêu của công ty là trở thành một doanh nghiệp hàng đầu ở Thái Nguyên trong lĩnh vực xây lắp hạ tầng…… Để thực hiện được mục tiêu trên, Công ty TNHH Tân Thịnh cam kết chỉ cung cấp những sản phẩm đảm bảo chất lượng, đảm bảo tiến độ thỏa mãn mọi yêu cầu của khách hàng. Để đảm bảo chất lượng cao cho các sản phẩm, công ty luôn triển khai và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng, giữa khách hàng và công ty luôn có những hợp đồng quy định rõ mức độ tiêu chuẩn mà công ty phải làm đồng thời cũng có cả những biên bản nghiệm thu vào cuối mỗi thời kỳ. Công Ty cũng không ngừng đầu tư cải tiến công nghệ, năng lực thiết bị, tạo mọi điều kiện cho cán bọ, công nhân của mình được thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ để có đủ năng lực cần thiết thực hiện những công việc được giao. Công ty cũng tham gia các hội thảo với các tổ chức này về vấn đề nâng cao năng suất, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng.   Để có thể phát triển lâu dài, công ty luôn quan tâm tới chất lượng sản phẩm và đánh giá cao vấn đề chất lượng sản phẩm. Do đó, vấn đề chất lượng được quan tâm hàng đầu. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc phần lớn vào yếu tố nguyên vật liệu đầu vào, chất lượng đầu vào tốt là bước đầu tiên hình thành nên những sản phẩm có chất lượng cao. Công ty luôn đảm bảo quy cách, chất lượng đúng theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành, áp dụng các tiêu chuẩn trong ngành xây dựng cho sản phẩm của mình. 1.1.3.4 Chính sách sản xuất Do đây là lĩnh vực mà công ty làm: - Sản xuất các vật liệu xây dựng - Khai thác đá, quặng - Sản xuất các khấu kiện bê tông đúc sẵn Một điều quan trọng mà công ty luôn luôn áp dụng đó là sản xuất sao cho đáp ứng đủ nhu cầu của tiêu dùng. Lựa chọn nhà cung ứng, chất lượng hàng cung ứng và điều kiện mua bán giao hàng phải hợp lý đúng yêu cầu. Công ty thường sản xuất theo đơn đặt hàng và có tiến hành kiểm soát về chất lượng, chi phí, thời gian…… 1.1.3.5 Chính sách nghiên cứu và phát tri
Luận văn liên quan