Nước ta chuyển từ kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế là một tất yếu. Chính vì thế đòi hỏi mỗi thành phần kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng phải tập trung đầu tư về mọi mặt về trí tuệ và tiền vốn để tồn tại, phát triển không ngừng.
Tuân theo quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng lại càng phải nghiên cứu, đầu tư tồn tại và phát triển. Để đứng vững được trên thương trường các doanh nghiệp phải có chỗ đứng cho mình, kinh doanh có hiệu quả cụ thể là phải đầu tư nghiên cứu thị trường làm sao đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, chi phí kinh doanh thấp nhất, khai thác nguồn hàng phong phú để cuối cùng có được lợi nhuận tối đa.
Để thực hiện được mục đích doanh nghiệp đề ra, trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh thì kế toán quĩ một vai trò quan trọng, nó là công cụ quản lý chính, giám sát mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, cung cấp phân tích thông tin một cách chính xác kịp thời cho lãnh đạo doanh nghiệp để có đường lối phát triển đúng đắn đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý doanh nghiệp.
Như vậy với chức năng cung cấp thông tin và kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Kết toán đã và đang là công cụ thực sự quan trọng ngày càng được ưu tiên đổi mới, phát huy tác dụng để đáp ứng yêu cầu quản lý của cơ chế thị trường.
Hiểu sâu sắc vai trò quan trọng của kế toán để có thể thực hiện tốt công tác kế toán tại doanh nghiệp. Ngay sau khi ra trường sinh viên khoa kế toán của trường Trung học dân lập kinh tế - kỹ thuật công nghiệp Hà Nội chúng em đã được đi thực tập tại các doanh nghiệp mục đích của việc thực tập này là nhằm kết hợp lý luận và thực tiễn học phải đi đôi với hành để trang bị những kiến thức cơ bản cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường. Và cũng để khẳng định xem sau khi học lý thuyết ở trường thì thực tế chúng ta đạt được những gì, vận dụng những gì vào thực tế và để hiểu bổ sung kiến thức thực tế vào những cái mà chúng ta đã học ở trường. Chúng em còn được học thêm ở thành viên trong công ty những kiến thức thực tế, ý thức kỷ luật và đức tính nghề nghiệp đó là sự chính xác và trung thực. Cũng từ lần đi thực tập này chúng em đã nắm được phương pháp thu thập chứng từ một cách nhanh nhạy và chặt chẽ.
Báo cáo thực tập được chia làm 3 phần:
Phần 1: Tìm hiểu chung
Phần 2: Các mặt kế toán của công ty
Phần 3: Chuyên đề kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty.
49 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2373 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty TNHH Xuân Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Nước ta chuyển từ kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế là một tất yếu. Chính vì thế đòi hỏi mỗi thành phần kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng phải tập trung đầu tư về mọi mặt về trí tuệ và tiền vốn để tồn tại, phát triển không ngừng.
Tuân theo quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng lại càng phải nghiên cứu, đầu tư tồn tại và phát triển. Để đứng vững được trên thương trường các doanh nghiệp phải có chỗ đứng cho mình, kinh doanh có hiệu quả cụ thể là phải đầu tư nghiên cứu thị trường làm sao đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, chi phí kinh doanh thấp nhất, khai thác nguồn hàng phong phú để cuối cùng có được lợi nhuận tối đa.
Để thực hiện được mục đích doanh nghiệp đề ra, trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh thì kế toán quĩ một vai trò quan trọng, nó là công cụ quản lý chính, giám sát mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, cung cấp phân tích thông tin một cách chính xác kịp thời cho lãnh đạo doanh nghiệp để có đường lối phát triển đúng đắn đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý doanh nghiệp.
Như vậy với chức năng cung cấp thông tin và kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Kết toán đã và đang là công cụ thực sự quan trọng ngày càng được ưu tiên đổi mới, phát huy tác dụng để đáp ứng yêu cầu quản lý của cơ chế thị trường.
Hiểu sâu sắc vai trò quan trọng của kế toán để có thể thực hiện tốt công tác kế toán tại doanh nghiệp. Ngay sau khi ra trường sinh viên khoa kế toán của trường Trung học dân lập kinh tế - kỹ thuật công nghiệp Hà Nội chúng em đã được đi thực tập tại các doanh nghiệp mục đích của việc thực tập này là nhằm kết hợp lý luận và thực tiễn học phải đi đôi với hành để trang bị những kiến thức cơ bản cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường. Và cũng để khẳng định xem sau khi học lý thuyết ở trường thì thực tế chúng ta đạt được những gì, vận dụng những gì vào thực tế và để hiểu bổ sung kiến thức thực tế vào những cái mà chúng ta đã học ở trường. Chúng em còn được học thêm ở thành viên trong công ty những kiến thức thực tế, ý thức kỷ luật và đức tính nghề nghiệp đó là sự chính xác và trung thực. Cũng từ lần đi thực tập này chúng em đã nắm được phương pháp thu thập chứng từ một cách nhanh nhạy và chặt chẽ.
Trong thời gian thực tập, được trang bị những kiến thức thầy cô đã giảng dạy ở trường, được sự tận tình của Ban giám đốc và phòng kế toán tài chính của công ty em đã hoàn thành báo cáo thực tập này, xong báo cáo của em không tránh khỏi những sai sót, em kính mong thầy cô cùng các cô chú trong phòng kế toán tài chính xem xét chỉ bảo để bản báo cáo của em được tốt hơn.
Báo cáo thực tập được chia làm 3 phần:
Phần 1: Tìm hiểu chung
Phần 2: Các mặt kế toán của công ty
Phần 3: Chuyên đề kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty.
PHẦN I
TÌM HIỂU CHUNG
I. Tình hình chung của Công ty TNHH Xuân Phương
1. Đặc điểm của Công ty
* Sự thành lập và quá trình phát triển của công ty
Hiện nay nước ta đang đứng thứ ba trong việc xuất khẩu gạo trên thế giới, để có được như vậy chúng ta không thể quên sự nỗ lực cần cù của người dan lao động và sự quan tâm giúp đỡ của Đảng và Nhà nước. Do nước ta là một nước có khí hầu nóng ẩm vì vậy gặp rất nhiều kó khăn trong việc trồng trọt và chăn nuôi. Làm thế nào để khi hạn hán kéo dài mà vẫn có nước để phục vụ kênh mương cho bà con tưới tiêu và phải tháo rút nước khẩn cấp khi úng lụt, vì vậy các công trình thuỷ lợi được xây dựng một cách nhanh chóng trong đó có Công ty TNHH Xuân Phương được xây dựng và thành lập vào ngày 1/9/1996 theo QĐ 36/QĐ-TCCB. Chúng ta có thể khẳng định rằng có một vai trò quan trọng trong nền kinh tế bởi vậy khi hệ thống thuỷ lợi được xây dựng nó sẽ điều hoà được lượng nước cho bà con lao động trong việc tưới tiêu, cây cối sẽ có đủ lượng nước cần thiết cho sự phát triển và sẽ tạo ra một vụ mùa tươi tốt lúc đó cuộc sống của người dân luôn ấm no. Mặc dù nước ta đang phát triển theo con đường CNH-HĐH nhưng chúng ta không thể phủ nhận nền kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu của người dân lao động và để có thắng lợi đó thì không kể đến công lao to lớn của Công ty TNHH Xuân Phương đã tạo điều kiện thuận lợi phục vụ cho người dân một cách tốt nhất. Chính các công ty thuỷ lợi là một yếu tố cấu thành nên những thắng lợi cho việc xuất khẩu gạo trên thế giới trong đó Công ty TNHH Xuân Phương là một ví dụ điển hình. Công ty đã xây dựng được rất nhiều trạm bơm rải khắp các cống đồng thuộc địa phận tỉnh Hà Tây để phục vụ cho cây nông nghiệp vì vậy trong những năm qua người Hà Tây không còn thiếu thốn gạo mà giờ đây họ có thể đem đi bán ở những nơi khác. Do vậy chúng ta có thể khẳng định lại một lần nữa vai trò to lớn của Công ty TNHH Xuân Phương trong nền kinh tế thời mở cửa. Chúc cho công ty có thể phát huy mạnh hơn nữa những khả năng của mình để phục vụ cho nền kinh tế đi lên một cách mạnh mẽ trong nền kinh tế xuất khẩu gạo và cũng đã khẳng định với các nước trên thế giới rằng Việt Nam sẽ vừa phát triển đất nước theo con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá nhưng chúng ta không quên ngành nông nghiệp làm chủ chốt đã nuôi sống và tạo nguồn thu nhập khá hơn cho chúng ta đó là nền nông nghiệp lúa nước.
* Vị trí địa lý của công ty: thị trấn Phùng - Đan Phượng - Hà Tay trên đường quốc lộ 32 từ Hà Nội đi Sơn Tây.
* Thành tích của doanh nghiệp đạt được trong những năm gần đây
Từ khi thành lập thì công ty đã đạt được rất nhiều kết quả đáng kể trong việc phục vụ quá trình tưới tiêu do cơ cấu cây trồng hàng năm được thay đổi và phát triển.
Diện tích (ha)
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Tổng số
13.831
15.593
16.033
Vụ xuân
6.491
6.774
6.766
Vụ mùa
6.110
6.857
6.893
Vụ đông
1.230
1.962
2.374
Công ty là đơn vị hạch toán độc lập tự chịu trách nhiệm trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình theo đúng luật định, qua nhiều năm quản lý và phát triển, công ty đã được đầu tư nâng cấp các công trình thuỷ nông, hệ thống kênh dẫn nước cùng đầu tư phát triển mới trang thiết bị kỹ thuật máy móc, cơ sở vật chất của công ty không ngừng nâng cao bằng sự nỗ lực sáng tạo của ban lãnh đạo công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh, nắm bắt được nhu cầu thị trường cùng sự cố gắng của toàn thể nhân viên trong công ty, việc sản xuất kinh doanh của công ty luôn được đảm bảo, thu nhập bù đắp cho chi phí có lãi.
* Quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty
- Mỗi doanh nghiệp tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh doanh, tuỳ theo loại hình sản xuất mặt hàng sản xuất mà có một quy trình sản xuất kinh doanh khác nhau.
- Đối với Công ty TNHH Xuân Phương do tính chất đặc thù của công việc là cung cấp nước cho nông dân, phục vụ công tác thu thuỷ lợi phí, đảm bảo tưới tiêu đúng quy trình sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện qua sơ đồ:
- Quy trình tưới
* Giải thích sơ đồ: Từ trạm bơm đầu mói Xuân Phương được bơm đến kênh cấp 1. Sau đó được luân phiên trên kênh cấp 2, 3 và đến mặt ruộng.
- Quy trình tiêu:
* Giải thích sơ đồ: Nước ở mặt ruộng chảy ra kênh tiêu nội đồng và từ kênh tiêu nội dồng chảy tới kênh tiêu cấp 2, kênh tiêu cấp 1 và sau đó chảy ra sông Nhuệ, sông Đáy.
Trường hợp kênh tiêu nội đồng không trực tiếp chảy tới được thì phải qua trạm bơm tiêu để được bơm ra các kênh.
2. Cơ cấu quản lý của doanh nghiệp
Công ty TNHH Xuân Phương thực hiện tổ chức bộ máy quản lý theo hình thức chế độ một giám đốc. Điều này được thể hiện qua sơ đồ:
* Chức năng của Công ty: Do Công ty TNHH Xuân Phương là loại hình doanh nghiệp vừa, được tổ chức dưới dạng công ty.
Công ty thuộc lĩnh vực kinh doanh là tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp chính vì vậy công ty có một chức năng vô cùng quan trọng trong việc phục vụ tưới tiêu cây trồng.
* Nhiệm vụ: Nhiệm vụ chính của công ty là xây dựng các trạm bơm để tháo nước và rút nước phục vụ bà con nông dân.
* Ban giám đốc:
- Số lượng: gồm có 3 người : 1 giám đốc và 2 phó giám đốc.
- Chức năng và nhiệm vụ của từng người.
+ Giám đốc: là người chỉ huy cao nhất trong công ty, chịu trách nhiệm trực tiếp với các cơ quan luật trước Nhà nước về mọi kết quả quản lý kinh doanh của công ty. Ngoài ra giám đốc còn phải chịu trách nhiệm về đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên và sự đi lên của Công ty.
+ Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc phụ trách kế hoạch kỹ thuật của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc, trước nhà nước về nhiệm vụ thay mặt giám đốc điều hành và giải quyết công tác nội chính khi được giám đốc uỷ quyền hoặc khi giám đốc đi vắng.
* Các phòng ban trong Công ty TNHH Xuân Phương
+ Phòng Tổ chức hành chính gồm 10 người, có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức hành chính, chế độ lao động tiền lương, tiền thưởng và các chế độ khác liên quan đến chế độ của người lao động. Có nhiệm vụ quản lý hồ sơ lý lịch của các nhân viên theo phân cấp đúng quy định kể cả việc tổ chức và tư tưởng, quản lý và giải quyết các mặt công tác hành chính, quản trị, văn thư, quản lý con dấu theo đúng chế độ quy định. Có trách nhiệm quản lý theo dõi hệ thống thông tin trong công ty. Chịu trách nhiệm công tác an ninh và an toàn xã hội trong khu vực văn phòng trụ sở.
+ Phòng tài vụ: Gồm 7 người thực hiện chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác kế toán tài chính của công ty. Lập kế hoạch tài chính hàng năm trên cơ sở kế hoạch kinh doanh, đồng thời tổ chức chỉ đạo mạng lưới kế toán của công ty. Hướng dẫn các đơn vị trực tiếp quản lý thực hiện các chế đọ kế toán và chính sách tài chính của Nhà nước. Giúp công ty quản lý sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và có trách nhiệm bảo toàn vốn được giao.
Theo dõi tình hình thu chi sản xuất của công ty kịp thời nắm bắt thị trường để chỉ đạo các đơn vị trực tiếp quản lý thực hiện các chỉ tiêu được giao. Chi phí tiết kiệm, đúng chế độ chính sách của Nhà nước.
+ Phòng kế hoạch kỹ thuật cơ điện: Gồm 10 người có nhiệm vụ giúp giám đốc công ty thực hiện công tác kế hoạch đầu tư, thống kê, cơ điện và kỹ thuật của công ty.
+ Phòng quản lý nước và công trình: gồm 8 người có nhiệm vụ giúp giám đốc quản lý nước và quản lý bảo kê công trình.
Các cán bộ quản lý kinh doanh:
+ Đội công nhân đầu mối Xuân Phương có nhiệm vụ quản lý điều hành công trình theo đúng quy trình, kỹ thuật và theo lệnh điều hành của giám đốc công ty.
+ Đội quản lý công trình kênh chính Xuân Phương có nhiệm vụ quản lý và vận hành công trình kênh chính, các bộ máy đóng mở trên kênh điều tiết theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật và theo điều hành của giám đốc.
+ Các trạm bơm và các cụm quản lý thuỷ nông: có nhiệm vụ quản lý và vận hành các công trình trong địa bàn của cụm theo đúng quy định của Nhà nước dưới sự điều hành của giám đốc. Cụ thể là lập kế hoạch chỉ đạo bảo dưỡng máy móc thiết bị hàng ngày, nhiệm vụ tưới tiêu để hướng dẫn các hộ dùng nước sản xuất nông nghiệp, phòng chống bão lụt chống thiên tai, phục vụ tưới tiêu khẩn trương trong và ngoài giờ quy định, trạm và cụm được giao khoán thủy lợi phí.
3. Công tác tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Hiện nay để phù hợp với từng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có quy mô khác nhau. Nhà nước ta cho phép sử dụng 3 hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung, hình thức bộ máy kế toán phân tán và hình thức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất và tổ chức quản lý phù hợp với trình độ quản lý và điều hành công việc của Công ty TNHH Xuân Phương áp dụng hình thức kế toán tập trung theo phương pháp chứng từ ghi sổ toàn bộ công việc kế toán của công ty về phòng Tài vụ gom lập các phiếu thu, phiếu chi, xuất, nhập chứng từ ghi sổ, tổng hợp các sổ kế toán chi tiết, lập báo cáo kế toán.
Ở các tổ, đội, trạm, cụm trực thuộc công ty không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí nhân viên làm nhiệm vụ thu thập và ghi chép hàng ngày. Cuối tháng tập hợp các chứng từ của trạm chuyển về phòng tài vụ để thanh toán.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty
+ Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm chung trong phòng có nhiệm vụ tổ chức, giám sát, kiểm tra công việc của bộ máy kế toán. Kiểm tra tình hình biến động vật tư, tài sản, tiền vốn trong công ty.
+ Kế toán tổng hợp: Có trách nhiệm kiểm soát các quyết toán của công ty, tổng hợp kế khai nhật kí của kế toán phần hành, tính toán các tài khoản cụ thể và lên báo cáo tài chính.
+ Kế toán vật liệu: có trách nhiệm kiểm soát vật liệu của công ty.
+ Kế toán tiền lương và TSCĐ: có trách nhiệm theo dõi ngày công của nhân viên và theo dõi vật tư, TSCĐ, khấu hao TSCĐ.
+ Kế toán thủ kho: Lập phiếu thu, phiếu chi…
+ Thủ quỹ
* Khó khăn và thuận lợi
- Thuận lợi: Đối với Công ty TNHH Xuân Phương những nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức sản xuất kinh doanh, kết quả sản xuất kinh doanh và công tác kế toán chuyên đề chủ yếu là thuộc về bản thân doanh nghiệp: như tư liệu sản xuất, yếu tố đầu vào, yếu tố đầu ra. Trong đó yếu tố đầu vào là nguồn NVL luôn được cung cấp đầy đủ, kịp thời, thường xuyên về mặt số lượng, chất lượng và chủng loại… Máy móc thiết bị hay chính là TSCĐ luôn được đảm bảo đầy đủ, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật… Mặt khác sức lao động con người luôn được bố trí hợp lý nhằm phát huy hiệu quả tối đa sức lao động. Với điều kiện trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện tính toán hiện đại giúp công tác của công ty luôn thuận lợi.
- Khó khăn: Trong công ty không chỉ có công tác sản xuất kinh doanh và kết quả kinh doanh chịu ảnh hưởng của nhân tố như việc thu thập các chứng từ nên những công việc trên không được những cán bộ kế toán quan tâm và làm đúng chế độ nên công tác kế toán sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do công nhân trong công ty được bố trí khắp nơi trong tỉnh do đó việc thu thập các chứng từ đôi lúc không đúng thời gian quy định.
PHẦN II
CÁC MẶT KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
1. Kế toán vốn bằng tiền
Để tiến hành sản xuất kinh doanh đòi hỏi công ty phải có tài sản bằng tiền. Đó là tiền hiện có để mua sắm, thanh toán các khoản trong quá trình sản xuất các khoản chi phí phải trả, tiền của công ty bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kế toán sử dụng các TK111, 112. Chứng từ sử dụng phiếu thu, phiếu chi, giấy báo có của ngân hàng và được thể hiện qua sơ đồ:
* Kế toán tiền mặt
- Trình tự luân chuyển: Căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán lập phiếu thu, phiếu chi và dùng làm căn cứ chứng từ ghi sổ, kế toán cuối mỗi ngày hoặc định kỳ 3-5 ngày thủ quỹ sẽ căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi đã tập hợp phân loại được để ghi vào sổ quỹ tiền mặt lập sổ quỹ kèm các chứng từ gốc kiểm tra lại tính hợp lệ, hợp pháp và đưa vào nhật ký chuyên dùng và các chứng từ phiếu thu, phiếu chi đưa vào chứng từ ghi sổ, chứng từ ghi sổ làm căn cứ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và vào sổ cái TK111.
* Kế toán tiền gửi ngân hàng.
- Quy trình luân chuyển
Khi nhận được giấy báo nợ, giấy báo có hay bảng sao kê của ngân hàng kế toán lập số tiền gửi đồng thời đối chiếu số hiệu với các chứng từ gốc kèm theo phát hiện kịp thời những sai lệch giữa số hiệu của ngân hàng đối với số hiệu của doanh nghiệp và có biên bản xử lý kịp thời sau đó sẽ được ghi vào chứng từ ghi sổ làm căn cứ lập sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và Sổ cái TK112.
+ Giấy báo nợ: là một chứng từ kế toán do ngân hàng lập và gửi đến công ty báo cho công ty biết có 1 khoản tiền nào đó đã được rút khỏi tài khoản TGNH của công ty làm giảm tiền gửi của công ty. Nó là căn cứ để ghi sổ theo dõi TGNH và sổ kế toán liên quan.
+ Giấy báo có: Là một chứng từ kế toán ngân hàng lập và gửi đến công ty báo cho công ty biết khoản tiền nào đã được nhập vào TK TGNH của công ty làm tăng tiền gửi của công ty.
2. Kế toán TSCĐ
TSCĐ là các tư liệu lao động chủ yếu và các tài khoản phải có giá trị lớn thời gian sử dụng kéo dài tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế, yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế trong từng thời kỳ mà quy định về giá trị và thời gian cho phù hợp.
+ Hiện nay TSCĐ có đến cuối năm 2005 là 47.904.459.623 là cao nhất so với các năm 2002, 2003, 2004 TSCĐHH là bộ phận chủ yếu trong quá trình kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp, không ngừng nâng cao cải tiến công nghệ.
+ TSLĐ: năm 2005 là 1.856.619.945 cao nhất trong các năm từ 2001 đến 2004 có sự biến động về tỷ trọng giữa các thành phần và có chiều hướng tăng. Năm 2005 TSLĐ được tăng lên đảm bảo cho sản xuất kinh doanh của công ty.
- Quy trình luân chuyển chứng từ
- Hàng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ tăng giảm TSCĐ như biên bản giao nhận, biên bản thanh lý nhượng bán, biên bản đánh giá lại… để ghi vào TSCĐ, căn cứ vào quyết định phân bổ TSCĐ cho các đơn vị để ghi vào TSCĐ theo đơn vị sử dụng. Sau khi ghi xong vào 2 sổ TSCĐ căn cứ lập bảng tính hao mòn cuối tháng căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao tháng trước và các chứng từ tăng giảm TSCĐ, ghi vào chứng từ ghi sổ ghi trong tháng trước để lập bảng tính phân bổ khấu hao tháng này, sau khi lập xong bảng phân bổ khấu hao cùng các chứng từ kế toán làm căn cứ ghi vào chứng từ ghi sổ sau đó vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và vào sổ cái.
3. Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ
- NVL là đối tượng là mà khi tham gia vào quá trình sản xuất nó hình thành nên thực tế của sản phẩm hoặc giúp cho CCDC TSCĐ hoạt động bình thường.
- CCDC là các tư liệu lao động không thoả mãn các tiêu chuẩn để hình thành TSCĐ.
- Quy trình luân chuyển chứng từ
Ghi hàng ngày:
Đối chiếu:
Ghi cuối tháng:
Hàng ngày thủ kho từ các chứng từ nhập - xuất ghi số lượng vật liệu, CCDC kế toán mở sổ hoặc thẻ chi tiết vật liệu, dụng cụ cho từng loại vật liệu dụng cụ đúng với sổ kho để theo dõi cả về số lượng và giá trị.
Cuối tháng kế toán đối chiếu số liệu trên thẻ kho với sổ chi tiết vật liệu về chỉ tiêu số lượng đồng thời kế toán còn phải căn cứ vào thẻ chi tiết tổng hợp các thẻ chi tiết lập bảng tổng hợp.
Từ các phiếu nhập kho, xuất kho ghi vào chứng từ ghi sổ sau đó lập sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái tài koản.
4. Kế toán chi phí và tính giá thành
- Chi phí sản xuất kinh doanh là toàn bộ những chi phí (các chi phí về lao động) mà doanh nghiệp phải chi ra trong kỳ nhất định liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Giá thành sản phẩm: là toàn bộ những chi phí sản xuất kinh doanh liên quan trực tiếp đến khối lượng sản phẩm hoàn thành.
- Quy trình luân chuyển chứng từ
- Hàng ngày kế toán căn cứ vào giấy báo nợ, giấy báo có, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, phiếu thu, phiếu chi vào sổ chi tiết tài khoản và vào sổ thẻ tính giá thành.
- Cũng căn cứ vào chứng từ gốc để kế toán tiến hành ghi vào chứng từ ghi sổ, và từ chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và từ chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ cái tài khoản.
- Căn cứ vào các chứng từ gốc để lập bảng phân bổ và từ bảng phân bổ ta vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh.
PHẦN III
CHUYÊN ĐỀ: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1. Trình tự luân chuyển chứng từ
* Do công ty sử dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ cho nên trình tự ghi sổ kế toán tiền lương, BHXH trả thay lương và các khoản trích theo lương được công ty sử dụng theo sơ đồ sau:
Hàng ngày người quản lý căn cứ vào thời gian làm việc hoặc số sản phẩm hoàn thành của người lao động để lập nên bảng chấm công sau chuyển lên cho kế toán tiền lương để họ xác định bảng thanh toán lương của tổ hoặc đội đó kế toán lấy làm căn cứ để lập bảng thanh toán lương của phân xưởng kế toán lập bảng thanh toán lương cho toàn doanh nghiệp.
Căn cứ vào bảng thanh toán lương của phân xưởng và bảng thanh toán lương toàn doanh nghiệp kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
Căn cứ vào các chứng từ gốc ban đầu và bảng phân bổ tiền lương kế toán tiến hành ghi vào các chứng từ ghi sổ, từ đó lên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái.
2. Lao động tiền lương, các khoản trích theo lương và vai trò của nó dối với lao động sản xuất kinh doanh
a) Lao động tiền lương và các khoản trích theo lương
- Lao động: là hoạt động chân tay, trí óc của con người nhằm biến những vật thể tự nhiên thành những vật phẩm tiêu dùng phục vụ đời sống xã hội.
- Tiền lương: là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản x