Báo cáo Thực tập tại công ty xi măng Hoàng Thạch

Cuối năm 2006, nước ta được gia nhập vào WTO. Đây là một sự kiện quan trọng vì nó đánh dấu được bước nhảy vọt của nền kinh tế nước ta trong những năm vùa qua. Để theo kịp tiến trình phát triển đó yêu cầu lớn ra cho nước ta là cơ sở hạ tầng, trình độ khoa học kỹ thuật, phải được nâng cấp , đổi mới cho phù hợp với tình hình kinh tế trong thời kỳ đổi mới. Vì vậy vấn đề xây dựng đang được coi là lĩnh vực có hiệu quả cao và ngày càng được quan tâm nhiều hơn do nhu cầu của mọi người cũng đang ngày càng gia tăng. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần trực tiếp, quyết định đến việc thu hút vốn đầu tư nứơc ngoài, tạo lòng tin cho những khách hàng nước ngoài. Từ đó, tạo ra uy tín thương hiệu cho các mặt hàng Việt Nam trên thị trường Quốc tế. Do tình hình kinh tế đặt ra như vậy, là một sinh viên đang trong quá trinh đi thực tập, em muốn tìm hiểu sâu hơn về việc để phục vụ cho nhiệm vụ trên các thì các công ty xây dựng ở nước ta đã và đang làm gì để phù hợp với tình hình kinh tế mới. Vì vậy em đã xin được thực tập ở Công ty Xi Măng Hoàng Thạch, với mong muốn được hiểu rõ hơn về tình hình chất lượng của Công ty đã và đang xây dựng trong những năm vừa qua, cũng như các công trình xây dựng dự định được xây dựng trong thời gian qua. Quá trình học tập và nghiên cứu ở công ty đã tạo cho em cơ hội được tìm hiểu thực tiễn và nâng cao các kiến thức đã học cũng như việc áp dụng những kiến thức đó vào thực tế công ty. Dựa trên những yêu cầu mà trường và khoa đề ra cùng sự chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn - thầy giáo Đặng Ngọc Sự, kết hợp với các tài liệu được Công ty cung cấp em đã hoàn thành báo cáo tổng hợp về công ty. Bài báo cáo tổng hợp này được chia thành 4 phần: Phần I: Tổng quan về công ty Xi măng Hoàng Thạch Phần II: Các đặc điểm kinh tế - Kỹ thuật của công ty. Phần III: Các hoạt động quản trị của công ty. Phần IV: Tình hình sản xuất kinh doanh và phương hướng hoạt động.

docx36 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7104 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty xi măng Hoàng Thạch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Cuối năm 2006, nước ta được gia nhập vào WTO. Đây là một sự kiện quan trọng vì nó đánh dấu được bước nhảy vọt của nền kinh tế nước ta trong những năm vùa qua. Để theo kịp tiến trình phát triển đó yêu cầu lớn ra cho nước ta là cơ sở hạ tầng, trình độ khoa học kỹ thuật,… phải được nâng cấp , đổi mới cho phù hợp với tình hình kinh tế trong thời kỳ đổi mới. Vì vậy vấn đề xây dựng đang được coi là lĩnh vực có hiệu quả cao và ngày càng được quan tâm nhiều hơn do nhu cầu của mọi người cũng đang ngày càng gia tăng. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần trực tiếp, quyết định đến việc thu hút vốn đầu tư nứơc ngoài, tạo lòng tin cho những khách hàng nước ngoài. Từ đó, tạo ra uy tín thương hiệu cho các mặt hàng Việt Nam trên thị trường Quốc tế. Do tình hình kinh tế đặt ra như vậy, là một sinh viên đang trong quá trinh đi thực tập, em muốn tìm hiểu sâu hơn về việc để phục vụ cho nhiệm vụ trên các thì các công ty xây dựng ở nước ta đã và đang làm gì để phù hợp với tình hình kinh tế mới. Vì vậy em đã xin được thực tập ở Công ty Xi Măng Hoàng Thạch, với mong muốn được hiểu rõ hơn về tình hình chất lượng của Công ty đã và đang xây dựng trong những năm vừa qua, cũng như các công trình xây dựng dự định được xây dựng trong thời gian qua. Quá trình học tập và nghiên cứu ở công ty đã tạo cho em cơ hội được tìm hiểu thực tiễn và nâng cao các kiến thức đã học cũng như việc áp dụng những kiến thức đó vào thực tế công ty. Dựa trên những yêu cầu mà trường và khoa đề ra cùng sự chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn - thầy giáo Đặng Ngọc Sự, kết hợp với các tài liệu được Công ty cung cấp em đã hoàn thành báo cáo tổng hợp về công ty. Bài báo cáo tổng hợp này được chia thành 4 phần: Phần I: Tổng quan về công ty Xi măng Hoàng Thạch Phần II: Các đặc điểm kinh tế - Kỹ thuật của công ty. Phần III: Các hoạt động quản trị của công ty. Phần IV: Tình hình sản xuất kinh doanh và phương hướng hoạt động. Bài viết dù đã hoàn thành xong không thể tránh khỏi những sai xót nhất định. Vì thế rất cần sự bổ xung góp ý của thầy giáo. Em xin chân thành cảm ơn. I - TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH: 1. Thông tin chung về công ty: - Tên công ty: Công ty xi măng Hoàng Thạch - Tên tiếng Anh: Hoang Thach Cement Company. - Hình thức pháp lý: Là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam thuộc Bộ xây dựng. Thực hiện hạch toán kinh tế độc lập và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn, giải quyết hài hoà các lợi ích giữa người lao động với công ty và Nhà nước. - Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất và kinh doanh các chủng loại xi măng (PC40, PCB40, PCB30), các bán thành phẩm khác (chủ yếu là clanke). - Thành lập ngày 04 tháng 03 năm 1980 theo Quyết định số 333/BXD - TCCB của Bộ xây dựng. - Giám đốc công ty: Ông Nguyễn Văn Nam. - Tài khoản ngân hàng số: 102010000355931. Tại Ngân hàng Công Thương Nhị Chiểu - Hải Dương. - Mã số thuế: 0800004797 - 1. - Địa chỉ: Minh Tân - Kinh Môn - Hải Dương. Điện thoại: (0320) 821092 - Fax (0320) 821098. 2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: 2.1. Lịch sử ra đời và sự thay đổi hình thức pháp lý: Công ty xi măng Hoàng Thạch (trước đây là Nhà máy xi măng Hoàng Thạch) được khởi công xây dựng ngày 19 tháng 5 năm 1977, do hãng F.L.Smidth của Vương quốc Đan Mạch bao thầu khảo sát, thiết kế và lắp đặt thiết bị. Đến ngày 04 tháng 03 năm 1980 Nhà máy xi măng Hoàng Thạch chính thức được thành lập theo QĐ số 333/BXD - TCCB của Bộ xây dựng. Cùng với tiến trình đổi mới và đi lên của đất nước, Nhà máy xi măng Hoàng Thạch ngày càng trưởng thành và phát triển. Để đáp ứng yêu cầu phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường, ngày 12/8/1993 Bộ xây dựng ra QĐ số 363/QĐ - BXD thành lập công ty xi măng Hoàng Thạch, trên cơ sở hợp nhất công ty Kinh doanh xi măng số 3 Hoàng Thạch với Nhà máy xi măng Hoàng Thạch. Cái tên công ty xi măng Hoàng Thạch chính thức hình thành từ đó. Thực hiện theo chủ trương của Đảng và Nhà nước về cổ phần hoá doanh nghiệp, công ty đã tiến hành cổ phần hoá xưởng may bao thành công ty Cổ Phần Bao Bì Hoàng Thạch, và Đoàn vận tải thuỷ thành công ty Cổ Phần Thương Mại Dịch Vụ Vận Tải Xi Măng Hoàng Thạch. Tháng 4 năm 2003, theo QĐ của BXD, công ty tiếp nhận Nhà máy Vật liệu chịu lửa kiềm tính thuộc tổng công ty sành sứ và gốm xây dựng. Sau hơn 25 năm xây dựng và phát triển, đến nay công ty xi măng Hoàng Thạch vẫn xứng đáng với lòng tin cậy của khách hàng về chất lượng sản phẩm, đóng góp một phần không nhỏ vào sự thành công của các công trình xây dựng lớn của Nhà nước như: Bảo tàng Hồ Chí Minh, Thuỷ điện Hoà Bình, Cầu Thăng Long... và hàng nghìn công trình xây dựng công nghiệp khác trên khắp mọi miền đất nước. Bên cạnh đó hoàn thành kế hoạch đặt ra của Nhà nước là một điểm mạnh của công ty, điều đó làm tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên chức trong công ty và tạo điều kiện cho công ty đóng góp hàng trăm tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước, góp một phần vai trò trong sự phát triển của đất nước, nâng tầm công ty trong thị trường nội địa, theo kịp tiến trình hội nhập của đất nước và trên thế giới. 2.2. Các giai đoạn phát triển chủ yếu của công ty: Đánh giá về các giai đoạn phát triển của công ty, cũng như các sự kiện, các thay đổi của từng giai đoạn. Có thể chia hơn 25 năm xây dựng và trưởng thành của công ty xi măng Hoàng Thạch thành 3 giai đoạn chính như sau: Giai đoạn 1: Quá trình xây dựng Nhà máy xi măng Hoàng Thạch và giai đoạn đầu sản xuất (Từ tháng 12/1976 đến tháng 12/1985). Được chia thành 3 thời kỳ sau: *Thời kỳ hình thành nhà máy (1976 - 1980): Đây được coi là thời kỳ đầu tiên, diễn ra các hoạt động thi công, xây dựng, lắp đặt nhà máy. Trong sự kết hợp giữa các bộ, các cơ quan trong nước và hãng F.L.Smidth của Đan Mạch, đúng 7h30 ngày 19/05/1977, diễn ra lễ khởi công xây dựng nhà máy. Điểm nổi bật là nhà máy đã thành lập được các ban ngành, cơ sở hoạt động đem lại hiệu quả cao: + Ban chỉ huy thống nhất thi công xây dựng nhà máy. + Trường công nhân kĩ thuật Nhà máy xi măng Hoàng Thạch. + Ban chuẩn bị sản xuất Nhà máy xi măng Hoàng Thạch. + Chi bộ ban chuẩn bị sản xuất. + Đoàn thanh liên cộng sản Hồ Chí Minh Ban chuẩn bị sản xuất Nhà máy xi măng Hoàng Thạch. * Thời kỳ quyết định thành lập nhà máy và từng bước chạy thử các công đoạn(1980 - 1984). Ngày 04/03/1980 thông qua QĐ số 333/BXD - TCCB về việc thành lập Nhà máy xi măng Hoàng Thạch. Đến ngày 25/11/1983, mẻ clanke đầu tiên được ra đời trong công nghệ hiện đại của dây truyền I. * Thời kỳ tổ chức sản xuất theo kế hoạch của Nhà nước (1984 - 1985): Sau khi đã sản xuất được mẻ clanke đầu tiên, nhà máy tiếp tục chuẩn bị vận hành công đoạn nghiền xi măng và đóng bao, ngày 16/01/1984 bao xi măng đầu tiên mang nhãn hiệu Hoàng Thạch xuất xưởng. Sau một thời gian sản xuất thử, ngày 01/07/1984, Nhà máy xi măng Hoàng Thạch chính thức bước vào sản xuất theo kế hoạch, đánh dấu một thời kỳ mới - thời kỳ sản xuất xi măng theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước. Giai đoạn 2: công ty xi măng Hoàng Thạch thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng (1986 - 1995). Đi theo sự phát triển của xã hội, sự thay đổi của cơ chế quản lý từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế quản lý mới, cơ chế quản lý hoạch toán kinh doanh XHCN. Giai đoạn này cũng được phân chia thành các thời kỳ khác nhau: * Thời kỳ đầu thực hiện cơ chế quản lý mới (1986 - 1992).Thời kỳ này nhà máy gặp không ít khó khăn về việc thay đổi nhận thức và cách làm việc trong cơ chế quản lý. Nhưng dưới sự chỉ đạo của Bộ xây dựng, liên hiệp các xí nghiệp xi măng Việt Nam, sự giúp đỡ của các ngành Trung ương, các cơ quan đơn vị địa phương, nhà máy đã từng bước khắc phục khó khăn và có những thành công nhất định: + Năm 1985: Điều chỉnh thành công giá tiền lương. + Năm 1987: Tổ chức thành công phong trào thi đua phát huy sáng kiến. + Tăng cường Phó giám đốc phụ trách công tác an ninh. + Công tác Quản lý chất lượng luôn được duy trì và kiểm tra thường xuyên, đảm bảo chất lượng xi măng luôn theo đúng quy định TCVN và TC Anh – BS 1758. + Công tác tiêu thụ sản phẩm cũng được đẩy nhanh tiến độ: Công bố cụ thể lịch giao hàng trong 10 ngày cho khách hàng... * Thời kỳ tổ chức sản xuất và kinh doanh (1993 - 1995). Sau khi đổi tên thành công ty xi măng Hoàng Thạch, nhiệm vụ của công ty lúc này không chỉ đơn thuần là sản xuất xi măng mà còn có nhiệm vụ tổ chức kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn các tỉnh phía Bắc (Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hải Dương, Lào Cai, Phú Thọ, Quảng Ninh), Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn từng bước phát triển, sản lượng xi măng sản xuất năm sau cao hơn năm trước, công ty đã tiến hành đầu tư xây dựng dây truyền II; tiếp tục hoàn chỉnh quy trình, quy phạm vận hành máy móc, thiết bị; đồng thời xây dựng và hoàn chỉnh các tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm từ các bộ phận, các công đoạn để thực hiện công tác quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế. Giai đoạn 3: Thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong những năm cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI: * Từ năm 1996 - 2000: Khánh thành dây II (12/05/1996),tăng tổng công suất công ty lên 2,3 tấn/năm, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội những năm cuối thế kỷ XX. Tháng 07/2000 công ty được tổ chức Quốc tế DNV và trong nước QUACERTcấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9000. * Từ năm 2001 đến nay: Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, hoàn thành xuất sắc mục tiêu kinh tế - xã hội những năm đầu thế kỷ XXI. Tháng 09/2002 công ty là đơn vị sản xuất xi măng lò quay đầu tiên của cả nước đạt hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO14000, được tổng LĐLĐ Việt Nam tặng cờ đơn vị xuất sắc nhất về môi trương xanh - sạch - đẹp, bảo vệ an toàn vệ sinh LĐ. 2.3. Chức năng và nhiệm vụ chính của công ty: Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của công ty được qui định rõ như sau: - Tổ chức sản xuất các chủng loại xi măng theo kế hoạch của liên hiệp, bảo đảm kĩ thuật, chất lượng sản phẩm và an toàn trong lao động. - Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý kĩ thuật của Nhà nước, áp dụng KH - KT vào sản xuất, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. - Quản lý và sử dụng tốt mọi tài sản, vật tư, máy móc thiết bị lao động, tiền vốn. Chống lãng phí, tham ô tài sản Nhà nước. - Phối hợp với các đoàn thể quần chúng, tổ chức các phong trào thi đua. Coi trọng việc bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn kĩ thuật, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. - Được quyền kí kết hợp đồng kinh tế: được khen thưởng và kỷ luật CBCNV theo sự phân cấp của doanh nghiệp. - Phối hợp với Tổng công ty xi măng Việt Nam, làm tốt công tác bình ổn giá xi măng trên thị trường cả nước. II - CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY: 1. Sản phẩm. Công ty sản xuất rất nhiều chủng loại xi măng có chất lượng cao như: - Xi măng Pooc lăng truyền thống: PCB 30, PCB 40, PC30, PC40. - Các loại xi măng khác: xi măng bền sunfat, xi măng dùng cho giếng khoan sâu và trung bình… Trong đó xi măng pooc lăng PCB 30 và PCB 40 là sản phẩm chính của công ty, xi măng PC 40 sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, xi măng PC 30 nay không còn sản xuất nữa. * Theo thành phần vật chất xi măng Pooc lăng được chia thành 2 loại: + Xi măng Pooc lăng không pha phụ gia là sản phẩm thu được bằng cách nghiền mịn clanke xi măng Pooc lăng với một lượng thạch cao cần thiết để điều chỉnh thời gian đóng rắn của xi măng. Kí hiệu là PC. + Xi măng Pooc lăng có pha phụ gia là sản phẩm thu được bằng cách nghiền mịn clanke xi măng Pooc lăng với thạch cao và phụ gia. Đây là xi măng hỗn hợp, kí hiệu là PCB. Đối với tất cả các loại sản phẩm clanke, xi măng của công ty đưa ra thị trường tiêu thụ đều thoả mãn tiêu chuẩn: TCVN 7024 - 2002, TCVN 2682 - 1999 và TCVN 6260 - 1997. Sơ đồ 2.1: Yêu cầu cụ thể của một số chủng loại xi măng: STT  Tên chỉ tiêu  Mức yêu cầu     PCB 30  PCB 40  PC 40   1  Giới hạn bền nén, N/mm2 - Sau 3 ngày đêm, min - Sau 28 ngày đêm, max  14 30  18 40  21 40   2  Độ mịn - Lượng sót sàng 0,08mm, %, max - Tỷ lệ Blainer, cm2/g, min  12 2.700  12 2.700  15 2.700   3  Thời gian ninh kết - Bắt đầu. phút, min - Kết thúc, giờ, max  45 10  45 10  45 6,25   4  Độ ổn định thể tích (độ nở Lechartelier), mm, max  10  10  10   5  Hàm lượng MgO, %, max  -  -  5   6  Hàm lượng MKN, %, max  -  -  5   7  Hàm lượng SO3, %, max  3,5  3,5  3,5   8  Hàm lượng CKT, %, max  -  -  1,5   Sản phẩm của công ty nhiều năm liền được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao luôn đạt được sự tin cậy của khách hàng, ngày càng đa dạng về chủng loại để đáp ứng một cách sâu rộng vào thị trường tiêu dùng xi măng. Mọi sản phẩm cung cấp cho khách hàng của công ty đều được kiểm tra và theo dõi nghiêm ngặt từ khâu đầu đến khâu cuối của dây chuyền. 2. Thị trường: Thị trường xi măng Việt Nam nhìn chung những năm gần đây là ít biến động, giá cả tương đối ổn định. Trên thị trường khu vực phía bắc,là nơi có nhiều công ty liên doanh và các công ty thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam, các xi măng liên doanh không tăng giá, là cơ hội thuận lợi để xi măng liên doanh xâm nhập vào thị trường sâu hơn, bền vững hơn nhất. Ngoài các công ty xi măng có thương hiệu như xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Chin Phong, Hà Tiên 1, Ho Cim...còn có thêm thương hiệu xi măng Phúc Sơn với công suất 1.8 triệu tấn / năm đã đi vào sản xuất ổn định. Trong điều kiện thị trường tiêu thụ sản phẩm có nhiều thương hiệu xi măng cùng tham gia với giá hết sức cạnh tranh và cơ chế linh hoạt, đồng thời rất khó khăn trong công tác vận chuyển do giá xăng dầu tăng nhiều lần trong năm, công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty xi măng Hoàng Thạch ngày càng được chú trọng. Để đảm bảo giữ vững thương hiệu và tạo điều kiện thuận lợi khi mở rộng thị phần công ty đã thực hiện xác định cần phải: + Quảng cáo các sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo, đài truyền hình và thực hiện quảng cáo trên các pano tấm lớn tại một số địa điểm. + Tiếp tục triển khai thực hiện một số biện pháp tiêu thụ tại các chi nhánh một cách phù hợp như: giao cho các chi nhánh ký kết với các đại lý hoa hồng, đồng thời khoán gọn chi phí vận tải, bốc xếp và thu tiền trước khi xuất hàng; hỗ trợ các đại lý chi phí tiền lãi vay ngân hàng, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài công ty, tổ chức các chương trình ngoại khoá khác... Vì vậy công ty luôn thu hồi vốn nhanh, không để nợ tồn đọng lâu hoặc thất thoát tài chính và hoàn thành kế hoạch tiêu thụ đề ra. + Công ty xây dựng các quy chế tiêu thụ, phương án tiêu thụ sản phẩm theo mô hình nhà phân phối trình tổng công ty để thực hiện trong năm 2007. + Đơn giản hoá các thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng. + Giữ ổn định và nâng cao chất lượng xi măng sản xuất tại công ty, xi măng Lixăng và xi măng gia công, giải quyết kịp thời các yêu cầu của khách hàng về hướng dẫn sử dụng xi măng hoặc những thắc mắc về chất lượng, thị hiếu. + Thường xuyên tìm hiểu, nắm bắt các thông trên thị trường tiêu thụ từ đó rút ra những kinh nghiệm về phương thức kinh doanh tiêu thụ xi măng. + Phối hợp với các đơn vị kinh doanh xi măng là thành viên của tổng công ty và ngoài xã hội. Trong năm 2006 công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty đã đạt được một số kết quả nhất định: Tổng sản lượng tiêu thụ đạt 3.567.918 tấn, trong đó khu vực miền bắc đạt 2.533.810 tấn; khu vực miền trung đạt 967.728 tấn; khu vực miền Nam đạt 129.380 tấn. 3. Công nghệ sản xuất: Công ty xi măng Hoàng Thạch sản xuất xi măng theo phương pháp khô với trang thiết bị kĩ thuật hiện đại. Dây chuyền sản xuất chính cũng như các bộ phận phụ trợ đều được cơ khí hoá và tự động hoá toàn phần. Hoạt động của dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng tuân thủ theo sơ đồ sau: * Sơ đồ dây truyền công nghệ sản xuất xi măng Pooc lăng : Khoan, nổ mìn, vận chuyển Hệ thống công nghệ của công ty bao gồm: Dây truyền I, dây truyền II, và hệ thống dây truyền III đang được dự kiến khởi công xây dựng vào ngày 04/02/2007, và đưa vào hoạt động cuối năm 2008. Có thể khái quát các dây truyền sản xuất nhà máy qua sơ đồ sau: Bảng 2.3: Dây truyền công nghệ công ty xi măng Hoàng Thạch: STT  Chỉ tiêu  Dây truyền I  Dây truyền II  Dây truyền III   1  Năm xây dựng  1977  1993  Dự kiến 04/02/2007   2  Tổ chức cung cấp và trợ giúp.  F.L.Smidth của Vương quốc Đan Mạch.  F.L.Smidth của Vương quốc Đan Mạch.  F.L.Smidth của Vương quốc Đan Mạch.   3  Công suất  1,1 triệu tấn xi măng/năm.  1,2 triệu tấn xi măng/năm.  1,2 triệu tấn xi măng/năm.   4  Tổng vốn đầu tư  78.183.000 USD  97.035.520 USD  97.035.520 USD   5  Chức năng Kỹ thuật.  Lò quay, phương pháp khô, chu trình kín, có hệ thống trao đổi nhiệt 4 tầng, làm nguội kiểu hành tinh gồm 10 lò con, điều khiển tự động.  Lò quay công nghệ tiên tiến, có hệ thống tiền nung,làm nguội kiểu ghi, hệ thống điều khiển hiện đại PJC.  Lò quay công nghệ tiên tiến hiện đại.   6  Các thiết bị đi kèm.  Lò nung, máy đập đá vôi, đá sét, máy nghiền liệu,nghiền xi măng, máy đóng bao.  Lò nung, máy nghiền liệu, mays nghiền xi măng, máy nghiền đứng.  Lò nung, máy nghiềnliệu, máy nghiền than.   7  Nhiên liệu sử dụng.  Hỗn hợp 85% than cám 3 và 15% dầu MFO  100% than cám.  100% than cám   Trang máy móc thiết bị công ty xi măng Hoàng Thạch bao gồm: + Máy nghiền: các máy nghiền nguyên liệu và nghiền xi măng đều làm việc theo chu trình kín, có hệ thống lọc bụi và thiết bị phân ly, nên sản phẩm đầu ra luôn đạt độ mịn cao. + Hệ thống lọc bụi tĩnh điện (trước kia là hệ thống lọc bụi DILAMATIC) cho cả 2 dây chuyền: Đảm bảo vệ sinh môi trường, lượng bụi sau khi lọc chỉ còn 225 mg/m2 không khí (dây chuyền I) và 100 mg/m3 không khí (dây truyền II) + Máy đóng bao: Công ty có 10 máy đóng bao, mỗi bao có 12 vòi, công suất mỗi tháng là 90 tấn/h đảm bảo xuất đủ xi măng cho khách hàng. + Lò nung: Dây truyền  Đường kính (m)  Chiều dài (m)  Công suất (tấn/ ngày)  Làm lạnh theo kiểu  Nhiên liệu dùng   1  5,5  89  3.100  Hành tinh  85% than cám 15% dầu MFO   2  4,15  71  3.300  Ghi  100% than cám 3   4. Nguyên nhiên vật liệu: 4.1. Nguyên liệu: Đá vôi và đá sét là hai nguyên liệu chính, được khai thác tại xã Minh Tân và khu Nhị Chiểu (Kinh Môn). Ngoài ra, trong phối liệu công ty còn sử dụng một số nguyên liệu khác như: Xỉ Pirit, thạch cao, quặng sắt... Đá vôi và đá sét được khai thác và đưa vào sản xuất bột liệu nung clanke phải có thành phần hoá học thoả mãn các yêu cầu quy định theo TC 08-2003: Bảng 2.4: Chỉ tiêu kỹ thuật nguyên liệu Loại nguyên liệu  Tên chỉ tiêu  Giá trị   Đá vôi  1. Hàm lượng Cao, %, min 2. Hàm lượng MgO, %, max 3. Hàm lượng SiO2 , %, max 4. Lượng đất lẫn, %, max  48 5 8 10   Đá sét  1. Hàm lượng SiO2, % 2. Hàm lượng Al2O3, % 3. Hàm lượng Fe2O3, %, min 4. Hàm lượng MKN, %, max  55 - 80 7 - 18 3 12   4.2. Nhiên liệu: Nhà máy sử dụng lượng than cám 3 lấy từ mỏ Hòn Gai (Quảng Ninh) và dầu MFO nhập khẩu từ nước ngoài, nguồn điện từ cục Điện lực Miền Bắc. Than cam số 3 và dầu nặng MFO khi nhập về phải có các chỉ tiêu kỹ thuật thoả mãn các yêu cầu sau (TCVN 1790 - 1999: Than cám số 3): Bảng 2.4: Chỉ tiêu kỹ thuật nhiên liệu Nhiên liệu  Các chỉ tiêu  Giá trị   Than cám số 3  1. Độ tro, %, max 2. Chất bốc, %, max 3. Nhiệt lượng, Kcal/kg than, min 4. Độ ẩm, %, max 5. Kích thước  15 8 7.050 13,5 <= 15mm   Dầu nặng MFO  1. Hàm lượng S, %, max 2. Tỷ trọng ở 200C, tấn/m3, max 3. Nhiệt lượng, Kcal/kg dầu,min 4. Lượng nước lẫn, %, max  3,5 0,98 9.800 1   Nguồn nguyên nhiên liệ