Báo cáo Thực tập tại khu đất trống trước cổng công viên nước Đà Nẵng

1. Mục tiêu nghiên cứu : - Hoàn thiện kỹ năng đo đạc các yếu tố cơ bản. - Hiểu được các phương pháp đo đạc thường dùng trong xây dựng công trình. - Làm quen với các thiết bị đo đạc , biết vận dụng các phương pháp đó vào thực tế. - Có khả năng thực hiện các phương pháp đo đạc khác nhau. - Bước đầu vẽ được bình đồ địa hình. - Ngoài ra còn có mục tiêu khác như : Hình thành kỹ năng cộng tác , làm việc nhóm . Phát triển khả năng tư duy sáng tạo , giải quyết vấn đề linh hoạt. 2.Tiến trình nghiên cứu : - Ngày 18-09-2008. -Vị trí : Đường dẫn vào công viên nước Đà Nẵng. - Công việc : Xây dựng lưới khống chế. + Sáng 18-09-2008 : Khảo sát , chọn điểm khống chế. + Chiều cùng ngày : Đo góc bằng và góc đứng. + Sáng 19-09-2008 : Đo dài. + Chiều cùng ngày : Đo cao. + Sáng 20-09-2008 : Đo chi tiết. + Chiều cùng ngày : Đo góc định hướng , bình sai lưới , vẽ bình đồ . + Ngày 3-12-2008 : Từ 9h - 9h30’ tại phòng 403 : nghe phổ biến viết báo cáo thực tập . 3. Phạm vi nghiên cứu : - Cuối đường Phan Đăng Lưu , chỗ bắt đầu từ đường 2-9 đến cổng vào công viên nước. - Bề ngang từ mép vỉa hè bên công viên đến khu đất trống đối diện - Hướng Đông giáp nhà thi đấu . - Hướng Tây giáp khu dân cư . - Hướng Bắc giáp khu đất trống. 4. Nội dung nghiên cứu : - Bài thực hành số 1 : Khảo sát , chọn điểm khống chế : + Khảo sát khu đo + Chọn điểm khống chế + Kiểm tra điều kiện + Chôn mốc - Bài thực hành số 2 : Đo góc bằng , góc đứng : + Định tâm , cân bằng máy + Nửa vòng đo thuận + Nửa vòng đo đảo + Tính kết quả + Đo góc đứng - Bài thực hành số 3 : Đo dài + Đo đi + Đo về + Tính kết quả + Đo dài lượng giác bằng máy kinh vỹ điện tử - Bài thực hành số 4 : Đo cao + Công tác chuẩn bị + Đo ngắm + Tính kết quả - Bài thực hành số 5 : Đo chi tiết + Công tác chuẩn bị + Lấy hướng chuẩn + Đọc số + Tính kết quả - Bài thực hành số 6 : Đo góc định hướng , bình sai lưới + Đo góc định hướng + Bình sai lưới + Tính độ cao và tọa độ điểm chi tiết - Bài thực hành số 7 : Vẽ bình đồ + Chuẩn bị giấy vẽ + Vẽ lưới khống chế + Triển điểm chi tiết + Vẽ địa hình , địa vật + Hoàn thiện bản vẽ , kiểm tra thực địa 5. Phương pháp nghiên cứu : - Phương pháp khảo sát trực tiếp : Dùng máy để đo đạc trên khu đất khảo sát - Phương pháp tham khảo tài liệu sử dụng bài giảng hướng dẫn thực tập trắc địa của thầy Trịnh Văn Lục . - Phương pháp tham khảo tài liệu trên mạng : Tìm hiểu khu đất cần khảo sát những gì ? Tìm hiểu thông tinn về điều kiện tự nhiên , kinh tế xã hội tại khu đất ?

doc19 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2345 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập tại khu đất trống trước cổng công viên nước Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1 Lời nói đầu Lý do của đợt thực tập Mục tiêu của môn học Nội dung tóm tắt, tiến trình thực tập. Trang 2, 3 Nói rõ em đã tham gia những bài thực tập nào? Nội dung chi tiết của từng bài? Trang 4 Kết luận và kiến nghị Qua đợt thực tập em đã làm được gì? Em đã thu thập được gì? Rèn luyện được kỹ năng gì? Sau mỗi bài kết quả của em thế nào? Em co kiến nghị gì về nội dung của học phần, giảng viên, máy móc, thời gian…. Sau đây là một bài để SV có thể tham khảo. SV có thể làm trên máy tính, chuyển sang định dạng *pdf sau đó gủi vào hộp thư: tvluc.nd@gmail.com ngay sau khi nhận được bài làm của các bạn tôi sẽ gởi trả về kết quả của môn học. Kết quả này sẽ nộp về phòng ĐT để lưu vào bảng điểm. Nếu SV không làm trên máy tính thì nộp trực tiếp cho giảng viên hướng dẫn môn học. Lời Cảm Ơn Tôi xin dành trang đầu tiên của bài báo cáo này để gửi lời cảm ơn chân thành đến kỹ sư-giảng viên. Trịnh Văn Lục người đã tạo mọi điều kịên giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quý báu và tận tình hướng dẫn trong quá trình thực tập cũng như trong quá trình làm báo cao để tôi có thể hoàn thành tốt bài báo cáo này. Sau cùng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đên các thầy cô giáo trong khoa Kỹ thuật hạ tầng đô thị và quản lý xây dựng đã tạo điều kiện về thời gian cũng như máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình thực tập trong thời gian qua. Cảm ơn tất cả những bạn trong nhóm IV đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập. CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 1. Mục tiêu nghiên cứu : - Hoàn thiện kỹ năng đo đạc các yếu tố cơ bản. - Hiểu được các phương pháp đo đạc thường dùng trong xây dựng công trình. - Làm quen với các thiết bị đo đạc , biết vận dụng các phương pháp đó vào thực tế. - Có khả năng thực hiện các phương pháp đo đạc khác nhau. - Bước đầu vẽ được bình đồ địa hình. - Ngoài ra còn có mục tiêu khác như : Hình thành kỹ năng cộng tác , làm việc nhóm . Phát triển khả năng tư duy sáng tạo , giải quyết vấn đề linh hoạt. 2.Tiến trình nghiên cứu : - Ngày 18-09-2008. -Vị trí : Đường dẫn vào công viên nước Đà Nẵng. - Công việc : Xây dựng lưới khống chế. + Sáng 18-09-2008 : Khảo sát , chọn điểm khống chế. + Chiều cùng ngày : Đo góc bằng và góc đứng. + Sáng 19-09-2008 : Đo dài. + Chiều cùng ngày : Đo cao. + Sáng 20-09-2008 : Đo chi tiết. + Chiều cùng ngày : Đo góc định hướng , bình sai lưới , vẽ bình đồ . + Ngày 3-12-2008 : Từ 9h - 9h30’ tại phòng 403 : nghe phổ biến viết báo cáo thực tập . 3. Phạm vi nghiên cứu :Địa điểm thtập - Cuối đường Phan Đăng Lưu , chỗ bắt đầu từ đường 2-9 đến cổng vào công viên nước. - Bề ngang từ mép vỉa hè bên công viên đến khu đất trống đối diện - Hướng Đông giáp nhà thi đấu . - Hướng Tây giáp khu dân cư . - Hướng Bắc giáp khu đất trống. 4. Nội dung nghiên cứu : - Bài thực hành số 1 : Khảo sát , chọn điểm khống chế : + Khảo sát khu đo + Chọn điểm khống chế + Kiểm tra điều kiện + Chôn mốc - Bài thực hành số 2 : Đo góc bằng , góc đứng : + Định tâm , cân bằng máy + Nửa vòng đo thuận + Nửa vòng đo đảo + Tính kết quả + Đo góc đứng - Bài thực hành số 3 : Đo dài + Đo đi + Đo về + Tính kết quả + Đo dài lượng giác bằng máy kinh vỹ điện tử - Bài thực hành số 4 : Đo cao + Công tác chuẩn bị + Đo ngắm + Tính kết quả - Bài thực hành số 5 : Đo chi tiết + Công tác chuẩn bị + Lấy hướng chuẩn + Đọc số + Tính kết quả - Bài thực hành số 6 : Đo góc định hướng , bình sai lưới + Đo góc định hướng + Bình sai lưới + Tính độ cao và tọa độ điểm chi tiết - Bài thực hành số 7 : Vẽ bình đồ + Chuẩn bị giấy vẽ + Vẽ lưới khống chế + Triển điểm chi tiết + Vẽ địa hình , địa vật + Hoàn thiện bản vẽ , kiểm tra thực địa 5. Phương pháp nghiên cứu : - Phương pháp khảo sát trực tiếp : Dùng máy để đo đạc trên khu đất khảo sát - Phương pháp tham khảo tài liệu sử dụng bài giảng hướng dẫn thực tập trắc địa của thầy Trịnh Văn Lục . - Phương pháp tham khảo tài liệu trên mạng : Tìm hiểu khu đất cần khảo sát những gì ? Tìm hiểu thông tinn về điều kiện tự nhiên , kinh tế xã hội tại khu đất ? CHƯƠNG II ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI 1. Điều kiện tự nhiên : 1.1 Vị trí địa lý : - Đà Nẵng ở 15o55’ – 16o14’ vĩ bắc , 107o18’ – 108o20’ kinh đông - Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế - Tây và Nam giáp Quảng Nam - Đông giáp Biển Đông - Khu đất khảo sát thuộc khuôn viên công viên nước Đà Nẵng - Khu khảo sát của nhóm nằm ở tọa độ địa lý - Phía Đông khu đất khảo sát giáp nhà thi đấu - Phía Tây khu đất khảo sát giáp khu dân cư - Phí Nam khu đât khảo sát giáp công viên nước - Phía Bắc khu đất khảo sát giáp khu đất quy hoạch 1.2 Địa hình : - TP Đà Nẵng có Stự nhiên = 1255,53,km2 - Địa hình TP Đà Nẵng vừa có đồng bằng , vừa có đồi núi , vùng núi cao và dốc . Tập trung chủ yếu ở phía Tây Bắc . Tại đó có dãy núi chạy dài đến biển. - Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn , độ cao khoảng 700 - 1500 m ( độ dốc lớn > 400 ) ; là nơi được trồng rừng nhiều => bảo vệ được môi trường sinh thái của thành phố luôn xanh - sạch - đẹp 1.3 Khí hậu : - Đà Nẵng nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa - Năm có 2 mùa rõ rệt : mùa khô và mùa mưa ( mùa khô kéo dài từ tháng 1-7 , mưa kéo dài từ tháng 8-12 ) ; Thỉnh thoảng mùa đông có rét nhưng không đậm và không kéo dài . - To trung bình / năm 25,90oC + Tháng 6,7,8 to cao trung bình ( 28 - 30oC) + Tháng 11,12 thấp nhất , trung bình ( 18 – 23oC) - Bà Nà độ cao 1500 m nên có to trung bình 20oC - Độ ẩm không khí trung bình 83,4% + Tháng 10,11 cao nhất trung bình 75,67 – 87,67 % + Tháng 6,7 thấp nhất trung bình 76,67 – 77,33% - Lượng mưa trung bình hằng năm 2504,57 mm/năm + Tháng 11,12 lượng mưa cao nhất trung bình 550 – 1000 mm/tháng + Tháng 1,2,3,4 lượng mưa thấp nhất trung bình 23- 40 mm/tháng 1.4 Thuỷ văn : - Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30km - Vịnh Đà Nẵng nằm chắn bởi sườn núi Hải Vân , Sơn Trà - Đà Nẵng còn có 1 bờ biển dài với bãi tắm đẹp : Non Nước , Mỹ Khê , Thanh Khê , Nam Ô với nhiều quang cảnh tự nhiên kỳ thú . Thành phố có hơn 546 ha mặt nước .Hệ thống sông ngoài ngắn và dốc ( sông Hàn dài 204km , với tổng diện tích khu vực 5180 km2 ) . - Ngoài ra Đà Nẵng còn có các sông như Vĩnh Điện , Túy Loan , Phú Lộc ... => Với hệ thống sông ngoài và biển như thế Đà Nẵng thu hút được khách du lịch có tiềm năng để phát triển nghành thủy sản . 1.5 Môi trường : - Môi trường nước : Đây là nơi tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp , công nghiệp , dịch vụ , quân sự và các khu chức năng của thành phố . Đồng bằng ven biển là vùng đất chịu ảnh hưởng của biển => bị nhiễm mặn => ảnh hưởng đến việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội . - Môi trường đất : Sthành phố : 1255,53 km2 ( chủ yếu là núi và đảo , trong đó có huyện đảo Hoàng Sa là 305 km2 ) .Thành phố có các loại đất khác nhau : đất cát ,đất cát ven biển , đất mặn , đất phèn , đất phù sa , xám ... Chia theo loại đất có : + Đất lâm nghiệp : 514,21 km2 + Đất nông nghiệp : 117,22 km2 + Đất chuyên dùng ( công nghiệp , xây dựng ... ) : 385,69 km2 + Đất chưa sử dụng , sông núi chiếm 207,62 km2 => Vậy Đà Nẵng có 1 điều kiện môi trường hợp lý , thích hợp cho việc phát triển và xây dựng kinh tế . 2 . Điều kiện kinh tế - xã hội : 2.1 Dân cư : - Thưa thớt , là nơi học quân sự , thể dục của 1 số trường đại học , cao đẳng ( Duy Tân , Kiến Trúc , Phương Đông ) => lượng người qua lại ảnh hưởng đến việc thực tập - Dân số của thành phố năm 2005 là 777.216 người , mật độ 599người/km2 . 2.2 Kinh tế : - Tình hình hiện trạng : Ở đây có nhiều tầng lớp công chức nhà nước 30% , công nhân lao động 10% , buôn bán , doanh nghiệp , tư nhân 60% , không có hộ nghèo ,mật độ dân cư trong khu vực thuộc loại trung bình so với nơi khác trong thành phố . - Trước Đây cũng chính là khu vui chơi giải trí dưới nước duy nhất ở miền Trung => lợi nhuận kinh tế cao . 2.3 Tình hình giao thông : Xe cộ qua lại nhiều ( Trung bình 10 xe qua lại đường có 7 xe máy , 1 ô tô , 3 xe đạp ) . 2.4 Hiện trạng cấp thoát nước : Có các cống ngầm dưới lòng đất => mùa mưa không bị ngập nước 2.5 Hiện trạng về thông tin liên lạc : Xung quanh có mạng điện chạy trên cao và hệ thống thông tin liên lạc ngầm ít gây khó khăn cho việc đo đạc KẾT LUẬN : - Những điều kiện thuận lợi: + Công viên nước Đà Nẵng là một khu đất rộng, thoáng. + Hệ thống lưới điện ở trên cao, hệ thống tin liên lạc ngầm. + Gần đường giao thông và khu dân cư Chính những điều kiện trên nên rất thuận lợi trong việc đo đạc cũng như đi lai cũng như sinh hoạt cho sinh viên trong thời gian thực tập. -Những điều kiện khó khăn: + Trong thời gian thực tập trời nắng nóng. + Nằm trên trục đường giao thông nên có nhiều cộ qua lại. + Có nhiều sinh viên của các trường khác học thể dục trong khu vực thực tập. Chính những điều khó khăn trên cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực tập. CHƯƠNG III NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Bài 1 Làm quen với máy kinh vĩ . 1 . Mục đích , yêu cầu : - Biết sử dụng các ốc điều chỉnh chuyển động của máy - Tìm hiểu các phương pháp đặt máy , kiểm tra trục thuỷ bình , ngắm mục tiêu và đọc số trên bản đồ . 2 . Thời gian và địa điểm thực tập : - 3 tiết - Khu đất trống trước công viên nước Đà Nẵng . 3 . Dụng cụ : - 1 máy kinh vĩ - 1 chân ba - 1 quả dọi 4 . Nội dung thực tập : 4.1 Đặt máy : Mở chân ba tạo thành tam giác đều , chiều cao của chân ba ngang ngực người đo . Đặt chân ba lên trên điểm đặt máy sao cho mặt đế chân ba tương đối nằm ngang và điểm đặt máy nằm trong vòng tròn của chân ba . Đạp chân ba cố định trên mặt đất.Sau đó đặt máy lên đầu chân ba và vặn ốc nối ( chỉ vặn vừa chặt , không nên quá chặt ). 4.2 Chiếu điểm : Tạm thời nới lỏng ốc nối , rồi dùng 2 tay xê dịch máy cho đến khi đầu quả dọi đi qua điểm đặt máy thì vặn ốc nối lại . 4.3 Cân bằng máy : - Đặt thuỷ bình song song với 2 ốc nào đó , dùng 2 ốc này đưa bọt thuỷ vào giữa - Xoay máy 1 góc 90o dùng ốc thứ ba để đưa bọt thủy vào giữa là xong . - Có thể thực hiện lại nếu máy chưa cân bằng . - Xem hình vẽ . 4.4 Đọc số : - Được hiển thị trên màn hình LCD. 4.5 Ngắm điểm : - Điều chỉnh dây chữ thập : Đưa ống kính lên nền trời sáng hay một tờ giấy trắng phía trước ống kính . Vặn ốc điều chỉnh kính mắt cho đến khi thấy rọc lưới chữ thập . - Ngắm điểm : Mở ốc chuyển động toàn phần ( hoặc bán phần ) đưa ống kính hướng về phía điểm A . Dùng mắt ngắm sơ bộ điểm A nằm trong thị trường của ống kính . Sau đó ngắm vào ống kính , dùng ốc điều chỉnh để thấy roc ảnh . Khóa chuyển động toàn phần của ống kính , dùng ốc vi động đưa chỉ đứng dây chữ thập trùng với điểm A sau đó đưa giao điểm dat chữ thập trùng với điểm A . * Đánh giá của bản thân : +Điều nắm được: - Qua đợt thực tập này giúp em biết được máy kinh vĩ,biết cách điều chỉnh cân bằng máy ,biết cách đặt máy,biết ngắm mục tiêu đo, biết đọc số trên màn hình máy và biết được cách đo bằng + Điều chưa nắm được - vì mới tiếp xúc máy nên sử dụng chưa thành thạo, Bài 2: Đo góc bằng và góc đứng : 1 . Mục đích yêu cầu - Giúp sinh viên biết sử dụng máy kinh vĩ để đo góc bằng và góc đứng 2 . Thời gian và địa điểm thực tập - 3 tiết . - Khu đất trống trước cổng công viên nước Đà Nẵng . 3 . Dụng cụ : - 1 máy kinh vĩ - 1 chân ba - 1 quả dọi 4 . Nội dung thực tập : 4.1 Đo góc bằng đơn giản - Thao tác đo + Đặt máy , chiếu điêm + Cân bằng máy , kiểm tra trục thủy bình + Điều chỉnh kính mắt + Chọn mục tiêu - Nửa lần đo thuận : Bàn độ đứng ở phía tay trái của ống kính . Khoá chuyển động toàn phần mở chuyển động bán phần . Quay ống kính về mục tiêu đầu tiên A , đọc số trên bàn độ ngang ( a1 ) . Sau đó mở chuyển động bán phần quay máy theo chiều kim đồng hồ hướng về mục tiêu B và đọc số trên bàn độ ngang ( b1 ) .Kết quả góc bằng đo được ở nửa lần đo thuận kính. 1= b1 – a1 - Nửa lần đo đảo kính : Mở chuyển động ống kính , đảo kính . Mở chuyển động bán phần quay ống kính theo chiều kim đồng hồ ( bàn độ đứng ở phía bên trái ống kính ) ngắm mục tiêu B , đọc số trên bàn độ ngang ( b2 ) . Mở chuyển động bán phần quay máy theo chiều kim đồng hồ hướng về mục tiêu A , đọc số trên bàn độ ngang ( a2 ) . Kết quả góc bằng đo được ở nửa lần đo đảo kính . 2= b2 – a2 Như vậy góc anpha trong 1 lần đo là : = (1+2 )/2 4.2 Phương pháp đo toàn vòng . - Phương pháp này được áp dụng khi tại 1 trạm đo có nhiều điểm ngắm - Thao tác đo + Đặt máy , chiếu điểm + Cân bằng máy và kiểm tra trục thuỷ bình + Điều chỉnh kính mắt + Chọn hướng chuẩn ( yêu cầu xa rõ và chắc chắn ) với trị số bàn độ ngang là 0o0’0” . Chẳng hạn ngắm điểm A như hình vẽ . + Khóa chuyển động bán phần - Nửa lần đo thuận : Bàn độ đứng ở phía tay trái của ống kính . Mở chuyển động toàn phần quay ống kính ngắm về hướng chuẩn A , đọc số trên bàn độ ngang a1 . Tiếp theo mở chuyển động bán phần quay máy theo chiều kim đồng hồ lần lượt ngắm điểm B , đọc số trên bàn độ ngang được b1 . Điểm C được c1 , điểm D được d1 . . . rồi quay máy ngắm vào điểm A đọc được giá trị a2 . + Tính trị trung bình hướng ath= ( a1 + a2 +_ 1800 )/2 . Tính tương tự cho các hướng còn lại . - Nửa lần đo đảo kính : Mở chuyển động ống kính , đảo kính . Mở chuyển động bán phần quay ống kính theo chiều kim đồng hồ ( bàn độ đứng ở phía bên trái ống kính. Lần lượt ngắm điểm A đọc được giá trị a3 rồi quay máy ngược chiều kim đồng hồ đọc các điểm còn lại ta được d2 , c2 , b2 ,a4 . + Tính trị trung bình hướng ađ = ( a3 + a4 +- 1800)/2. Tính tương tự cho các hướng còn lại . - Tính trị số góc đo : Bằng hiệu số của 2 hướng kẹp giữa . 4.3 Phương pháp đo góc đứng : Đọc số theo ba chỉ ( T , G , D ) . Kiểm tra số đọc . Khi đó giá trị góc đo được tính theo chỉ giữa : V= * Đánh giá của bản thân : +Điều nắm được: -Biết được cách sử dụng máy kinh vĩ,biết đọc số liệu trên máy đo,biết cân bằng máy và mực nước + Điều chưa nắm được -Sử dụng còn chậm -Trong lúc đo lỡ chạm tay hơi mạnh vào máy là phải cân bằng lại đầuè tốn thời gian và sai số nhiều -Đôi khi nhìn lệch mục tiêu đo Đo độ dài . 1. Mục đích yêu cầu : - Xác định độ dài các đoạn thẳng bằng phương pháp thước thép và bằng máy có cặp dây đo khoảng cách . 2. Các phương pháp đo dài : 2.1 Phương pháp đo dài bằng thước thép . * Dụng cụ : + Thước thép + Bộ thẻ + 2 cây tiêu * Nhân lực : + Gồm 2 người + Người cầm đầu số 0 của thước và 1 thẻ gọi là người đi sau . + Người cầm 10 thẻ và hộp thước gọi là người đi trước * Phương pháp đo : Chọn 2 điểm A và B cách nhau khoảng 100m . Cắm hai cây tiêu ở 2 điểm A và B .Hai cây tiêu này giúp cho việc xác định phương của đoạn thẳng AB .Người đi sau đứng tại A và cắm tại đây 1 thẻ , đồng thời có nhiệm vụ điều khiển cho người đi trước đặt thẻ đúng hướng thẳng AB . Khi đã đúng hướng thì cả hai căng thước , vạch số 0 của thước trùng với điểm A , căn cứ vào vạch số 30 của thước người đi trước sẽ cắm 1 thẻ . Tiếp theo người đi sau nhổ thẻ tại A , người đi trước để lại thẻ vừa cắm và cùng tiến về B . Khi người đi sau tiến đến thẻ do người đi trước vừa cắm thì ra hiệu cho người này dừng lại căng dây , cắm thẻ rồi đi tiếp . Các thao tác được lặp đi lặp lại cho đến hết . Thông thường đoạn cuối ngắn hơn chiều dài của thước , nên người đi trước phải căn cứ vào tiêu B để đọc đoạn lẻ . Khi đó : AB = 30 x số thẻ trên tay người sau + đoạn lẻ. Để kiểm tra và nâng cao độ chính xác kết quả đo . Thông thường phải tiến hành đo 2 lần ( đi và về ) trên 1 cạnh đo . Sai số tương đối giữa 2 lần đo không vượt quá 1/2000 . với khu vực đồng bằng và với khu vực đồi núi . Trong đó : mà : Stb = Nếu điều kiện này được thỏa mãn thì chiều dài của đoạn thẳng AB sẽ bằng trung bình cộng của 2 lần đo . Stb = Chú ý : Khi di chuyển không kéo lê thước trên mặt đất . 2.2 Phương pháp đo dài bằng máy kinh vĩ dụng cụ : + 1 máy kinh vĩ + 1 chân ba + Quả dọi + 1 mia địa hình Nhân lực + 3 người : 1 người đứng máy , 1 người ghi số , 1 người cầm mia . Phương pháp đo Giả sử cần đo đoạn AB , ta đặt máy tại A , mia tại B . Sau khi cân bằng máy xong để ống kính nằm ngang và quay ống kính ngắm mia tại B . Đọc các trị số chắn bởi dây chữ thập trên mia theo 3 chỉ trên , giữa và dưới . Khi đó chiều dài AB được tính như sau : AB = kncos2V * Nhận xét của bản thân : +Điều nắm được: -biết cách sử dụng được thước thép và đọc được số liệu trên thước,biết cách đo thẳng bằng thước và máy có cặp dây đo khoảng cách -Biết được cây mia ,biết đặt và đọc số liệu trên mia + Điều chưa nắm được -số liệu có sai số vì địa hình đo không bằng phẳng , Bài 3: Đo độ cao 1. Dụng cụ : - 1 máy thuỷ bình - 1 cây mia - 1 chân máy 2. Phương pháp đo cao từ giữa : Giả sử cần đo chênh cao giữa 2 điểm A và B. Với A là điểm đã biết trước độ cao HA . Đặt máy trên đường trung trực của AB , dựng mia tại A và B . Mia tại A đã biết trước cao độ gọi là mia sau , mia tại B gọi là mia trước. Sau khi cân bằng máy xong , quay ống kính ngắm về A rồi đọc số theo 3 chỉ . Quay ống kính ngắm về B đọc số theo ba chỉ . Khi đó : hBA = S – T HB = HA + hBA 3. Lập lưới khống chế cao độ kỹ thuật 3.1 Chọn điểm - Chọn trong khu vực đo vẽ 4 hoặc 6 điểm trong đó có 1 điểm tại trạm đặt máy đo góc . Lưư ý là khoảng cách giữa 2 điểm không quá lớn ( 150m ) và tầm ngắm phải thông suốt giữa các điểm với nhau. Các điểm khống chế phải tạo thành vòng khép kín . - Chọn độ cao giả định tại gốc là HG = 100m 3.2 Cách đo chênh cao và khoảng cách từ máy đến 2 mia . - Trên đoạn G ( điểm gốc ) và một điểm mốc đã chọn C , dựng máy trên đường trung trực của đoạn này , cân bằng máy . - Mia dựng tại điểm G và C - Quay ống kính về mia đạt tại G ( mia sau ) . Đọc số theo chỉ giữa và dây đo khoảng cách . Cách đọc số như sau : * Đọc số trên mặt đen : đọc chỉ T , G ,D * Đọc số trên mặt đỏ : G - Quay ống kính ngắm về mia đặt tại C ( mia trước ) * Đọc số trên mặt đen : đọc chỉ T , G , D * Đọc số trên mặt đỏ : G Chú ý : Số đọc trên mia lấy theo đơn vị mm ( gồm 4 chữ số ) - Tính chênh cao : hđen = a1 – b1 hđỏ = a2 – b2 Chênh lệch giá trị giữa 2 mặt không vượt quá 5mm thì kết quả đạt yêu cầu . Khi đó : hBA = ( hđen + hđỏ )/2 - Tính khoảng cách từ máy đến 2 mia theo công thức : S1 = kn1 S2 = kn2 - Khoảng cách giữa 2 mia : S = S1 + S2 3.3 Bình sai Tính sai số khép : = fh đo Nếu fh đo 50 thì kết quả đo đạt yêu cầu . Khi đó ta tiến hành bình sai theo nguyên tắc phân phối sai số khép tỉ lệ thuận theo chiều dài từng cạnh : Vhi = - ( fhđoLi)/[L] Nếu f hđo > f cf thì kết quả đo không đạt yêu cầu phải tiến hành đo lại . Hiệu chỉnh độ chênh cao Hi = hđo + V Với hi là độ chênh cao trung bình đo được trên cạnh thứ 1 và còn chứa sai số . Tính độ chênh cao tại các điểm HB = HA + h BA Toàn bộ kết quả đo và tính bình sai được ghi và tính vào mấu theo phụ lục . * Nhận xét của bản thân : + Điều nắm được: -Biết được cách sử dụng máy thủy bình,biết đọc số liệu trên máy,biết cách đặt mia,rút kinh nghiệm từ các lần đo trước nên ít có sai số nếu có thì sai số cũng rất nhỏ, - Biết bình sai lưới đường chuyền kinh vĩ khép kín + Điều chưa nắm được: -Sử dụng vẫn chưa nhanh,tốn nhiều thời gian cân bằng máy -Trong lúc đo nhìn mục tiêu chưa chuẩn -Xác định chiều cao máy Bài 4 Đo đạc chi tiết 1. Mục đích yêu cầu : - Tạo cho SV kỹ năng đo đạc ở 1 trạm máy(trong mạng lưới khống chế mặt bằng ). SV đứng máy và đo đạc tất cả những điểm chi tiết trong phạm vi khống chế tầm ngắm của 1 trạm máy . 2. Nội dung thực tập - Dọi tâm và cân bằng máy trên mốc của trạm máy - Đặt hướng chuẩn và đưa bàn độ ngang về 000’0” - Đo chiều cao máy i - Tiến hành đo đạc chi tiết bằng phương pháp toạ độ cực , với bàn độ ngang ở vị trí thuận kính . - Dựng mia đúng ở vị trí cần đo thể hiện trên bản vẽ - Tỷ lệ bản vẽ 1/200 - Kẻ lưới ô vuông có cạnh 1dm 3. Mẩu sổ đo chi tiết : - Như phụ lục kèm theo 4. Tính toán bình sai lưới đường chuyền kinh vĩ và số liệu đo chi tiết - Các số liệu đo trong bài 2,3 được dùng để tính bình sai. - Tọa độ giả định của điểm đầu là ( 500;500 )m - Góc định hướng cạnh k tính được đo trực tiếp ngoài thực địa - Kết quả đo và tính toán được trình bày dưới dạng bảng tính theo mẫu đính k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBao cao thuc tap trac dia.doc
  • docBia thuc tap.doc
Luận văn liên quan