Cấu trúc mạng viễn thông Tây Ninh được xây dựng nhằm thỏa mãn các yêu cầu sau:
Đáp ứng nhu cầu cung cấp các dịch vụ viễn thông hiện nay và các dịch vụ viễn thông thế hệ mới:ATM,IP.Voice,Lan,nhu cầu IP truy cập internet tốc độ tăng dần
Mạng có cấu trúc đơn giản:
-Giảm tối đa số cấp chuyển mạch và chuyển tiếp truyền dẫ.
-Nâng cao hiệu quả sử dụng , chất lượng mạng lưới và giảm thiể chi phí khai thác và bảo dưỡng.
-Tiến tới mạng thoại và số liệu trên mạng đường trục băng rộng
-Độ linh hoạt tính sẵn sàng cao,đảm bảo an toàn mạng lưới và chất lượng dịch vụ
48 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2701 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại mạng viễn thông Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA VIỄN THÔNG 2
------o0o------
ĐÀO TẠO TỪ XA
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NỘI DUNG THỰC TẬP CHÍNH
MẠNG NGOẠI VI
HỌ VÀ TÊN SV:VÕ TẤN THẠNH
LỚP:VT207A1
MÃ SỐ SV:207100061
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:THẦY TRẦN ĐÌNH THUẦN
(((
Tây Ninh, ngày 25 tháng11 năm 2011
NHẬN XÉT CỦA TRUNG TÂM VIỄN THÔNG HÒA THÀNH
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Xác nhận của đơn vị thực tập
ngày tháng năm 2011
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP
CẤU TRÚC MẠNG VIỄN THÔNG TÂY NINH
CẤU TRÚC MẠNG CÁP NGOẠI VI
TÌM HIỂU PHẦN MỀM QUẢN LÝ MẠNG
MỤC LỤC
CHƯƠNG I CẤU TRÚC MẠNG VIỄN THÔNG TÂY NINH
.I. GIỚI THIỆU
II.SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
CHƯƠNG II CẤU TRÚC MẠNG CÁP NGOẠI VI
.I. GIỚI THIỆU
II. Mạng ngoại vi
2.1 Khái niệm mạng ngoại vi
2.2 Các vấn đề cần lưu ý đối với mạng ngoại vi ngày nay
2.2.1 Mạng cáp đồng
2.2.2 Hệ thống cống, bể cáp
2.3 Một số qui định mới về mạng ngoại vi
2.3.1 Cấu trúc mạng cáp đồng nội hạt
2.3.2 Cấu trúc mạng truy nhập có cáp quang
2.3.3 Hệ thống cống, bể cáp
III. Qui hoạch mạng ADSL
3.1 Các bước qui hoạch ADSL
3.2 Dự báo nhu cầu ADSL
3.3 Dự báo kỹ thuật ADSL
3.5 Quy hoạch chất lượng ADSL
3.6 Qui hoạch cấu hình mạng ADSL
3.7 Qui hoạch thiết bị ADSL
3.8 Đo thử trước khi triển khai ADSL
IV.Yêu cầu kỹ thuật cho đường dây thuê bao cung cấp ADSL
4.1 Các giai đoạn đo thử đường dây thuê bao số
4.2 Các phép đo thử đánh giá chất lượng đường dây thuê bao số
V. Giải pháp kỹ thuật thiết kế mạng ADSL
5.1 Yêu cầu thiết kế kỹ thuật
5.2 Nguyên tắc lựa chọn giải pháp kỹ thuật
5.3 Mô hình chung của hệ thống cung cấp dịch vụ ADSL
5.3.1 Mô hình kết nối của hệ thống cung cấp dịch vụ ADSL
5.3.2 Chức năng của hệ thống cung cấp dịch vụ ADSL
5.3.3 Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống cung cấp dịch vụ ADSL
VI- MẠNG NGOẠI VI TẠI HUYỆN HOÀ THÀNH
6.1- Qui tắc tổ chức mạng:
6.2-Các thành phần mạng ngoại vi
6.3- Mạng cáp đồng Trung tâm Viễn thông Hòa Thành
6.4- Mạng cáp quang Trung tâm Viễn thông Hòa Thành
6.5- Hệ thống cống bể cáp:
6.6- Hệ thống đường cột treo cáp
CHƯƠNG III TÌM HIỂU PHẦN MỀM QUẢN LÝ MẠNG
3.1 CẤU TRÚC HỆ THỐNG – MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
3.2 ĐĂNG NHẬP VÀO HỆ THỐNG
3.3. SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH
3.3.1. Nhập liệu :
3.3.2 Tiện ích:
3.3.3 Phần tử cáp:
CHƯƠNG I CẤU TRÚC MẠNG VIỄN THÔNG TÂY NINH
I.GIỚI THIỆU
Cấu trúc mạng viễn thông Tây Ninh được xây dựng nhằm thỏa mãn các yêu cầu sau:
Đáp ứng nhu cầu cung cấp các dịch vụ viễn thông hiện nay và các dịch vụ viễn thông thế hệ mới:ATM,IP.Voice,Lan,nhu cầu IP truy cập internet tốc độ tăng dần
Mạng có cấu trúc đơn giản:
-Giảm tối đa số cấp chuyển mạch và chuyển tiếp truyền dẫ.
-Nâng cao hiệu quả sử dụng , chất lượng mạng lưới và giảm thiể chi phí khai thác và bảo dưỡng.
-Tiến tới mạng thoại và số liệu trên mạng đường trục băng rộng
-Độ linh hoạt tính sẵn sàng cao,đảm bảo an toàn mạng lưới và chất lượng dịch vụ
Viễn thông Tây Ninh có 9 trung tâm viễn thông huyện trực thuộc.Có 8 huyện 1 thị
II.
CHƯƠNG II CẤU TRÚC MẠNG CÁP NGOẠI VI
.I. GIỚI THIỆU
Cơ sở hạ tầng mạng ngoại vi đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các dịch vụ viễn thông, đặc biệt là các dịch vụ truy nhập băng rộng. Cơ sở hạ tầng mạng ngoại vi về cơ bản bao gồm:
- Hệ thống cống bể cáp;
- Hệ thống cột treo cáp;
- Hệ thống cáp đồng, cáp quang;
- Hệ thống tủ, hộp cáp.
II. Mạng ngoại vi
2.1 Khái niệm mạng ngoại vi
Mạng ngoại vi là một trong ba thành phần chính cấu thành mạng viễn thông
(thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn và mạng ngoại vi). Cho đến nay mạng
ngoại vi vẫn được thiết kế và xây dựng với mục đích cung cấp dịch vụ thoại
PSTN. Với việc đưa các dịch vụ băng rộng trên mạng cáp đồng mà điển hình là
ADSL thì vấn đề nâng cao chất lượng mạng ngoại vi, rà soát lại các tiêu chuẩn
thiết kế và xây dựng mạng ngoại vi là vấn đề cấp bách.
Mạng ngoại vi là phần của mạng lưới viễn thông ở bên ngoài nhà trạm, bao
gồm các phương tiện đóng vai trò vật dẫn điện như các loại dây, cáp thông tin, kể
cả các phương tiện thiết bị hỗ trợ, bảo vệ chúng. Như vậy mạng ngoại vi gồm các
phần chính sau:
a/ Mạng cáp đồng nội hạt bao gồm:
- Cáp ngầm (là cáp được luồn trong đường hầm, và hệ thống cống, bể
cáp).
- Cáp treo (là cáp được treo trên các cột bằng bê tông, cột gỗ, cột sắt).
- Dây thuê bao.
- Măng xông nối cáp.
- Phiến đấu dây.
- Giá MDF.
b/ Mạng cáp quang nội hạt, trung kế nội hạt, trung kế đường dài(đường
trục) bao gồm:
- Cáp quang ngầm (chôn trực tiếp hoặc luồn trong cống, bể cáp).
- Cáp quang treo (treo trên cột bê tông, cột sắt).
- Cáp quang thả sông, biển.
c/ Hệ thống hỗ trợ, bảo vệ:
Hệ thống hỗ trợ, bảo vệ mạng cáp thông tin bao gồm: đường hầm (Tunnel),
cống cáp, ống nhựa, hầm, hố cáp, tủ cáp, cột bê tông đỡ cáp, thiết bị chống sét cho
mạng ngoại vi.
Tiêu chuẩn mạng ngoại vi là tập hợp tiêu chuẩn các trang thiết bị, vật tư của
hệ thống dẫn điện và hệ thống hỗ trợ, bảo vệ, chống đỡ đã nêu trên.
2.2 Các vấn đề cần lưu ý đối với mạng ngoại vi ngày nay
2.2.1 Mạng cáp đồng
Mạng cáp đồng nội hạt là mạng dây, cáp đồng cùng các thiết bị hỗ trợ (cột
cáp, măng xông cáp, phiến đấu dây, tủ cáp, hộp cáp) đóng vai trò vật dẫn điện để
kết nối từ các thuê bao (điện thoại, fax…) đến thiết bị chuyển mạch qua giá đấu
dây MDF.
Mạng bao gồm: giá đấu dây MDF, cáp gốc, cáp phối, cáp nhánh, cáp thuê
bao và các tủ cáp, hộp cáp. Cáp gốc (cáp chính) là cáp từ MDF nối với tủ cáp sơ
cấp; Cáp nhánh là cáp từ tủ cáp sơ cấp đến các tủ cáp thứ cấp; Cáp phối là cáp nối
từ tủ cáp thứ cấp đến các hộp cáp; Cáp thuê bao là cáp nối từ hộp cáp tới nhà thuê
bao. Đường kính cáp gốc thường là 0,4mm, cáp nhánh thường dùng có đường
kính từ 0,4 ÷ 0,5mm, cáp phối thường dùng có đường kính 0,5 ÷ 0,9mm, cáp thuê
bao thường dùng là dây dropwire 3 dây (hai dây tip và ring, 1 dây chịu lực).
Bán kính vùng phục vụ của các tổng đài HOST và các tổng đài vệ tinh tại
các trung tâm tỉnh, thành phố từ 1,5 ÷ 5Km, ở các vùng ngoại ô bán kính phục vụ
có nơi lên tới trên 10Km.
Mạng cáp đồng có các vấn đề sau:
Phương tiện để thi công cáp còn thô sơ, số cán bộ và công nhân kỹ thuật
trực tiếp chỉ đạo, thi công rất ít, đa số thuê lực lượng lao động phổ thông
ngoài xã hội để luồn cáp vào cống cáp và kéo cáp nên cáp dễ bị tổn thương
sau khi thi công, ảnh hưởng lớn đến các tham số điện một chiều cũng như
xoay chiều của cáp.
Việc phối cáp tại các bưu điện tỉnh, thành phố hiện nay qua rất nhiều cấp,
cáp từ tủ sơ cấp (nhà cáp) đến hộp cáp kết cuối ở các trung tâm tỉnh, thành
phố là từ 1 đến 5 cấp ( tức là một đôi dây thuê bao cung cấp các dịch vụ
viễn thông ít nhất phải qua từ 02 ÷ 06 lần đấu chuyển qua phiến đấu dây
tại các tủ, hộp cáp mới đến giá MDF; Cá biệt có nơi thực hiện từ 8 ÷ 10
cấp phối cáp; Việc phối cáp nhiều cấp là một trong các nguyên nhân gây
nên nền nhiễu trong cáp, làm các tham số điện xoay chiều của lõi dẫn cáp
phần lớn không đạt yêu cầu so với tiêu chuẩn ngành (TCN 68-132: 1998),
dẫn đến xuyên nhiễu giữa các đôi cáp, suy hao truyền dẫn lớn, suy hao
phản xạ nhỏ, ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ truyền dẫn dữ liệu của các dịch
vụ xDSL.
Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các chỉ tiêu về tiếp đất chống
sét cho cáp tại MDF cũng như tại các tủ cáp, hộp cáp; đây là một trong các
nguyên nhân gây lên nền nhiễu cao trong các đôi cáp ảnh hưởng đến tốc
độ truyền dẫn của các dịch vụ xDSL.
Công tác bảo vệ, bảo dưỡng tại các tủ cáp, hộp cáp không thường xuyên,
bụi bẩn tại các phiến nối dây là nguyên nhân gây lên xuyên nhiễu giữa các
đôi cáp.
Xuyên âm đầu gần đối với các đôi cáp nằm trong cùng một quad rất lớn,
suy hao truyền dẫn ở tần số 1kHz, 150kHz, 300kHz, 772kHz phần lớn
không đạt yêu cầu.
2.2.2 Hệ thống cống, bể cáp
Hệ thống đường hầm, cống, bể, hố cáp là cấu trúc ngầm dưới mặt đất để
lắp đặt các cáp có dung lượng lớn như cáp gốc, cáp nhánh, cáp trung kế nội
hạt, cáp trung kế đường dài. Hệ thống này hầu hết được lắp đặt dưới đường
giao thông công cộng, và một phần dưới hè đường; đa số hệ thống cống bể
cáp trên mạng đều được thiết kế và thi công theo TCN 68- 153: 1995 của
Tổng cục bưu điện, tuy nhiên không ít các hệ thống cống bể cáp ở các bưu
điện tỉnh, thành phố thi công không đúng so với thiết kế, hoặc thiết kế
không sát với thực tế, nên không tuân theo TCN đã được ban hành.
Vấn đề thiết kế cống bể chưa sát với thực tế phát triển của mạng viễn
thông, gây nên việc thường xuyên đào bới lòng đường và vỉa hè để tăng
dung lượng cống cáp làm mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến giao thông.
Công tác giám sát thi công còn buông lỏng dẫn đến chất lượng công trình
không cao, nhiều lắp bể cáp bằng bê tông bị dạn, vỡ hoặc bảo dưỡng rất
khó khăn do thi công không đúng theo thiết kế.
Sắt chữ T đỡ nắp đan bê tông và chắn rác rất nhiều nơi không có, nên trong
bể cáp có rất nhiều rác và đất. Khoảng cách giữa các khoảng bể có nhiều
nơi chỉ 50m ÷ 70m, trong khi đó TCN 68 - 153:1995 đưa ra chỉ tiêu này là
100m ÷ 270m.
Cột đỡ cáp trên mạng sử dụng nhiều chủng loại (cột bê tông, cột sắt..), các
loại cột này sản xuất theo tiêu chuẩn ngành TCN 18-73; TCN 86-78 (cột bê
tông cho dây trần thông tin và cáp treo nội thị) đã cũ và lạc hậu, không phù
hợp với sự phát triển của mạng ngoại vi, với sự phát triển của các đô thị
hiện đại.
2.3 Một số qui định mới về mạng ngoại vi
2.3.1 Cấu trúc mạng cáp đồng nội hạt
Cấu trúc của mạng cáp đồng nội hạt như hình vẽ ,1. Các điểm đấu nối bao
gồm: măng xông, tủ cáp và hộp cáp.
- Các đơn vị cần thiết kế vùng phục vụ của các tổng đài tại các trung tâm
tỉnh, thành phố sao cho bán kính vùng phục vụ ≤ 3Km đối với cáp có đường kính
0,4mm; ≤ 4Km đối với cáp có đường kính 0,5mm; Chỉ tiêu này để đảm bảo chất
lượng thoại cho các thuê bao thông thường (suy hao truyền dẫn ở tần số 800Hz từ
thuê bao đến tổng đài là 7dB)
Hình .1 Cấu trúc mạng cáp đồng nội hạt
- Thực hiện việc phối cáp một cấp (đôi dây thuê bao chỉ qua một tủ cáp và
một hộp cáp) tại các trung tâm tỉnh, thành phố, huyện, thị xã; Chưa áp dụng chỉ
tiêu này đối với các vùng sâu, vùng xa.
- Những nơi đã sử dụng cáp gốc 0,4mm thì cáp nhánh có thể sử dụng cỡ
dây: 0,5 ÷ 0,9mm tùy theo bán kính phục vụ đáp ứng yêu cầu về tốc độ dịch vụ
băng rộng, cần lưu ý trên một đôi dây thuê bao không được quá 2 lần thay đổi cỡ
dây.
- Tủ cáp phải đặt ở vị trí hợp lý, tiện cho việc sử dụng và không ảnh hưởng
tới mỹ quan đô thị; Tủ cáp phải đặt trên giá đỡ bằng sắt và được cố định vào cột,
ở những nơi không có cột thì phải xây bệ chắc chắn, dùng bù loong để cố định tủ
cáp vào bệ.
- Tại các tủ, hộp cáp phải thực hiện việc tiếp đất chống sét cho cáp và tiếp
đất cho các màn che tĩnh điện của các cáp, việc tiếp đất chống sét cho cáp phải
tránh xa điểm tiếp đất của các trạm biến thế điện và các nhà cao tầng từ 20m trở
nên. Phiến đấu dây trang bị tại các giá MDF, các tủ cáp phải rõ nguồn gốc, có đầy
đủ thuyết minh các chỉ tiêu kỹ thuật, tránh hàng giả ảnh hưởng đến chất lượng
truyền dẫn của các dịch vụ viễn thông.
- Đối với những nơi có có tiềm năng phát triển dịch xDSL mà cáp đồng
không đáp ứng được các chỉ tiêu về suy hao thì có thể dùng cáp quang + thiết bị
truy nhập + cáp đồng.
2.3.2 Cấu trúc mạng truy nhập có cáp quang
Hình 2 Cấu trúc mạng truy nhập có cáp quang
Các điểm kết nối bao gồm:
- OLT: Bộ kết cuối đường dây quang.
- ONU: Đơn vị mạng quang.
- SDP: Điểm phân phối thuê bao (hộp cáp).
2.3.3 Hệ thống cống, bể cáp
- Các BĐT,TP lên kế hoạch sửa chữa, nâng cấp các bể cáp dưới lòng đường,
thay dần nắp bể cáp bê tông bằng lắp bể cáp gang cầu.
- Tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và sửa chữa kịp thời các bể cáp bị
sụt nở, lắp bể bị dạn, vỡ để đảm bảo an toàn cho cáp, người và phương tiện giao
thông qua lại.
III. Qui hoạch mạng ADSL
3.1 Các bước qui hoạch ADSL
Các bước qui hoạch mạng ADSL bao gồm:
- Dự báo nhu cầu ADSL.
- Dự báo kỹ thuật ADSL.
- Khảo sát hiện trạng mạng thuê bao điện thoại và giải pháp.
- Con đường tiến triển của DSL.
- Dự báo lưu lượng ADSL.
- Qui hoạch chất lượng ADSL.
- Qui hoạch cấu hình mạng ADSL.
- Qui hoạch thiết bị ADSL.
- Đo thử, lắp đặt và triển khai ADSL.
3.2 Dự báo nhu cầu ADSL
Dự báo nhu cầu ADSL bao gồm các bước:
- Xác định mục tiêu dự báo.
- Sắp xếp các điều kiện ban đầu.
- Nghiên cứu dữ liệu.
- Phân tích khuynh hướng nhu cầu.
- Xác định kỹ thuật dự báo.
3.3 Dự báo kỹ thuật ADSL
Dự báo sự tiến triển của kỹ thuật ADSL: ADSL, RADSL, Reach DSL,
ADSL2, ADSL2+ và dự báo sự tiến triển của công nghệ, thiết bị ADSL cũng như
giá thành.
3.4 Con đường tiến triển của DSL
Hình . 3 Con đường tiến triển của DSL
- Từ modem analog sang ADSL: mục đích của người sử dụng là tăng tốc độ
truy xuất Internet, trong khi mục đích của các nhà điều hành và khai thác mạng là
chuyển lưu lượng truy xuất Internet ra khỏi mạng chuyển mạch PSTN. Với ADSL
công ty khai thác điện thoại không phải đầu tư nâng cấp tổng đài, tạo điều kiện
cho việc cạnh tranh với cable modem của mạng điện thoại và cũng hình thành một
môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa ILEC và các CLEC.
- Từ các DLC chuyển sang ADSL: theo thống kê thì 15% số thuê bao điện
thoại được kết nối với tổng đài điện thoại nội hạt qua các bộ DLC. Các bộ DLC
không truyền tải tín hiệu dải tần 1,104 MHz của ADSL. Giải pháp tốt nhất cho các
bộ DLC là triển khai các remote DSLAM tại các RT của DLC.
- Từ ISDN sang ADSL: ISDN nằm trong dải tần upstream của ADSL nên
phải thật chú ý tới các xuyên kênh ISDN và ADSL.
- Từ ADSL tới DLC thế hệ mới (NGDLC): phân bố hóa việc chuyển mạch,
áp dụng các đường truyền Ethernet 10Base-T, 100Base-T hay cáp quang. Các
DLC đáp ứng nhu cầu của dân chúng các nước phát triển sống ngày càng xa trung
tâm thành phố, ở các vùng ngoại ô. DLC thế hệ mới hỗ trợ dịch vụ thoại gói các
dịch vụ thông tin số qua ATM.
- Từ ADSL tới VDSL: Trong vài năm nữa cáp quang sẽ trở nên phổ biến.
Bên cạnh đó nhu cầu về các dịch vụ đòi hỏi tốc độ cao cũng tăng vọt. Trong khi
đó thì VDSL triển khai nhanh hơn Ethernet và VDSL cũng có tốc độ gần bằng cáp
quang.
3.5 Quy hoạch chất lượng ADSL
Quy hoạch chất lượng ADSL dựa trên 3 tiêu chuẩn:
- Tắc nghẽn kết nối (overbooking).
- Độ cách ly giữa các thuê bao.
- Thực hiện chất lượng có bảo đảm.
Tỷ lệ tắc nghẽn kết nối phụ thuộc vào 4 yếu tố. Đó là: số thuê bao tổng cộng
khi quy hoạch, số thuê bao của từng dịch vụ cùng tốc độ dữ liệu tối đa, dung
lượng tổng cộng vào giờ cao điểm khi tất cả đều on-line và hệ số ghép thống kê
dựa vào quan điểm cho phép của khách hàng.
Khi kích thước của bộ đệm dữ liệu trên các bộ DSLAM, tập trung DSLAM
tăng thì khả năng mất cell càng giảm, chất lượng dịch vụ càng cao. Có thể giảm
tốc độ cần thiết của các dịch vụ tối đa để tăng hiệu quả của bộ đệm dữ liệu. Giải
quyết xếp hàng các VC theo từng loại dịch vụ. Cơ chế CAC (Connection
Admission Control) có thể thông báo tắc nghẽn kết nối cho thuê bao. Khi quản lý
lưu lượng càng tốt thì số thuê bao đạt được càng cao. Khi đó bộ tập trung
DSLAM là giải pháp quản lý lưu lượng tiên tiến giúp tăng mật độ thuê bao.
Cách ly thuê bao: các loại dữ liệu bao gồm: UBR, GFR, CBR, VBR. Càng
nhiều thuê bao vào mạng thì chất lượng của UBR (thường là dân dụng) càng
giảm. Cơ chế quản lý của ATM không phân biệt các loại VC trong một VP. Để
cách ly thuê bao được tốt thì phải hình thành các virtual tunnel trong các VP. Hình
thành mức ưu tiên cho các virtual tunnel sẽ giúp mạng ATM không bỏ đi các cell
một cách lãng phí.
Thực hiện có bảo đảm chất lượng: bảo đảm cho các thuê bao nhận được lưu
lượng cao nhất, không bị chiếm dụng tài nguyên, không lấn chiếm các thuê bao
khác. Trong chuyển mạch VC người ta sử dụng cơ chế EPD/PPD: vì các gói IP bị
hỏng phải được truyền lại làm trễ dữ liệu của khách hàng. Các bộ tập trung
DSLAM dùng VP switching phải có cơ chế bảo vệ lưu lượng IP riêng “VP access
layer”. GFR là dùng cho các thuê bao cần tốc độ thấp nhất và cần chính xác nhất
bằng cơ chế EPD/PPD. Hình thành mức ưu tiên cho từng virtual tunnel sẽ bảo
đảm tốc độ.
3.6 Qui hoạch cấu hình mạng ADSL
Dựa vào các số liệu khảo sát và dự báo ở các bước trước để xây dựng nên
cấu hình một mạng ADSL với vị trí chính xác nơi đặt thực tế của các thiết bị và sơ
đồ kết nối giữa các thiết bị, dung lượng của từng tuyến kết nối….
3.7 Qui hoạch thiết bị ADSL
Khảo sát đặc tính, chức năng và giá cả của các thiết bị hiện có trên thị
trường, sau đó so sánh và đối chiếu với cấu hình mạng để chọn ra thiết bị phù hợp
nhất, đảm bảo cho các dự báo ở các bước trước.
Một số thiết bị thông dụng trên thị trường hiện nay như:
- DSLAM IP4800 của hãng Paradyne: dựa trên giao tiếp IP, mỗi tầng
modem IP4800 có tối đa 48 port ADSL. IP4800 có khả năng xếp chồng 8 tầng tạo
tạo thành tối đa 384 port ADSL. Với mỗi port ADSL chiều upstream tối đa
1024Kb/s, chiều downstream đạt tối đa 8Mb/s.
- Bộ tập trung DSLAM XP 144 của hãng Siemens: cung cấp các giao tiếp
E3/T3/STM-1...tới các DSLAM.
- CO-Splitter của hãng Paradyne: một khung CO-Splitter này thường có
nhiều bộ khe cắm card CO-Splitter, một bộ có 6 khe cắm.
- Một số IAD thông dụng như: Carrier Access Corp. ABII, GVN D'Lite 440,
Premisys IMACS, Premisys StreamLine, VINA Multiservice Xchange.
3.8 Đo thử trước khi triển khai ADSL
Sự phát triển của công nghệ đường dây thuê bao số phụ thuộc vào chất
lượng và thiết kế mạng cáp nội hạt. Việc đánh giá ban đầu vòng thuê bao cần thiết
để xác định xem vòng thuê bao có khả năng đáp ứng tốc độ truyền dẫn thuê bao
số hay không. Trong nhiều trường hợp mạng cáp được thiết kế từ hàng chục năm
trước cho dịch vụ điện thoại đơn thuần. Môi trường truyền dẫn này tạo ra một số
bất lợi có thể cản trở hay thậm chí không thực hiện được DSL. Chẳng hạn, công
nghệ DSL sẽ không thực hiện được với đường dây thuê bao có cuộn tải hay bị ảnh
hưởng bởi các nhánh rẽ và độ dài đường dây. Trước khi cố gắng cung cấp dịch vụ
DSL cần phải đo thử để xác định đường dây có thể dung nạp công nghệ DSL
được không. Khả năng đánh giá đường dây thuê bao mà không cần phái các kỹ
thuật viên đến tổng đài nội hạt cũng như tận nơi thuê bao sẽ tiết kiệm chi phí đáng
kể cho nhà cung cấp dịch vụ.
IV.Yêu cầu kỹ thuật cho đường dây thuê bao cung cấp ADSL
Mục này sẽ đưa ra các yêu cầu kiểm tra và đo kiểm đường dây thuê bao
cung cấp các dịch vụ băng rộng xDSL.
a. Các yêu cầu kiểm tra đường dây thuê bao cung cấp xDSL: