Báo cáo Thực tập tại ngân hàng Indovina – Chi nhánh Hà Nội

Cùng với sự phát triển kinh tế Việt Nam , ngành Ngân hàng đã và đang đóng góp một phần lớn giúp sự chu chuyển vốn cho toàn bộ các chủ thể trong nền kinh tế trở nên linh hoạt lớn thể hiện được vai trò mạch máu trong nền kinh tế. Cùng với hệ thống các ngân hàng trong nước, khối ngân hàng liên doanh cũng từng bước tham gia một cách tích cực vào sự phát triển kinh tế bằng việc cung ứng các dịch vụ ngân hàng đa dạng với chất lượng tốt. Ngân hàng Indovina là một trong 4 ngân hàng liên doanh tại Việt Nam, là ngân hàng liên doanh đầu tiên được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam. Trong 15 năm kể từ khi thành lâp, ngân hàng Indovina luôn là ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất trong khối các ngân hàng liên doanh, không chỉ là cầu nối giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau mà còn là cầu nối với các doanh nghiệp ngoài nước thông qua các dịch vụ thanh toán đa dạng , cho vay kinh doanh, giúp cho hoạt động ngoại thương , nội địa được phát triển, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Báo cáo tổng hợp này là một bản báo cáo một cách chung nhất về quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức , các hoạt động kinh doanh và phương hướng phát triển năm 2006 của Ngân hàng Indovina – chi nhánh Hà Nội sau quá trình thực tập tổng hợp tại đây của em. Báo cáo được kết cấu gồm 4 chương: Chương I : Tổng quan về ngân hàng Indovina – chi nhánh Hà Nội Chương II : Cơ cấu tổ chức Chương III : Tình hình hoạt động kinh doanh Chương IV : Định hướng phát triển trong năm 2006

pdf23 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3282 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại ngân hàng Indovina – Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN: Báo cáo thực tập tại ngân hàng Indovina – chi nhánh Hà Nội Lời mở đầu Cùng với sự phát triển kinh tế Việt Nam , ngành Ngân hàng đã và đang đóng góp một phần lớn giúp sự chu chuyển vốn cho toàn bộ các chủ thể trong nền kinh tế trở nên linh hoạt lớn thể hiện được vai trò mạch máu trong nền kinh tế. Cùng với hệ thống các ngân hàng trong nước, khối ngân hàng liên doanh cũng từng bước tham gia một cách tích cực vào sự phát triển kinh tế bằng việc cung ứng các dịch vụ ngân hàng đa dạng với chất lượng tốt. Ngân hàng Indovina là một trong 4 ngân hàng liên doanh tại Việt Nam, là ngân hàng liên doanh đầu tiên được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam. Trong 15 năm kể từ khi thành lâp, ngân hàng Indovina luôn là ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất trong khối các ngân hàng liên doanh, không chỉ là cầu nối giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau mà còn là cầu nối với các doanh nghiệp ngoài nước thông qua các dịch vụ thanh toán đa dạng , cho vay kinh doanh,… giúp cho hoạt động ngoại thương , nội địa được phát triển, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Báo cáo tổng hợp này là một bản báo cáo một cách chung nhất về quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức , các hoạt động kinh doanh và phương hướng phát triển năm 2006 của Ngân hàng Indovina – chi nhánh Hà Nội sau quá trình thực tập tổng hợp tại đây của em. Báo cáo được kết cấu gồm 4 chương: Chương I : Tổng quan về ngân hàng Indovina – chi nhánh Hà Nội Chương II : Cơ cấu tổ chức Chương III : Tình hình hoạt động kinh doanh Chương IV : Định hướng phát triển trong năm 2006 Chương 1 Tổng quan về ngân hàng indovina- chi nhánh Hà Nội Ngân hàng Indovina ( IVB ) là một trong 4 ngân hàng liên doanh tại Việt Nam hiện tại. Được thành lập từ năm 1990, sau 15 năm hình thành và phát triển , hiện nay, Ngân hàng Indovina đã trở thành một ngân hàng vững mạnh với những dòng dịch vụ ngân hàng tài chính đa dạng cung cấp cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Indovina Tên giao dịch : Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn Indovina Tên Tiếng Anh : Indovina Bank Ltd. Hội sở chính: 39 Hàm Nghi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại : 08.8224995 – Fax: 08.8230131 Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn Indovina ( Indovina Bank Ltd. – IVB) là Ngân hàng liên doanh đầu tiên tại Việt Nam, được thành lập ngày 21/11/1990 theo giấy phép của Uỷ Ban Nhà Nước về hợp tác đầu tư số 135/GP sau được thay bằng giấy phép số 08/NH-GP do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp ngày 29/10/1992. Hai bên liên doanh góp vốn là Ngân hàng Công Thương Việt Nam, và Ngân hàng PT. Bank Suma ( Indonesia) mỗi bên góp 50% số vốn điều lệ ban đâu. Cụ thể, mỗi bên góp 5 triệu USD, như vậy vốn điều lệ ban đầu của IVB là 10 triệu USD. Tháng 10 – 1992: Chi nhánh Hà Nội được cấp giấy phép hoạt động Tháng 8/2003: PT. Bank Suma ( Indonesia) chuyển nhượng toàn bộ cổ phần trong IVB cho Ngân hàng PT. Bank Dragang Nasional Indonesia ( BDNI), Indonesia. Tháng 7/2003: Chi nhánh Hải Phòng được cấp giấy phép hoạt động. Tháng 9/1995: Tăng vốn điều lệ từ 10 triệu USD lên 15 triệu USD. ICBV và BDNI mỗi bên góp 2,5 triệu USD. Tháng 4/1997: Chi nhánh Cần Thơ được cấp giấy phép hoạt động. Tháng 5/2000: BDNI chuyển nhượng toàn bộ cổ phần trong IVB cho Ngân hàng Thương Mại Thế Hoa ( United World Chinese Commercial Bank – UWCCB ) của Đài Loan. Đây là mốc thời gian quan trọng nhất của IVB mở ra một giai đoạn phát triển mới cho IVB , IVB bắt đầu tăng trưởng vượt bậc trên mọi lĩnh vực hoạt động. Tháng 3/2001: Tăng vốn điều lệ từ 15 triệu USD lên 20 triệu USD. ICBV và UWCCB mỗi bên góp 2,5 triệu USD. Tháng 9/2002: Chi nhánh Bình Dương được cấp giấy phép hoạt động. Tháng 10/2003: UWCCB hợp nhất với Ngân hàng Cathay United ( Đài Loan) thành một ngân hàng mới với tên gọi là Ngân hàng Cathay United ( CUB ) . Kể từ đó, cổ đông của IVB là ICBV ( 50%) và CUB ( 50% ). Tháng 10/2004: Tăng vốn điều lệ từ 20 triệu USD lên 25 triệu USD. ICB và CUB mỗi bên góp 2,5 triệu USD. Tháng 8/2005: Chi nhánh Đồng Nai được cấp giấy phép hoạt động. Tháng 3/2006: Thành lập 1 Phòng giao dịch tại Hà Nội. Như vậy trong suốt 15 năm hoạt động tại Việt Nam, IVB đã có những sự thay đổi lớn về cổ đông nước ngoài, ban đầu là Ngân hàng PT. Bank Suma , và hiện nay là Ngân hàng Cathay United cùng với cổ đông Việt Nam là Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Vốn điều lệ cũng tăng lên từ 10 triệu năm 1990 , lên 15 triệu năm 2001, 20 triệu năm 2004, có thể nói rằng trong những năm gần đây IVB đã có sự tăng trưởng vược bậc, chỉ trong 3 năm từ 2001 đến 2004 số vốn điều lệ đã tăng lên 33%, và hiện nay IVB là ngân hàng liên doanh có số vốn điều lệ lớn nhất trong khối ngân hàng liên doanh ở Việt Nam. Điều đó khẳng định rằng IVB là một ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh, và cũng là một điểm mạnh để ngân hàng không ngừng đưa ra các dịch vụ ngân hàng đa dạng và chất lượng cho nền kinh tế. 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Indovina – Chi nhánh Hà Nội Tên giao dịch: Ngân hàng Indovina – Chi nhánh Hà Nội Tên tiếng anh: Indovina Bank – Ha Nội Branch Địa chỉ : 16 Hàm Long – Hà Nội Điện thoại : 04.8266321 – Fax: 04.8266320 Một năm sau ngày Ngân hàng Indovina được cấp giấy phép hoạt động, tháng 21/11/1991 chi nhánh Hà Nội được thành lập với mục đích: Tìm hiểu thị trường miền Bắc và Bắc Trung Bộ, cùng với Hội sở chính trở thành hai kênh dẫn vốn từ Bắc và Nam bằng việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng của mình. Ban đầu khi được thành lập, chi nhánh Hà Nội được đặt tại 88 Hai Bà Trưng, nay đã chuyển về 16 Hàm Long, mọi giao dịch hiện nay đều được tiến hành tại đây Qua các năm hoạt động tăng trưởng ổn định, Ban quản trị IVB nhận thấy được tiềm năng của thị trường Hà Nội nói chung và các tỉnh lân cận nói riêng. Vì thế sau đó IVB- Hải Phòng đã được thành lập năm 1994, và vào tháng 3/2006, một phòng giao dịch mới được mở tại Hà Nội nhằm đáp ứng được số lượng khách hàng ngày càng lớn sử dụng dịch vụ của IVB. IVB – Hà Nội đã đi vào hoạt động đươc 14 năm, là một chi nhánh được thành lập sớm nhất và nằm tại một vị trí lợi thế nhất là thủ đô Hà Nội nên trong suốt thập kỉ 90 cũng như những năm gần đây, IVB – Hà Nội cùng với Hội Sở Chính luôn là đơn vị có quy mô lớn nhất và hoạt động có hiệu quả nhất. Như vậy IVB – Hà Nội đã thực hiện được đúng những mục đích, kế hoạch mà IVB đã vạch ra. 1.2 Khái quát về cơ cấu tổ chức Mô hình cơ cấu tổ chức của IVB gồm : Đứng đầu là Hội đồng quản trị; Tiếp đến là Ban điều hành với nhiệm vụ điều hành một Hội sở chính và 5 chi nhánh. Trong các chi nhánh và hội sở gồm các phòng ban. Đứng đầu chi nhánh là một giám đốc điều hành , đứng đầu các phòng ban là các trưởng phòng. Hội sở chính của IVB và các chi nhánh đều được đặt tại các tỉnh , thành phố có sự tăng trưởng kinh tế, và đầu tư nước ngoài lớn như hiện nay Hội Sở Chính được đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, các chi nhánh được đặt tại Hà Nội , Hải Phòng, Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai. Điều này giúp cho các chi nhánh của IVB đều có một sự tăng trưởng ngày một tăng trong những năm gần đây. Về cơ cấu tổ chức thì IVB – Hà Nội cũng như hội sở và các chi nhánh khác, đều được cơ cấu gồm 5 phòng: Phòng Hành chính sự nghiệp, Phòng kế toán, Phòng thanh toán quốc tế, Phòng quỹ, Phòng tín dụng và tiếp thị. Các phòng thường xuyên có mối liên hệ về mặt nghiệp vụ và hạch toán hàng ngày, hàng tháng, hàng quý. 1.3 Nghĩa vụ và nghiệp vụ 1.3.1 Nghĩa vụ của IVB Hà Nội Một là, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn phát triển vốn và các nguồn lực khác của IVB Hai là, tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn, hiệu quả Ba là, thực hiện các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật và của IVB 1.3.2 Nghiệp vụ của IVB Hà Nội Cũng giống như một ngân hàng với đầy đủ dịch vụ ở các nước , IVB Hà Nội cũng như Hội sở và các chi nhánh đều cung cấp các dịch vụ ngân hàng và tài chính đa dạng gồm: Thứ nhất, Nhận tiền gửi ngoại tệ và Việt Nam đồng , không kỳ hạn và có kỳ hạn. Thứ hai, Cho vay ngắn, trung, dài hạn bằng ngoại tệ và VND đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân. Đồng tài trợ, cho vay hợp vốn đối với những dự án có quy mô lớn và thời hạn dài. Thứ ba, Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế thông qua các hình thức: chuyển tiền, thư tín dụng, nhờ thu chứng từ, bảo lãnh các hợp đồng ngoại thương, chiết khấu các chứng từ có giá, dịch vụ ngoại hối. Thứ tư, Chuyển tiền trong nước và quốc tế. Thứ năm, Thực hiện các dịch vụ ngân hàng đại lưý, hợp tác với các ngân hàng trong và ngoài nước. Thứ sáu, Thanh toán, chi phiếu lữ hành, thẻ Visa, Master. Thứ bẩy, Nhận thế chấp , cầm cố tài sản để vay vốn và quản l? tài sản cho tổ chức và cá nhân Thứ tám, Liên kết , liên doanh, hoặc tham gia các hình thức đầu tư, kinh doanh trung và dài hạn theo pháp luật hiện hành Thứ chín, Các dịch vụ khác khi được Ngân hàng Nhà Nước cho phép chương II Tổ chức bộ máy của IVB – Hà Nội 2.1. Phòng Hành chính nhân sự Chức năng Phòng Hành chính nhân sự là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng quy định của IVB. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh. Nhiệm vụ Thứ nhất, thực hiện quy định của Nhà nước Việt Nam và của IVB có liên quan đến chính sách cán bộ về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… Thứ hai, thực hiện quản lý lao động, tuyển dụng lao động, điều động sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh theo thẩm quyền của chi nhánh. Thứ ba, thực hiện bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ lãnh đạo tại chi nhánh. Thứ tư, xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ, nhân viên chi nhánh. Thứ năm, thực hiện mua sắm tài sản và công cụ lao động, trang thiết bị và phương tiện làm việc, văn phòng phẩm phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh. Thực hiện theo dõi, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, công cụ lao động theo uỷ quyền. Thứ sáu, thực hiện công tác xây dựng cơ bản, nâng cấp và sửa chữa nhà làm việc, quầy tiết kiệm, điểm giao dịch đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh và quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước Việt Nam và IVB Thứ bảy, quản lý và sử dụng xe ô tô, sử dụng điện, điện thoại, và các trang thiết bị của chi nhánh, định kỳ bảo dưỡng và khám xe ô tô theo quy định, đảm bảo lái xe an toàn. Là đầu mối xây dựng nội quy quản lý, sử dụng trang thiết bị tại chi nhánh. Thứ tám, tổ chức công văn lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ. Đánh máy, in ấn tài liệu của cơ quan khi đã được Ban giám đốc duyệt. Cung cấp tài liệu lưu trữ cho Ban giám đốc và các phòng khi cần thiết theo đúng quy định về bảo mật, quản lý an toàn hồ sơ cán bộ. Thứ chín, tổ chức thực hiện công tác y tế tại chi nhánh. Thứ mười, chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để hội họp, hội thảo, sơ kết, tổng kết… và Ban giám đốc tiếp khách. Thứ mười một, thực hiện nhiệm vụ thủ quỹ các khoản chi tiêu nội bộ cơ quan. Thứ mười hai, tổ chức công tác bảo vệ an toàn cơ quan, phối hợp với các phòng kế toán giao dịch; phòng Tiền tệ kho quỹ bảo vệ an toàn công tác vận chuyển hàng đặc biệt; phòng cháy nổ, chống bão lụt theo đúng quy định của ngành và của cơ quan chức năng. Thứ mười ba, lập báo cáo thuộc phạm vi trách nhiệm của phòng. Thứ mười bốn, thực hiện một số công việc khác do Giám đốc giao 2.2. Phòng quỹ Chức năng Phòng quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và IVB. ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các Điểm giao dịch trong và ngoài quầy. Nhiệm vụ Thứ nhất, quản lý an toàn kho quỹ (an toàn về tiền mặt VNĐ và ngoại tệ, thẻ trắng, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp…) theo đúng quy định của NHNN và IVB. Thứ hai, thu chi tiền mặt có giá trị lớn, thu chi lưu động tại các doanh nghiệp, khách hàng. Thứ ba, phối hợp với phòng giao dịch( trong quầy), phòng Hành chính nhân sự thực hiện điều chuyển tiền giữa quỹ nghiệp vụ của Chi nhánh với NHNN. Thứ tư, thường xuyên kiểm tra và phát hiện kịp thời các hiện tượng hoặc sự cố ảnh hưởng đến an toàn kho quỹ, báo cáo Giám đốc kịp thời xử lý. Lập kế hoạch sửa chữa cải tạo, tu bổ, nâng cấp kho tiền đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Thứ năm, thực hiện ghi chép theo dõi sổ sách thu chi, xuật nhập kho quỹ đầy đủ, kịp thời. Làm các báo cáo theo quy định của NHNN và IVB. Thứ sáu, thực hiện việc đóng gói, lập bảng kê chuyển séc du lịch, hoá đơn thanh toán thẻ VISA, MASTER về Trụ sở chính để gửi đi nước ngoài nhờ thu. Thứ tám, tổ chức nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác của phòng. Thứ chín, thực hiện một số công việc khác do Giám đốc giao. 2.3. Phòng Kế toán Chức năng Là phòng nghiệp vụ giúp giám đốc thực hiện công tác quản lý tài chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ tại chi nhánh theo đúng quy định của NHNN và quy định của IVB. Nhiệm vụ Thứ nhất, chi trả lương và các khoản thu nhập khác cho cán bộ công nhân viên hàng tháng. Thứ hai, thực hiện các giao dịch nội bộ phối hợp với phòng Ngân quỹ kiểm soát đối chiếu tiền mặt hàng ngày.Lưu trữ chứng từ, lập và in báo cáo theo quy định của NHNN và IVB Thứ ba, quản lý Séc và các giấy tờ có giá, các ấn chỉ quan trọng Thứ tư, tổ chức quản lý và theo dõi hạch toán kế toán, tài sản cố định, công cụ lao động, kho ấn chỉ, chi tiêu nội bộ của chi nhánh, phối hợp với phòng tổ chức hành chính lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng tài sản cố định. Thứ năm, lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính theo quy định hiện hành Thứ sáu, lập kế hoạch mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, kế hoạch chi tiêu nội bộ bảo đảm hoạt động kinh doanh của đơn vị, đảm bảo hoạt động kinh doanh của chi nhánh, trình giám đốc quyết định. Thứ bảy, phối hợp với các phòng liên quan tham mưu cho giám đốc về kế hoạch và thực hiện quỹ tiền lương, quý, năm. Chi các quỹ theo quy định của NHNN và quy định của IVB. Thứ tám, tính và trích nộp thuế, bảo hiểm xã hội theo quy định, là đầu mối trong cơ quan thuế tài chính. Thứ chín, phối hợp với các phòng ban có liên quan, phân tích đánh giá kết quả kinh doanh của chi nhánh để trình ban lãnh đạo quyết định mức trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo hướng dẫn của IVB. Thứ mười, phối hợp với phòng tổ chức hành chính xây dựng nội quy quản lý, sử dụng trang thiết bị tại chi nhánh. Thứ mười một, thực hiện chứng từ lưu trữ số liệu làm báo cáo theo quy định của nhà nước và quy định của IVB Thứ mười hai, tổ chức học tập, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên. Thứ mười ba, bảo đảm an toàn bí mật các số liệu có liên quan theo quy định của ngân hàng. Thứ mười bốn, làm việc khác do giám đốc giao. 2.4. Phòng thanh toán quốc tế Chức năng: Là phòng nghiệp vụ tài chính thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại chi nhánh theo quy định của IVB Nhiệm vụ: Thứ nhất, Xây dựng, niêm yết tỷ giá giao dịch các loại ngoại tệ với khách hàng. Thứ hai, Thực hiện các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu về hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng : thanh toán L/C, nhờ thu, chuyển tiền, thương lượng bộ chứng từ xuất khẩu, Thứ ba, Phát hành các thư bảo lãnh theo thông lệ quốc tế và quy định của IVB: Thư tín dụng dự phòng, bảo lãnh Ngân hàng, các chứng thư bảo lãmà IVB đã đặt ra cho chi nhánh để giúp cho IVB đạt được mục tiêu đã hoạch định. Thứ tư, Tổ chức triển khai các dịch vụ khác về ngoại tệ và thanh toán quốc tế Thứ năm, Tham mưu cho Ban giám đốc về các dịch vụ liên quan đến ngoại tệ và thanh toán quốc tế. Thứ sáu, Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định Thứ bảy, Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao 2.5. Phòng tín dụng và tiếp thị Chức năng Là phòng nghiệp vụ tham mưu, giúp Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý và điều hành, tổ chức kinh doanh của IVB. Tham mưu cho giám đốc chỉ đạo, điều hành, quản lý hoạt động tín dụng và hoạt động tiêp thị đối với khách hàng phù hợp với quy định của NHNN và IVB. Nhiệm vụ Thứ nhất, khai thác nguồn vốn từ khách hàng ( VNĐ, ngoại tệ) Thứ hai, tiếp thị hỗ trợ khách hàng, tiếp thị làm công tác chăm sóc khách hàng, phát triển dịch vụ của ngân hàng đến khách hàng. Thứ ba, thẩm định và xác định hạn mức tín dụng gồm có: Cho vay, tài trợ thương mại, bảo lãnh, cho khách hàng trong phạm vi uỷ quyền của chi nhánh; trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, quản lý các hạn mức đã đưa ra cho từng khách hàng. Thứ tư, thực hiện nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh, xử lý giao dịch - Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh - Thẩm định khách hàng, dự án, phương án cho vay vốn, bảo lãnh theo quy định - Đưa ra các quy định chấp thuận hoặc từ chối đề nghị vay vốn, bảo lãnh trên cơ sở các hồ sơ và việc thẩm định. Kiểm tra, giám sát các khoản vay, cho vay ( trong và sau) phối hợp với các phòng liên quan thực hiện thu nợ, thu lãi, thu phí đầy đủ, kịp thời đúng hạn đúng hợp đồng đã kí,theo dõi quản lý các khoản cho vay, theo dõi quản lý các khoản nợ có vấn đề, các khoản nợ quá hạn. Thực hiện các biện pháp và tiến hành xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi các khoản nợ này. - Thực hiện nghiã vụ thành viên hợp đồng tín dụng Thứ năm, cập nhật, phân tích toàn diện về thông tin khách hàng theo quy định Thứ sáu, quản lý các khoản cho vay, bảo lãnh, quản lý tài sản đảm bảo. Thứ bảy, theo dõi, phân tích quản lý thường xuyên hợp đồng kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng xin bảo lãnh để phục vụ công tác cho vay. Thứ tám, Báo cáo phân tích tổng hợp kế hoạch theo khách hàng, nhóm khách hàng theo sản phẩm, dịch vụ đề xuất tình huống đầu tư tín dụng trong từng thời kì. Thứ chín, theo dõi việc trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Thứ mười, phản ánh những đề xuất vướng mắc biện pháp trình giám đốc, xem xét giải quyết hoặc kiến nghị lên cấp trên giải quyết. Thứ mười một, tổ chức học tập, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên Thứ mười hai, bảo đảm an toàn bí mật các số liệu có liên quan theo quy định của ngân hàng. Thứ mười ba, Tiếp thị sản phẩm của ngân hàng tới khách hàng tiềm năng hiện tại - Tìm hiểu thị trường - Tìm kiếm khách hàng tiềm năng - Gặp gỡ lôi kéo khách hàng sử dụng dịch vụ - Duy trì quan hệ với khách hàng tiềm năng - Quan hệ xã hội, các cơ quan đoàn thể… Thứ mười bốn, làm việc khác do giám đốc giao. chương III Tình hình hoạt động trong 3 năm gần đây 3.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh và hạch toán nghiệp vụ của IVB Ivb là một ngân hàng liên doanh nước ngoài, nên trong hoạt động sản xuất kinh doanh đều có những điểm khác biệt so với khối các ngân hàng khác, cụ thể như sau: Thứ nhất, Mặc dù hạch toán theo chuẩn mực kế toán các tổ chức tín dụng của Việt Nam nhưng IVB sử dụng đơn vị hạch toán là đồng USD. VND đối với IVB được coi là đồng ngoại tệ nên IVB bị NHNN Việt Nam kiểm soát trạng thái VND. Thứ hai, IVB chịu sự điều tiết và quản lưy chặt chẽ của Luật đầu tư nước ngoài và của NHNN Việt Nam. Ví dụ như: Không được huy động VND quá 30% vốn chủ sở hữu… Thứ ba, IVB sử dụng hệ thống kế toán phân tán. Mọi bút toán được xử lưý ngay tại các phòng nghiệp vụ. Phòng kế toán chỉ hạch toán tổng hợp các chỉ tiêu nội bộ, quản lưý tài sản của ngân hàng. Mọi giao dịch của chi nhánh với nước ngoài đều thông qua Hội sở chính. Thứ tư, IVB hoạt động thiên về dịch vụ, thu phí và hoa hồng từ dịch vụ thường chiếm tới 20 – 30% tổng thu nhập. Thứ năm, Hoạt động huy động và sử dụng vốn của ngân hàng có liên quan chặt chẽ với cả thị trường trong nước và quốc tế, khi thừa vốn ngân hàng có thể dễ dàng gửi tiền ở nước ngoài với lãi suất thị trường, ngược lại khi thiếu vốn có thể vay từ nước ngoài nhanh chóng để kịp thời tài trợ cho hoạt động trong nước. Thứ sáu, Khách hàng mục t
Luận văn liên quan