Báo cáo Thực tập tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình chi nhánh Thái Nguyên

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế Việt nam đều gặp phải những khó khăn nhất định trong việc cạnh tranh với nền kinh tế thế giới vốn đã phát triển mạnh mẽ và lâu đời. Đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng, các ngân hàng thương mại Việt Nam vốn chưa quen với việc “đi ra biển lớn” thì sẽ phải nỗ lực rất nhiều trong việc cải thiện năng lực để có thể đứng vững trong bối cảnh khó khăn này. Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) hiện là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam. Hiện nay, ABBANK có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời góp phần thực thi chính sách tiền tệ của nhà nước, kiềm chế, đẩy lùi lạm phát, thực hiện ổn định tiền tệ, thúc đẩy phát triển kinh tế. Thế nhưng, trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt lẫn trong và ngoài nước thì đòi hỏi bản thân ngân hàng phải biết phát huy điểm mạnh, nắm bắt thời cơ kinh doanh để có thể giữ được vị thế kinh doanh và không ngừng phát triển. Muốn vậy, ABBANK nói chung và chi nhánh Thái Nguyên nói riêng cần phải hoạch định một chiến lược kinh doanh hiệu quả để có hướng đi đúng trên con đường hội nhập sắp tới. Tuy nhiên, muốn hoạch định một chiến lược kinh doanh hiệu quả thì đòi hỏi ngân hàng hiểu rõ bản thân thông qua việc phân tích hoạt động kinh doanh, đồng thời cần nắm bắt thị trường thực tế. Từ đó kết hợp những điểm mạnh, điểm yếu, cũng như thời cơ và thách thức nhằm hoạch định chiến lược kinh doanh. Nhận thức được việc đào tạo con người là khâu then chốt, tạo ra bước đột phá cho sự phát triển của ABBANK Thái Nguyên trong tương lai. Trong thời gian vừa qua ABBANK Thái Nguyên đã tuyển chọn được một số sinh viên vào thực tập tại ngân hàng nhằm đào tạo, huấn luyện để sau khi ra trường các bạn có thể trở thành những chuyên viên ngân hàng có chất lượng góp phần vào sự phát triển của ABBANK Thái Nguyên nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung. Em là một trong số những sinh viên may mắn được ABBANK Thái Nguyên tiếp nhận vào làm thực tập viên. Nhận thức được đây là cơ hội tốt để em có thể áp dụng những kiến thức cơ bản được học trên ghế nhà trường vào thực tế, đồng thời là cơ hội để em có thể trau dồi thêm kiến thức thực tế vốn còn ít ỏi của mình Qua thời gian thực tập tại NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH-CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN. Được sự quan tâm giúp đỡ của các anh chị cán bộ công nhân viên các phòng quan hệ khách hàng, phòng tài chính kế toán, phòng hành chính trong ngân hàng cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Th.s Phạm Thị Thanh Mai, em đã hoàn thành phần thực tập của mình với báo cáo thực tập theo các nội dung chính sau: Phần 1: Giới thiệu khái quát chung về ABBANK Thái Nguyên Phần 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của ABBANK Thái Nguyên Phần 3: Đánh giá chung và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ABBANK Thái Nguyên

doc49 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6136 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình chi nhánh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên sinh viên:.........................................Lớp:.................................. Địa điểm thực tập:..................................................................................... 1. TIẾN ĐỘ THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN -Mức độ liên hệ với giáo viên:.................................................................. -Thời gian thực tập và quan hệ với cơ sở:................................................ -Tiến độ thực hiện:.................................................................................... 2. NỘI DUNG BÁO CÁO -Thực hiện các nội dung thực tập:............................................................ -Thu thập và xử lý số liệu:........................................................................ -Khả năng hiểu biết thực tế và lý thuyết:.................................................. 3. HÌNH THỨC TRÌNH BÀY .................................................................................................................. .................................................................................................................. 4. MỘT SỐ Ý KIẾN KHÁC .................................................................................................................. .................................................................................................................. 5. ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .................................................................................................................. ĐIỂM:............ CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO:(Tốt – Khá – Trung bình)............................ Thái Nguyên, ngày....tháng....năm 2011 Giáo viên hướng dẫn LỜI NÓI ĐẦU Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế Việt nam đều gặp phải những khó khăn nhất định trong việc cạnh tranh với nền kinh tế thế giới vốn đã phát triển mạnh mẽ và lâu đời. Đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng, các ngân hàng thương mại Việt Nam vốn chưa quen với việc “đi ra biển lớn” thì sẽ phải nỗ lực rất nhiều trong việc cải thiện năng lực để có thể đứng vững trong bối cảnh khó khăn này. Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) hiện là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam. Hiện nay, ABBANK có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời góp phần thực thi chính sách tiền tệ của nhà nước, kiềm chế, đẩy lùi lạm phát, thực hiện ổn định tiền tệ, thúc đẩy phát triển kinh tế. Thế nhưng, trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt lẫn trong và ngoài nước thì đòi hỏi bản thân ngân hàng phải biết phát huy điểm mạnh, nắm bắt thời cơ kinh doanh để có thể giữ được vị thế kinh doanh và không ngừng phát triển. Muốn vậy, ABBANK nói chung và chi nhánh Thái Nguyên nói riêng cần phải hoạch định một chiến lược kinh doanh hiệu quả để có hướng đi đúng trên con đường hội nhập sắp tới. Tuy nhiên, muốn hoạch định một chiến lược kinh doanh hiệu quả thì đòi hỏi ngân hàng hiểu rõ bản thân thông qua việc phân tích hoạt động kinh doanh, đồng thời cần nắm bắt thị trường thực tế. Từ đó kết hợp những điểm mạnh, điểm yếu, cũng như thời cơ và thách thức nhằm hoạch định chiến lược kinh doanh. Nhận thức được việc đào tạo con người là khâu then chốt, tạo ra bước đột phá cho sự phát triển của ABBANK Thái Nguyên trong tương lai. Trong thời gian vừa qua ABBANK Thái Nguyên đã tuyển chọn được một số sinh viên vào thực tập tại ngân hàng nhằm đào tạo, huấn luyện để sau khi ra trường các bạn có thể trở thành những chuyên viên ngân hàng có chất lượng góp phần vào sự phát triển của ABBANK Thái Nguyên nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung. Em là một trong số những sinh viên may mắn được ABBANK Thái Nguyên tiếp nhận vào làm thực tập viên. Nhận thức được đây là cơ hội tốt để em có thể áp dụng những kiến thức cơ bản được học trên ghế nhà trường vào thực tế, đồng thời là cơ hội để em có thể trau dồi thêm kiến thức thực tế vốn còn ít ỏi của mình Qua thời gian thực tập tại NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH-CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN. Được sự quan tâm giúp đỡ của các anh chị cán bộ công nhân viên các phòng quan hệ khách hàng, phòng tài chính kế toán, phòng hành chính… trong ngân hàng cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Th.s Phạm Thị Thanh Mai, em đã hoàn thành phần thực tập của mình với báo cáo thực tập theo các nội dung chính sau: Phần 1: Giới thiệu khái quát chung về ABBANK Thái Nguyên Phần 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của ABBANK Thái Nguyên Phần 3: Đánh giá chung và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ABBANK Thái Nguyên Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hiểu biết còn hạn chế nên bài báo cáo của em không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, quý cơ quan để em có thể hoàn thành tốt yêu cầu và mục đích đề ra của đợt thực tập. Em xin chân thành cảm ơn. PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH – CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN 1.1. Tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của ABBANK 1.1.1. Lịch sử ra đời của ABBANK Tên doanh nghiệp: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH Tên viết tắt: ABBANK Địa chỉ: 170 Hai Bà Trưng, phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM, Việt Nam Điện thoại: (84-8)38 244855 Fax: (84-8)38 244856 Email: info@abbank.vn Website: www.abbank.vn Vốn điều lệ: 3.830 tỷ VNĐ (tháng 12/2010) Thời điểm thành lập: 17/05/1993 1.1.2. Các giai đoạn phát triển của ABBANK. Năm 2002: Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, ABBANK tiến hành cải cách mạnh mẽ về cơ cấu và nhân sự để tập trung vào chuyên ngành kinh doanh ngân hàng thương mại. Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình (ABBANK) được thành lập vào tháng 5 năm 1993.  Năm 2004: ABBANK tăng vốn điều lệ lên 70,04 tỷ đồng. Năm 2005: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trở thành cổ đông chiến lược của ABBANK. Các cổ đông lớn khác gồm: Tổng công ty tài chính Dầu Khí (PVFC) , Tổng công ty Xuất Nhập Khẩu Hà Nội (GELEXIMCO). Năm 2006: Vốn điều lệ tăng từ 165 tỷ đồng vào đầu năm lên 1.131 tỷ đồng vào cuối năm Năm 2007:  - ABBANK ký kết hợp tác chiến lược với Agribank và các công ty thành - ABBANK trở thành thành viên của mạng thanh toán PAYNET. Đồng thời, vốn điều lệ của ABBANK tăng lên 2.300 tỷ đồng . Năm 2008:  - ABBANK triển khai thành công phần mềm ngân hàng lõi (core banking) vào hoạt động trên toàn hệ thống.  - Maybank chính thức trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài của ABBANK với tỷ lệ sở hữu là 15%. - ABBANK  tăng vốn điều lệ lên 2.705 tỷ đồng.  - Tháng 12/2009, ABBANK chính thức tăng vốn điều lệ lên 3.482 tỷ đồng. - Tháng 9/2009, ABBANK chính thức khai trương Hội sở mới tại 170 Hai Bà Trưng, P.Đa Kao, Q.1 và triển khai giao dịch ngoài giờ tại Sở giao dịch. - Tháng 7/2009, ABBANK chính thức tăng vốn điều lệ lên 2.850 tỷ đồng. - ABBANK công bố hợp tác với Prudential VN và ngân hàng Deutsche bank. Năm 2010:  - Tháng 12/2010, ABBANK chính thức tăng vốn điều lệ lên 3.830 tỷ đồng. - Mạng lưới ABBANK đạt trên 110 điểm giao dịch phủ khắp 29 tỉnh thành trên toàn quốc. - ABBANK đã kết nối thành công với hệ thống mạng lưới VNBC thông qua Smartlink. - ABBANK thành lập Trung tâm tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) va tham gia Dự án tài trợ DN nhỏ và vừa giai đoạn III (SMEFP III). 1.1.3. Quy mô của doanh nghiệp Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) là một trong 10 ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất VN hiện nay. Tính đến tháng 12/2010, vốn điều lệ của ABBANK đạt trên 3.830 tỷ đồng. Sau hơn 17 năm thành lập và phát triển, ABBANK đã trở thành cái tên thân thuộc với gần 10.000 khách hàng doanh nghiệp và trên 100.000 khách hàng cá nhân tại 29 tỉnh thành trên cả nước thông qua mạng lưới  hơn 110 chi nhánh. Tại ABBANK, khách hàng không chỉ hài lòng với chất lượng sản phẩm linh hoạt hiện đại, với dãy sản phẩm đa dạng phong phú, mà còn bởi chất lượng phục vụ chuyên nghiệp thân thiện. Với sự hỗ trợ từ cổ đông chiến lược trong nước là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đối tác chiến lược nước ngoài là Maybank - Ngân hàng lớn nhất Malaysia, và các đối tác khác như Prudential, Tổng công ty bưu chính Việt Nam (VNPost), Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel…, ABBANK đang tiến gần hơn tới mô hình một “siêu thị tài chính” hiện đại. 1.2 Khái quát về ABBANK chi nhánh Thái Nguyên 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển Tên giao dịch: Ngân Hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Thái Nguyên Viết tắt: ABBANK Thái Nguyên Địa chỉ: 140 Đường Hoàng Văn Thụ, Phường Hoàng Văn Thụ, TP. Thái Nguyên Ngân hàng TMCP An Bình – chi nhánh Thái Nguyên có tiền thân là Phòng Giao Dịch Thái Nguyên trực thuộc Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội được thành lập tháng 12 năm 2007. Đến ngày 13/09/2010, Phòng Giao Dịch Thái Nguyên được nâng cấp lên thành Chi nhánh Thái Nguyên. Ngân Hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Thái Nguyên là một ngân hàng thương mại chuyên nghiệp, phạm vi hoạt động chủ yếu là huy động vốn trong các tầng lớp dân cư, các thành phần kinh tế khác và cho vay trong nhiều lĩnh vực công-thương nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ…. Đầu năm 2009, ngân hàng mở rộng thêm hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ. Là một chi nhánh trực thuộc ABBANK, ABBANK- Chi nhánh Thái Nguyên hoạt động dựa vào nguồn vốn huy động tại chỗ và nguồn vốn điều hoà từ Hội sở ABBANK, ABBANK với mục tiêu chiến lược là “trao giải pháp, nhận nụ cười” đã và đang đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Những năm qua chi nhánh ngân hàng không ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên và đạt được những thành công, không ngừng lớn mạnh với những nội dung đa dạng hoá kinh doanh và hiệu quả. 1.2.2. Lĩnh vực kinh doanh của ABBANK Thái Nguyên - Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới các hình thức: tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức. - Vay vốn của ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. - Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá. - Hùn vốn và liên doanh. - Làm dịch vụ thanh toán nội địa và quốc tế. - Tư vấn tài chính. - Tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ dự án. 1.2.3. Giới thiệu quy trình cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp tại ABBANK-Thái Nguyên. Sơ đồ 1.1. Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp  (Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng ABBANK-Thái Nguyên 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của ABBANK Thái Nguyên 1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy  Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của ABBANK Thái Nguyên 1.3.2. Chức năng của các phòng ban - Ban giám đốc: bao gồm giám đốc và các phó giám đốc là bộ phận quản lý và điều hành chung mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Ngân hàng TMCP An Bình và cơ quan pháp luật. - Phòng Tài chính – Kế toán: phản ánh các hoạt động cho vay và huy động vốn của ngân hàng, theo dõi sự biến động về nguồn vốn, hạch toán kinh tế theo pháp lệnh kế toán và thống kê, thực hiện các dịch vụ thanh toán với khách hàng, tư vấn cho giám đốc các biện pháp nawng cao hiệu quả công tác kế toán và chất lượng dịch vụ thanh toán. - Phòng ngân quỹ: có chức năng cơ bản là kiểm ngân, bảo quản tiền và thực hiện các hoạt động thu chi tiền mặt trực tiếp với khách hàng. - Phòng hành chính: Quản lý các hoạt động nội chính của ngân hàng như sắp xếp tổ chức cán bộ, bảo vệ tài sản, sửa chữa tài sản, tiếp khách,… - Bộ phận quan hệ khách hàng doanh nghiệp: là phong nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp để khai thác vốn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với các chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của ABBANK. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp. - Bộ phận quan hệ khách hàng cá nhân: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân, để khai thác vốn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng cá nhân. - Phòng quản lý rủi ro: là phòng có nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh. Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay đầu tư, đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng, dự án, phương án, đề án cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo hướng dẫn của ABBANK. 1.3.3 Nhận xét về cơ cấu tổ chức Qua sơ đồ 1, cơ cấu tổ chức của ABBANK-Thái Nguyên đã thể hiện sự quản lý bao quát của ban giám đốc xuống các phòng ban chức năng, điều này đảm bảo cho nhà quản lý có thể trực tiếp điều hành và nắm bắt tình hình hoạt động của toàn chi nhánh dễ dàng. Bên cạnh đó, việc phân chia các phòng ban chức năng thành các phòng cụ thể theo từng nhiệm vụ đã làm cho công việc của các phòng tập trung vào một mảng công việc. Sự phân chia này sẽ đảm bảo công việc của các phòng chức năng không bị đan xen, chồng chéo lẫn nhau, từ đó nâng cao năng suất lao động của nhân viên. Chúng ta có thể nhận thấy sự tách biệt giữa bộ phận khách hàng Doanh nghiệp và bộ phận khách hàng Cá nhân đã được tách riêng, vì vậy mà ngân hàng có thể tập trung phục vụ riêng cho từng nhóm khách hàng tiềm năng của mình. PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH – CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN (ABBANK THÁI NGUYÊN) 2.1. Phân tích các hoạt động Maketing của ABBANK-Thái Nguyên 2.1.1. Các loại dịch vụ chủ yếu mà ABBANK Thái Nguyên đang cung cấp cho khách hàng Đối với khách hàng là doanh nghiệp Sản phẩm cho vay: Cấp hạn mức thanh toán tiền điện Cho vay mua xe ô tô Cho vay cầm cố hàng hóa ABBANK hỗ trợ lãi suất cho các cá nhân, tổ chức vay vốn khu vực nông thôn SMEFP – Thủ tục nhanh chóng, lãi suất ưu đãi Tài trợ vốn lưu động Tài trợ nhập khẩu Tài trợ xuất khẩu bằng VNĐ theo lãi suất USD Cho vay đồng tài trợ Cho vay bổ sung vốn kinh doanh trả góp Tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng Tài trợ dự án đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất Tài trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ SMEs Tài trợ thương mại Sản phẩm tiền gửi Tài khoản doanh nghiệp Tiền gửi dài hạn lãi suất thả nổi Siêu tài khoản thanh toán Tiền gửi ký quỹ Tiền gửi thanh toán gia tăng giá trị Tiền gửi doanh nghiệp rút vốn linh hoạt Tài khoản tiền gửi doanh nghiệp có kỳ hạn lĩnh lãi trước Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn Tài khoản tiền gửi thanh to Sản phẩm nhà thầu điện lực Gói sản phẩm nhà thầu điện lực Dịch vụ bảo lãnh Bảo lãnh doanh nghiệp Dịch vụ thanh toán quốc tế Dịch vụ thanh toán quốc tế Dịch vụ nhận bộ chứng từ gửi đi thanh toán theo L/C Dịch vụ thông báo L/C & tu chỉnh L/C Dịch vụ Tín dụng chứng từ (L/C) - Ký hậu vận đơn; Ủy quyền nhận hàng; Bảo lãnh nhận hàng theo L/C Dịch vụ thanh toán tiền hàng xuất khẩu Dịch vụ xác nhận L/C Dịch vụ thanh toán L/C Dịch vụ Tín dụng chứng từ (L/C) – thanh toán nhập khẩu – phát hành L/C Dịch vụ Thanh toán séc nước ngoài Dịch vụ thanh toán nhờ thu chứng từ - Thông báo và thanh toán nhờ thu hàng nhập khẩu Dịch vụ chuyển tiền bằng điện – chuyển tiền đi Chiết khấu chứng từ theo thư tín dụng xuất khẩu Dịch vụ thanh toán nhờ thu chứng từ - Dịch vụ nhận bộ chứng từ gửi đi thanh toán theo nhờ thu hàng xuất khẩu Dịch vụ chuyển tiền bằng điện – chuyển tiền đến Chiết khấu chứng từ nhờ thu xuất khẩu Bảo lãnh thanh toán Dịch vụ khác Dịch vụ Vay trực tuyến Dịch vụ thu tiền mặt tại chỗ Giao dịch qua fax Ngân hàng trực tuyến E – banking Dịch vụ SMS Banking Thanh toán tiền điện tự động Kết chuyển số dư tập trung Thu hộ tiền điện bằng chuyển khoản Dịch vụ chi hộ lương, hoa hồng Đối với khách hàng là cá nhân Sản phẩm tiền gửi Tiết kiệm thông minh – YOUsmart Tiền gửi bằng vàng Tiết kiệm tính lãi linh hoạt Tiết kiệm cho khách hàng từ 50 tuổi Phát hành chứng chỉ tiền gửi VNĐ Tiết kiệm rút gốc linh hoạt Tiết kiệm thực gửi VNĐ Tiết kiệm “ Tích lũy cho tương lai” Tiết kiệm đúng nghĩa – Bảo hiểm trọn đời Sản phẩm cho vay Cho vay thấu chi Dịch vụ trung gian thanh toán chuyển nhượng bất động sản qua ngân hàng Cho vay cầm cố STK/Số dư tài khoản Cho vay tiêu dùng có thế chấp Cho vay bổ sung vốn sản xuất kinh doanh dịch vụ Cho vay mua nhà/đất/xây sửa chữa nhà Cho vay du học Cho vay sản xuất kinh doanh Cho vay mua xe ô tô Cho vay cầm cố cổ phiếu niêm yết Cho vay mua cổ phần phát hành lần đầu thuộc EVN Cho vay tiêu dùng tín chấp Cho vay mua cổ phiếu chưa niêm yết Sản phẩm thẻ Thẻ ghi nợ quốc tế ( YOUcard Visa Debit) Thẻ ghi nợ nội địa ( YOUcard Debit) Dịch vụ khác Ngân hàng điện tử online banking Dịch vụ nạp tiền VNTOPUP Dịch vụ chuyển vàng trong nước Dịch vụ chuyển tiền trong nước Dịch vụ thanh toán tiền điện qua bưu cục VNPOST Dịch vụ thu cước VIETTEL Dịch vụ SMS Banking Dịch vụ chứng minh tài chính du học Dịch vụ thu hộ tiền điện Nhắn tin truy vấn thông tin qua dịch vụ SMS Banking Dịch vụ nhận kiều hối WESTERN UNION Dịch vụ giao nhận tiền gửi tận nơi Chuyển và nhận tiền kiều hối Dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài qua WESTERN UNION 2.1.2. Giá cả các sản phẩm dịch vụ tại ABBANK-Thái Nguyên Trong quan hệ kinh tế, giá cả của một sản phẩm được hiện hữu được hiểu là số tiền mà người mua phải trả cho người bán để nhận được tiền sử dụng, sở hữu hàng hóa. ABBANK-Thái Nguyên là doanh nghiệp kinh doanh quyền sử dụng hàng hóa tiền tệ nên hoạt động kinh doanh cơ bản của ngân hàng là “ mua “ và “ bán “ quyền sử dụng hàng hóa tiền tệ. Như vậy có thể hiểu giá của sản phẩm dịch vụ ngân hàng là số tiền mà khách hàng hay ngân hàng phải trả để được quyền sử dụng một khoản tiền trong thời gian nhất định hoặc sử dụng các sản phẩm dịch vụ do ngân hàng cung cấp. Trong thực tế, giá sản phẩm dịch vụ ABBANK-Thái Nguyên được thể hiện dưới 3 hình thức phổ biến như sau: - Lãi: lượng tiền phải trả để được quyền sử dụng một khoản tiền nào đó trong một khoản thời gian nhất định gồm tiền gửi và tiền vay - Phí: khoản tiền khách hàng phải trả khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng. - Hoa hồng: khoản tiền khách hàng trả cho ngân hàng khi ngân hàng thực hiện nghiệp vụ môi giới cho khách hàng như hoa hồng trả cho các dịch vụ môi giới bất động sản, môi giới chứng khoán. * Đặc điểm của giá và định giá sản phẩm dịch vụ tại ABBANK-Thái Nguyên: - Giá sản phẩm dịch vụ ngân hàng mang tính tổng hợp khó xác định chi phí và giá trị đối với từng sản phẩm dịch vụ riêng biệt - Giá sản phẩm dịch vụ ngân hàng có tính đa dạng, phức tạp. Do đó có nhiều cách định giá khác nhau cho những sản phẩm dịch vụ khác nhau. - Giá của sản phẩm dịch vụ ngân hàng có tính nhạy cảm cao. Bởi giá sản phẩm dịch vụ ngân hàng là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố cấu thành và các yếu tố này rất đa dạng và thường xuyên thay đổi. * Các kiểu giá sản phẩm dịch vụ ngân hàng - Giá cố định: là các mức lãi, phí hay hoa hồng mà khách hàng phải trả khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng theo tỷ lệ nhất định và được ngân hàng quy định cụ thể. - Giá ngầm: là các loại giá mà khách hàng hay ngân hàng được nhận hay phải trả khác với mức được công bố, công khai. - Giá chênh lệch: là mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán của sản phẩm dịch vụ. Định giá là công việc quan trọng trong xây dựng chiến lược Marketing hỗn hợp của ngân hàng. Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động Marketing mà còn ảnh hưởng đến hoạt động và thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên, việc định giá sản phẩm dịch vụ ngân hàng hết sức phức tạp vì bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Vì vậy, khi xây dựng chính sách giá thì ngân hàng dựa trên những căn cứ cơ bản sau: Thứ nhất, chi phí là các nguồn lực mà ngân hàng phải bỏ ra để duy trì sự hoạt động và cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng. Chi phí gồm 2 loại cơ bản là chi phí cố định và chi phí biến đổi. Giá của sản phẩm dịch vụ ngân hàng tối thiểu phải bù đắp đủ các cho phí phát sinh. Thứ hai, rủi ro thực chất là các khoản chi phí ti
Luận văn liên quan