Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBANK) (trước tên Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993.
Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư; Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam.
56 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 8078 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng VPBank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập cuối khóa GVHD: TH.S TRẦN THỊ THU NGÂN
CHƯƠNG 1 :
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG(VPBANK)
VPBank - Sự hình thành và phát triển
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBANK) (trước tên Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993.
Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư; Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam.
Vốn điều lệ
Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Đến tháng 8/2006, vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng. Tháng 9/2006, VPBank nhận được chấp thuận của NHNN cho phép bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng OCBC - một Ngân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ sẽ được nâng lên trên 750 tỷ đồng. Tiếp theo, đến cuối năm 2006, vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng lên trên 1.000 tỷ đồng. Và hiện nay vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên 1.500 tỷ đồng vào tháng 7/2007.
Mạng lưới hoạt động
VPBank đã có tổng số 134 Chi nhánh và Phòng giao dịch trên toàn quốc:
Tại Hà Nội: 1 Trụ sở chính, 46 chi nhánh và phòng giao dịch
Các tỉnh, thành phố khác thuộc miền Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Hòa Bình, Thái Bình): 26 Chi nhánh và Phòng giao dịch.
Khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Bình Thuận): 27 Chi nhánh và Phòng giao dịch.
Khu vực miền Nam (TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang): 35 Chi nhánh và Phòng giao dịch.
550 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh VPBank - Western Union.
Công ty trực thuộc
- Công ty Quản lý tài sản VPBank (VPBank AMC)
- Công ty TNHH Chứng khoán VPBank (VPBS)
Công nghệ
- Sử dụng phần mềm Ngân hàng lõi - Corebanking của Temenos giúp cho thời gian giao dịch với khách hàng được rút ngắn, an toàn, bảo mật.
- Hệ thống thẻ Way4 của Open Way, công nghệ thẻ chip theo chuẩn EMV, cùng hệ thống máy ATM hiện đại luôn đáp ứng tốt nhất các nhu cầu giao dịch thẻ của khách hàng.
Về đội ngũ cán bộ
Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay có trên 2.600 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 87%). Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng, giúp VPBank sẵn sàng đương đầu được với cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn đầy thử thách sắp tới khi Việt Nam bước vào hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, những năm vừa qua VPBank luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự.
Đại hội cổ đông năm 2005 được tổ chức vào cuối tháng 3/ 2006, một lần nữa, VPBank khẳng định kiên trì thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ. Phấn đấu trong một vài năm tới trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực phía Bắc và nằm trong nhóm 5 Ngân hàng dẫn đầu các Ngân hàng TMCP trong cả nước.
Ý nghĩa biểu tượng
Thương hiệu mới của VPBank với phương châm "Hành động vì ước mơ của bạn", được xây dựng nên từ các yếu tố: Chuyên nghiệp, Tận tuỵ, Khác biệt, và Đơn giản. Trong đó:
CHUYÊN NGHIỆP: Vận dụng kiến thức và kinh nghiệm, cùng phong cách làm việc chuyên nghiệp, chính xác, nhanh chóng để cung cấp các sản phẩm/dịch vụ ngân hàng hiện đại, đáng tin cậy và phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng.
TẬN TỤY: Nhiệt tình tư vấn, hướng dẫn, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng, giúp khách hàng hiểu các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng một cách rõ ràng và cụ thể.
KHÁC BIỆT: Luôn tìm tòi, sáng tạo để tạo ra sự khác biệt, mang đến những sản phẩm/dịch vụ cao cấp với tính độc đáo và nhiều tiện ích cho khách hàng
ĐƠN GIẢN: Tập trung xây dựng hệ thống dịch vụ Ngân hàng với các thủ tục đơn giản, dễ hiểu và thuận tiện, sử dụng công nghệ hiện đại để phục vụ khách hàng nhanh chóng và hiệu quả.
Biểu tượng mới là hình ảnh cách điệu bông hoa sen đang nở, loài hoa tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, thể hiện mong muốn của VPBank đóng góp vào sự phát triển bền vững, thịnh vượng và trường tồn cho đất nước Việt Nam.
Hình dáng biểu tượng này giống như hai đôi bàn tay ấp ủ mầm non đang vươn lên, tượng trưng cho sự phát triển đi lên không ngừng, là chỗ dựa vững chắc, đáng tin cậy để đảm bảo cho sự phát triển và thịnh vượng.
Màu đỏ tươi của cánh hoa thể hiện sự nhiệt huyết, tinh thần làm việc hăng say, tính sáng tạo, sự thịnh vượng và may mắn cũng như tinh thần trách nhiệm đối với xã hội, đối với cộng đồng trong mỗi hoạt động của VPBank.
Kiểu chữ được thiết kế thoáng và đơn giản mang đến một cái nhìn và cảm nhận hiện đại, đồng thời thể hiện sự minh bạch trong hoạt động của Ngân hàng. Những đường cong mềm mại thể hiện sự linh hoạt, phục vụ tận tuỵ và thủ tục đơn giản. Màu xanh lá cây mang lại sức sống tươi mới với ý nghĩa đem đến thành công vững bền cho khách hàng, cũng như sự thành công, phát triển của chính Ngân hàng. Đặc biệt, nét chữ ‘k' ở cuối logo được tạo thành bởi cánh hoa sen màu đỏ hướng lên trên, thể hiện quyết tâm của VPBank muốn đem đến khách hàng những sản phẩm/dịch vụ độc đáo, khác biệt với chất lượng tốt nhất, với phong cách hiện đại, chuyên nghiệp và đáng tin cậy nhất, với mong muốn giúp khách hàng biến ước mơ thành hiện thực thông qua những nỗ lực hành động. Cùng với hình ảnh cánh hoa sen, cánh hoa trong chữ ‘k' đem đến cảm giác về một sự nhất quán, kiên định với định hướng phát triển bền vững của ngân hàng, xây dựng hình ảnh một VPBank là đối tác uy tín cho sự hợp tác bền chặt và cùng phát triển với các khách hàng.
1.2 Sơ đồ tổ chức, cơ cấu chức năng của các phòng ban
Hội đồng tín dụng
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Các ban tín dụng
Ban điều hành
Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ
Hội sở
Phòng kế toán
Các chi nhánh cấp 1
Phòng ngân quỹ
Phòng tổng hơp và Quản lí hành chính
Phòng thanh toán quốc tế và kiều hối
Phòng thu hồi nợ
Văn phòng VPBank
Trung tâm tin học
Trung tâm kiều hối phát chuyển tiền nhanh W.U
Trung tâm đào tạo
Các chi nhánh cấp 2 và các phòng giao dịch
- Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên trong đó có 3 uỷ viên thường trực gồm Chủ tịch, phó chủ tịch, thứ nhất và một uỷ viên thường trực kiêm tổng giám đốc. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ thay mặt đại hội đồng cổ đông quyết định các vấn đề lớn như: Quyết định chiến lược phát triển của ngân hàng; bổ nhiệm, cách chức tổng giám đốc, phó tổng giám đốc; quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ; quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện; quyết định giá chào bán cổ phần...
- Ban kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 3 thành viên chyên trách. Ban này có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quảm lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của ngân hàng...
- Hội đồng tín dụng là tổ chức do HĐQT lập ra, ngoài ra HĐQT còn lập ra các Ban tín dụng tại tất cả các chi nhánh cấp I. Hội đồng tín dụng và Ban tín dụng đều có nhiệm vụ phê duyệt các quyết định cấp tín dụng cho khách hàng nhưng với các giới hạn tín dụng khác nhau.
- Phòng kiểm tra- kiểm toán nội bộ trực thuộc ban điều hành, được phân bổ cho mỗi chi nhánh cấp I ít nhất từ 1đến 2 nhân viên. Bộ phận này có chức năng kiểm tra, giám sát các hoạt động thường ngày và toàn diện trong tất cả các giai đoạn trước, trong và sau trong quá trình thực hiện mỗi nghiệp vụ của ngân hàng
- Phòng ngân quỹ gồm 2 mảng nghiệp vụ chính: Quỹ nghiệp vụ và kho tiền.
Trong đó:
+ Quỹ nghiệp vụ gồm;
Bộ phận thu tiền
Bộ phận chi tiền
Bộ phận kiểm ngân
Bộ phận giao dịch
+ Kho tiền:
Quản lí toàn bộ tài sản có trong kho.
Thực hiện việc xuất nhập kho
- Các phòng giao dịch có chức năng :
+Huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế và cá nhân
+Thu hút tiền gửi trong dân cư
+ Cho vay
+Thực hiện 1 số các nghiệp vụ như: chuyển tiền nhanh, mua ngoại tệ kinh doanh, chiết khấu công trái, thanh toán Visa và séc du lịch
- Phòng kế toán có nhiệm vụ tổ chức hạch toán và kiểm soát tập trung tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại ngân hàng. Bộ phận kế toán giao dịch được bố trí theo nguyên tắc một kế toán viên theo dõi tất cả các tài khoản của cùng một khách hàng để có thể nắm vững toàn bộ quan hệ của khách hàng với ngân hàng và quản lý các tài khoản của khách hàng chặt chẽ hơn. Phòng kế toán có trách nhiệm phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ khác để hạch toán đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ phát sinh, đồng thời cung cấp các số liệu thông tin cần thiết phục vụ cho tác nghiệp cụ thể của các phòng nghiệp vụ liên quan
- Phòng hành chính quản trị có nhiệm vụ: tổ chức công tác hành chính, văn thư, tổ chức công tác quản trị và tham gia công tác xã hội, tổ chức hội thảo, hội nghị, quản lý văn thư đi - đến, quản lý con dấu...
1.3 Giới thiệu về Hội Đồng Quản Trị
Hội đồng Quản trị
1
Ông Ngô Chí Dũng
Chủ tịch HĐQT
2
Ông Bùi Hải Quân
Phó chủ tịch HĐQT
3
Ông Lô Bằng Giang
Phó chủ tịch HĐQT
4
Ông Trần Trọng Kiên
Thành viên HĐQT độc lập
5
Ông Phùng Khắc Kế
Thành viên HĐQT độc lập
Ban kiểm soát
1
Bà Nguyễn Quỳnh Anh
Trưởng Ban kiểm soát (chuyên trách)
2
Bà Trịnh Thị Thanh Hằng
Thành viên Ban kiểm soát (chuyên trách)
3
Ông Lê Anh Tuấn
Thành viên Ban kiểm soát
Ban Tổng giám đốc
1
Ông Nguyễn Hưng
Tổng Giám đốc
2
Ông Nguyễn Thanh Bình
Phó Tổng Giám đốc
3
Ông Vũ Minh Quỳnh
Phó Tổng Giám đốc
4
Ông Phan Ngọc Hòa
Phó Tổng Giám đốc
5
Bà Dương Thị Thủy
Phó Tổng Giám đốc
6
Bà Dương Thị Thu Thủy
Phó Tổng Giám đốc
7
Bà Nguyễn Thị Bích Thủy
Phó Tổng Giám đốc
8
Ông Marek Hovorka
Phó Tổng Giám đốc
Hội đồng tín dụng
1
Ông Ngô Chí Dũng
Chủ tịch
2
Ông Bùi Hải Quân
Phó chủ tịch
3
Ông Nguyễn Hưng
Phó chủ tịch
4
Ông Nguyễn Thanh Bình
Phó chủ tịch
5
Ông Vũ Minh Quỳnh
Thành viên
6
Bà Dương Thị Thu Thủy
Thành viên
7
Ông Hoàng Anh Tuấn
Thành viên dự khuyết
Hội đồng Quản lý Tài sản nợ - Tài sản có
1
Ông Ngô Chí Dũng
Chủ tịch
2
Ông Nguyễn Hưng
Phó chủ tịch
3
Ông Nguyễn Thanh Bình
Thành viên
4
Ông Bùi Hải Quân
Thành viên
5
Ông Vũ Minh Quỳnh
Thành viên
6
Bà Nguyễn Thị Bích Thủy
Thành viên
1.4 Các sản phẩm dịch vụ của VPBank
1.4.1 Tiền gửi tiết kiệm
Tiết kiệm Tích lộc
Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ
Tiết kiệm rút gốc linh hoạt
Tiết kiệm theo thời gian thực tế
Tiết kiệm thường
1.4.2 Tiền gửi thanh toán
Sản phảm Tài khoản VP SUPER
Sản phẩm Tài khoản thông minh
Sản phẩm tiền gửi không kỳ hạn
Sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn rút gốc linh hoạt
Sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn
1.4.3 Dịch vụ tài khoản
Dịch vụ chi trả lương
Dịch vụ quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán
1.4.4 Dịch vụ chuyển tiền
Dịch vụ chuyển tiền trong nước
Dịch vụ chuyển tiền quốc tế
Dịch vụ chi trả kiều hối Western Union
1.4.5 Tín dụng
* Cho vay có tài sản đảm bảo
Sản phẩm cho vay mua nhà, xây dựng, sửa chữa nhà
Sản phẩm ô tô cá nhân thành đạt
Sản phẩm ô tô cá nhân kinh doanh
Sản phẩm cho vay hộ kinh doanh
Sản phẩm cho vay hỗ trợ du học sinh
Sản phẩm cho vay cầm cố chứng khoán
* Cho vay tín chấp (không tài sản đảm bảo)
Sản phẩm cho vay tín chấp đối với nhân viên
Sản phẩm cho vay tín chấp cấp quản lý
1.4.6 Dịch vụ khác
Bảo lãnh
Dịch vụ ngân hàng tại chỗ
Dịch vụ đổi tiền
1.5 Sứ mệnh phát triển
VPBank hoạt động với phương châm: lợi ích của khách hàng là trên hết; lợi ích của người lao động được quan tâm; lợi ích của cổ đông được chú trọng; đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng.
Đối với Khách hàng: VPBank cam kết thoả mãn tối đa lợi ích của khách hàng trên cơ sở cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ phong phú, đa dạng, đồng bộ, nhiều tiện ích, chi phí có tính cạnh tranh.
Đối với nhân viên: VPBank quan tâm đến cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người lao động. VPBank đảm bảo mức thu nhập ổn định và có tính cạnh tranh cao trong thị trường lao động ngành tài chính ngân hàng. Đảm bảo người lao động thường xuyên được chăm lo nâng cao trình độ nghiệp vụ, đảm bảo được phát triển cả quyền lợi chính trị và văn hoá...
Đối với cổ đông: VPBank quan tâm và nâng cao giá trị cổ phiếu, duy trì mức cổ tức cao hàng năm ...
Đối với cộng đồng: VPBank cam kết thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách Nhà nước; Luôn quan tâm chăm lo đến công tác xã hội, từ thiện để chia sẻ khó khăn của cộng đồng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG VÀ TÌNH HÌNH THU HÚT KHÁCH HÀNG TẠI VPBANK - CHI NHÁNH SÀI GÒN PGD BÙI HỮU NGHĨA
2.1 Chính sách tín dụng của VPBANK.
Chính sách tín dụng của NH là một văn bản do hội đồng quản trị ban hành nhằm điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NH.
Chính sách tín dụng đề ra những nguyên tắc và chuẩn mực căn bản mà hoạt động cấp tín dụng được xuất phát từ đó và những nguyên tắc, chuẩn mực này phải được tuân thủ để có thể quản lý được rủi ro trong tầm chấp nhận được.
Chính sách tín dụng này được áp dụng trong việc cấp tín dụng đối với KH là tổ chức và cá nhân. Việc cấp tín dụng đối với KH là tổ chức tín dụng có chính sách riêng.
Trong chính sách tín dụng có quy định rõ các khoản mục:
Thị trường mục tiêu.
Điều kiện cấp tín dụng.
Những trường hợp không cấp tín dụng hoặc cấp tín dụng hạn chế.
Tài sản đảm bảo.
Chấm điểm – xếp hạng tín dụng.
Hồ sơ vay vốn.
Mục đích vay vốn – Thời hạn cho vay – Mức cho vay – Lãi suất.
Quyết định cấp tín dụng.
Kiểm tra – Giám sát.
Thu nợ.
Quản lý danh mục cho vay.
Quyền và nghĩa vụ của KH và NH .
Các chính sách ưu đãi KH.
Trong chính sách tín dụng của VPBank còn quy định cụ thể tỷ lệ cấp tín dụng tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo:
TT
Loại tài sản đảm bảo
Tỷ lệ cấp tín dụng tối đa
1
Số dư tài khoản tiền gởi tại NH, thẻ tiết kiệm hoặc giấy tờ có giá do NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng phát hành
100% (1)
2
Tín phiếu, trái phiếu do Chính Phủ, Ngân Hàng Nhà Nước phát hành
100%
3
Bộ chứng từ L/C xuất khẩu được NH chấp nhận
95%
4
Tín phiếu, trái phiếu do Chính quyền Tỉnh, Thành phố phát hành được NH chấp nhận.
90%
5
Số dư tiền gởi tại các tổ chức tín dụng khác được NH chấp nhận.
90% (3)
6
Hàng hóa.
80%
7
Nguyên vật liệu bán thành phẩm, thành phẩm
80%
8
Nhà ở, nhà làm việc, nhà xưởng, kho tàng
70%
9
Giá trị quyền sử dụng đất, quyền thuê đất
70%
10
Phương tiện vận chuyển
70%
11
Máy móc, thiết bị
60%
12
Vàng
(2)
13
Ngoại tệ có thể chuyển đổi dễ dàng
(2)
14
Trái phiếu, cổ phiếu của các công ty được NH chấp nhận.
(3)
Ghi chú:
: Có khấu trừ tiền lãi cho vay.
: Khi cho vay sẽ thỏa thuận với KH về tỷ lệ cho vay và trường hợp giá thị trường của TSĐB xuống đến mức nào đó thì NH được tự động thanh lý để thu hồi nợ dù chưa đến hạn trả nợ.
: Do Tổng Giám Đốc quy định trong từng thời kỳ sau khi được Hội Đồng Quản Trị chấp thuận.
2.2 Quy chế cho vay
2.2.1 Đối tượng cho vay
Đối tượng cho vay ngắn hạn
Đối tượng cho vay trung và dài hạn: các công trình hay dự án đầu tư có thể tính toán được hiệu quả kinh tế trực tiếp, nhanh chóng.
2.2.2 Điều kiện vay vốn
VPBank cho vay đối với những khách hàng có đủ điều kiện sau:
Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định pháp luật.
Có mục đích vay vốn hợp pháp (không bị pháp luật cấm)
Có khả năng tài chính đảm bảo khỏan nợ vay
Có dự án đầu tư, kinh doanh khả thi phù hợp với quy định pháp luật
Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay (Tài sản đảm bảo: thế chấp, cầm cố, bảo lãnh)
Khách hàng phải mua bảo hiểm liên quan đến khỏan vay mà pháp luật quy định.
2.2.3 Nguyên tắc vay vốn
Sử dụng vốn đúng mục đích theo phương án vay vốn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích thỏa thuận nhằm bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng thu hồi nợ sau này.
Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đã thỏa thuận theo các điều khoản trong hợp đồng tín dụng (HĐTD), HĐTD sửa đổi bổ sung, HĐTD hạn mức, khế ước vay tiền, hợp đồng thế chấp – cầm cố, bảo lãnh với VPBank.
2.2.4 Mức cho vay và thời hạn vay
2.2.4.1 Mức cho vay (hạn mức tín dụng): được xác định dựa vào những căn cứ sau:
Nhu cầu vay vốn hợp lý của khách hàng thông qua đánh giá của ngân hàng
Trị giá tài sản thế chấp, cầm cố (do ngân hàng định giá)
Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có và các quỹ của VPBank ( trừ trường hợp đối với khoản vay từ các nguồn vốn ủy thác của chính phủ, của các tổ chức và cá nhân hay những trường hợp đặc biệt do chính phủ quy định)
Hạn mức tín dụng thường chiếm khoảng từ 50% đến 80% tổng dự toán chi phí là hợp lý. Nếu bên vay xin vay vượt quá hạn mức thì ngân hàng sẽ xem xét:
+ Khách hàng phải thanh lý HĐTD, sau đó làm lại HĐTD mới với hạn múc cao hơn.
+ CBTD làm lại HĐTD mới để tăng hạn mức tín dụng, đồng thời tăng giá trị tài sản thế chấp.
2.2.4.2 Thời hạn vay
Thời hạn vay được tính từ ngày khách hàng nhận tiền vay đến ngày vốn tín dụng hoàn thành chu kỳ luân chuyển, khách hàng trả hết nợ cho ngân hàng.
Khách hàng vay và VPBank sẽ thỏa thuận với nhau về thời hạn cho vay sao cho phù hợp với các điều kiện của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh và khả năng nguồn vốn cho vay của VPBank.
Đối với pháp nhân: thời hạn cho vay không được vượt quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam.
Đối với cá nhân nước ngoài: thời hạn cho vay không được vượt quá thời hạn được cư trú, hoạt động tại Việt Nam hoặc theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2.2.5 Lãi suất – khung lãi suất cho vay
Lãi suất sẽ được thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng
Đối với lãi suất cho vay cố định: áp dụng cho những khoản vay ngắn hạn, có hiệu lực trong suốt thời gian vay.
Đối với lãi suất cho vay biến đổi: áp dụng cho các khoản vay trung và dài hạn. Do sự biến đổi của hệ thống cung cầu tiền tệ trên thị trường vốn nên ngân hàng phải điều chỉnh lãi suất để phù hợp với xu hướng chung của thị trường.
2.3 Quy trình tín dụng của VPBank
Quy trình áp dụng cho các khách hàng là cá nhân có nhu cầu vay vốn phục vụ tiêu dùng, làm kinh tế gia đình hoặc vay kinh doanh cá thể, gồm 8 bước theo sơ đồ sau:
1.Ngân hàng quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi
2.Khách hàng đến NH để xin vay vốn
NV A/O cá nhân làm việc với k/h, hướng dẫn thủ tục và nhận hồ sơ từ k/h
Phòng thẩm định TSBĐ thực hiện định giá TSBĐ và lập tờ trình
3. Thẩm định hồ sơ
- A/O cá nhân chuyển hồ sơ TSBĐ sang phòng Thẩm định TSBĐ
NV A/O cá nhân tự tiến hành thẩm định chung về khách hàng
4. NV A/O cá nhân tập hợp hồ sơ trình Ban TD/ HộI đồng TD
Tờ trình thẩm định TSBĐ
Tờ trình của NV A/O cá nhân
Hồ sơ k/h cung cấp
5. Hoàn thiện hồ sơ TD
P. Thẩm định TSBĐ lập hợp đồng bảo đảm tiền vay và làm thủ tục công chứng, nhận bàn giao tài sản (nếu có)
NV A/O cá nhân nhập kho hồ sơ TSBĐ, lập HĐTD, khế ước ,… trình lãnh đạo ký
6. NV A/O cá nhân chuyển HĐTD và khế ước vay đến bộ phận Giao dịch để giải ngân
7. Kiểm tra v