Báo cáo Thực tập tại nhà máy hóa chất Biên Hòa VICACO

Nhà máy hóa chất Biên Hòa được thành lập năm 1962, lúc đó nhà máy mang tên như Công ty cổ phần, có tên gọi là VICACO. Lúc đầu nhà máy do một số hoa kiều góp vốn xây dựng và lấy tên là VICACO, do ông Lưu Văn Thành làm giám đốc, đến 1975 thì nhà máy được đặt dưới quyền quản lí của nhà nước. Năm 1976, nhà máy chính thức được quốc hiệu hóa, lấy tên là Nhà Máy Hóa Chất Biên Hòa, trực thuộc công ty hóa chất cơ bản Miền Nam. Năm 1979, đầu tư 2 máy chỉnh lưu mới công suất 10.000A để thay thế cho 4 máy phát điện một chiều với công suất 800A, đến năm 1983 nhà máy đầu tư đổi mới bình điện phân Hooker với công suất 4300 tấn NaOH /năm thay cho bình Vooce. Vào năm 1986 nhà máy đầu tư đổi mới công nghệ bình điện phân màng Membram thay cho bình Hooker có công suất 10.000 tấn NaOH /năm. Năm 1996, bình điện phân có màng trao đổi ion được đưa vào quá trình sản xuất. Đây là phương pháp sản xuất tiên tiến nhất hiện nay đưa năng xuất nhà máy tăng vọt. Việc đầu tư hợp lí đã mang lạo nhiều hiệu quả cho nhà máy. Vào năm 1998 nhà máy đầu tư công nghệ sản xuất axít HCl có công xuất 60 tấn/ngày. Hiện nay nhà máy tiếp tục đầu tư công nghệ hóa lỏng Clo (Cl2) với công xuất 12tấn /ngày. Năm 2002, xưởng sản xuất xút - clo của Nhà máy được đầu tư theo chiều sâu: công nghệ tiên tiến, nâng cao công suất từ 10.000 lên 15.000 tấn xút/năm cùng các sản phẩm gốc clo tương ứng. Hiện nay so nhu cầu về xút ngày càng tăng nên mạnh nên mục tiêu đấu tư mở rộng của Nhà máy là nâng cao năng xuất sản xuất lên 20.000 tấn/năm có tính đến mở rộng lên 30.000 tấn/năm vào năm 2005 nhằm đáp ứng đồng bộ yêu cầu liên quan (xút, clo lỏng, PAC, ). Phương thức mua bán: Mua và nhập khẩu nguyên liệu với số lượng lớn, thông thường mẫu hàng rời, hàng xá; với số lượng nhỏ có bao bì thường mua bằng container. Bán sản phẩm trong nước: giao hàng tận nơi nếu có yêu cầu, hàng có thể vận chuyển bằng xe bồn.

doc76 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7492 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại nhà máy hóa chất Biên Hòa VICACO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I : TỔNG QUAN NHÀ MÁY Lịch sử hình thành và phát triển Nhà máy hóa chất Biên Hòa được thành lập năm 1962, lúc đó nhà máy mang tên như Công ty cổ phần, có tên gọi là VICACO. Lúc đầu nhà máy do một số hoa kiều góp vốn xây dựng và lấy tên là VICACO, do ông Lưu Văn Thành làm giám đốc, đến 1975 thì nhà máy được đặt dưới quyền quản lí của nhà nước. Năm 1976, nhà máy chính thức được quốc hiệu hóa, lấy tên là Nhà Máy Hóa Chất Biên Hòa, trực thuộc công ty hóa chất cơ bản Miền Nam. Năm 1979, đầu tư 2 máy chỉnh lưu mới công suất 10.000A để thay thế cho 4 máy phát điện một chiều với công suất 800A, đến năm 1983 nhà máy đầu tư đổi mới bình điện phân Hooker với công suất 4300 tấn NaOH /năm thay cho bình Vooce. Vào năm 1986 nhà máy đầu tư đổi mới công nghệ bình điện phân màng Membram thay cho bình Hooker có công suất 10.000 tấn NaOH /năm. Năm 1996, bình điện phân có màng trao đổi ion được đưa vào quá trình sản xuất. Đây là phương pháp sản xuất tiên tiến nhất hiện nay đưa năng xuất nhà máy tăng vọt. Việc đầu tư hợp lí đã mang lạo nhiều hiệu quả cho nhà máy. Vào năm 1998 nhà máy đầu tư công nghệ sản xuất axít HCl có công xuất 60 tấn/ngày. Hiện nay nhà máy tiếp tục đầu tư công nghệ hóa lỏng Clo (Cl2) với công xuất 12tấn /ngày. Năm 2002, xưởng sản xuất xút - clo của Nhà máy được đầu tư theo chiều sâu: công nghệ tiên tiến, nâng cao công suất từ 10.000 lên 15.000 tấn xút/năm cùng các sản phẩm gốc clo tương ứng. Hiện nay so nhu cầu về xút ngày càng tăng nên mạnh nên mục tiêu đấu tư mở rộng của Nhà máy là nâng cao năng xuất sản xuất lên 20.000 tấn/năm có tính đến mở rộng lên 30.000 tấn/năm vào năm 2005 nhằm đáp ứng đồng bộ yêu cầu liên quan (xút, clo lỏng, PAC,…). Phương thức mua bán: Mua và nhập khẩu nguyên liệu với số lượng lớn, thông thường mẫu hàng rời, hàng xá; với số lượng nhỏ có bao bì thường mua bằng container. Bán sản phẩm trong nước: giao hàng tận nơi nếu có yêu cầu, hàng có thể vận chuyển bằng xe bồn. Địa điểm xây dựng: Địa chỉ : 01-đường 9-khu công nghiệp Biên Hòa I- Đồng Nai Mặt bằng nhà máy Có hình đính kèm. Mặt bằng phân xưởng sản xuất chính Phân xưởng điện giải nằm giữa Nhà máy, gần phòng điểu khiển. Diện tích xây dựng: Tổng diện tích mặt bằng: 56.780 m2. Văn phòng nhà máy có tổng diện tích đất là: 970 m2 Phân xưởng xút clo có tổng diện tích đất là: 16.300 m2 Phân xưởng silicat có tổng diện tích đất là: 3.600 m2 Phân xưởng cơ điện có tổng diện tích đất là: 320 m2. Diện tích mặt trong chưa sử dụng là: 6.403m2 Diện tích vườn hoa, công viên là: 4.245m2 Diện tích mương, rảnh thoát nước là: 3.562m2 Tình trạng giao thông Nhà máy nằm trong khu công nghiệp Biên Hòa I, trên quốc lộ 1A, rất thuận lợi về mặt giao thông, Nhà máy nằm sát bờ sông cũng khá thuân lợi cho việc giao nhận hàng bằng đường thủy. Tình trạng ô nhiễm Về ô nhiễm nguồn nước: Nhà máy đã xử lí trước khi thải ra sông. Về không khí: chỉ nguy hiểm khi có Clo rò ra tại tổ hóa lỏng Clo và tổ axit, nhưng khi gặp trường hợp này Nhà máy cũng sẽ xử lí ngay.Vấn đề mội trường được nhà mày xử lý rất tốt. Sơ đồ tổ chức nhà máy Bố trí nhân sự Tổ chức ca Các công nhân sản xuất được phân công luân phiên thay đổi theo 3 ca Ca 1 : 7g – 15 g Ca 2 : 15g – 22g Ca 3 : 22g – 7g Nhà máy hoạt động theo 3 ca liên tục. Mỗi ca, tổ sản xuất vận hành qui trình có trưởng ca điều khiển. Nhu cầu sản phẩm đối với xã hội: Hiện nay nhu cầu sản phẩm xút và của xã hội nhất là trong công nghiệp rất lớn. Xút cung cấp cho ngành giấy, sản xuất chất tẩy rửa,… Clo cho sản xuất mì chính và Clo hóa các sản phẩm tổng hợp hữu cơ đi từ dầu khí (Clo hóa etylen để sản xuất nhựa PVC). Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm hóa chất tiêu dùng rất lớn. Hiện nay nước ta mới cung cấp được khoảng 1kg/người/năm chất tẩy rửa (thế giới 5,5 kg/người). (theo tài kiệu của Sơ Kế Hoạch và Đầu Tư TpHCM) Đến năm 2010, nhu cầu xút cho lĩnh vực công nghiệp giấy lên tới 120.000 tấn, sản xuất hóa chất 20.000 tấn và các ngành khác là 20000 tấn. đến năm 2020 con số tổng cộng lên đến 380.000 tấn. (theo Sở Công Nghiệp TpHCM) Ta thấy rõ ràng Xút, bản thân nó đã có một thị trường rất rộng lớn trong nước chưa tính đến xuất khẩu. Còn Clo cũng có 1 thị trường khá ổn định. Clo lỏng cung cấp cho công nghệ xử lí nước mà nhu cầu về nước sạch, nước cấp thủy cục luôn rất cần thiết cho xã hội. Ngành sản xuất Xút-Clo đã trở 1 trong các ngành hóa chất cơ bản không thể thiếu đối với xã hội và nhu cầu ngày càng tăng. Phương pháp xử lí chất thải: Xaây döïng vaø aùp duïng heä thoáng quaûn lyù moâi tröôøng theo tieâu chuaån ISO 14001: 2004. Chất thải chủ yếu nhất của nhà máy là các loại cặn bã rắn sau các quá trình lọc ở phân xưởng sản xuất sơ cấp (xử lí nước muối trước khi cấp cho điện giải) và xưởng sản xuất silicat. Các loại cặn bã này được đưa vào máy lọc ép phần lỏng được tái sử dụng còn phần rắn được phòng môi trường vào thu lấy. Còn các loại chất thải khác: rác sinh hoạt, rác hóa học được phân loại riêng biệt và cũng được phòng môi trường mang đi. Nước thải được đưa tới bể chứa, kiểm tra pH rồi được trung hòa trước khi thải ra sông. Khí thải tại các tháp hấp thụ được thải ra ngoài với nồng độ cho phép ( H2, Cl2, HCl) Sơ đố quy trình xử lý nước thải: Công tác vệ sinh: Hằng ngày ,CNVH (công nhân vận hành) phải dọn dẹp , vệ sinh khu vực hồ chứa nước thải sạch sẽ, vớt cặn rác nổi trên bề mặt nước thải. Định kỳ 3 tháng /1 lần bơm bùn từ hố lắng D1404 A/B về khu vực ép lọc, và thực hiện công việc ép lọc. Nước thải sau lọc được đưa về hệ thống xử lý nước thải, cặn bùn ép khô được giao cho công ty dịch vụ Môi Trường đô thị Biên Hòa xử lý. Đối với hồ chứa nước thải D1405A/B định kỳ 3 tháng 1 lần hoặc khi phát hiện cặn lắng bị hút ra theo đường bơm. Công nhân vận hành thực hiện vệ sinh, bơm bùn nước thải trước khi chứa nước thải đã xử lý, phần cặn bùn thu được sau quá trình vệ sinh được đưa qua khu vực ép lọc thực hiện quá trinh ép lọc chung với cặn bùn hồ lắng nước thải. Công nhân vận hành thường xuyên theo dõi sự hoạt động của hệ thống, khi phát hiện có sự cố hỏng hóc các thiết bị phải báo ngay cho phòng môi trường để xử lý kịp thời. Mô tả chất thải rắn: Chất sinh hoạt : giấy, nhựa, thủy tinh, phế liệu văn phòng, phế thải rắn thải bỏ từ nhà ăn. Chia làm 2 loại: thực phẩm và các chất thải sinh hoạt khác . Chất thải công nghiệp bao gồm: Phế liệu kim loại: thùng chứa, đường ống kim loại hư, phôi kim loại… Phế liệu phi kim loại : PVC, nhựa, thủy tinh, bao PP, PE, vật liệu composit… Linh kiện điện: công tắc, sensor, dây điện… Bã bùn: bao gồm cặn bùn của quá trình hòa tan tinh chế, cặn bùn nước thải.Cặn bùn tinh chế phải được rửa sạch trước khi ép bùn. Phế liệu xây dựng. Chất thải nguy hại: Giẻ lau dính dầu mỡ, thùng chứa sơn bằng kim loại, dây chằng amiang thải, bóng huỳnh quang, ống mực in, cặn dầu FO, chất thải y tế, bụi than, bồ hóng. Cách thức thu gom, phân loại chất thải rắn: Chất thải thực phẩm: được phân loại và thu gom vào thùng rác có nhãn “rác thực phẩm” tại tổ cấp dưỡng. Chất thải sinh hoạt khác ( nhựa, nilong, thủy tinh, kim loại, vỏ đồ hộp, giấy) phát sinh từ bếp ăn được phân loại và thu gom sau đó cho vào thùng có chứa nhãn “rác sinh hoat” đặt tại tổ cấp dưỡng. Chất thải công nghiệp: được phân loại tại đơn vị phát sinh và thu gom tập kết vế từng kho phế liệu. Chất thải rắn nguy hại: Cũng được phân loại và đưa vào kho phế liệu. Chất thải lỏng: + Nước thải sinh hoạt. + Nước thải sản xuất: sửa chữa, vệ sinh máy móc tái sinh định kỳ. Tổng lưu lượng nước thải trung bình là 60 m3/ngày. Tất cả các loại nước thải trên được tập ttrung về hồ xử lý nước thải.Tại đây nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra mương thoát nước. Tiêu chuần Việt Nam 5945: 2005 pH 6 - 9.0 Cl- 605 ppm Clo tự do 1.21 ppm Fe 1.21 ppm Tổng chất rắn lơ lửng 60.5 ppm Khí thải: Khói lò là guồn khí thải chủ yếu hiện nay của nhà máy ,Khói lò sinh ra trong quá trình đốt lò bằng dầu FO. Khói thải phát sinh ra từ lò hơi,lò silicat. Chỉ tiêu các chất ô nhiễm khí thải: CO ≤ 1000 mg/Nm3. SO2 ≤ 1500 mg/Nm3. NOx ≤ 1000 mg/Nm3. Bụi ≤ 400 mg/Nm3. Công tác an toàn lao động: Xaây döïng vaø aùp duïng heä thoáng quaûn lyù an toaøn vaø söùc khoûe ngheà nghieäp theo tieâu chuaån OHSAS 18001: 1999. Đây là Nhà máy sản xuất hóa chất, do đó môi nguy hiểm về hóa chất là rất thường xuyên, ngoài ra còn có các mối nguy về cơ điện… Khi xuống xưởng sản xuất vận hành, công nhân và cán bộ đều bị bắt buộc phải đội nón bảo hộ lao động và mặt đồng phục sản xuất vận hành của từng tổ. Đặc biệt trong khu vực điện giải công nhân vận hành phải được trang bị kính bảo hộ, ủng găng tay lao động … Ngoài ra công nhân còn phãi tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp an toàn khi tiếp xúc hóa chất như: đeo kính, mang mặt nạ phòng độc. Trong khu vực sản xuất còn trang bị các thiết bị an toàn như: vòi hoa sen đề phòng khi xút bắn vào người phải rửa ngay. Dung dịch axit boric loãng để rửa mắt khi bị xút văng trúng, các thiết bị phòng cháy, phòng y tế, bàn hướng dẫn sơ cứu. Trong khu vực sản xuất không được hút thuốc. Không được tự ý đóng điện các khí cụ điện, cầu dao có treo bảng đang bảo trì hoặc cấm đóng điện. Không được tự ý đi vào khu vực có rào cản hoặc biển cấm. Không qua lại giữa các cầu trục đang làm việc. An toàn lao động tại khu Clo lỏng: Nhân viên vận hành công đoạn Clo lỏng khi vào làm làm việc cần chú ý: Ngoài việc tuân thủ các quy định chung trong nhà máy các nhân viên cân phải: Thường xuyên theo dõi các thông số vận hành của các hệ thống đang hoạt động. Nắm vững các đặc tính của axit, Clo, các phương pháp sơ cứu, cấp cứu khi bị nhiễm độc. Lập tức ngừng máy nén R22 : nén Clo, chilli water nếu thấy hiện tượng sau: Mất nước làm nguội bộ ngưng tụ gas. Rơle bảo vệ tự động không làm việc khi giá các thông số vận hành vượt quá giá trị cài đặt, sự cố xì hở Clo nghiêm trọng. An toàn lao động khu axit Nhân viên vận hành công đoạn Axit lỏng khi vào làm làm việc cần chú ý: Ngoài việc tuân thủ các quy định chung trong nhà máy các nhân viên cân phải Thường xuyên theo dõi các thông số vận hành của các hệ thống đang hoạt động vì đây là khu vực dễ cháy nổ Nắm vững các đặc tính của Hydro, Clo, HCl và các phương pháp sơ cứu, cấp cứu khi bị nhiễm độc. An toàn công đoạn silicat Nhân viên vận hành công đoạn Axit lỏng khi vào làm làm việc cần chú ý: Ngoài việc tuân thủ các quy định chung trong nhà máy các nhân viên cân phải Tuân thủ các quy định an toàn về điện. Sử dụng đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động. Thường xuyên kiểm tra các thông số vận hành . Phải ngưng đốt lò và xả áp trong lò ngay để xử lý khi xảy ra sự cố sau: lò không quay được do hỏng hộp giảm tốc, hỏng động cơ, hỏng đồng hồ áp suất, lò có hiện tượng xì hở, lò có hiện tượng hỏng van an toàn. An toàn công đoạn điện giải. Nhân viên vận hành công đoạn Axit lỏng khi vào làm làm việc cần chú ý: Ngoài việc tuân thủ các quy định chung trong nhà máy các nhân viên cân phải Tuân thủ các quy định an toàn về điện: Nón nhựa, kính an toàn, ủng cao su cách điện, găng tay cao su cách điện. Sử dụng đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động. Thường xuyên kiểm tra các thông số vận hành. An toàn lao động khi vận hành dây chuyền cô đặc xút: Dây chuyền cô đặc xút thường xuyên có các yếu tố nguy hiểm tiềm tàng do hoá chất ở áp suất và nhiệt độ cao, khi vận hành cần lưu ý: Phải có phương tiện bảo vệ cá nhân: nón nhựa, kính bảo vệ mắt hoặc tấm bảo vệ mặt, y phục BHLĐ (bảo hộ lao động) , giày bảo hộ, găng tay cao su. Tuân thủ các quy định về an toàn điện. Nhắc nhở mọi người khi vào tham quan bảo trì sửa chữa phải sử dụng phương tiện BHLĐ. Khi nhấn nút khởi động, tắt các động cơ điện phải chú ý đứng nơi khô ráo và sử dụng vật liệu cách điện để thao tác nút bấm. Mọi thiết bị điện khi sử dụng hoặc trước khi sửa chữa phải cắt điện khỏi nguồn . Các thiết bị điện: bảng điện, động cơ phải tiếp đất. Các bộ phận truyền động: động cơ, khớp nối trục bơm phải được che chắn. Một số qui định về an toàn trong việc lưu trữ, bốc dỡ, vận chuyển hóa chất Đối với clo : Trong quá trình di chuyển, bốc dỡ chai, bình chứa Clo phải được lắp đầy đủ nắp van, mũ van. Đối với chai Clo, khi di chuyển , vần bình đi ở tư thế nghiêng 300C so với thân người, hoặc dùng xe đẩy có dây ràng. Chai Clo được dùng tay bốc dỡ lên xe hoặc lăn qua mặt phẳng nghiêng. Đối với bình Clo được di chuyển nhờ cầu trục chuyên dụng có tải trọng tối thiểu 2 tấn. Móc nâng được bọc lót cao su nhằm tránh gây các vết trầy xướt trên bình. Không được bốc dỡ bình Clo bằng cách quàng dây qua van Không được phép lăn bình Clo trên mặt đất gồ ghề. Tránh gây va đập, quăng quật, làm va chạm mạnh và làm ngã đổ bình chứa. Khi vận chuyển bình chứa Clo lỏng, phải dùng các phương tiện chống sốc và chống va đập cho bình. Xe vận chuyển bình chứa Clo lỏng cần phải có mui hoặc bạt che mưa, che nắng. Trọng lượng chuyên chở Clo lỏng không vượt quá 70% trọng tải của xe. Kho chứa bình Clo cần bố trí ở nơi ít có khả năng xảy ra lụt lội, ngập nước nhằm hạn chế sự ăn mòn gây hư hỏng bình Clo. Kho chứa Clo lỏng yêu cầu khô ráo, thoáng mát, và có đường đi vận chuyển dễ dàng, nhiệt độ trong kho chứa không được vượt quá 350C (tham khảo TCVN5507.1991). Nếu vượt quá nhiệt độ trên thì phải có biện pháp làm giảm nhiệt độ xuống. Vị trí kho phải nằm trong phạm vi bảo vệ của cột thu lôi chống sét, trong kho phải có các biển cấm, nội qui an toàn, bảng tóm tắt qui trình giải quyết các sự cố về Clo. Thời hạn lưu kho Clo lỏng: không vượt quá 30 ngày kể từ ngày nạp đến ngày sử dụng để tránh hư hỏng van, nghẹt. Điều này sẽ gây nhiều khó khăn khi muốn xử lý hết lượng Clo bên trong. Nếu qua thời gian qui định trên, nơi tiêu thụ Clo lỏng nên đem đến cơ sở sản xuất clo lỏng để rút bỏ lượng Clo lỏng còn trong bình chứa ra ngoài, sau đó xử lý van và nạp lại . Bình lưu kho ở tư thế nằm nên xếp trên giá đỡ, cao hơn sàn kho 10 cm và có thể để chồng lên nhau nhưng tối đa không quá 3 lớp đối với bình loại nhỏ và không quá 2 lớp đối với bình loại lớn; giữa các bình nên có tấm đệm ngăn cách các bình với nhau. Khoảng cách giữa 2 hàng tối thiểu 1,2 m để dễ dàng xử lý bình khi cần thiết. Đối với silicat : Dung dịch Na2SiO3 (silicat) không được chứa trong các bồn , thùng làm từ vật liệu nhôm hoặc thủy tinh. Khi thử nghiệm chỉ sử dụng chai Polyethylen (PE) để lấy mẫu, không lưu trữ mẫu trong các chai chứa thủy tinh Không sử dụng thùng chứa silicat cho mục đích khác khi không được làm sạch (hết sức chú ý khi vệ sinh bồn chứa có thể gặp nguy hiểm khi bị văng bắn) Rửa tay thật kĩ sau khi tiếp xúc hóa chất đặc biệt là trước khi ăn , uống hay hút thuốc Rửa kính bảo hộ , giặt quần áo , khẩu trang và bao tay bị nhiễm hóa chất trước khi sử dụng lại Quạt thông gió nơi làm việc Mang giày bảo hộ quần áo ,bao tay... Bảo vệ đường hô hấp, mang khẩu trang hoặc mặt nạ lọc khí nếu thấy cần thiết PHẦN II : NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT Vai trò, xuất sứ, khả năng cung ứng: Nguyên liệu chính: Nguyên liệu chính của Nhà máy là muối và nước. Đây là hai loại nguyên liệu rẻ tiền dễ kiếm. Nhà máy nhập muối từ nhiều nguồn như Australia, Ấn độ, Trung Quốc… phụ thuộc vào tính kinh tế và chất lượng muối, nhưng chủ yếu là nhập từ Ấn Độ. Nước được lấy từ nước thủy cục. Nhu cầu khoảng 50000 tấn muối/năm. Khả năng cung ứng của các nhà cung cấp luôn đầy đủ. Các nguyên liệu phụ: Sodium carbonate (Na2CO3) để loại ion Ca2+ trong dung dịch muối Barium chloride(BaCl2) để loại ion SO42- trong dung dịch muối. Axit sunfuric để sấy khí Clo trước khi hóa lỏng. Cát được cung cấp từ Bình Thuận, nguyên liệu để sản xuất silicat. Kiểm tra và xử lí sơ bộ: Muối được nhập vào bãi chứa và được phòng KCS kiểm tra sơ bộ, không xử lí mà đưa ngay vào giai đoạn sơ cấp. Muối nguyên liệu: NaCl  93%  97,2%   Chất không tan  0,8%  0,4%   Ca2+  0,55%  0,18   Mg2+  1,0%  0,12%   Ẩm  10,5%  6,2%   SO42-  2,35%  1,35%   Cát SiO2 :80% Khả năng thay thế: Chưa có nghiên cứu nào cho thấy có khả năng thay thế nguyên liệu cho công nghệ sản xuất xút-clo bằng một nguyên nào khác, ngoài muối biển là loại nguyên rẻ tiền và vô tận. PHẦN III : Các dạng năng lượng sử dụng và tiện nghi hỗ trợ sản xuất Cấp điện: Hệ thống nguồn điện lưới đã được cải tạo bảo đảm cung cấp đủ tải cho dây chuyền nâng công suất lên 20.000 tấn xút /năm và đáp ứng hai điện áp chuyển tải là 15 và 22 KV. Hệ thống phân phối động lực: về cơ bản hệ thống tủ phân phối và cáp động lực hiện nay tương đối hoàn chỉnh. Nguồn điện dự phòng : hiện nay nhà máy dang sử dụng một máy phát điện dự phòng công suất 500 KW để cung cấp điện cho việc xử lý công nghệ khi điện lưới mất. Máy phát điện mới được đầu tư năm 2002, hiện đang sử dụng khoảng 70% công suất. Nguồn cấp nước: Hiện tại nhà máy có hai nguồn cấp nước: nước sông và nước thủy cục. Nước sông: trạm nước sông nhà máy có lưu lượng 60 m3/h. Hiện chủ yếu dùng cho việc vệ sinh nhà xưởng, rửa cát cho phân xưởng sản xuất Silicat và phòng chống cháy nổ. Nguồn nước này không cần phải đầu tư thêm. Nước thủy cục: theo hệ thống cấp nước của khu công nghiệp Biên Hòa. Đường ống cấp nước vào nhà máy có đường kính 100mm, áp lực 2kg/cm2, lưu lượng 80 m3/h, lượng nước sử dụng của toàn bộ nhà máy là 65 m3 /h tại thời điểm cao nhất. Hệ thống nước giải nhiệt : Các thiết bị trao đổi nhiệt làm nguội bằng nước trong dây chuyền hiện nay đều sử dụng nguồn nước tuần hoàn được định kỳ xử lý chống cáu cặn, rong rêu và kiểm soát pH. Hệ nước làm lạnh: Nhà máy có hệ thống sản xuất nước làm lạnh, nhiệt độ 7 0C chênh lệch nhiệt độ 50C, được sử dụng trong dây chuyền hóa lỏng clo và sản xuất Javel. Hiện tại mới đang sử dụng 60% công suất. Cấp hơi: Hiện tại nhà máy có 2 lò hơi dùng nhiên liệu là dầu FO. Mỗi lò có công suất 2tấn/h, áp lực 10 kg/cm2. Một do Trung Quốc sản xuất năm 1995 đã được cải tạo hệ thống đốt của Italia, một lò của Việt Nam mới lắp đặt năm 2002. Khí nén: Hệ thống khí nén hiện tại gồm 4 máy để cung cấp 3 loại khí nén khác nhau cho dây chuyền sản xuất: Khí nén instrument: sử dụng cho hệ thống đóng mở, điều khiển các van tự động trong dây chuyền, nguồn khí đòi hỏi không có dầu và tương đối khô. Khí nén cho nạp bình và xử lý clo: nguồn khí này đòi hỏi không lẫn dầu và khô tuyệt đối, hiện đây là nguồn có nhu cầu sử dụng nhiều nhất trong nhà máy. Khí nén công nghệ: khí này dùng để khuấy trộn, tái sinh vật liệu lọc và vệ sinh các thiết bị trên dây chuyền sản xuất. Nguồn khí này đòi hỏi chất lượng không cao. Khí nitơ: Khí nitơ dùng để phòng chống cháy nổ do Hydro tạo hỗn hợp nổ với không khí trong dây chuyền điện phân và dây chuyền tổng hợp axit HCl. Hiện khí nitơ được nạp vào bồn chứa có dung tích 8m3 từ các chai chứa khí của nhà cung cấp luân chuyển . Thông tin liên lạc: Thực hiện thông qua 3 hệ thống Hệ thống điện thoại nội bộ được trang bị đến từng cương vị sản xuất. Hệ thống máy tính nối mạng, trao đổi thư điện tử nội bộ cho các phòng ban chức năng và phân cưởng sản xuất. Các cương vị quan trọng và trưởng ca sản xuất được trang bị máy bộ đàm. PHẦN IV : QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ Dây chuyền công nghệ Nhà máy hóa chất Biên Hòa chia làm 7 khu khu nước muối sơ cấp khu nước muối thứ cấp khu điện giải khu nước muối nghèo khu tổng hợp axit khu hóa lỏng clo và nước vô khoáng khu còn lại : lò hơi, cô xút, keo silicat CÔNG ĐOẠN XỬ LÝ NƯỚC MUỐI SƠ CẤP Mục đích công đoạn : Hoà tan muối nguyên liệu tạo dung dịch nước muối bảo hoà Tinh chế sơ bộ nước muối bảo hòa, nhằm tách phần lớn tạp chất chứa trong muối nguyên liệu, đáp ứng dịch nước bảo hoà có đầy đủ chất lượng và hàm lượng muối hoà tan cung cấp cho quá trình điện giải. Sơ đồ dây chuyền công nghệ: Quy trình công nghệ: BV1.1: Sơ đồ hệ thống bão hòa nước muối BV1.2: Sơ đồ hệ thống tinh chế nước muối BV1.3: Sơ đồ hệ thông thu hồi nước muối Thuyết minh dây chuyền công nghệ: Bao gồm 3 giai đoạn : hoà tan, tinh chế, lắng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC chinh thuc1(moi sua 27-7).doc
  • doc2 May nen phan I.doc
  • doc3 Dk binh dp DD350.doc
  • doc3 xac dinh tai MIN.doc
  • doc4 Van hanh nuoc muoi ngheo.doc
  • doc5 Su co AS100.doc
  • doc6 Xuong silicate.doc
  • doc8 Xu ly san pham Nga.doc
  • dwg9 Thap AS100 021056 BV thap chinh.dwg
  • dwg9 Thap AS100 021061 Nhieu qua.dwg
  • dwg11 Lo silicate Chi tiet(1).dwg
  • dwg11 Lo silicate Chi tiet.dwg
  • dwga111.dwg
  • docAn toan su dung clo, silicate.doc
  • dwgAS100.dwg
  • docbao_cao_HCBH.doc
  • docbaocao thuctap tot nghiep.doc
  • docBC chinh thuc1.doc
  • pdfBC chinh thuc1.pdf
  • docBIEN HOA-NHUNG.doc
  • docBienhoa.doc
  • dwgc501 linh.dwg
  • dwgc501.dwg
  • dwgCad A4 25BV.dwg
  • dwgCHI TIET EJZ021-2.dwg
  • docdieu dung hoi.doc
  • docep bun.doc
  • dwgIN_BAN_VE.dwg
  • docmucluc.doc
  • docP504.2.doc
  • docP606.2.doc
  • docP607.1.doc
  • docP610.1.doc
  • docP610.2.doc
  • docR9.doc
  • docSan xuat.doc
  • dwgSD khoi Hoang.dwg
  • dwgsd_THU_CAP.DWG
  • dwgSo do khoi.dwg
  • dwgtext tq.dwg
  • docThong tin ve san pham nha may.doc
Luận văn liên quan