Báo cáo thực tập tại phòng giao dịch Nam Đô chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội

Trong giai đoạn nền kinh tế hiện nay,khi cuộc khủng hoảng tài chính Thế giới vừa mới đi qua, áp lực đối với hệ thống Ngân hàng vẫn còn khá lớn , cần đòi hỏi một cách thức hiệu quả trong công tác quản lý chung cũng như các hoạt động nghiệp vụ cụ thể góp phần làm hệ thống Ngân hàng hồi phục và phát triển. Với sự thay đổi cơ cấu quản lý tổ chức và hoạt động nghiệp vụ trong thời gian qua, hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là một ngân hàng đi đầu trong hệ thống Ngân hàng Viêt Nam. Được sự giới thiệu của nhà trường cũng như sự giúp đỡ của Qúy Ngân hàng, tôi đang thực tập tại phòng giao dịch Nam Đô, ngân hàng No& PTNT Nam Hà Nội. Sau 4 tuần thực tập, được quan sát, tìm hiểu nghiên cứu, được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô và các anh chị nhân viên trong Ngân hàng, tôi có những hiểu biết nhất định về phòng giao dịch Nam Đô,cũng như hệ thống NHNo & PTNT , giúp tôi hoàn thành được báo cáo tổng hợp này. Báo cáo tổng hợp của tôi gồm 3 phần chính: Chương 1: Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Viêt Nam và chi nhánh Nam Hà Nội. Chương 2: Các hoạt động chính của phòng giao dịch Nam Đô, chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội. Chương 3: Những mặt được, hạn chế và định hướng của phòng giao dich Nam Đô,chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội.

doc16 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5374 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tại phòng giao dịch Nam Đô chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN 2 Chương 1: Khái quát về Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Chi nhánh Nam Hà Nội 4 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: 4 1.2.Chức năng và nhiệm vụ: 6 1.3.Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của Ngân , hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội. 7 Chương 2: Những hoạt động chính của phòng giao dich Nam Đô, chi nhánh NHNo& PTNT Nam Hà Nội 9 2.1 Huy động vốn: 9 2.2.Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn: 11 Chương 3: Những mặt đạt được, hạn chế và định hướng phát triển của phòng giao dịch Nam Đô, chi nhánh Ngân hàng Nồng nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội 13 3.1. Kết quả đạt được 13 3.2. Những mặt hạn chế 14 3.3. Định hướng phát triển 15 KẾT LUẬN 16 LỜI CÁM ƠN Trong quá trình tìm hiểu và thực hiện báo cáo tổng hợp này ,tôi đã gặp một số những khó khăn và đã được sự chỉ bảo tận tình của các quý thầy cô trong trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội. Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô trong khoa Ngân hàng – Tài chính đã giúp tôi giải đáp những thắc mắc trong khi làm báo cáo thực tập tổng hợp. Tôi xin chân thành cám ơn Ths. Nguyễn Thị Minh Huệ đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành báo cáo này. Tôi cũng xin chân thành cám ơn các anh chị nhân viên trong Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội đã giúp đỡ ,cung cấp các số liệu cần thiết cũng như tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thiện được báo cáo này đúng tiến độ. Tôi xin chân thành cám ơn! Trong giai đoạn nền kinh tế hiện nay,khi cuộc khủng hoảng tài chính Thế giới vừa mới đi qua, áp lực đối với hệ thống Ngân hàng vẫn còn khá lớn , cần đòi hỏi một cách thức hiệu quả trong công tác quản lý chung cũng như các hoạt động nghiệp vụ cụ thể góp phần làm hệ thống Ngân hàng hồi phục và phát triển. Với sự thay đổi cơ cấu quản lý tổ chức và hoạt động nghiệp vụ trong thời gian qua, hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là một ngân hàng đi đầu trong hệ thống Ngân hàng Viêt Nam. Được sự giới thiệu của nhà trường cũng như sự giúp đỡ của Qúy Ngân hàng, tôi đang thực tập tại phòng giao dịch Nam Đô, ngân hàng No& PTNT Nam Hà Nội. Sau 4 tuần thực tập, được quan sát, tìm hiểu nghiên cứu, được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô và các anh chị nhân viên trong Ngân hàng, tôi có những hiểu biết nhất định về phòng giao dịch Nam Đô,cũng như hệ thống NHNo & PTNT , giúp tôi hoàn thành được báo cáo tổng hợp này. Báo cáo tổng hợp của tôi gồm 3 phần chính: Chương 1: Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Viêt Nam và chi nhánh Nam Hà Nội. Chương 2: Các hoạt động chính của phòng giao dịch Nam Đô, chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội. Chương 3: Những mặt được, hạn chế và định hướng của phòng giao dich Nam Đô,chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội. Chương 1: Khái quát về Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Chi nhánh Nam Hà Nội 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: NHNo & PTNT Việt Nam, gọi tắt là NHNo, có tên giao dịch quốc tế là Vietnam Bank for Agriculture and Rural Devekopment , viết tắt là VBARD,có trụ sở chính tại số 2 Láng Hạ - Ba Đình – Hà Nội. Ngày 22/11/1997, Thống đốc Ngân hàng đã phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của NHNo. Theo điều lệ NHNo là doanh nghiệp Nhà nước đặc biệt tổ chức theo mô hình tổng công ty Nhà Nước, bao gồm các đơn vị thành viên có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế tài chính công nghệ, thông tin đào tạo,nghiên cứu tiếp thị, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ,tín dụng đầu tư phát triển nông thôn và các dịch vụ liên quan đến hoạt động tài chính- tiền tệ - ngân hàng. NHNo là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, thời gian hoạt động là 99 năm, có quyền tự chủ vè tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn. NHNo do HĐQT quản lývà TGĐ điều hành,chịu sự quản lý của Nhà nước được Chính phủ ủy quyền. NHNo & PTNT Việt Nam là một trong những Ngân hàng Nhà Nước đóng vai trò chủ đạo và chủ lực trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam, hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ Ngân hàng phục vụ phát triển kinh tế xã hội , đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn. Để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư ngày càng tăng cho công nghiệp hóa nông ngiệp và nông thôn, NHNo & PTNT Việt Nam đã không ngừng mở rộng mạng lưới và quy mô hoạt động, khai thác có hiệu quả tiềm năng và các nguồn lực xã hội,đặc biệt là trong các khu vực thành thị. Sau khi nghiên cứu các điều kiện kinh tê xã hội và các điều kiện phát triển của các quận huyện phía Nam thành phố Hà Nội, thực trạng hiện nay của các NHTM trên địa bàn quận Thanh Xuân, Đống Đa, Hai Bà Trưngnói riêng và toàn bộ thành phố nói chung. Quận Thanh Xuân là một trong những quận nội thành lớn của thủ đô Hà Nội, có tiềm năng kinh tế và có nhu cầu vốn rất lớn để phục vụ kinh tế phát triển trên địa bàn. Để phát huy thêm nữa vai trò chủ đạo của một NHTM quôc doanh trên địa bàn, NHNo & PTNT Việt Nam nhận thấy phải mở thêm một chi nhánh trực thuộc NHNo& PTNT ( chi nhánh cấp I) trên địa bàn quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội có đủ các điều kiện mạnh của một ngân hàng hiện đại , có khả năng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn và dịch vụ Ngân hàng phục vụ kinh tế phát triển của địa phương . Chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội mới được thành lập ngày 12/3/2001 và chính thức khai trương họa động từ ngày 08/05/2001 trong điều kiện nền kinh tế đang trên đà đi lên, mọi doanh nghiệp tổ chức cá nhân trong nước đang hướng vào thiên nhiên kỷ mới, một thiên niên kỷ với bao kỳ vọng về sự phát triển vượt bậc về mọi mặt của nước nhà. Trong bối cảnh tình hình kinh tế đất nước đang phát triển sẽ tạo điều kiện cho NHNo& PTNT Nam Hà Nội có điều kiện mở rộng kinh doanh, một thuận lợi cơ bản khác là có sự chỉ đạo và hõ trợ về mọi mặt của ban lãnh đạo NHNo & PTNT Việt Nam, bên cạnh đó là các vị trí địa lý của chi nhánh : chi nhánh có trụ sở chính tại C3 Phương Liệt ,quận Thanh Xuân Hà Nội – đây là quận mới thành lập, các NHTM khác liên trên địa bàn có nhiều chi nhánh khác đều nằm trên trục đường Nguyễn Trãi và còn hạn chế nhiều về trình độ công nghệ và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nhất là dịch vụ thanh toán quốc tế,ngoại tệ, thanh toán chuyển tiền điện tử... Chi nhánh Nam Hà Nội ra đời đã có đầy đủ các mặt hoạt động mà nhiều NHTM khác chưa có được và nơi đóng trụ sở lại là một vị trí đẹp, tiện đường đi lại, không quá gần các NHTM khác, trụ sở giao dịch khang trang tương đối thuận lợi cho việc kinh doanh của chi nhánh. Bên cạnh những thuận lợi trên thì chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn, cụ thể; Chi nhánh ra đời trong điều kiện cơ sở vật chất lúc ban đầu không hề tránh khỏi những thiếu sót. Mặt khác trên địa bàn có rất nhiều các NHTM đã hoạt động lâu dài lại cạnh tranh gay gắt nên việc mở rộng kinh doanh đối với chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn . Về con người, thì hầu hết cán bộ ngân hàng được điều động từ cao đẳng, đại học chưa va chạm thương trường kinh doanh mới, một số phải làm những công việc mới không phù hợp không thể phát huy được năng lực sở trường của từng người... Nhưng nhờ có sự quan tâm của Ban lãnh đạo của NHNo & PTNT Việt Nam cùng với sự điều hành đúng hướng của ban lãnh đạo NHNo & PTNT Nam Hà Nội và sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh, NHNo& PTNT Nam Hà Nội đã nhanh chóng ổn định trụ sở, tổ chức và hoạt động kinh doanh ngày càng có triển vọng tốt. Phòng giao dịch Nam Đô có địa điểm nằm tại No9,Trung Kính, quận Đống Đa , Hà Nội.Phòng giao dịch mới thành lập đi vào hoạt động được 2 năm,cán bộ nhân viên trong ngân hàng chuyển về còn rất trẻ. Phòng giao dịch gồm: phòng kế toán và phòng tín dụng. 1.2.Chức năng và nhiệm vụ: -Huy động vốn ngắn – trung – dài hạn trong và ngoài nứơc để đầu tư phát triển -Kinh doanh đa năng tổng hợp về tài chính, tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng. - Làm ngân hàng đại lý, ngân hàng phục vụ đầu tư phát triển từ các nguồn vốn của Chính phủ, các tổ chức tài chính tiền tệ, cá nhân tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật ngân hàng. - Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính tiền tệ, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàn, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế đất nước. 1.3.Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của Ngân , hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội.  Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội là chi nhánh trực thuộc NHNo & PTNT Việt Nam, hoạt độngtheo luật các tổ chức tín dụng. Là đơn vị có tư cách pháp nhân,có quyền tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh. Đến nay,Ngân hàng đã 11 Phòng ban dịch vụ trực thuộc. Cơ cấu tổ chức bao gồm Ban giám đốc và 7 phòng ban nghiệp vụ.Ban giám đốc của NHNo & PTNT Hà Nội bao gồm ban giám đốc và 3 Phó Giám đốc. Các phòng nghiệp vụ tại NHNo & PTNT Nam Hà Nội: Phòng Kiểm tra, Kiểm toán nội bộ Phòng hành chính và Nhân sự Phòng kế hoạch Tổng hợp Phòng dịch vụ và Marketing Phòng Kinh doanh ngoại hối Phòng thanh toán quốc tế Phòng tín dụng Cơ cấu tổ chức của phòng giao dịch Nam Đô: Chương 2: Những hoạt động chính của phòng giao dich Nam Đô, chi nhánh NHNo& PTNT Nam Hà Nội Phòng giao dịch có những hoạt động chính sau: 2.1 Huy động vốn: Trong điêu kiện cạnh tranh về huy động vốn giữa các ngân hàng như hiện nay,Phòng giao dịch đã kết hợp nhiều giải pháp, biên pháp phối hợp với chi nhánh Nam Hà Nội NHNo& PTNT, phát huy các mối quan hệ, đẩy mạnh tiếp thị khách hàng có tiền gửi lớn, tăng cường chính sách khách hàng để đẩy mạnh công tác huy động vốnđảm bảo quy mô và tăng trưởng nguồn vốn hiệu quả. Vì vậy, nguồn vốn của phòng giao dịch đã có tăng trưởng cao góp phần hỗ trợ vốn trong hệ thống. Bảng tổng hợp huy động vốn của phòng giao dịch Nam Đô năm 2008-2009: Bảng 1: Tình hình nguồn vốn huy động giai đoạn 2008 - 2009 tại Phòng giao dịch Nam Đô chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội. đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu  31/12/2008  31/12/2009    Tổng số  VNĐ  Ngoại tệ quy đổi  Tổng số  VNĐ  Ngoại tệquy đổi   Huy động vốn  98043  66794  31249  175381  158787  16594   Tiền gửi TC  11084  9892  1192  117506  117087  419   Tiền gửi tiết kiệm  86733  56676  30057  54948  38828  16120   Kỳ phiếu, Trái phiếu  226  226  0  2927  2872  55   Về năm 2009 tổng nguồn vốn huy động được tăng 178,88% so với năm 2008. Đây là đâu hiệu rất sức khả quan của phòng giao dịch vì năm 2008 xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới,Việt Nam ít nhiều cũng bị ảnh hưởng,nhưng với uy tín và chất lượng của Ngân hàng No& PTNT Việt Nam.Trong đó,tiền gửi của các tổ chức tăng mạnh 10,6 lần. Điều này chứng tỏ được sự tin tưởng của các tổ chức, đơn vị...dành cho phòng giao dịch. Tuy nhiên,tiền gửi tiết kiệm từ dân cư có xu hướng giảm. Nguyên nhân do yếu tố niềm tin của,tâm lý của người dân. Kỳ phiếu và trái phiếu tăng 12,95 lần (1295%) so với năm 2008.Tuy nhiên, tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vốn huy động được không lớn chỉ vào 0,03% . Về cơ cấu nguồn vốn: Nguồn vốn huy động bằng VNĐ có xu hướng tăng và tăng 237,73% ,còn nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ có xu hướng giảm và năm 2009 giảm một nửa so với năm 2008.Nguyên nhân chủ yếu do đồng VNĐ đã lấy lại lòng tin của người dân. Năm2009: Đối với nguồn VNĐ,chủ yếu huy động được nhờ tiền gửi của các tổ chức 73,74% so với tổng nguồn VNĐ huy động được. Đối với ngoại tệ,huy động được chủ yếu vào tiền gửi tiết kiệm chiếm 97,14 % tổng ngoại tệ huy động được. Trong tổng nguồn vốn huy động được ( năm 2009): tiền gửi của các tổ chức chiếm tỷ trọng lớn nhất 67% ,tiền gửi tiết kiệm chiếm 31,33%, kỳ phiếu, trái phiếu chiếm khoảng 1,67% .Như vậy,tổng nguồn vốn của phòng giao dịch có được là từ tổ chức. 2.2.Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn: Và có khả năng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. Đại lý ủy thác cấp vốn, cho vay từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của chính phủ, các nước và các tổ chức tài chính tín dụng nước ngoài đối với các DN hoạt động tại Việt Nam.Phòng giao dịch đã thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Tổng giám đốc NHNo & PTNT với vấn đề kiềm chế lạm phát.Quan điểm điều hành công tác tín dụng của Phòng giao dịch là : chỉ xem xét giải ngân đối với những khách hàng thực sự có tình hình tài chính lành mạnh, có phương án kinh doanh khả thi chống chịu được tình hình lãi suất cà tỷ giá tăng cao. Bảng 2: tổng hợp tình hình sử dụng vốn giai đoạn 2008 - 2009 tại Phòng giao dịch Nam Đô NHNo&PTNT (đơn vị : trđ) Chỉ tiêu  31/12/2008  31/12/2009    Tổng số  VNĐ  Ngoại tệ quy đổi  Tổng số  VNĐ  Ngoại tệ quy đổi   Tổng cho vay  64 582  64 582  0  196 816  160 794  36022   Cho vay ngắn hạn  62825  62825  0  189 761  153 739  36 022   Cho vay trung hạn  17 57  1757  0  6 718  6718  0   Cho vay dài hạn  0  0  0  337  337  0   Hoạt động tín dụng của phòng giao dịch Nam Đô NHNo& PTNT Nam Hà Nội năm 2009 đã tập trung cho các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Do vậy,mặc dù phòng giao dịch mới thành lập được 2 năm song tổng dư nợ của phòng giao dịch là 196 816 triệu đồng,tăng 3,0475 lần so với năm 2008.Với năm 2009,phòng giao dịch đã đầu tư dây chuyền cho các công ty thuộc tập đoàn than khoang sảnvới doanh số hàng chục tỷ đồng.Ngoài ra, phòng giao dịch còn tiếp tục đầu tư với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm tháo gỡ khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Xét về loại tiền: Dư nợ bằng nội tệ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ.Năm 2008,chiếm 100%; năm 2009, chiếm 81,7% đạt 160 794 triệu đồng.Có được điều này là do các dự án mà chi nhánh cho vay chủ yếu là các dự án của doanh nghiệp Viêt Nam hoạt động trong lãnh thổ.Năm 2009,dư nợ ngoai tệ chiếm 18,3%. Xét về kỳ hạn: trong 2 năm hoạt động của mình,Phòng giao dịch chủ yếu cho vay các dự án ngắn hạn,với tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm trên 90%.và tăng cao.Năm 2009 dư nợ ngắn hạn tăng đến 2,45 lần năm 2008.Trong khi đó,tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạnnăm 2009 lên 7055 triệu đồng, tăng 4 lần so với năm 2008.Đây là con số không cao,song lại đánh dấu việc tăng thêm doanh thu từ lãi và cho thấy khả năng đáp ứng vốn cho tín dụng ngày càng cao của ngân hàng. Về chất lượng hoạt động tín dụng: Tình hình nợ xấu của phòng giao dịch Nam Đô NHNo & PTNT Nam Hà Nội Chỉ tiêu  2008  2009   Nợ xấu  0  887   Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ  0  1.52   Ngay từ đầu phòng giao dịch đã chú trọng đến việc nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án,đẩy mạnh việc thu nợ,thường xuyên ra soát các khoản cho vay nhằm giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Chương 3: Những mặt đạt được, hạn chế và định hướng phát triển của phòng giao dịch Nam Đô, chi nhánh Ngân hàng Nồng nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội 3.1. Kết quả đạt được Về quy mô và cơ cấu nguồn vốn: trong 2năm qua lượng vốn huy động tại Phòng giao dịch Nam Đô không ngừng tăng lên : từ năm 2008 lượng vốn huy động 94 238 triệu đồng và đến năm 2009 thì tăng lên đến 167 729 triệu đồng, trong đó lượng tiền gửi có kỳ hạn luôn ổn định, giúp Phòng giao dịch Nam Đô luôn chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn của mình. Phòng giao dịch Nam Đô NHNo&PTNT được coi là Phòng giao dịch có hiệu quả huy động vốn cao của chi nhánh phía Nam Hà Nội Agribank.Về cơ cấu nguồn vồn : bên cạnh việc huy động vốn thường xuyên bằng hình thức tiền gửi của cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng với các hình thức và kỳ hạn khác nhau, Phòng giao dịch đã thực hiện phát hành giấy tờ có giá ( kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, tiết kiệm bậc thang...) với lãi suất phong phú và hấp dẫn nhằm thu hút ngày càng nhiều lượng vồn nhàn rỗi từ tổ chức và cá nhân, Phòng giao dịch đã kết hợp một cách hài hòa các hình thức huy động để tạo hiệu quả tối ưu.Việc đưa ra nhiều sản phẩm huy động là một bước sáng tạo để đa dạng hình thức huy động, nâng cao tính an toàn trong hoạt động của chi nhánh. Về chi phí huy động vốn: Phòng giao dịch Nam Đô NHNo&PTNT luôn điều chỉnh linh hoạt lãi suất huy động cho phù hợp với yêu cầu của thị trường, vừa đảm bảo thu lợi nhuận vừa đảm bảo tính an toàn. 3.2. Những mặt hạn chế - Cơ cấu nguồn vốn còn chưa hợp lý, nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp và chủ yếu là tiền gửi của các tổ chức kinh tế,nguồn tiền gửi dân cư còn nhỏ trong khi chiến lược phát triển lâu dài đòi hỏi các NHTM để phát triển cần phải hướng vào nguồn tiền gửi dân cư vì đây là nguồn tiền gửi ổn định và an toàn. - Nguồn tiền gửi có kỳ hạn chủ yếu là nguồn tiền gửi với lãi suất cố định tuy ổn định song vẫn dẫn đến rủi ro về lãi suất. - Tuy lượng vốn huy động tăng nhưng chủ yếu là do điều chỉnh tăng lãi suất huy động, tăng nguồn vốn bằng việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu với lãi suất cao hơn lãi suất huy động tiết kiệm, cho nên chi phí huy động của Phòng giao dịch vẫn ở mức cao, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. - Vốn của Phòng giao dịch về cơ bản là không ổn định trong cơ cấu loại tiền, cơ cấu kỳ hạn huy động và sử dụng vốn chưa hợp lý.Việc dư thừa lượng vốn trung dài hạn quá nhiều so với lượng huy động chứng tỏ việc sử dụng vốn vẫn chưa mang lại hiệu quả. - Nguồn vốn ngoại tệ tại Phòng giao dịch vẫn chủ yếu là nguồn vốn huy động từ dân cư, từ dự án, chưa huy động được từ các tổ chức kinh tế khác khiến sử dụng vốn ngoại tệ phải phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn ngoại tệ của TW khiến tăng chi phí đầu vào, giảm thu nhập của Phòng giao dịch và lên kế hoạch hóa. 3.3. Định hướng phát triển - Chiến lược tăng cường năng lực tài chính, phát triển mạng lưới, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và nâng cao hiệu quả kinh doanh Tập trung nguồn lực củng cố và mở rộng hệ thống mạng lưới kinh doanh, tăng cường năng lực tài chính, nâng cao chất lượng hoạt động và hiệu quả kinh doanh. Duy trì vị thế thị phần, phát triển mở rộng hoạt động hiện tại trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ và đẩy mạnh ngân hàng bán buôn và tập trung mở rộng thị phần tại các khu vực khách hàng trọng điểm trên cơ sở an toàn và sinhlời cao. Tận dụng hệ thống mạng lưới và cơ sở hạ tầng sẵn có để phát triển thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Đa dạng hóa danh mục đầu tư có kiểm soát đảm bảo làm chủ được tình hình tài chính, chú trọng tăng mạnh vốn chủ sở hữu, bảo đảm đạt các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động, phát triển bền vững của Agribank. - Chiến lược về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cải thiện căn bản chất lượng nguồn nhân lực Từ năm 2010 đến 2015 phòng giao dịch sẽ tiếp tục cơ cấu lại nguồn nhân lực một cách mạnh mẽ sẽ tăng số lượng, tăng chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ và năng lực chuyên môn cao, đào tạo nhiều hơn các kiến thức nghiệp vụ của ngân hàng quốc tế, ngoại ngữ, tin học; Tuyển dụng thêm nhiều cán bộ có trình độ chuyên môn cao ở các nghiệp vụ, có khả năng tạo doanh số, lợi nhuận nhiều. Tiếp tục hoàn thiện thực hiện cơ chế động lực tiền lương, tiền thưởng theo nguyên tắc gắn lợi ích với trách nhiệm, kết quả, năng suất, hiệu quả công việc của từng cán bộ nhân viên Agribank KẾT LUẬN Báo cáo thực tập tổng hợp nàygiúp ta có cái nhìn tổng quát về lịch sử hình thành cơ cấu tổ chức cũng như thực trạng trongnhững năm qua của ngân hàng No& PTNT Nam Hà Nội,và phòng giao dịch Nam Đô. Trong gần 1 tháng thực tập tại phòng giao dịch Nam Đô, tôi đã có những nắm bắt và hiểu biết sơ bộvề chi nhánh NHNo& PTNT Nam Hà Nội. Với sự cố gắng của bản thân cùng sự giúp đỡ và chỉ bảo của cán bộ trong phòng giao dịch và các thầy cô trường Đại học Kinh tế quốc dân, tôi huy vọng sẽ có những hiểu biết sâu sắc hơn nữa về tổ chức cũng như các họat động của chi nhánh để giúp tôi hoàn thành chuyên đề thực tập sắp tới.
Luận văn liên quan