Báo cáo thực tập tại phòng tổ chức cán bộ Sở giao dịch ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo nghị định số 177/TTg ngày 26 tháng 4 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ. Qua hơn 51 năm hình thành và phát triển ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam đã có những tên gọi gắn liền với hoàn cảnh lịch sử nhất định như sau: Ngân hàng Kiến thiết Việt nam từ ngày 26/4/1957. Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt nam từ ngày 24/6/1981. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam từ ngày 14/11/1990. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam là một doanh nghiệp hạng đặc biệt, được tổ chức theo mô hình Tổng công ty nhà nước (Tập đoàn) mang tính hệ thống nhất bao gồm hơn 112 chi nhánh và các công ty trong toàn quốc, có 3 đơn vị liên doanh với nước ngoài (2 ngân hàng và 1 công ty), hùn vốn với 5 tổ chức tín dụng. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam là một ngân hàng chủ lực thực hiện chính sách quốc gia và phục vụ đầu tư phát triển. Qua quá trình 51 năm hình thành và phát triển luôn gắn với từng giai đoạn lịch sử của đất nước, đó là: Giai đoạn 1957-1975: Thời kỳ khôi phục kinh tế và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Giai đoạn 1976-1989: Thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Giai đoạn 1990-1999: Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Giai đoạn 2000 đến nay, đẩy mạnh hoàn thiện cơ cấu tổ chức, phát triển an toàn, hiệu quả, hiện đại hoá.

doc21 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2040 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại phòng tổ chức cán bộ Sở giao dịch ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 1. Quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam. 3 1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam. 3 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch. 4 2. Chức năng, nhiệm vụ của Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam. 5 2.1. Chức năng, nhiệm vụ chung của Sở giao dịch. 5 2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng, Ban. 7 3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn vừa qua (2003-2007). 10 3.1. Huy động vốn. 10 3.2. Hoạt động tín dụng. 11 3.3. Kết quả dịch vụ khác. 12 4. Cơ cấu tổ chức Sở giao dịch -Ngân hàng Đầu tư& Phát triển Việt Nam. 13 5. Đặc điểm về lao động của Sở giao dịch - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam. 15 5.1. Về số lượng lao động. 15 5.2. Về chất lượng lao động. 17 6. Tồn tại và nguyên nhân. 19 6.1. Hoạt động huy động vốn. 19 6.2. Hoạt động tín dụng. 19 7. Định hướng phát triển của Sở giao dịch trong thời gian tới. 20 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 LỜI MỞ ĐẦU Để phục vụ cho quá trình hoàn thiện kiến thức của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Sau khi hoàn thành phần lý thuyết, sinh viên được tổ chức một kỳ thực tập tại các doanh nghiệp để tiếp cận thực tế và tự hoàn thiện kiến thức cho bản thân, sau đó tiếp thu, đánh giá và nhận xét thực tế về cơ sở thực tập. Là một sinh viên sắp tốt nghiệp chuyên nghành kinh tế lao động. Để phục vụ cho chuyên nghành mình theo học nên em đã xin vào thực tập tai Phòng Tổ chức Cán bộ - Sở giao dịch - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam. Trong thời gian thực tập tổng hợp tại Sở giao dịch, em đã phần nào tìm hiểu tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ cơ bản của Sở giao dịch và các phòng ban, Đặc điểm nguồn nhân lực và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Do thời gian và kiến thức tích luỹ còn nhiều hạn chế nên trong báo cáo tổng hợp không tránh khỏi những thiếu xót, vậy em kính mong Thầy giáo hướng dẫn Võ Nhất Trí và Anh Nguyễn Xuân Dũng- cán bộ hướng dẫn tại Phòng Tổ chức Cán bộ- Sở giao dịch- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam hướng dẫn, chỉ bảo để bài báo cáo tổng hợp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam. Giới thiệu chung về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo nghị định số 177/TTg ngày 26 tháng 4 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ. Qua hơn 51 năm hình thành và phát triển ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam đã có những tên gọi gắn liền với hoàn cảnh lịch sử nhất định như sau: Ngân hàng Kiến thiết Việt nam từ ngày 26/4/1957. Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt nam từ ngày 24/6/1981. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam từ ngày 14/11/1990. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam là một doanh nghiệp hạng đặc biệt, được tổ chức theo mô hình Tổng công ty nhà nước (Tập đoàn) mang tính hệ thống nhất bao gồm hơn 112 chi nhánh và các công ty trong toàn quốc, có 3 đơn vị liên doanh với nước ngoài (2 ngân hàng và 1 công ty), hùn vốn với 5 tổ chức tín dụng. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam là một ngân hàng chủ lực thực hiện chính sách quốc gia và phục vụ đầu tư phát triển. Qua quá trình 51 năm hình thành và phát triển luôn gắn với từng giai đoạn lịch sử của đất nước, đó là: Giai đoạn 1957-1975: Thời kỳ khôi phục kinh tế và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Giai đoạn 1976-1989: Thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Giai đoạn 1990-1999: Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Giai đoạn 2000 đến nay, đẩy mạnh hoàn thiện cơ cấu tổ chức, phát triển an toàn, hiệu quả, hiện đại hoá. Quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch. Sở giao dịch - Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt nam được thành lập ngày 28/3/1991 theo quyết định số 76 QĐ/TCCB của Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam. Thực nghiệm thành công mô hình mới là đơn vị trực tiếp kinh doanh của Hội sở chính, thực thi có hiệu quả các nhiệm vụ chiến lược của hệ thống BIDV. Là đơn vị chủ lực thực hiện trong việc xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng là Tập đoàn, Tổng công ty. Phục vụ đầu tư phát triển các dự án lớn và trọng điểm và là đơn vị đi đầu triển khai hệ thống công nghệ thông tin của đất nước. Thực hiện nhiệm vụ phục vụ các khách hàng đặc biệt là môi trường đào tạo cán bộ nghiệp vụ, cán bộ quản lý cho Hội sở chính. Sự hình thành và phát triển của Sở giao dịch thể hiện qua các giai đoạn cụ thể sau: Giai đoạn đầu tiên (1991-1995): Là bước đi chập chững, Sở giao dịch chỉ có 2 phòng và 1 tổ nghiệp vụ làm nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát vốn ngân sách cho các dự án đầu tư của các Bộ, Nghành. Đó là các dự án trải dài theo tuyến như Bưu điện, Điện lực, Đường sắt, Đường bộ. Những dự án trải rộng như nghành lâm nghiệp, caffe, chè…với số vốn cấp phát lên đến hàng trăm tỷ đồng, theo đó Sở giao dịch đã phát huy vai trò kiểm tra, giám sát sử dụng vốn ngân sách của chủ đầu tư, thực hiện phương châm cấp phát đúng địa chỉ, đúng đối tượng, đúng với thiết kế và khối lượng thi công, góp phần chống lãng phí trong xây dựng cơ bản. Giai đoạn khởi động (1996-2000): Chuyển hướng mạnh mẽ sang hoạt động kinh doanh, hạch toán kinh tế chủ động tự trang trải. Thông qua việc mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm và thực hiện tất cả các nghiệp vụ ngân hàng thương mại, mở rộng khách hàng. Với tổng số 167 cán bộ nhân viên Sở giao dịch đã có 12 phòng nghiệp vụ,1 chi nhánh khu vực, 2 phòng giao dịch và 7 quỹ tiết kiệm. Sở giao dịch đã đạt những kết quả quan trọng, xác lập được vị thế hình ảnh trong hệ thống ngành ngân hàng trên địa bàn TP.Hà Nội. Từ năm 2001 đến nay: Sở giao dịch đã thực hiện tách nâng cấp 4 chi nhánh cấp I trên địa bàn TP.Hà Nội. Cụ thể: Chi nhánh Bắc Hà Nội (10/2002). Chi nhánh Hà Thành (9/2003). Chi nhánh Đông Đô (7/2004). Chi nhánh Quang Trung (5/2005). Cơ cấu lại sở giao dịch theo mô hình phục vụ giao dịch một cửa thuận lợi cho khách hàng và quản lý thông tin, thanh toán trực tuyến. Đến nay Sở giao dịch đã có 20 phòng nghệp vụ, 14 phòng giao dịch với gần 300 cán bộ nhân viên. Hệ thống máy rút tiền tự động ATM hoạt động kết nối với các điểm giao dịch của BIDV trong phạm vi toàn quốc hợp thành mạng lưới rộng khắp phục vụ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng. Mô hình tổ chức của Sở giao dịch đang được tiếp tục hoàn thiện theo hướng các ngân hàng hiện đại trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin để hình thành các kênh phân phối sản phẩm tín dụng, huy động vốn và dịch vụ. Chức năng, nhiệm vụ của Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam. Chức năng, nhiệm vụ chung của Sở giao dịch. Sở giao dịch có chức năng nhiệm vụ cơ bản là: Tín dụng, Huy động vốn và Dịch vụ khách hàng. Cụ thể: Tín dụng: Bảo lãnh: Dự thầu Thực hiện hợp đồng Hoàn trả tiền ứng trước Bảo hành chất lượng sản phẩm Nộp thuế Mua thiết bị trả chậm Vay vốn nước ngoài Thanh toán Đối ứng Tín dụng ngắn hạn Tín dụng trung, dài hạn Cho vay cán bộ công nhân viên Cho vay mua nhà, mua ô tô Cho vay cầm cố chứng từ có giá Huy động vốn: Tiết kiệm thông thường Tiết kiệm dự thưởng Tiết kiệm bậc thang Dịch vụ: Thanh toán quốc tế: LC nhập LC xuất Nhờ thu: Nhờ thu đến Nhờ thu đi Nhờ thu séc Chuyển tiền Chiết khấu Ký hậu vận đơn hoặc bảo lãnh nhận hàng Dịch vụ khác:ATM Home Banking Thanh toán trong nước Trả lương tự động Thấu chi (Thẻ ATM Power) Dịch vụ thu chi hộ Thu đổi ngoại tệ, tiền mặt Giữ hộ tài sản Dịch vụ ngân quỹ, tiền mặt Chuyển tiền kiều hối BIDV Smart@ccount Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng, Ban. P. Tín dụng. Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng theo phạm vi được phân công theo đúng quy định. Thực hiện Marketing tín dụng, tư vấn cho khách hàng sử dụng các sản phẩm tín dụng, dịch vụ khách hàng. Quản lý hồ sơ tín dụng theo quy định, tổng hợp, phân tích, quản lý thông tin và lập báo cáo về công tác tín dụng. P. Thẩm định. Trực tiếp thực hiện yêu cầu nghiệp vụ về công tác thẩm định, tái thẩm định. Chịu trách nhiệm quản lý thông tin phục vụ công tác thẩm định, đầu tư, thẩm định tín dụng. Lập báo cáo về công tác thẩm định theo đúng quyền hạn. P. Quản lý Tín dụng. Thực hiện công tác quản lý thông tin, quản lý rủi ro của sở giao dịch, theo dõi tổng hợp hoạt động tín dụng, xác định giới hạn tín dụng cho từng khách hàng, xếp loại khách hàng và phân loại nợ theo mức độ rủi ro tín dụng. Là thư ký của Hội đồng tín dụng, Hội đồng xử lý nợ. Thực hiện các báo cáo về hoạt động tín dụng. P. Dịch vụ Khách hàng. Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch, xử lý, tác nghiệp và hạch toán kế toán các giao dịch với khách hàng là các nhân hay doanh nghiệp. Thực hiện chiết khấu cho vay, cầm cố các chứng từ có giá. Quản lý thông tin khách hàng thuộc phòng quản lý và lập báo cáo nghiệp vụ theo quy định. P. Tiền tệ - Kho quỹ. Thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ. Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quỹ. Theo dõi tổng hợp, lập báo cáo tiền tệ, an toàn kho quỹ theo quy định. P. Thanh toán quốc tế. Thực hiện giao dịch với khách hàng theo đúng quá trình tài trợ thương mại và hạch toán các nghiệp vụ có liên quan. Phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của sở giao dịch. P. Kế hoạch - Nguồn vốn. Quản lý và cân đối nguồn vốn, quản lý tài sản nợ, tài sản có. Đầu mối tham mưu, giúp việc cho giám đốc tổng hợp, xây dựng kế hoạch kinh doanh của sở giao dịch. P. Tài chính - Kế toán. Thực hiện kiểm tra công tác hạch toán kế toán. Thực hiện công tác hậu kiểm đối với các giao dịch của sở giao dịch. Quản lý tài chính thông qua công tác lập kế hoạchtài chính, phân tích, đánh giá tình hình tài chính. Lập và chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời, trung thực của số liệu kế toán, của báo cáo tài chính. Quản lý chứng từ kế toán bằng giấy, bảo mật, cung cấp thông tin tài chính. P. Tổ chức cán bộ. Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động, theo dõi thực hiện nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể, theo dõi tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực đảm bảo nhu cầu phát triển Sở giao dịch theo quy định. Đầu mối đề xuất, tham mưu với giám đốc Sở giao dịch về xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp với hoạt động và điều kiện cụ thểcủa Sở giao dịch (Tuyển dụng bố trí sắp xếp, quy hoạch, bồi dưỡng đào tạo, luân chuyển, bổ nhiệm…) và các văn bản hướng dẫn quy trình về tổ chức cán bộ, chính sách đối với người lao động theo nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể, công tác thi đua khen thưởng. Tham gia ý kiến về kế hoạch phát triển mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho việc mở rộng mạng lưới, phát triển các kênh phân phối sản phẩm và trực tiếp hoàn tất thủ tục mở điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm, phòng giao dịch, chi nhánh mới. Quản lý (sắp xếp, lưu trữ, bảo mật) hồ sơ cán bộ. Quản lý thông tin (lưu trữ, bảo mật, cung cấp…) và lập báo cáo liên quan đến nhiệm vụ của phòng theo quy định. Thư ký hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng kỷ luật, hội đồng nâng lương, hội đồng tuyển dụng… P. Hành chính quản trị. Thực hiện công tác quản lý văn phòng của sở giao dịch. Quản lý, sử dụng con dấu và văn thư lưu trữ của sở giao dịch. Thực hiện công tác hậu cần, đảm bảo vật chất và an ninh. P. Điện toán. Quản lý mạng, quản trị hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát mạng tại sở giao dịch. Hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ kiểm tra các phòng, đơn vị thuộc sở giao dịch. Vận hành hệ thống tin học và các chương trình ứng dụng phần mềm. Lưu trữ, bảo quản, phục hồi, phân phối, cung cấp dữ liệu. P. Kiểm tra nội bộ. Kiểm ta việc chấp hành quy chế điều hành của lãnh đạo. Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quy chế, quy trình nghiệp vụ ngân hàng. Giải quyết các đơn thư kiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền. P. Giao dịch, Điểm giao dịch. Huy động vốn. Thực hiện công tác tín dụng. Thực hiện công tác Marketing nhằm cung cấp các dịch vụ của ngân hàng. Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn vừa qua (2003-2007). Huy động vốn. Hoạt động huy động vốn là một nghiệp vụ ngân hàng rất được quan tâm của toàn ban lãnh đạo Sở và toàn bộ cán bộ công nhân viên. Huy động vốn của Sở giao dịch - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam trong giai đoạn vừa qua (2003-2007) được thu thập và thể hiện qua biểu bảng sau: Bảng 3.1: Kết quả huy động vốn của Sở giao dịch (2003-2007) Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu  2003  2004  2005  2006  2007   1) Tiền gửi TCKT  2.771.700  3.705.456  4.407.585  7.284.959  11.821.213   TG không kỳ hạn  556.410  1.019.978  844.839  1.465.390  3.427.093   TG có kỳ hạn  2.215.290  2.685.478  3.562.746  5.639.569  8.394.120   2) Tiền gửi dân cư  5.165.807  3.317.088  3.048.831  2.791.400  1.764.826   Tiết kiệm  2.404.572  2.208.801  2.168.426  2.290.055  1.601.104   Kỳ phiếu  1.688.811  461.017  230.378  122.200  27.605   CCTG, Trái phiếu  1.072.424  647.273  649.527  379.145  136.117   3) Huy động khác  470.793  85.906  113.084  34.567  34.567   Tổng  8.408.300  7.108.450  7.569.500  10.110.926  13.620.606   Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở giao dịch ( 2003- 2007). Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy tổng huy động vốn trong giai đoạn qua có xu hướng tăng lên, đặc biệt là năm 2007 tăng so với năm 2006 là 3509680 triệu đồng (tức tăng 34,71 %). Khả năng huy động vốn của Sở giao dịch thông qua tiền gửi của dân cư giảm dần qua các năm nhưng tiền gửi của các tổ chức kinh tế lại có xu hướng tăng lên và tăng nhanh ở năm 2007 ( tăng so với 2006 là 62,27%). Vậy hoạt động huy động vốn của Sở giao dịch rất có hiệu quả và hướng vào phục vụ khách hàng là các tổ chức kinh tế. Đây là khách hàng có tiềm lực và có hướng gắn kết với ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam. Nhưng hoạt động nhằm phục vụ khách hàng là dân cư giảm qua các năm chứng tỏ mạng lưới điểm giao dịch và sự quảng bá sản phẩm ngân hàng có vấn đề đối với đối tượng là khách hàng lẻ. Vậy trong tương lai ban lãnh đạo Sở và cán bộ công nhân viên cần khảo sát và khắc phục nhằm thu hút khách hàng là dân cư tiếp cận với các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng của Sở giao dịch. Đặc biệt là huy động vốn từ tiết kiệm của dân cư. Hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng của Sở là một nghiệp vụ ngân hàng đặc biệt quan trọng và trước yêu cầu của nhiệm vụ mới chuyển hoạt động sang kinh doanh đa năng tổng hợp, tự hạch toán thu chi nên hoạt động tín dụng trong giai đoạn 2003 - 2007 luôn được đầu tư phát triển. Cụ thể kết quả hoạt động tín dụng đượ thu thập và trình bày ở bảng số liệu sau: Bảng 3.2: Kết quả hoạt động tín dụng của Sở giao dịch (2003-2007) Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu  2003  2004  2005  2006  2007   Cho vay ngắn hạn  660.136  855.811  1.724.458  1.959.934  2.301.894   Cho vay TDHTM  1.564.566  1.345.314  1.012.621  623.713  980.303   Cho vay ĐTT  814.592  1.119.697  1.396.026  1.894.594  1.521.822   Cho vay KH NN  582.822  515.475  374.866  256.478  138.071   Cho vay ủy thác, ODA  373.584  387.754  305.846  266.034  242.954   Tổng  3.995.700  4.224.050  4.831.816  5.000.752  5.185.044   Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở giao dịch ( 2003 - 2007) Qua bảng số liệu thu thập được từ hoạt động tín dụng của Sở giao dịch trong giai đoạn vừa qua ta rút ra một số nhận xét sau: Tổng tín dụng qua các năm có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng qua các năm lại có xu hướng giảm về giai đoạn sau. Cho vay ngắn hạn luôn tăng và tăng đều trong giai đoạn vừa qua. Còn cho vay TDH TM lại có xu hướng giảm đều qua các năm nhưng đến năm 2007 lai tăng so với năm 2006 cụ thể tăng 356590 triệu đồng (tăng 57,17). Còn cho vay đồng tài trợ có xu hướng tăng qua các năm nhưng lại giảm vào năm 2007, so với 2006 giảm 372772 triệu đồng (tức giảm 19,68%). Còn cho vay kế hoạch nhà nước, cho vay ủy thác, ODA lại luôn giảm trong thời kỳ qua. Vậy mặc dù tổng hoạt động tín dụng qua các năm luôn tăng nhưng các loại cho vay thì tăng giảm không đồng đều. Điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng của Sở giao dịch không được chú trọng phát triển đồng đều. Kết quả dịch vụ khác. Một số kết quả thu khác của Sở giao dịch mà chúng ta cần quan tâm và phân tích trong giai đoạn vừa qua. Đó là một số chỉ tiêu như Thu dịch vụ ròng, Lợi nhuận trước thuế và Tổng tài sản. Cụ thể kết quả được trình bày ở bảng biểu sau: Bảng 3.3: Kết quả một số hoạt động khác của Sở giao dịch. Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu  2003  2004  2005  2006  2007   1.Thu dịch vụ ròng  25.650  24.502  25.600  49.512  58.397   2. Lơi nhuận trước thuế  131.328  83.856  93.659  184.858  271.730   3. Tổng tài sản  11.565.286  10.950.980  11.180.720  14.141.538  17.461.602   Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Sở giao dịch ( 2003 - 2007) Qua bảng số liệu trên, ta thấy thu dịch vụ ròng, tổng tài sản và lợi nhuận trước thuế có xu hướng tăng . Riêng trong 2 năm 2004 và 2005 lại giảm so với năm 2003 và bắt đầu có tốc độ tăng nhanh trong các năm sau. Tổng tài sản đã có sự tăng trưởng đột biến ở năm 2007, đạt 17.461.602 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 3.320.064 triệu đồng (tức tăng 23,48%) . Cơ cấu tổ chức Sở giao dịch -Ngân hàng Đầu tư& Phát triển Việt Nam. Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch -Ngân hàng Đầu tư& Phát triển Việt Nam được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 4.1: Cơ cấu tổ chức Sở giao dịch - NH ĐT & PT VN Với cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam như được trình bày ở sơ đồ trên ta nhận thấy nó vừa mang tính trực tuyến vừa mang tính liên hoàn giữa các bộ phận phòng, ban trong ngân hàng. Thông tin truyền từ trên xuống và phản hồi từ dưới lên được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Sự trao đổi thông tin giữa các phòng ban chức năng cũng thuận tiện và kịp thời, đáp ứng các hoạt động của ngân hàng. Đây là mô hình tổ chức của các doanh nghiệp hiện đại, đặc biệt là đối với nghành ngân hàng là yêu cầu truyền đạt thông tin nhanh chóng và chính xác. Đặc điểm về lao động của Sở giao dịch - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam. Về lao động của một doanh nghiệp nói chung người ta thường nghiên cứu trên hai phương diện số lượng và chất lượng lao động. Về số lượng lao động. Để nghiên cứu đặc điểm về số lượng lao động của Sở giao dịch - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam ta phân theo các chỉ tiêu số lượng được thu thập và trình bày ở bảng số liệu sau: Bảng 5.1: Số lượng lao động của Sở giao dịch - NH ĐT & PT VN. Đơn vị: Người Năm Chỉ tiêu  2003  2004  2005  2006  2007   Tổng số  250  255  265  274  285   Tuổi trung bình  26  26  26.5  27.5  28   1. Theo giới tính        Nam  119  121  125  131  137   Nữ  131  134  140  143  148   2. Theo thâm niên        < 5 năm  51  51  55  63  67   5 - 10 năm  178  180  181  177  181   10 - 15 năm  12  14  17  19  21   > 15 năm  9  10  12  15  16   3.Theo tuổi        < 25 tuổi  171  173  177  179  183   25 - 35 tuổi  39  40  44  49  52   35 - 45 tuổi  31  31  32  34  37   > 45 tuổi  9  11  12  12  13   4. Theo nghề nghiệp        Chuyên viên Cao cấp  2  3  5  6  7   Chuyên viên Chính  9  10  12  12  14   Chuyên viên  218  220  223  228  232   Nhân viên Văn thư  3  3  3  3  4   Nhân viên
Luận văn liên quan