Báo cáo thực tập tại Thủy điện suối Sập 1

Thực tập nhận thức là việc rất quan trọng đối với sinh viên. Cần phải cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về mạng và hệ thống điện Việt nam. Giúp sinh viên nhận thức được công việc, ngành nghề mà mình đã chọn theo học. Được phân công về thực tập nhận thức tại công ty thủy điện SUỐI SẬP 1, trong thời gian thực tập, tham quan học hỏi em đã tìm hiểu và nắm được sâu sắc thực tế công việc của người kĩ sư. Qua đó em đã xác định được vai trò và trách nhiệm của người cán bộ khoa học kỹ thuật trong môi trường sản xuất và xây dựng, có ý thức trách nhiệm trong các lĩnh vực và trong mỗi công việc của mình. Mục đích của việc tham quan nhà máy thuỷ điện Suối Sập 1 để giúp sinh viên hiểu rõ cấu tạo, chức năng hoạt động, tầm quan trọng của nhà máy đối với hệ thống điện Việt nam và đối với tình hình kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng của quốc gia. Việc tham quan thực tế nhà máy thuỷ điện Suối Sập 1 cũng giúp cho sinh viên nhận thấy cấu tạo phức tạp của nhà máy so với lý thuyết, hệ thống điều khiển tự động, các quy trình làm việc, các số liệu hoạt động hàng ngày của nhà máy cũng giúp ích cho sinh viên trong các môn học trên lớp. Việc tham quan các trạm điện giúp cho sinh viên hiểu biết rõ về các phần tử trong hệ thống điện, tác dụng và hoạt động của toàn bộ hệ thống điện. Sau gần một tuần thực tập tại công ty thủy điện Suối Sập 1, được sự quan tâm giúp đỡ của các bác lãnh đạo và sự hướng dẫn tận tình của cán bộ công nhân viên trong công ty, đến nay em đã hoàn thành nhiệm vụ thực tập nhận thức theo đúng yêu cầu của nhà trường đề ra.

docx39 trang | Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 2998 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Thủy điện suối Sập 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO THỰC TẬP THỦY ĐIỆN SUỐI SẬP 1 Đơn vị thực tập: Nhà máy Thủy điện Suối Sập 1 Xã Tà Xùa-Huyện Bắc Yên-Tỉnh Sơn La Giáo viên hướng dẫn: Th.s. Lê Phong Nam Khoa Điện- trường đại học công nghiệp Việt Trì Nhóm 4: Lớp TĐ1Đ12 Nguyễn Hồng Thanh Nguyễn Mạnh Tuấn Khầm Văn Hơn. Văn Đức Cương. LỜI NÓI ĐẦU Thực tập nhận thức là việc rất quan trọng đối với sinh viên. Cần phải cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về mạng và hệ thống điện Việt nam. Giúp sinh viên nhận thức được công việc, ngành nghề mà mình đã chọn theo học. Được phân công về thực tập nhận thức tại công ty thủy điện SUỐI SẬP 1, trong thời gian thực tập, tham quan học hỏi em đã tìm hiểu và nắm được sâu sắc thực tế công việc của người kĩ sư. Qua đó em đã xác định được vai trò và trách nhiệm của người cán bộ khoa học kỹ thuật trong môi trường sản xuất và xây dựng, có ý thức trách nhiệm trong các lĩnh vực và trong mỗi công việc của mình. Mục đích của việc tham quan nhà máy thuỷ điện Suối Sập 1 để giúp sinh viên hiểu rõ cấu tạo, chức năng hoạt động, tầm quan trọng của nhà máy đối với hệ thống điện Việt nam và đối với tình hình kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng của quốc gia. Việc tham quan thực tế nhà máy thuỷ điện Suối Sập 1 cũng giúp cho sinh viên nhận thấy cấu tạo phức tạp của nhà máy so với lý thuyết, hệ thống điều khiển tự động, các quy trình làm việc, các số liệu hoạt động hàng ngày của nhà máy cũng giúp ích cho sinh viên trong các môn học trên lớp. Việc tham quan các trạm điện giúp cho sinh viên hiểu biết rõ về các phần tử trong hệ thống điện, tác dụng và hoạt động của toàn bộ hệ thống điện. Sau gần một tuần thực tập tại công ty thủy điện Suối Sập 1, được sự quan tâm giúp đỡ của các bác lãnh đạo và sự hướng dẫn tận tình của cán bộ công nhân viên trong công ty, đến nay em đã hoàn thành nhiệm vụ thực tập nhận thức theo đúng yêu cầu của nhà trường đề ra. Trong bản báo cáo này em chỉ trình bày tóm tắt, sơ lược những kiến thức hiểu biết trong thời gian thực tập tại công ty thủy điện Suối Sập 1. Do thời gian có hạn nên không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự đóng góp chỉ bảo chân thành của cán bộ nhân viên trong công ty và các thầy cô giáo bộ môn để tạo điều kiện cho em hoàn thành bản báo cáo thực tập nhận thức này. Em xin chân thành cảm ơn! Bắc Yên, ngày 05 tháng 3 năm 2016 CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SUỐI SẬP 1 1.1 Tổng quan về nhà máy thủy điện Suối Sập 1 Nhà máy Thủy điện Suối Sập 1 thuộc xã Tà Xùa –Huyện Bắc Yên- Tỉnh Sơn La. Được khởi công xây dựng vào ngày 30 tháng 12 năm 2010 và hoàn thành ngày 13 tháng 1 năm 2012. Nhằm khai thác tối ưu nguồn thủy năng trên Suối Sập, đoạn có độ dốc 100,38m cách thị trấn Bắc Yên 22km theo đường thi công công trình. Nhà máy thủy điện Suối Sập 1 nhằm cung cấp điện cho Tỉnh Sơn La và các vùng Tây Bắc, sản lượng điện hàng năm khoảng 63,89 triệu KWh Các thiết bị cơ khí thủy lực, thiết bị điện trong nhà máy, thiết bị bảo vệ đo lường điều khiển, thiết bị phụ trợ, máy biến áp, trạm phân phối điện ngoài trời được trang bị đồng bộ do nhà thầu Flovel Ltd cung cấp với hệ thống kiểm soát máy tính, hệ thống tự động hóa cao Hình 1.1. Gian máy thủy điện Suối Sập I Nhà máy có tổng công suất định mức là 21MW, gồm 2 tổ máy phát điện đồng bộ xoay chiều ba pha, trục ngang, tua bin kiểu vận hành liên tục. Dẫn nước vào Nhà máy thủy điện là một tuyến đường hầm chụi áp lực có vỏ bọc thép hoặc bê tông. Chiều dài hầm là 1100m, đường kính 3,6m. Nối tiếp đường hầm là ống thép chịu áp lực dài hơn 100m, đường kính 3m kết cấu vỏ hầm bê tông cốt thép và phun bê tông , giếng đứng chiều cao 120m, đường kính trong từ cao độ 548-560 là 2,4m, từ cao độ 560-578 là 6m, tổng chiều dài toàn tuyến hầm dẫn nước là 1200m. 1.2 Vai trò của nhà máy thủy điện Phát điện: nhà máy thủy điện đang là nguồn cung cấp năng lượng điện đáng khể, điện năng tạo ra đang chiếm môt tỉ lệ rất lớn trong các nhà máy phát điện ở Việt Nam. Linh hoạt: Trong cung cấp điện năng, thủy điện là nguồn cung ứng linh hoạt, bởi khả năng điều chỉnh công suất. Nhờ công suất phủ đỉnh của thủy điện, có thể tối ưu hóa biểu đồ phụ tải chạy nền bởi các nguồn kém linh hoạt hơn (như các nhà máy nhiệt điện hoặc điện hạt nhân). Nhà máy thủy điện tích năng làm việc như acquy, trữ khổng lồ bằng cách tích và xả năng lượng theo nhu cầu hệ thống điện. Một ưu điểm của thủy điện là có thể khởi động và phát đến công suất tối đa chỉ trong vòng vài phút, trong khi nhiệt điện (trừ tuốc bin khí - gas turbine) phải mất vài giờ hay nhiều hơn trong trường hợp điện nguyên tử. Do đó, thủy điện thường dùng để đáp ứng phần đỉnh là phần có yêu cầu cao về tính linh hoạt mang tải. tạo thu nhập cho người dân, giải quyết nhu cầu năng lượng ở quy mô gia đình và cộng đồng nhỏ, góp phần bổ sung nguồn năng lượng thiếu hụt của đất nước Tưới tiêu: đập thủy điện có vai trò lớn trong việc điều tiết tưới tiêu ở vùng hạ lưu, cung cấp nước tưới tiêu vào mùa khô, điều tiết hợp lý để chống lũ vào mùa mưa, tạo điều kiện để người dân hạ lưu phát triển kinh tế nông nghiệp Bảo tồn các hệ sinh thái: Thuỷ điện sử dụng năng lượng của dòng nước để phát điện, mà không làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng không làm biến đổi các đặc tính của nước sau khi chảy qua tuabin. CHƯƠNG II. CÁC HỆ THỐNG CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SUỐI SẬP 1 I. Các kiến thức về an toàn điện Người lao động khi vào làm việc, học tập trong NMĐ, lưới điện cần có đủ điều kiện : Sức khỏe, chuyên môn, được bồi huấn QTKTATLĐ, VSLĐ và kết quả kiểm tra đạt yêu cầu: Quy định: điện áp cao ≥  1000 v, điện hạ áp <1000v. Các quy định về ATLĐ theo chuyên moob được quy định. Người lao động vào vị trí làm việc, vận hành tại các thiết bị điện phải đảm bảo khoảng cách: Đến 15kv là: 0,7m. Từ 15-35kv : 1 m. Từ 35-110kv: 1,5m. Từ 110-220kv : 2,5m. Những biện pháp đảm bảo an toàn khi tiến hành công việc. Thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy của nhà máy Suối Sập 1:quy định chung, nội quy về trạm biến áp, nội quy về phòng cháy chữa cháy Các quy định về về chế độ trực vận hành tại nhà máy: nội quy vận hành, chỉ huy điều độ thao tác, sử dụng điện thoại 1.1. cắt điện khi không thể cắt điện mà người làm việc có khả năng vi phạm khoảng cách quy định trên thì phải làm rào chắn. khoảng cách từ rào chắn tới phần có điện là: 0,35m đối với điện áp đến 15kv. 0,6m đối với điện áp đến 35kv. 1,5m đối với điện áp đến 110kv. 2,5m đối với điện áp đến 220kv. 4,5m đối với điện áp đến 500kv. 1.2 treo biển báo và đặt rào chắn. người tiến hành cắt điện phải tiến hành đặt rào chắn và biển báo: “ cấm đóng điện! có người đang làm việc” ở bộ phận truyền động máy cắt, dao cách ly mà từ đó có thể đóng điện đến nơi làm việc. Rào chắn có thể làm bằng tre, nứa hoặc kim loại, rào chắn phải đảm bảo khoảng cách về an toàn. 1.3. cấp cứu khi người bị điện giật. tách người bị điện giật ra khỏi mạch điện: Khi có người bị điện giật phải tìm mọi cách để tách nạn nhân ra khỏi mạch điện sau đó tiến hành các biện pháp cấp cứu tạm thời rồi đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất. II.Sơ đồ đấu dây chung cho nhà máy Thủy điện Suối SậpI bao gồm 2 tổ máy với công suất đặt là 10,5 MW để truyền tải công suất trên tới các hộ tiêu thụ điện, sử dụng trạm phân phối 220/110/35 kV. Sơ đồ nối điện trạm 220kV sử dụng sơ đồ ¾. Trạm phân phối bao gồm MBA có công suất 26,5MW, đấu nối sao tam giác 11 Sử dụng nấc phân áp thứ 03: U=115kV, I=113A khi thay đổi nấc phân áp điện áp và dòng điện tăng hoặc giảm tương ứng là U=2.87V, I=3,5A. Chống sét van MBA. Điện áp danh định Udm=96Kv. Dòng điện định mức Idm=10kA. Máy cắt MC 171: Điện áp định mức: Udm=123kV. Dòng điện định mức Idm=1600A. Dòng điện ngắn mạch định mức: Inm=31.5kA, 3s. Máy cắt MC 631: Điện áp định mức: Udm=7.2Kv. Dòng điện định mức Idm=3150A. Dòng điện ngắn mạch định mức: Inm=31.5kA, 3s. Máy cắt MC 601: Điện áp định mức: Udm=7.2kV. Dòng điện định mức Idm=1600A. Chống sét van máy phát CS6H1: Điện áp định mức: Udm=9kV. Dòng điện định mức Idm=10kA. Dao cách ly 171-7. Điện áp định mức: Udm=123kV. Dòng điện định mức Idm=1600A. Hình 2.1 Sơ đồ đánh số thiết bị thủy điện Suối Sập I Nhà máy dùng 1 máy biến áp T1 có công suất 26,5Mw cấp điện từ trạm phân phối 110Kv và 2 máy biến áp tự dùng . Máy biến áp H1 cấp điện cho lộ 179E17.6 Sơn La 220Kv rồi hòa vào lưới điện quốc gia III.Quy trình vận hành một tổ máy 3.1. Vận hành tua bin thủy lực. 3.1.1 Các thông số chính. - Nước sản xuất : Ấn độ (Công ty FLOVEL) - Kiểu Tuabin : Trục ngang Francis - Cột nước tính toán Htt : H = 100,38 m. - Cột nước lớn nhất Hmax : H = 109,53 m. - Cột nước nhỏ nhất Hmin : H = 92,33 m - Lưu lượng nước qua tuabin : Qmax = 11,8 m3/s. - Đường kính bánh xe công tác : D1 = 1,18 m - Hiệu suất : 0,890 - Công suất : P = 10,5 MW. - Tốc độ định mức : n = 600 Vg/ ph. - Tốc độ lồng tốc cho phép : N = 750 đến 900 Vg/ ph. 3.1.2 Vận hành tuabin. Hình 3.1. Tuabin nhà máy Suối Sập I Điều kiện khởi động một tổ máy. Lựa chọn chế độ điều khiển tổ máy tự động hoặc bằng tay Tất cả các phụ trợ như CW, OPU, JOS và LOS trong trạng thái ngừng hoạt động. Van vòng đang đóng hoàn toàn. Van đĩa đang đóng hoàn toàn. Cánh hướng đang đóng hoàn toàn. Máy phát đang dừng. Rơ le cắt chính đã tác động (86TU). Phanh máy phát đã nhả. Máy cắt đầu cực đang mở. Tất cả các rơ le báo lỗi khẩn cấp và không khẩn cấp của máy phát / máy biến áp đã được reset. A. Khởi động ở chế độ bằng tay. Khởi động tổ máy. Lựa chọn chế độ bằng tay (SW-2): - Lựa chọn chế độ vận hành tua bin sử dụng công tắc 2 vị trí (SW-2) từ bảng TAGP. Mở van bằng tay nước làm mát máy phát:- Tại gian máy mở van nước đầu vào của hệ thống nước làm mát (van tay), đảm bảo áp lực đầu vào từ 7- 8 kg/cm2 và áp lực sau van giảm áp từ 3,6- 4 kg/cm2.Tại gian điều khiển hệ thống nước làm mát sẽ BẬT từ công tắc-5 tại bảng TAGP. Sau đó reset tín hiệu phản hồi nước làm mát thấp và lưu lượng nước chèn trục thấp. Hệ thống bôi trơn ổ trục máy phát (GLOP) BẬT (SW-6): Hệ thống dầu GLOP được bật từ khóa 2 vị trí SW-6 tại bảng TAGP. Sau khi tín hiệu phản hồi áp lực dầu GLOP và lưu lượng dầu cho ổ hướng trước/sau máy phát đã đạt ta reset các tín hiệu đèn báo áp lực và lưu lượng dầu glop thấp. Sau đó có thể khởi động hệ thống dầu JACKING để nâng roto máy phát. Hệ thống dầu kích (JOS) BẬT (SW-11): Hệ thống dầu JACKING được bật từ khóa 2 vị trí SW-11 tại bảng TAGP và quan sát được trên bảng hiển thị tình trạng làm việc của thiết bị. Hệ thống dầu OPU BẬT (SW-7): Hệ thống dầu OPU được khởi động từ khóa 2 vị trí SW- 7 ta có thể quan sát được trên bảng hiển thị tình trạng làm việc của thiết bị. RESET 86TU: Chỉ có thể reset được rơ le 86Z & 86X sau khi đã reset tất các rơ le phụ trên tủ R1A và C1A. Sau đó mới có thể được rơ le 86TU tại bảng TAGP. Sử dụng phanh (SW-8): Khi hệ thống OPU đã đủ áp lực ta sẽ kích hoạt phanh máy phát từ khóa SW- 8 trên tủ TAGP nhằm mục đích không cho máy phát quay trước khi ta tác động mở cánh hướng. Điều kiện khởi động đã thỏa mãn:- Sau khi đã reset rơ le 86TU thì phải quan sát xem điều kiện khởi động thỏa mãn hay chưa thỏa mãn trên bảng hiển thị tình trạng làm việc của các thiết bị. Các điều kiện khởi động sau đây: Áp lực dầu điều khiển OPU tốt. Áp lực hệ thống dầu GLOP tốt. Lưu lượng DE/NDE máy phát bình thường. Áp lực dầu JOS tốt. Van đĩa phải ở vị trí đóng hoàn toàn. Cánh hướng phải ở vị trí đóng hoàn toàn. Các máy cắt đầu cực 601, 602 phải đang mở. Reset lại rơ le lỗi tua bin. Mở van vòng (PB- 6): - Sau khi các điều kiện khởi động đã thỏa mãn, mở van vòng bằng nút ấn (PB- 6) tại tủ TAGP và đợi cho áp lực nước đằng trước và sau van đĩa cân bằng. Mở van đĩa (PB- 8): - Ấn nút PB- 8 tại bảng TAGP để mở van đĩa, chỉ mở van đĩa sau khi đã nhận được tín hiệu phản hồi van vòng mở và áp lực nước đã cân bằng. Đóng van vòng (PB- 7): - Sau khi nhận được tín hiệu phản hồi van đĩa đã mở hoàn toàn, ta thao tác đóng van vòng bằng nút ấn PB- 7 tại tủ TAGP. Nhả phanh (SW-8):- Phanh máy phát sẽ được nhả bằng tay, sử dụng khóa 2 vị trí SW-8 tại tủ TAGP. Đảm bảo rằng phanh phải được nhả và đợi tín hiệu phản hồi trên bảng hiển thị tình trạng làm việc tại TAGP. Mở cánh hướng (PB- 10): - Sau khi nhận được tín hiệu phản hồi của van vòng đóng, van đĩa đóng và phanh máy phát đã nhả, ấn nút PB- 10 tại tủ TAGP để mở dần dần cánh hướng cho đến khi máy phát đạt số vòng định mức 600 vòng/ phút tương ứng với độ mở cánh hướng từ 10 – 17%. Lưu ý: Số vòng quay định mức là 600 vòng/ phút. Giới hạn mở cánh hướng là 0 – 100%. Khi máy quay được 35% tốc độ định mức (khoảng 200- 250 vòng/ phút) thì sẽ đưa lệnh dừng hệ thống dầu JACKING. Tại tốc độ 90% kích từ BẬT: - Khi tốc độ máy phát đạt 90% tốc độ định mức, thì trên bảng hiển thị tình trạng làm việc sẽ xuất hiện tín hiệu sẵn sằng cho đóng kích từ. Việc bật kích từ được thực hiện bằng cách ấn nút IPB-3 tại tủ kích từ. Máy phát đã chạy không tải ổn định: - Máy đã đạt được 600 vòng/phút và kích từ đã làm việc ổn định thì sẵn sàng cho hòa đồng bộ theo chế độ bằng tay. Đưa tổ máy vào vận hành có tải. Đảm bảo máy cắt đầu cực đã ở vị trí làm việc và khóa lựa chọn ở vị trí điều khiển từ xa. Thích ứng tốc độ m/c và điện áp để tần xuất lưới điện và điện áp điện áp thông qua đồng bộ hóa bằng tay và đồng bộ tổ máy. Kiểm tra đèn hiển thị máy cắt đóng trên bảng hiển thị tình trạng làm việc của các thiết bị và độ mở cánh hướng lên tới 28 - 30% (tải 1500 - 2000kW) ngay khi có thể để tránh công suất truyền ngược. Sau khi máy cắt đóng thì tổ máy sẽ chấp nhận công suất tối thiểu là 1500 KW ( xấp xỉ) ngay lập tức. Điều này có thể làm được bằng cách nút PB- 10 (mở cánh hướng) tại tủ TAGP. Sau một khoảng thời gian công suất có thể tăng theo yêu cầu lên tới 10.5 MW. Dừng tổ máy. Tổ máy có thể dừng theo 2 cách dưới đây: Khẩn cấp Bằng tay Dừng khẩn cấp Tổ máy sẽ dừng tự động nếu rơ le cắt chính bảo vệ tuabin (86TU) hoặc rơ le cắt chính bảo vệ máy phát (86X) tác động. Theo chế độ dừng này, thứ tự dưới đây sẽ xảy ra: Máy cắt đầu cực 601, 602 sẽ cắt. Cánh hướng sẽ đóng về 0%. Kích từ sẽ tắt khi tốc độ máy phát giảm xuống 90% tốc độ định mức. Hệ thống dầu JACKING sẽ làm việc khi tốc độ máy phát giảm xuống khoảng 35% tốc độ định mức đến khi máy dừng hoàn toàn. Ở tốc độ còn khoảng 25% tốc độ định mức, phanh sẽ được kích hoạt bằng tay. Van đĩa đóng Phanh được nhả bằng tay sau khi máy phát đã dừng. Máy đã dừng khoảng 60 giây thì tắt hệ thống dầu OPU bằng. Máy đã dừng khoảng 120 giây thì tắt hệ thống dầu JOS bằng tay. Máy đã dừng khoảng 180 giây thì tắt hệ thống dầu GLOP bằng tay. Sau khi tắt hệ thống GLOP thì khóa hệ thống nước làm mát. Dừng bằng tay: Ở chế độ này thường thì người vận hành sẽ chủ động dừng tuabin để bảo dưỡng hoặc do mực nước thấp. Đối với dừng bằng tay, thứ tự dưới đây sẽ xảy ra: Giảm dần tải của tổ máy bằng cách ấn nút PB- 11 tại tủ TAGP. Khi công suất tổ máy còn khoảng 1500 KW thì sẽ cắt máy cắt đầu cực (601, 602) tại tủ C1A hoặc C1B bằng khóa điều khiển. Ấn nút PB- 12 để đóng cánh hướng về 0%. Khi tốc độ còn khoảng 90% tốc độ định mức thì tắt kích từ. Khi tốc độ còn khoảng 35% tốc độ định mức thì bật hệ thống dầu JOS. Khi tốc độ còn khoảng 25% tốc độ định mứcthì kích hoạt phanh bằng khóa SW- 8 tại tủ TAGP. Phanh nhả sau khi máy đã dừng. Tắt hệ thống OPU bằng khóa SW-7 sau 60 giây Tắ hệ thống dầu JACKING bằng khóa SW- 11 sau 120 giây. Tắt hệ thống dầu GLOP bằng khóa SW-6 sau 180 giây. Sau khi tắt hệ thống dầu GLOP thì sau 60 giây sẽ khóa hệ thống nước làm mát lại. B. Khởi động tổ máy ở chế độ tự động. Khởi động tổ máy Lựa chọn chế độ tự động (SW-2): - Lựa chọn chế độ làm việc của tua bin sử dụng công tắc 2 vị trí (SW-2) từ tủ TAGP. Lựa chọn chế độ tự động cho việc vận hành máy tự động. Mở van bằng tay nước làm mát (Bằng tay): Phải mở van bằng tay nước làm mát cho hệ thống CW. Sau khi ấn nút KHỞI ĐỘNG, thứ tự làm việc sẽ xảy ra như sau: - Nước làm mát máy phát BẬT (DO-10):- Nhìn được hiển thị trạng thái. Sau khi nhận tín hiệu phản hồi của áp lực hệ thống CW tốt (DI-10 tại bộ điều tốc), Bộ điều tốc sẽ đưa ra lệnh khởi động hệ thống bơm dầu GLOP/ LOS (DO-11). Hệ thống dầu bôi trơn ổ trục máy phát (GLOP/LOS) BẬT (DO-11): Có thể nhìn trên màn hiển thị trạng thái. Sau khi nhận được tín hiệu phản hồi áp lực hệ thống dầu GLOP tốt (DI-11 tại bộ điều tốc), Bộ điều tốc sẽ đưa ra lệnh khởi động hệ thống bơm dầu JACKING (DO-12). Hệ thống dầu nâng trục (JOS) BẬT (DO-12 Hệ thống dầu thủy lực (OPU) BẬT (DO-13). RESET 86TU. Rơ le 86Y chỉ reset được sau khi đã reset rơ le cắt chính bảo vệ tua bin (86TU) và tổ máy sẽ sẵn sàng để khởi động. Sử dụng phanh (DO-7).Điều kiện tiền khởi động OK (DI-13):- Sau khi reset rơ le 86TU, Phải quan sát trên bảng hiển thị tình trạng làm việc của các thiết bị xem các điều khiện khởi động đã thỏa mãn hay chưa. Các điều kiện khởi động như sau: Áp lực dầu điều khiển OPU tốt. Áp lực hệ thống GLOP tốt. Lưu lượng DE/NDE máy phát bình thường. Lưu lượng nước làm mát bình thường. Áp lực dầu JACKING tốt. Van đĩa phải đóng hoàn toàn. Cánh hướng ở vị trí đóng hoàn toàn. Máy cắt đầu cực 601, 602 đang mở. Reset rơ le bảo vệ tua bin (86TU). Mở van vòng (DO-14). Mở van đĩa (DO-15). Nhả phanh (DO-09). Mở cánh hướng (AI-1): - Sau khi nhận được tín hiệu phanh máy phát đã nhả, Bộ điều tốc sẽ đưa lệnh mở cánh hướng cho đến khi máy phát đạt số vòng định mức 600 vòng/ phút tương ứng với độ mở cánh hướng từ 10 – 17%. Chú ý: Tốc độ định mức là 600 vòng/phút. Giới hạn mở cánh hướng là 0 – 100 % Khi máy quay được 35% tốc độ định mức (khoảng 200- 250 vòng/ phút) thì sẽ đưa lệnh dừng hệ thống dầu JACKING. Tại tốc độ 90% kích từ BẬT. Máy phát đã chạy không tải ổn định: - Máy đã đạt được 600 vòng/phút và kích từ đã làm việc ổn định thì sẵn sàng cho hòa đồng bộ theo chế độ tự động hoặc bằng tay. Đưa tổ máy vào vận hành có tải. Đảm bảo các máy cắt đầu cực 601, 602 đang ở vị trí làm việc. Tốc độ, điện áp và tần số của máy phát sẽ được điều chỉnh phù hợp với lưới điện để hòa đồng bộ tổ máy vào lưới (Từ tủ hòa đồng bộ có thể lựa chọn chế độ hòa lưới tự động hoặc hòa lưới bằng tay). Tốc độ tua bin có thể tăng / giảm bằng công tắc điều khiển tốc độ trên tủ TAGP. Đối với hòa tự động, ta chỉ việc lựa chọn máy cắt hòa và xoay khóa lựa chọn về vị trí auto sau đó reset lại rơ le hòa tự động rồi ấn nút hòa tự động . Kiểm tra bảng hiển thị máy cắt đóng trên bảng hiển thị tình trạng làm việc của các thiết bị. Sau khi máy cắt đóng thì tổ máy sẽ chấp nhận công suất tối thiểu là 1800- 2000 KW ( xấp xỉ) ngay lập tức ( tương ứng với điểm đặt độ mở cánh hướng khoảng 29%). Có thể tăng công suất tổ máy lên đến 10,5MW bằng công tắc tăng tải/ giảm tải tại tủ TAGP. Dừng tổ máy. Tổ máy có thể dừng theo các chế độ dưới đây: Khẩn cấp Dừng máy điều tốc tua bin Dừng khẩn cấp Tổ máy sẽ dừng tự động nếu rơ le bảo vệ tua bin (86TU) hoặc rơ le bảo vệ máy phát (86X) tác động. Theo chế độ dừng này, thứ tự dưới đây sẽ xảy ra: Máy cắt đầu cực 601,602 sẽ cắt. Cánh hướng sẽ đóng về 0%. Kích từ sẽ tắt khi tốc độ máy phát giảm xuống 90% tốc độ định mức. Hệ thống dầu JACKING sẽ làm việc khi tốc độ máy phát giảm xuống khoảng 35% tốc độ định mức đến khi máy dừng hoàn toàn. Sauk hi máy đã dừng hoàn toàn thì: Hệ thống OPU tự tắt sau khoảng 60 giây Hệ thống dầu JACKING tự tắt sau khoảng 120 giây. Hệ thống dầu GLOP tự tắt sau khoảng 180 giây. Sau khi hệ thống dầu GLOP tắt thì sau khoảng 60 giây nên khóa hệ thống nước làm mát lại để tránh tắc bộ lọc nước làm mát khi máy dừng thời gian dài. Dừng bình thường tuabin Ở chế độ này thường thì người vận hành sẽ chủ động dừng tuabin để bảo dưỡng hoặc do mực nước thấp. ẤN NÚT DỪNG từ tủ TAGP. Sau khi ấn nút dừng, thứ tự dưới đây sẽ xảy ra: Tải trên máy sẽ giảm dần dần theo độ đóng cánh hướng. Khi công suất còn khoảng 1800KW thì bộ điều tốc sẽ đưa ra lệnh cắt máy cắt đầu cực. Cánh hướng đóng liên tục về 0%. Kích từ sẽ tắt khi tốc độ máy phát giảm xuống 90% tốc độ định mức. Hệ thống dầu JACKING sẽ làm việc khi tốc độ