Trong giai đoạn đầu của tiến trình gia nhập tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) thì nước ta phải có rất nhiều cải tiến thích hợp để có thể gia nhập thành công vào nền kinh tế chung của thế giới. Và nhiệm vụ quan trọng này trước tiên thuộc về nghành kinh tế. Chúng ta hội nhập thành công vào nền kinh tế Thế giới trong giai đoạn đầu này sẽ tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho những giai đoạn tiếp theo và cải thiện được vị thế của nền kinh tế nước ta trong nền kinh tế toàn cầu.
Không nằm ngoài trong quá trình quá trình hội nhập này, ngành nông nghiệp nước ta đã và đang có những kế hoạch quyết tâm hội nhập thành công với nền kinh tế thế giới. Ngành nông nghiệp nước ta là một ngành rất quan trọng vì nó đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nghành kinh tế nước ta và mang lại cho nước ta những thành tựu đáng kể về xuất khẩu gạo, càphê, cao su, cacao Hơn thế nữa, ngành nông nghiệp nước ta còn có 73% lực lượng lao động của toàn nền kinh tế đang lao động trong ngành. Vì vậy mà ngành nông nghiệp nước ta hội nhập thành công vào nền kinh tế Thế giới sẽ tạo được những kết quả kép như: phát triển kinh tế và cải thiện được đời sống cho phần lớn lao động trong nền kinh tế. Đây là sẽ một kết quả rất mỹ mãn cho đất nước ta trong quá trình hội nhập đầy thách thức và khó khăn.
35 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2198 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại tổng công ty chè Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn đầu của tiến trình gia nhập tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) thì nước ta phải có rất nhiều cải tiến thích hợp để có thể gia nhập thành công vào nền kinh tế chung của thế giới. Và nhiệm vụ quan trọng này trước tiên thuộc về nghành kinh tế. Chúng ta hội nhập thành công vào nền kinh tế Thế giới trong giai đoạn đầu này sẽ tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho những giai đoạn tiếp theo và cải thiện được vị thế của nền kinh tế nước ta trong nền kinh tế toàn cầu.
Không nằm ngoài trong quá trình quá trình hội nhập này, ngành nông nghiệp nước ta đã và đang có những kế hoạch quyết tâm hội nhập thành công với nền kinh tế thế giới. Ngành nông nghiệp nước ta là một ngành rất quan trọng vì nó đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nghành kinh tế nước ta và mang lại cho nước ta những thành tựu đáng kể về xuất khẩu gạo, càphê, cao su, cacao… Hơn thế nữa, ngành nông nghiệp nước ta còn có 73% lực lượng lao động của toàn nền kinh tế đang lao động trong ngành. Vì vậy mà ngành nông nghiệp nước ta hội nhập thành công vào nền kinh tế Thế giới sẽ tạo được những kết quả kép như: phát triển kinh tế và cải thiện được đời sống cho phần lớn lao động trong nền kinh tế. Đây là sẽ một kết quả rất mỹ mãn cho đất nước ta trong quá trình hội nhập đầy thách thức và khó khăn.
Chính vì những lý do trên mà em đã chọn Tổng công ty chè Việt Nam là đơn vị thực tập của mình trong thời gian 4 tháng thực tập.
Tổng công ty chè hiện đang trực thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Cùng xu hướng chung của nền kinh tế, Tổng công ty chè đã và đang có những kế hoạch chiến lược để có thể hội nhập WTO thành công. Đặc biệt, trong những năm đầu gia nhập WTO này vì cũng như các nghành khác, Tổng công ty dần dần không còn được hưởng những ưu đãi của Chính phủ.
Và sau đây là bản báo cáo thực tập tổng hợp của em khi tìm hiểu về Tổng công ty chè trong giai đoạn đầu đi thực tập thực tế. Kính mong được sự góp ý của các cô bác trong Tổng công ty, của thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để em có thể hoàn thành tốt bản báo cáo và tiếp thu thêm những kinh nghiệm cho bản thân mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
I. QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM:
Tổng công ty chè Việt Nam (viết tắt là: Tổng công ty chè) được hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳ lịch sử, tiền thân là Liên hiệp các xí nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam. Cac thời kỳ đó là:
+ Thời kỳ 1974 – 1978:
Liên hiệp cac xí nghiệp chè Việt Nam (viết tắt là: Liên hiệp chè) được thành lập theo quyết định số 95/CP ngày 19/04/1974 của Hội đồng Chính phủ, gồm 11 đơn vị thành viên, trực thuộc Bộ Lương thực và Thực phẩm, nhiệm vụ chính của Liên hiệp chè là thu mua và chế biến xuất khẩu.
+ Thời kỳ 1979 – 1986:
Theo quyết định số 75/CP ngày 02/03/1979 của Hội đồng Chính Phủ, Liên hiệp chè được sát nhập với công ty chè Trung ương thuộc Bộ nông nghiệp vẫn lấy tên là Liên hiệp các xí nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam, đông thời Nhà nước cho phép sát nhập phần lớn những nông trường chuyên canh trồng chè của địa phương vào Liên hiệp chè để gắn nông nghiệp trồng chè với công nghiệp chế biến, gắn quốc doanh với tập thể nhằm hỗ trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh tạo sự thống nhất về sản xuất, kinh doanh theo ngành kỹ thuật. Quy mô của Liên hiệp chè được mở rộng hơn gồm 39 đơn vị thành viên.
+ Thời kỳ 1987 – 1995:
Năm 1987, được sự đồng ý của Nhà nước cho các ngành hàng khép kín từ sản xuất nông nghiệp, chế biến đến xuất khẩu. Liên hiệp chè đã tiếp nhận Công ty xuất - nhập khẩu chè Vinalimex tổ chức thành “Công ty xuất - nhập khẩu và Đầu tư phát triển chè” (Vinatea) – là đầu mối ký kết các hợp đồng kinh tế xuất khẩu chè và nhập khẩu vật tư, hang hoá, thiết bị phục vụ cho sản xuất chè trong nước. Ký kết các chương trình hợp tác liên doanh với nước ngoài, nhằm thúc đẩy ngành chè tăng khối lượng sản phẩm và nâng cao chất lượng chè, nên giá bán được nâng lên.
Toàn Liên hiệp chè được tổ chức thành mô hình công nông nghiệp khép kín, sát nhập nhà máy chế biến chè và nông trường thành một đơn vị sản xuất. Đến cuối năm 1995, cơ cấu tổ chức của Liên hiệp chè gồm: Tổng công ty, 28 đợn vị sản xuất và dịch vụ, 07 đơn vị liên doanh với nước ngoài.
+ Sự hình thành và phát triển của Tổng công ty chè Việt Nam từ năm 1995 tới nay:
Liên hiệp các xí nghiệp Công – Nông nghiịep chè Việt Nam luôn chú trọng tới việc cải tổ, thay đổi, sắp xếp lại bộ máy quản lý của mình. Đồng thời căn cứ vào: Quyết định số 90/TTG ngày 09/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ và uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủtại văn bản số 5826/ĐMDN ngày 13/10/1995, thông báo số 10/NN – TCCB ngày 13/10/1995 của Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm về việc sắp xếp và tổ chức lại cac doanh nghiệp Nhà nước (trong đó có Tổng công ty chè Việt Nam), ngày 29/12/1995, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ra quyết định số 394 NN – TCCB/QĐ cho phép thành lập Tổng công ty chè Việt Nam.
Tổng công ty chè Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Vietnam National Tea Copration.
Tên viết tắt: VINATEA CORP.
Trụ sở chính đặt tại: số 92 Võ Thị Sáu – Q. Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Vốn pháp định: 101 tỷ đồng.
Vốn cố định: 68 tỷ đồng.
Vốn lưu động: 43 tỷ đồng.
Tháng 6/1996, Tổng công ty chè Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động với quy mô ban đầu gồm 38 đơn vị thành viên, với tổng số lao động khoảng 22.500 cán bộ công nhân viên.
II. HỆ THỐNG TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN VÀ BỘ PHẬN TRỰC THUỘC TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM:
1. Bộ máy điều hành:
Mô hình bộ máy cơ quan Tổng công ty chè Việt Nam
1.1. Lãnh đạo điều hành, gồm:
- Tổng giám đốc
- 01 Phó Tổng giám đốc phụ trách sản xuất, KHKT và Pháp chế
- 01 Phó Tổng giám đốc phụ trách Thị trường và kinh doanh XNK
- 01 Phó Tổng giám đốc phụ trách Nội chính - Văn phòng
1.2. Các phòng quản lý: gồm 06 phòng, cụ thể:
- Phòng Kế toán – Tài chính
- Phòng Tổ chức lao động và pháp chế
- Phòng Kế hoạch - Đầu tư
- Phòng Kỹ thuật (chung: Nông nghiệp, công nghiệp, XDCB)
- Phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm chè (KCS)
- Văn phòng công ty
- Các phòng kinh doanh: gồm 3 phòng
+ Kinh doanh I
+ Kinh doanh II
+ Kinh doanh III
2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng, ban, bộ phận trực thuộc Tổng công ty chè Việt Nam:
2.1. Phòng Tài chính - Kế toán
a. Chức năng:
Tham mưu, giúp việc cho Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc về lĩnh vực: tài chính, đầu tư tài chính, hạch toán kế toán, phân tích hoạt động kinh tế đối với mọi hoạt động đầu tư, sản xuất – kinh doanh của Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc công ty Mẹ.
b. Nhiệm vụ chủ yếu:
- Quản lý và theo dõi hiệu quả sự dụng vốn của Tổng công ty đầu tư tại các công ty thành viên, công ty liên kết và trên thị trường chứng khoán;
- Thẩm định về mặt tài chính và hiệu quả kinh tế đối với cac dự án đầu tư, hợp đồng kinhtế, mua bán, cho vay, theo sự phân cấp quản lý của Tổng công ty;
- Thực hiện nhiệm vụ hạch toán kế toán toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty mẹ, tổng hợp theo dõi tình hình tài chính của các công ty con, công ty liên doanh, liên kết;
- Phân tích hoạt động kinh tế hang năm của Tổng công ty;
- Tổng hợp, xử lý và lưu giữ các tài liệu, số liệu về tài chính, kế toán theo đúng các chuẩn mực kế toán, Luật kế toán và các quy định quản lý hiện hành;
- Thực hiện các tác nghiệp về nghiệp vụ kế toán văn phòng của công ty Mẹ;
- Chủ trì kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu chi tài chính, thanh toán, giao nộp. Tình hình quản lý, sử dụng các loại tài sản vật tư, tiền vốn của Tổng công ty kể cả vốn dựa vào liên doanh, liên kết, hợp tác;
- Lập báo cáo quyết toán hàng quý, năm của Công ty Mẹ và tổng hợp toàn bộ hoạt động tài chính của tổ hợp Công ty Mẹ - Công ty Con;
- Tư vấn, chỉ đạo về mặt nghiệp vụ kế toán – tài chính cho các đơn vị thành viên;
- Phối hợp với các phòng và Hội đồng giá của Tổng công ty xây dựng kế hoạch giá mua, giá bán, giá tồn kho các loại vật tư, hàng hoá và tài sản của công ty Me;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao.
c. Tổng số biên chế: 09 người
2.2. Phòng Kế hoạch - Đầu tư:
a. Chức năng:
Tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong các lĩnh vực: kế hoạch và các chiến lược trong sản xuất kinh doanh, đầu tư, hợp tác liên doanh liên kết.
b. Nhiệm vụ:
- Xây dựng chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm của công ty Mẹ, chủ trì lập các dự án liên doanh liên kết về sản xuất kinh doanh chè và cac sản phẩm dịch vụ khác của Tổng công ty;
- Đánh giá và phân tích kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của các đơn vị thành viên, tổng hợp cân đối kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty Mẹ và toàn Tổng công ty;
- Chủ trì các phòng ban liên quan lập các dự án đầu tư, dự án hợp tác, liên doanh, liên kết với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước;
- Chủ trì, phối hợp với các phòng và các đơn vị của Tổng công ty xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, theo dõi và giám sát thực hiện các định mức đó;
- Thống kê, tổng hợp các thông tin liên quan đến sản xuất kinh doanhcủa Tổng công ty;
- Lập các báo cáo tổng hợp và các báo cáo thông kê theo định kỳ để báo cáo Tổng giám đốc và các xơ quan hữu quan;
- Lưu trữ, bảo quản các hồ sơ liên quan đến chương trình hợp tác;
- Phối hợp với các phòng va Hội đồng giá của Tổng công ty xây dựng kế hoạch giá mua, giá bán, giá tồn kho các loại vật tư, hàng hoá và tài sản của công ty Mẹ.
- Thực hiện các nhiệm vụ của Tổng giám đốc giao cho.
c. Tổng số biên chế: 08 người.
2.3. Phòng Kỹ thuật:
a. Chức năng:
Tham mưu, giúp việc cho hội đồng quản trị, Tổng giám đốc về lĩnh vực kỹ thuật nông nghiệp, công nghiệp, thiết bị máy móc và xây dựng cơ bản.
b. Nhiệm vụ:
- Xây dựng, chỉ đạo và làm dịch vụ hướng dẫn thực hiện quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái chè;
- Khảo sát và tìm kiếm những nguồn phân bón và thuốc BVTV hữu cơ nhằm khuyến cáo và làm dịch vụ cho các đơn vị và nông dân sử dụng thay thế cho các chế phẩm vô cơ;
- Thu thập và tổng hợp tình hình sử dụng phân bón, thuốc BVTV; tình hình sử dụng đất đai dùng trong sản xuất nông - lâm nghiệp của các đơn vị trong Tổng công ty;
- Xây dựng, chỉ đạo và làm hướng dẫn thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất chế biến chè phù hợp với điều kiện nguyên liệu và thiết bị hiện có để đáp ứng yêu cầu của từng đơn vị và nhu cầu thị trường tiêu thụ chè;
- Phối hợp với các tổ chức khoa học kỹ thuật trong và ngoài ngành nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất trong Tổng công ty;
- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho các cán bộ công nhân kỹ thuật, đào tạo và sát hạch tay nghề công nhân;
- Chủ trì và phối hợp với các phòng liên quan để lập trình và trình duyệt các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Quản lý, chỉ đạo và giám sát thực hiện các dự án đầu tư XDCB đã được duyệt;
- Quản lý hồ sơ các công trình xây dựng cơ bản và trực tiếp giám sát thi công các công trình do Công ty Mẹ làm chủ đầu tư;
- Quản lý theo dõi thiết bị, máy móc của các đơn vị trong công ty mẹ;
- Theo dõi, tổng hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp của Tổng Công ty.
- Phối hợp với các phòng và Hội đồng giá của Tổng công ty xây dựng kế hoạch giá mua, giá bán, giá tồn kho các loại vật tư, hàng hoá và tài sản của công ty Mẹ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao.
c. Tổng biên chế :05 người.
2.4. Phòng Kiểm tra chất lượng và sản phẩm
a. Chức năng:
Tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc về kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm chè.
b. Nhiệm vụ :
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm về các chỉ tiêu hoá lý, cảm quan chè nhập kho, xuất kho;
- Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về chất lượng chè nhập kho và chè tiêu thụ ra các thị trường;
- Xây dựng mẫu chè thu mua và xuất khẩu hàng năm theo từng vụ trong năm trình Tổng giám đốc phê duyệt;
- Phối hợp với phòng Kế hoạch đầu tư để thường xuyên xác định số lượng, chất lượng chè hiện có tại các kho và báo cáo Tổng giám đốc hàng tuần;
- Cung cấp, quản lý và lưu giữ mẫu chè chào hàng của các Phòng kinh doanh;
- Chỉ đạo kỹ thuật sàng, phân loại, tinh chế, đấu trộn chè;
- Phối hợp với các phòng kinh doanh để xây dựng tiêu chuẩn chất lượng chè nội tiêu và phát triển sản phẩm chè mới;
- Kiểm nghiệm, phân tích các chỉ tiêu hoá lý sản phẩm chè;
- Tổ chức đào tạo kỹ thuật sàng và kiểm tra chất lượng chè cho các bộ phận, các công ty;
- Phối hợp với các phòng Kỹ thuật Công nghiệp chỉ đạo và tư vấn quy trình sản xuất của đơn vị khi phát hiện thấy sản phẩm có khuyết tật.
- Phối hợp với các phòng và Hội đồng giá của Tổng công ty xây dựng kế hoạch giá mua, giá bán, giá tồn kho các sản phẩm chè của công ty Mẹ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao.
c. Tổng biên chế: 06 người.
2.5. Phòng Tổ chức – Pháp chế:
a. Chức năng:
Tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc về các lĩnh vực; quản lý và tổ chức nhân sự, các chế độ chính sách với người lao động thuộc công ty Mẹ; công tác dân quân tự vệ và nghĩa vụ quân sự; thi đua khen thưởng; thanh tra pháp chế; giải quyết khiếu nại liên quan đến công ty Mẹ;
b. Nhiệm vụ:
- Theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của CBCNV trong công ty Mẹ xây dựng các phương án quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt của cơ quan Tổng công ty và các đơn vị thành viên;
- Ngiên cứu các mô hình tổ chức quản lý tiên tiến để vạn dụng vào thực tiễn của Tổng công ty;
- Quản lý hồ sơ cán bộ, hồ sơ lao động của công nhân viên cơ quan Tổng công ty và các đơn vị báo cáo sổ;
- Tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của Tông công ty;
- Thực hiện chế độ chính sách cho người lao động theo quy định của Nhà nước;
- Theo dõi trả lương; và theo dõi tình hình an toàn - Vệ sinh lao động trong công ty Mẹ;
- Tổ chức xây dụng và quản lý định mức lao động;
- Tổ chức xây dựng chức danh tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ tiêu chuẩn cáp bậc kỹ thuật của CBCNV trong toàn Tổng công ty. Thực hiện viẹc thi chuyển ngạch, nâng bậc;
- Phối hợp với các quan quân sự địa phương thực hiện công tác dân quân tự vệ và nghĩa vụ quân sự;
- Thực hiện công tác thanh tra, giả quyết khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật trong phạm vi công ty Mẹ;
- Tổ chức phát động các phong trào, hướng dẫn phong trào thi đua, theo dõi và tổng kết các phong trào thi đua lao động tổng kết trong toàn Tổng công ty;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao.
c. Tổng số biên chế: 06 người.
2.6. Văn phòng:
a. Chức năng:
Tham mưu; giúp việc Hội đồng quản trị; Tổng giám đốc về các công tác trong lĩnh vực văn phòng.
b. nhiệm vụ:
- Đảm bảo và đáp ứng đầy đủ, kịp thời các cơ sở vật chất mang tính chất văn phòng để lãnh đạo và phòng ban trong cơ quan hoạt động bình thường;
- Quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng toàn bộ nhà cửa, trang thiết bị và tài sản cơ quan văn phòngcông ty Mẹ;
- Đón tiếp và hướng đẫn khách đến làm việc tại Tổng công ty Mẹ;
- Quản lý, cập nhập và phát triển trang web của Tổng công ty, giới thiệu hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm … của Tổng công ty trên mạng internet;
- Đưa thông tin bảo mật quản lý mạng LAN trong Tổng công ty, sửa chữa bảo dưỡng các computer và các thiết bị ngoại vi văn phòngcông ty Mẹ;
- Làm công tác văn thư lưu trữ;
- Chuẩn bị, bố trí phưong tiện đi lại cho cán bộ Tổng công ty đi công tác;
- Bảo vệ tài sản của Tổng công ty và của các đơn vị có thuê sử dụng tại nhà 92 Võ Thị Sáu – Hà Nội;
- Thực hiện các nhiệm vụ do Tổng giám đốc giao.
c. Tổng số biên chế: 30 người
2.7. Các phòng kinh doanh:
Phòng kinh doanh số 1: 3 cán bộ. Thực hiện xuất khẩu chè vào thị trường Iraq, Gordani, Lyban, Angieri và một số khách hàng tại thị trường Trung Đông; khai thác kinh doanh XNK các mặt hàng trên cơ sở các phương án kinh doanh có hiệu quả.
Phòng kinh doanh số 2: 06 cán bộ. Thực hiện xuất khẩu chè vào thị trường SNG, Đức, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran , Châu Phi, Châu Mỹ và các nước khác; khai thác kinh doanh XNK các mặt hàng trên cơ sở các phương án kinh doanh có hiệu quả.
Phòng kinh doanh số 3: Chịu trách nhiệm quản lý các loại bao bì, nhãn mác sản phẩm chè hiện có và nghiên cứu phát triển các loại sản phẩm chè của công ty Mẹ. Quản lý mã vạch sản phẩm, bản quyền sở hữu công nghiệp và đăng ký bản quyền sở hữu công nghiệp đối với các sản phẩm chè của Tổng công ty. Thực hiện kinh doanh chè và nông sản thực phẩm tại thị trường nội địa: Tổ chức và thực hiện việc XTTM trong nước.
III. TÌNH HÌNH THỰC TRẠNG KINH DOANH:
1. Khái quát chung tình hình cơ bản của tổng công ty:
Trong giai đoạn 2001-2005, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đã bắt đầu xuất hiện những bất cập trong quản lý như: Quan hệ giữa Tổng công ty với các đơn vị thành viên tuy đã có những gắn kết về tài chính, nhân lực và thị trường, nhưng việc phát huy quyền tự chủ của cơ sở trong sản xuất kinh doanh vẫn còn hạn chế. quyền lợi trách nhiệm, nghĩa vụ giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên nhưng vẫn chưa thật rõ, chưa tập trung được sức mạnh về vốn và thị trường để hỗ trợ phát triển chung toàn Tổng công ty. Tình trạng các đơn vị dựa dẫm, ỷ lại, thiếu năng động trong sản xuất và kinh doanh còn phổ biến dẫn tới nhiều đơn vị thô lỗ kéo dài.
Bộ máy quản lý của cơ quan Tổng công ty và các đơn vị thành viên còn cồng kềnh, năng lực cán bộ nhìn chung còn yếu, chưa đáp ứng được với yêu cầu mới trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Những mặt đạt được và tồn tại trong nền sản xuất kinh doanh:
Trong 5 năm sản xuất kinh doanh chè của cả nước nói chung và Tổng công ty chè Việt Nam nói riêng đã có nhiều bước phát triển đáng kể trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất khẩu.
2.1. Về nông nghiệp:
a. Kết quả đạt được:
Diện tích đất trồng chè của toàn Tổng công ty (bao gồm cả các đơn vị cổ phần và liên doanh) có đến năm 2005 là 4.839,86 ha trong đó diện tích chè kinh doanh 4.447,91 ha, diện tích chè kiến thiết cơ bản 305,93 ha và diện tích trồng mới là 86,02 ha (chưa kể đến hơn 200 ha trồng liên kết với dân).
Diện tích trông chè Tổng công ty trực tiếp quản lý là : 1850,42 ha trong đó diện tích chè kinh doanh là 1.616,21 ha, diện tích chè kiến thiết cơ bản 204,13 ha; diện tích chè trồng mới là 83,4 ha. Từ năm 2000 đến năm 2005 diện tích đất trồng chè của Tổng công ty tương đối ổn định có xu hưóng tăng và phục hồi trở lại. Bình quân mỗi năm diện tích tăng 3% có đựoc kết quả này là do Tổng công ty đã thực hiện tăng diện tích đất trồng nhằm tăng diện tích chè kinh doanh trong tương lai.
Bảng 1:Sự biến đổi về diện tích, năng xuất, sản lượng chè của Tổng công ty qua các năm được thể hiện như sau:
Chỉ tiêu
ĐVT
2001
2002
2003
2004
2005
Diện tích chè tổng số
ha
4.752,85
4.908,73
4.977,03
4.831,07
4839,86
Diện tích chè KD
ha
4.208,49
4.113,42
4.303,7
4.241,31
447,91
Diện tích chè KTCB
ha
407.26
546,51
515,7
407,68
305,93
Diện tích chè TM
ha
137,10
248,8
157,63
182,08
86,02
Năng suất bình quân
tấn/ha
9,04
10,62
9,1
9,98
10,39
Sản lượng
tấn
38.052
43.700
39.177
42.336
47.579
*Về tổ chức chăm sóc vườn chè :
Mặc dù có nhiều khó khăn do thời tiết khô hạn, giá chè biến động, nên phần lớn diện tích chè của vùng dân không được chú trọng đầu tư, nhưng diện tích chè của Tổng công ty vẫn phát triển khá tốt. Các công ty đã chú trọng đến chế độ đầu tư thâm canh, chế độ bón phân hữu cơ và vi sinh bồi bổ cho vườn chè thường xuyên.
Việc quản lý và sử dụng chặt chẽ thuốc trừ sâu trong những năm gần đây đã có nhiều tiến bộ.
Việc làm cỏ cho chè rất được chú trọng. Ở hầu hết các đơn vị đồi chè thường sạch cỏ dại, bờ lô phát quang không còn hiện tượng để cỏ chụp lên mặt tán chè.
*Năng suất sản lượng :