Báo cáo Thực tập tại tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam VINACONEX

Ngày 27/9/1988 Bộ xây dựng có quyết định số 1118/BXD-TCLĐ chuyển ban quản lý Hợp tác lao động và Xây dựng nước ngoài thành Công ty Dịch vụ Xây dựng và Xuất khẩu lao động trực thuộc Bộ xây dựng. Đến năm 1990 số lượng cán bộ công nhân ở nước ngoài đã lên đến trên 13.000 người, làm nhiệm vụ trong 15 công ty, xí nghiệp xây dựng. Để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới, ngày 10/8/1991 Bộ xây dựng đã có quyết định số 432/BXD-TCLĐ chuyển Công ty Xuất nhập khẩu xây dựng và Xuất khẩu lao động thành Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam, tên giao dịch quốc tế là Vietnam Construction Import – Export Corporation (Vinaconex). Tổng công ty có đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân với tay nghề cao, được tuyển chọn kỹ để đưa ra nước ngoài làm việc, tiếp thu công nghệ tiên tiến quốc tế và tiếp xúc với các thị trường mới. Phát huy những thuận lợi đó, từ những năm 1990 Tổng công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng xây dựng công nghiệp và dân dụng lớn trong phạm vi cả nước, đưa một lực lượng lớn kỹ sư và công nhân ra nước ngoài làm việc, đẩy mạnh xuất nhập khẩu vật tư, xe máy, thiết bị góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và tích lũy của đơn vị. Trên cơ sở những kết quả đạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ Bộ xây dựng đã có Quyết định số 992/BXD-TCLĐ ngày 20/11/1995 về việc thành lập Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam – Vinaconex , với nhiều thành viên mới là các công ty trực thuộc Bộ xây dựng trước đây. Từ đó đến nay nhiều công ty của các đia phương như: Hải Phòng, Hải Dương, Huế, Hà Nội, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Tháp, Quảng Nam cũng đã gia nhập làm thành viên của Tổng công ty. Để thực hiện các nhiệm vụ mới được giao, Tổng công ty đã huy động mọi nguồn lực hiện có, tăng cường năng lực tiếp thị, tham gia đấu thầu và thi công nhiều công trình quy mô lớn trong cả nước. Tổng công ty đã đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu xe máy, thiết bị, vật tư, mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh khác có hiệu quả. Và Tổng công ty cũng đã đầu tư nhiều máy móc thiết bị thi công hiện đại phù hợp với công nghệ mới, kỹ thuật mới có hiệu quả cao nhằm tăng tỷ trọng cơ giới hóa trong ngành xây dựng, tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm. Là đơn vị hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, cho đến nay, Vinaconex đã đưa trên 100.000 người bao gồm kỹ sư, quản lý, kỹ thuật viên, công nhân các ngành nghề khác nhau đi ra trên 20 nước trên thế giới.

doc37 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2280 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam VINACONEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử hình thành và phát triển Giới thiệu công ty 1.1.1. Tên công ty - Tên đầy đủ: Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam – Vinaconex. - Tên viết tắt: Tổng công ty Vinaconex. - Tên tiếng Anh: Vinaconex corporation - Tên giao dịch quốc tế là: Vietnam Construction Import – Export Corporation. 1.1.2. Địa chỉ trụ sở chính - Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam - Vinaconex - Tòa nhà Vinaconex - Khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội - Tel: 84.4.2249250/ 84.4.2249210 - Fax 84.4.2249208 - Email: vinaconex@fpt.vn 1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ Chức năng: Tổng công ty Vinaconex thực hiện đa dạng hoá kinh doanh, đa dạng hoá các sản phẩm, trong đó lấy lĩnh vực kinh doanh về xây dựng làm trọng tâm. Phát triển hơn nữa và khi chuyển sang cổ phần hóa hoạt động có hiệu quả cao, đảm bảo lợi ích của các Cổ Đông. Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất. Phương án sản xuất kinh doanh. Quản lý khai thác có hiệu quả máy móc thiết bị đã đầu tư kết hợp với đầu tư nâng cao năng lực sản xuất. Nhiệm vụ: Thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh xây dựng và xuất nhập khẩu xây dựng theo quy hoạch, kế hoạch, kế hoạch phát triển của Nhà nước và theo nhu cầu của thị trường, bao gồm các lĩnh vực xuất nhập khẩu lao động, vật tư, thiết bị, công nghệ xây dựng, thi công xây lắp các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, nền móng, bưu điện và công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, các công trình đường dây, trạm biến thế, kinh doanh phát triển nhà, liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước phù hợp với luật pháp và chính sách của Nhà nước. Nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn phát triển vốn do nhà nước giao bao gồm cả phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác, nhận và sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác do Nhà nước giao để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và những nhiệm vụ khác được giao. Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân trong Tổng công tỵ 1.1.4. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Ngày 27/9/1988 Bộ xây dựng có quyết định số 1118/BXD-TCLĐ chuyển ban quản lý Hợp tác lao động và Xây dựng nước ngoài thành Công ty Dịch vụ Xây dựng và Xuất khẩu lao động trực thuộc Bộ xây dựng. Đến năm 1990 số lượng cán bộ công nhân ở nước ngoài đã lên đến trên 13.000 người, làm nhiệm vụ trong 15 công ty, xí nghiệp xây dựng. Để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới, ngày 10/8/1991 Bộ xây dựng đã có quyết định số 432/BXD-TCLĐ chuyển Công ty Xuất nhập khẩu xây dựng và Xuất khẩu lao động thành Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam, tên giao dịch quốc tế là Vietnam Construction Import – Export Corporation (Vinaconex). Tổng công ty có đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân với tay nghề cao, được tuyển chọn kỹ để đưa ra nước ngoài làm việc, tiếp thu công nghệ tiên tiến quốc tế và tiếp xúc với các thị trường mới. Phát huy những thuận lợi đó, từ những năm 1990 Tổng công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng xây dựng công nghiệp và dân dụng lớn trong phạm vi cả nước, đưa một lực lượng lớn kỹ sư và công nhân ra nước ngoài làm việc, đẩy mạnh xuất nhập khẩu vật tư, xe máy, thiết bị góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và tích lũy của đơn vị. Trên cơ sở những kết quả đạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ Bộ xây dựng đã có Quyết định số 992/BXD-TCLĐ ngày 20/11/1995 về việc thành lập Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam – Vinaconex , với nhiều thành viên mới là các công ty trực thuộc Bộ xây dựng trước đây. Từ đó đến nay nhiều công ty của các đia phương như: Hải Phòng, Hải Dương, Huế, Hà Nội, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Tháp, Quảng Nam cũng đã gia nhập làm thành viên của Tổng công ty. Để thực hiện các nhiệm vụ mới được giao, Tổng công ty đã huy động mọi nguồn lực hiện có, tăng cường năng lực tiếp thị, tham gia đấu thầu và thi công nhiều công trình quy mô lớn trong cả nước. Tổng công ty đã đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu xe máy, thiết bị, vật tư, mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh khác có hiệu quả. Và Tổng công ty cũng đã đầu tư nhiều máy móc thiết bị thi công hiện đại phù hợp với công nghệ mới, kỹ thuật mới có hiệu quả cao nhằm tăng tỷ trọng cơ giới hóa trong ngành xây dựng, tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm. Là đơn vị hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, cho đến nay, Vinaconex đã đưa trên 100.000 người bao gồm kỹ sư, quản lý, kỹ thuật viên, công nhân các ngành nghề khác nhau đi ra trên 20 nước trên thế giới. Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng là một lĩnh vực hoạt động chính của Vinaconex. Với mang lưới bán hàng khắp thế giới, có uy tín và hiệu quả. Lĩnh vực xuất nhập khẩu của Vinaconex ngày càng được mở rộng và tăng trưởng của nó gắn chặt với hoạt động và tăng trưởng chung của toàn Tổng công ty. Kim ngạch xuất nhập khẩu trung bình hằng năm của Vinaconex tăng xấp xỉ 20%. Hiện nay Vinaconex đã thực hiện đa dạng hóa ở các lĩnh vực: dân dụng, công cộng, giao thông, truyền tải điện, viễn thông, cấp thoát nước, xử lý môi trường, thủy lợi và thiết kế các loại công trình với kỹ thuật chuyên môn khác nhau. Ngày nay Vinaconex được biết đến như một trong những Tổng công ty hàng đầu về xây lắp ở Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế khả năng và uy tín của mình trong điều kiện thị trường cạnh tranh gay gắt. Tổng công ty đã thực hiện cổ phần hóa và thực hiện chuyển đổi hình thức sở hữu ngày 1/12/2006. Đến nay có trên 70 đơn vị đầu mối trực thuộc và có trên 40.000 cán bộ, kỹ sư, chuyên gia và công nhân. Năm 2007 tổng công ty Vinaconex có doanh thu đạt trên 8.200 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế đạt trên 425 tỷ đồng, nộp ngân sách lên tới 245 tỷ đồng. Các lĩnh vực sản xuất chính của Vinaconex Nhận thầu xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng, các công trình kỹ thuật hạ tầng, các công trình cấp thoát nước, các công trình bưu chính viễn thông, cầu, đường, sân bay …trong và ngoài nước. Cung cấp nhân lực đồng bộ kỹ sư kỹ thuật viên công nhân kỹ thuật cho các hãng, các nhà thầu xây dựng nước ngoài . Cung cấp lao động với các ngành nghề khác nhau cho các thị trường lao động trên thế giới. Xuất nhập khẩu xe máy, thiết bị, vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất và các hàng hóa khác. Sản xuất vật liệu xây dựng: cấu kiện bê tông, bê tông thương phẩm, đá các loại…và các sản phẩm công nghiệp khác cho xây dựng. Tư vấn khảo sát, thiết kế, đầu tư xây dựng, quản lý dự án. Kinh doanh bất động sản đầu tư các dự án với các phương thức BOT, BT, BO. Và lĩnh vực đầu tư tài chính. Kinh doanh dịch vụ khách sạn và du lịch, lĩnh vực thương mại, lĩnh vực giáo dục đào tạo. Bảng 1: Một số chỉ tiêu tăng trưởng trong các năm: ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu  2004  2005  2006  2007   Tổng sản lượng  5.167.300  6.541.600  8.200.000  11.000.000   Tổng doanh thu  3.454.700  4.653.000  5.582.000  8.200.000   Lợi nhuận  145.200  195.600  234.000  425.000   Khấu hao  173.260  201.351  231.192  298.580   Đầu tư  2.958.370  3.752.400  4.497.480  5.169.000   Nộp ngân sách  198.000  212.000  225.000  245.000   ( Nguồn: Phòng tài chính Tổng công ty Vinaconex) Định hướng kế hoạch năm 2008: Tổng công ty hoàn thiện các chỉ tiêu kinh tế đã định. Hoàn thành niêm yết trên thị trường chứng khoán. Quản lý và thực hiện tốt tiến độ thi công các dự án. Đẩy mạnh các hoạt động chào mừng kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Tổng công ty Vinaconex. Tiếp tục hoàn thiện công tác đổi mới doanh nghiệp. Đưa các nhà máy xi măng vào hoạt động ổn định đạt trên 70% công suất thiết kế. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực. Đẩy mạnh công tác khoa học và công nghệ, coi đó là một trong những giải pháp quan trọng. Tăng cường hoạt động của các đoàn thể quần chúng. Tiếp tục nâng cao điều kiện sống và làm việc cho người lao động. Bảng 2: Dự kiến các chỉ tiêu tổng hợp kế hoạch năm 2008 của Vinaconex Các chỉ tiêu chủ yếu  Đơn vị tính  Ước TH 2007  Dự kiến KH 2008  Tỷ lệ % tăng trưởng   1  2  3  4  5=4/3   I- Tổng giá trị SXKD  Tr.đồng  11.000.000  12.700.000  115,5%   II- Tổng kim ngạch XNK  1000USD  88.700  97.000  109,4%   III-Tổng doanh thu (ngoài VAT)  Tr.đồng  8.200.000  9.400.000  114,6%   IV- Lợi nhuận trước thuế  Tr.đồng  425.000  453.000  106,6%   V-Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu  %  5,18%  4,82%  -   VI-Tỷ suất LN trên vốn chủ SH  %  22,37%  18,88%  -   VII-Nghĩa vụ nộp ngân sách  Tr.đồng  245.000  270.000  110,2%   VIII- Đầu tư phát triển  Tr.đồng  5.169.000  5.250.000  101,6%   IX- Lao động b/q trong nước  Người  35.100  38.000  108,3%   X-Thu nhập b/q 1 lao động/tháng  1000đồng  2.400  2.800  116,7%   (Nguồn: Chương trình tổng kết năm 2007) Giới thiệu chung về Ban điều hành Cửa Đạt Thông tin chung về Ban điều hành cửa đạt Tên đầy đủ: Ban điều hành dự án xây dựng Hồ chứa nước Cửa Đạt. Địa chỉ trụ sở chính: Ban điều hành dự án xây dựng Hồ chứa nước Cửa Đạt. Xã Xuân Mỹ - Huyện Thường Xuân – Tỉnh Thanh Hóa. Tổng Dự án này gồm có các dự án lớn đó là Dự án Thủy điện Cửa Đạt và Dự án Hồ chứa nước Cửa Đạt. Dự án Thủy điện với công suất thiết kế 97 MW. Hồ chứa nước Cửa Đạt với nhiệm vụ cung cấp nước tưới tiêu cho gần 85.000 ha đất canh tác. Tổng vốn đầu tư thiết kế là 4.845 tỷ đồng, sau này đã điều chỉnh lên thành 6.500 tỷ đồng. Chức năng, nhiệm vụ Chức năng: Là Ban điều hành do Hội đồng quản trị Tổng công ty Vinaconex thành lập với chức năng thay mặt Tổng công ty (là tổng thầu xây dựng dự án Hồ chứa nước Cửa Đạt) điều hành việc thực hiện xây dựng dự án. Nhiệm vụ: Điều hành thi công, xây lắp. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ toàn bộ dự án thủy lợi và thủy điện về tiến độ và chất lượng công trình. Chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về toàn bộ dự án. Chịu trách nhiệm về quản lý tổng vốn đầu tư xây dựng dự án. Chịu trách nhiệm quản lý và chăm lo cho sự an toàn của người lao động làm việc tại dự án. Có thể đảm nhận thêm các công việc về quản lý thi công Thủy Điện Dốc Cáy (đã khởi công) của Công ty thủy điện Bắc miền trung. Quản lý việc vận hành của dự án khi đưa vào sử dụng. Quản lý và điều hành vận hành cũng như các hoạt động liên quan đến việc phân bố điện năng. Quản lý và điều hành việc thực hiện cung cấp nước tưới tiêu ở các khu vực xung quanh. Quá trình hình thành và phát triển của Ban điều hành Cửa Đạt: Ngày 07 tháng 4 năm 2004 thủ tướng Chính Phủ có quyết định số 348/QĐ-TTg về việc đầu tư Dự án hồ chứa nước Cửa Đạt. Với tổng mức đầu tư 6.500 tỷ đồng, trong đó chủ đầu tư là Tổng công tyxuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam chiếm 51%. Mức đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện là 2000 tỷ đồng, với công suất 97MW. Được thành lập ngày 06/5/2004, do Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công tyxuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam đã ký quyết định số 0554 QĐ/VC-TCLĐ về việc thành lập Ban điều hành Dự án xây dựng hồ chứa nước Cửa Đạt. Ban này điều hành tổ hợp nhà thầu gồm 4 Tổng công ty lớn là: Tổng công ty Vinaconex, Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Xây dựng 4 và Tổng công ty Cơ điện - Xây dựng nông nghiệp và Thủy lợi, thi công công trình Hồ chứa nước Cửa Đạt và nhà máy thủy điện Cửa Đạt. Bắt đầu chính thức tổ chức xây dựng từ tháng 5/2004. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu hệ thống sản xuất Sơ đồ 1: sơ đồ hệ thống sản xuất của dự án  Ban điều hành dự án quản lý quá trình thực hiện xây dựng dự án do các bên tham gia thực hiện đó là: Tổng công ty cổ phần Vinaconex, Tổng công ty cổ phần Sông Đà, Tổng công ty cổ phần Xây dựng 4 và Tổng công ty cổ phần Cơ điện - Xây dựng nông nghiệp và Thủy lợi. Các bên thực hiện xây dựng dự án chịu sự quản lý của Ban điều hành dự án, và làm việc dưới sự chỉ đạo của Ban điều hành quản lý dự án. Tiếp nhận Hồ sơ dự án: Giám đốc Ban điều hành dự án - chủ nhiệm dự án tiếp nhận hồ sơ dự án bao gồm: Bản vẽ thiết kế thi công, Dự toán thiết kế, Hợp đồng nhận thầu xây dựng quản lý dự án, điều kiện giao thông, công trình ngầm, điện nước thi công… do Tổng công ty cấp. Chuẩn bị các điều kiện thi công dự án: Giám đốc Ban điều hành dự án - chủ nhiệm dự án căn cứ vào hồ sơ thiết kế và các yêu cầu trong hợp đồng thực hiện việc khảo sát, chuẩn bị mặt bằng và các điều kiện để thi công dự án: Đo đạc các kích thước, xác định độ cao, độ sâu của các hạng mục công trình khi thực hiện; lắp đặt các thiết bị phục vụ thi công: hệ thống bảng điện, dây dẫn, đèn chiếu sáng, các máy hàn máy trộn đổ bê tông; xây dựng các công trình phụ phục vụ cho Ban điều hành dự án, cũng như chuẩn bị nơi ăn ở cho cán bộ công nhân viên khi thực hiện xây dựng dự án. Lập kế hoạch chất lượng cho toàn bộ dự án: Giám đốc Ban điều hành dự án - chủ nhiệm dự án căn cứ vào hồ sơ, hợp đồng xây dựng đã ký kết và các kết quả khảo sát địa chất, khảo sát hiện trường tổ chức lập kế hoạch tổng thể cho dự án theo như kế hoạch chất lượng do Chính phủ và Tổng công ty đã giao. Xây dựng biện pháp thi công chi tiết các hạng mục của dự án: căn cứ vào thiết kế và kế hoạch thi công, Giám đốc Ban điều hành dự án - chủ nhiệm dự án yêu cầu các kỹ sư có liên quan xây dựng các biện pháp thi công chi tiết. Biện pháp thi công bao gồm các nội dung cơ bản sau: mặt bằng xây dựng, các hạng mục công trình của dự án, hướng, phân đoạn cũng như trình tự thi công các hạng mục; các biện pháp chống đỡ, lắp giàn giáo, các biện pháp trình tự xây lắp. Thi công dự án Tổ chức thực hiện: Trước khi thực hiện dự án, Ban điều hành dự án cần phải lập báo cáo khởi công về phòng quản lý tổ chức. Các nội dung bao gồm: danh sách nhân sự ban chỉ huy nhân sự tại từng hạng mục của dự án, tiến độ thi công từng hạng mục, biện pháp thi công, biểu đồ cung ứng vật tư, thiết bị phục vụ thi công, dự toán. Thực hiện: căn cứ vào kế hoạch và các biện pháp thi công được duyệt, Giám đốc Ban điều hành dự án - chủ nhiệm dự án chỉ đạo các chủ nhiệm công trình, chủ nhiêm đội xưởng, cán bộ kỹ thuật… hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra các tổ đội công nhân tiến hành thi công các hạng mục công trình của dự án. Kiểm tra, nghiêm thu trong quá trình thi công các hạng mục công trình của dự án: Kiểm soát quá trình: bộ phận kỹ thuật công trường thực hiện các nội dung kiểm tra, kiểm soát quá trình thi công theo các biện pháp thi công đã duyệt. Kiểm soát chất lượng của dự án: phòng kiểm tra sẽ kiểm tra chất lượng tại một số khâu quan trọng trong thi công như: nền, móng, công tác hoàn thiện, công tác lắp đặt các máy móc thiết bị. Tổng nghiệm thu các công trình của dự án: sau khi thi công các hạng mục của các công trình của dự án Ban điều hành dự án sẽ tổ chức công tác nghiệm thu. Các bên tham gia xây dựng thực hiện các hạng mục công trình theo sự phân công của Ban điều hành dự án đó là: Bộ phận xây dựng dự án do Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam thực hiên là: thi công một phần trong tổng hạng mục mặt bằng thi công khu đập chính và các công việc khác như: xây dựng lán trại, khu nhà ở, khu trạm công an, nhà quản lý… Bộ phận xây dựng dự án của Tổng công ty cổ phần Sông Đà thực hiện là: Thi công một phần trong tổng hạng mục mặt bằng thi công khu đập chính và các công việc khác như: xây dựng lán trại, nhà ở các công xưởng phụ trợ… Bộ phận xây dựng do Tổng công ty cổ phần xây dựng số 4 thực hiện là: Thi công một phần trong tổng hạng mục mặt bằng thi công khu đập chính và các công việc khác như: xây dựng lán trại, nhà ở các công xưởng phụ trợ, san mặt bằng bờ trái… Bộ phận xây dựng do Tổng công ty cổ phần Cơ điện xây dựng nông nghiệp và thủy lợi thực hiện là: Thi công một phần trong tổng hạng mục mặt bằng thi công khu đập chính và các công việc khác như: xây dựng lán trại, nhà ở các công xưởng phụ trợ, xây dựng đường điện 35kv, điện hạ thế và các trạm biến áp. Bộ máy quản trị của Ban điều hành Cửa Đạt Sơ đồ 2: Cơ cấu bộ máy quản trị của Ban điều hành dự án  Giám đốc dự án Chức năng: Tổ chức và điều hành mọi công việc của dự án, chịu trách nhiệm toàn diện trước nhà nước và cơ quan chủ quản là Tổng công ty Vinaconex. Nhiệm vụ: Quyết định phương hướng, kế hoạch sản xuất kinh doanh và các chủ trương lớn của dự án. Quyết định các vấn đề về tổ chức bộ máy điều hành để đảm bảo hiệu quả cao trong hoạt động. Quyết định kế hoạch đào tạo, quy hoạch cán bộ. Đề cử các Phó giám đốc, kế toán trưởng, bổ nhiệm, bãi nhiệm trưởng phó phòng và các chức danh lãnh đạo của các đơn vị trực thuộc dự án. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của dự án cho Tổng công ty Vinaconex và cơ quan nhà nước. Thiết lập chính sách chất lượng. Định kỳ kiểm tra kết quả thực hiện dự án. Cung cấp đầy đủ nguồn lực để thực hiện duy trì và cải tiến chất lượng. Tổ chức thanh tra và xử lý các vi phạm Điều lệ, nội quy của dự án. Phó giám đốc kinh doanh Chức năng: Phó giám đốc kinh doanh giúp việc cho Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phần việc được phân công và chịu trách nhiệm cá nhân về hành vi phạm pháp luật. Nhiệm vụ: Chỉ đạo công việc đấu thầu thi công xây dựng lắp ráp các hạng mục của dự án. Kiểm tra xem xét kí dự toán công trình. Chỉ đạo phòng tổ chức hành chính của dự án phụ trách khối cơ quan, điều hành công việc của dự án khi Giám đốc đi vắng. Tham mưu cho nội dung hợp đồng kinh tế kỹ thuật. Theo dõi chỉ đạo việc nghiệm thu, thanh toán, giao nhận hồ sơ và điều độ sản xuất. Báo cáo với Giám đốc dự án về các công việc được giao. Phó giám đốc kỹ thuật 1 Chức năng: phụ trách công tác nghiệp vụ chuyên môn của các phòng khảo sát thiết kế. Nhiệm vụ: Quản lý và tổ chức triển khai công tác lập đề cương khao sát. Kiểm tra xem xét duyệt hồ sơ khảo sát: - Thiết kế kĩ thuật - Thiết kế kĩ thuật thi công - Thiết kế kĩ thuật bản vẽ thi công phục vụ nhà thầu - Một phần dự án theo sự phân công của Giám đốc. Phụ trách công tác sáng kiến cải tiến kĩ thuật. Phụ trách công tác đào tạo và tổ chức thi nâng bậc cho công nhân khảo sát. Quản lý và theo dõi các thiết bị đo phục vụ khảo sát. Khi cần, tham gia công tác xây dựng định mức vật tư kĩ thuật Báo cáo Giám đốc về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao. Phó giám đốc kỹ thuật 2: Chức năng: Phụ trách công tác khảo sát và trực tiếp quản lý hai đội là: đội khảo sát và đội địa chất. Nhiệm vụ: Phụ trách đội khảo sát đội địa chất. Ký duyệt toàn bộ hồ sơ khảo sát. Ký duyệt một phần hồ sơ dự án theo sự phân công của giám đốc. Báo cáo giám đốc về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao. Phòng kế hoạch: Là một phần nằm dưói sự chỉ đạo của phó giám đốc kinh doanh, với chức năng và nhiệm vụ như sau: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của dự án theo định kỳ quý, năm: Kế hoạch đầu tư, kế hoạch xây dưng, kế hoạch khác phục vụ cho việc phục vụ dự án. Lập dự toán giá thành sản phẩm, trình duyệt dự án với chủ đầu tư và cơ quan có thẩm quyền. Nghiệm thu thanh toán với chủ đầu tư và cơ quan tài chính. Tham gia cùng các phòng chức năng lập xây dựng quy chế nội quy của dự án, quỹ tiền lương. Tham gia các phòng chức năng lập các báo cáo kinh tế kỹ thuật và đầu tư công nghệ thiết bị mới phục vụ cho việc xây dựng dự án. Phòng tài vụ: Đây là một bộ phận nằm dưới sự chỉ đạo của Phó giám đốc kinh doanh, với chức năng và nhiệm vụ như sau: Tham gia cùng các phòng ban chức năng xây dựng quy chế, nội quy, quỹ tiền lương. Tổng hợp kết quả hoạt động và lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích hoạt động xây dựng dự án, để phục vụ cho việc kiểm tra thực hiện kế hoạch của Ban điều hành dự án. Theo dõi ghi chép, phản ánh chính xác kịp thời diễn biến các nguồn vốn, giải quyết các loại dự án phục vụ cho việc xây dựng dự án. Theo dõi công nợ của dự án, phản ánh và đề xuất kế hoạch thu chi tiền mặt và các hình thức thanh toán. Báo cáo quyết toán quý, 6 tháng, năm đúng tiến độ và tham gia với phòng nghiệp vụ của dự án để quyết toán thu chi cho từng đơn vị trực t
Luận văn liên quan