Toàn bộ nhà máy xử lý nước thải KCN Lê Minh Xuân được điều khiển bởi thiết bị điều khiển chương trình PLC ( programmable logic controller) được lắp đặt trong tủ điều khiển chính. Thiết bị này cho phép tái lập chương trình giúp cho việc điều khiển nhà máy xử lý linh động hơn. Với nguồn pin gắn bên trong giúp cho thiết bị nhớ những chức năng điều khiển đang hoạt động và tái khởi động hệ thống trong cùng tình trạng khi bị cúp điện trong thời gian ngắn.
Nước thải từ các doanh nghiệp sau khi được xử lý cục bộ được dẫn đến 3 trạm bơm, nằm phân tán trong khuôn viên khu công nghiệp, sau đó nước thải được bơm về bể thu gom tại nhà máy xử lý tập trung có dung tích 800m3. Tiếp theo nước được dẫn qua hố thu, tại đây có lưới chắn rác kích thước lớn ( > 2.5cm) và 3 bơm chìm, hoạt động luân phiên bơm nước vào bể cân bằng. Trước khi vào bể cân bằng, nước đi qua máy tách rác kích thước song chắn 2mm, rồi qua bể tuyển nổi nhằm tách dầu mỡ. Mục đích của bể cân bằng là điều hoà lưu lượng, ổn định nồng độ cũng như hàm lượng các chất trong nước thải, bể được sục khí liên tục nhằm tránh hiện tượng lắng cặn và hạn chế sự phát triển của vi sinh kị khí. Nước thải từ bể cân bằng được bơm qua hệ thống xử lý hóa học bằng 2 bơm chìm. Do nước thải có pH trung bình 8.0-8.5 nên không cần sử dụng bể nâng pH như thiết kế ban đầu , PAC được châm vào nước thải tại bể trộn và Polymer được châm tại bể tạo bông. Nước sau khi đi qua bể tạo bông sẽ đi vào bể lắng sơ cấp, tại đây các kết tủa sẽ lắng xuống đáy bể. dưới đáy bể có gắn hệ thống cào bùn và thu gom bùn vào trung tâm của đáy bể và được 2 bơm bùn luân phiên định kỳ bơm về bể nén bùn.
Nước sau khi được lắng sẽ chảy trọng lực vào ngăn phân phối và chia làm 2 dòng chảy đi vào 2 đơn nguyên của bể aerotank. Hỗn hợp nước và bùn sinh học hoạt tính sau đó được dẫn qua bể lắng thứ cấp, tại bể lắng bùn sẽ được lắng tách ra khỏi nước thải. Phần lớn bùn hoạt tính sẽ được bơm hồi lưu về 2 bể sinh học. Bùn dư được bơm về bể nén bùn. Sau đó, nước sau lắng theo đường ống trọng lực sẽ chảy về bể khử trùng, NaOCl 10% được bơm định lượng châm vào khử trùng để giảm thiểu lượng vi khuẩn coliform. Nước thải sau khi khử trùng đạt tiêu chuẩn sẽ thải ra kênh.
Bùn từ bể nén bùn được bơm vào máy ép bùn, dùng bơm định lượng châm polymer cation (PC) vào ống phối trộn để giúp bùn kết vón lại, tăng hiệu quả khử nước. Bùn sau khi ép được chuyển đến bãi thải, đóng gói và được vận chuyển đến đơn vị có chuyên môn xử lý.
21 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3741 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại trạm xử lý nước thải khu công nghiệp Lê Minh Xuân (kèm bản vẽ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 3
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
MÁY MÓC THIẾT BỊ
3.1 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ ( MỘT ĐƠN NGUYÊN)
3.1.1 Sơ đồ công nghệ
NƯỚC THẢI VÀO
TK-103
Bể điều hòa
TK-102
Máy tách rác
TK-101
Hố thu gom
Thổi khí khíkhíí
HCl
NaOH
PACí
Flockí
Rácí
TK-201
Bể điều chỉnh pH
TK-202
Bể keo tụ
TK-203
Bể tạo bông
NaOHí
By passí
Nước tuần hoàn
HClí
TK-206
Ngăn phân phối
TK-205
Bể trung hòa
TK-204
Bể lắng I
Bùn tuần hoàní
Bùn hóa líí
Thổi khí
TK-501í
NaOClí
TK-301A/B
Bể Aerotank
TK-302
Bể lắng 2
TK-401
Bể khử trùng
Polymer cation
Bùn dưí
Bùn sau épí
M-503
Máy ép bùn
TK-501
Bể nén bùn
NƯỚC ĐẦU RA
3.1.2 Thuyết minh dây chuyền công nghệ
Hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Lê Minh Xuân gồm các bước xử lý sau:
Tiền xử lý
Xử lý hóa lý
Xử lý sinh học
Xử lý bùn
Khử trùng
Toàn bộ nhà máy xử lý nước thải KCN Lê Minh Xuân được điều khiển bởi thiết bị điều khiển chương trình PLC ( programmable logic controller) được lắp đặt trong tủ điều khiển chính. Thiết bị này cho phép tái lập chương trình giúp cho việc điều khiển nhà máy xử lý linh động hơn. Với nguồn pin gắn bên trong giúp cho thiết bị nhớ những chức năng điều khiển đang hoạt động và tái khởi động hệ thống trong cùng tình trạng khi bị cúp điện trong thời gian ngắn.
Nước thải từ các doanh nghiệp sau khi được xử lý cục bộ được dẫn đến 3 trạm bơm, nằm phân tán trong khuôn viên khu công nghiệp, sau đó nước thải được bơm về bể thu gom tại nhà máy xử lý tập trung có dung tích 800m3. Tiếp theo nước được dẫn qua hố thu, tại đây có lưới chắn rác kích thước lớn ( > 2.5cm) và 3 bơm chìm, hoạt động luân phiên bơm nước vào bể cân bằng. Trước khi vào bể cân bằng, nước đi qua máy tách rác kích thước song chắn 2mm, rồi qua bể tuyển nổi nhằm tách dầu mỡ. Mục đích của bể cân bằng là điều hoà lưu lượng, ổn định nồng độ cũng như hàm lượng các chất trong nước thải, bể được sục khí liên tục nhằm tránh hiện tượng lắng cặn và hạn chế sự phát triển của vi sinh kị khí. Nước thải từ bể cân bằng được bơm qua hệ thống xử lý hóa học bằng 2 bơm chìm. Do nước thải có pH trung bình 8.0-8.5 nên không cần sử dụng bể nâng pH như thiết kế ban đầu , PAC được châm vào nước thải tại bể trộn và Polymer được châm tại bể tạo bông. Nước sau khi đi qua bể tạo bông sẽ đi vào bể lắng sơ cấp, tại đây các kết tủa sẽ lắng xuống đáy bể. dưới đáy bể có gắn hệ thống cào bùn và thu gom bùn vào trung tâm của đáy bể và được 2 bơm bùn luân phiên định kỳ bơm về bể nén bùn.
Nước sau khi được lắng sẽ chảy trọng lực vào ngăn phân phối và chia làm 2 dòng chảy đi vào 2 đơn nguyên của bể aerotank. Hỗn hợp nước và bùn sinh học hoạt tính sau đó được dẫn qua bể lắng thứ cấp, tại bể lắng bùn sẽ được lắng tách ra khỏi nước thải. Phần lớn bùn hoạt tính sẽ được bơm hồi lưu về 2 bể sinh học. Bùn dư được bơm về bể nén bùn. Sau đó, nước sau lắng theo đường ống trọng lực sẽ chảy về bể khử trùng, NaOCl 10% được bơm định lượng châm vào khử trùng để giảm thiểu lượng vi khuẩn coliform. Nước thải sau khi khử trùng đạt tiêu chuẩn sẽ thải ra kênh.
Bùn từ bể nén bùn được bơm vào máy ép bùn, dùng bơm định lượng châm polymer cation (PC) vào ống phối trộn để giúp bùn kết vón lại, tăng hiệu quả khử nước. Bùn sau khi ép được chuyển đến bãi thải, đóng gói và được vận chuyển đến đơn vị có chuyên môn xử lý.
3.2 QUY TRÌNH VẬN HÀNH
Quy trình này thiết lập nhằm kiểm soát quá trình vận hành xử lý nước thải trong KCN Lê Minh Xuân phù hợp yêu cầu quy định của KCN và các quy định pháp lý về môi trường.
3.2.1 Giai đoạn tiền xử lý
Kiểm tra 1:
Nhân viên vận hành mỗi ca khi lấy rác tại TK- 101 kiểm tra xem lượng rác, lượng nước về có bất thường không.
Biện pháp xử lý: các hiện tượng bất thường được đưa vào sổ nhật ký vận hành . Nhân viên vận hành lấy mẫu nước chuyển vào phòng thí nghiệm thực hiện kiểm tra pH, COD, SS. Giới hạn của các chỉ tiêu kiểm tra tuân theo tiêu chuẩn đầu vào của nhà máy.
Kiểm tra 2:
Tại bể cân bằng TK-103 lúc giao ca làm vệ sinh, nhân viên vận hành theo dõi tình trạng hoạt động của các hệ thông phân phối khí, hoạt động của bơm chìm, máy tách rác, bể tách dầu.
Biện pháp xử lý: theo dõi ghu báo cáo như kiểm tra 1.
Ngoài ra hàng quý và khi cần thiết mẫu nước cần được nhân viên vận hành định kỳ gửi ra ngoài để kiểm tra các chỉ tiêu khác và kim loại nặng. Kết quả được bộ phận QA-MT gửi đến NMXLNT theo dõi và lưu hồ sơ. Các trường hợp không phù hợp ngoài khả năng giải quyết được tiến hành theo hành động khắc phục ngăn ngừa.
3.2.2 Giai đoạn xử lý hóa học
Kiểm tra 3:
Kiểm tra lưu lượng và áp lực của các bơm định lượng trong giai đoạn này, áp lực của các bơm hóa chất đặt ở mức 0,5-1 kg/cm2, lưu lượng của các bơm được kiểm tra qua các Flow cell gắn trên đường ống, qua dụng cụ kiểm tra lưu lượng các bơm phải thể hiện lượng bơm đều đặn.
Kiểm tra 4:
Kiểm tra pH thể hiện trên pH controller nằm trong khoảng cài đặt 6,5- 8,5. Nếu pH không đạt cần kiểm tra bơm định lượng và đường ống dẫn hóa chất NaOH, kế tiếp kiểm tra mức độ chính xác của đầu đo pH bằng dung dịch chuẩn. Xử lý, ghi báo cáo hiện tượng bất thường và xin ý kiến của cấp trên để có hướng dẫn thêm về biện pháp khắc phục.
Kiểm tra 5:
Kiểm tra bằng cách quan sát thực tế các hạt keo tụ có xuất hiện nhiều ở TK-202 không. Nếu keo tụ không tốt tương tự như trên kiểm tra đường ống và bơm hóa chất PAC.
Kiểm tra 6
Kiểm tra mức độ tạo bông, tăng kích thước của bông cặn trong bể 203. Nếu sự tạo bông không tốt kiểm tra các bơm định lượng polymer và đường ống.
Kiểm tra 7
Kiểm tra công đoạn lắng, các bông cặn có bị cuốn theo ra ngoài máng tràn đi vào TK-205 không. Nếu có xem xét lại các giai đoạn bông tụ và lưu lượng nước bơm vào có vượt quá mức tối đa thiết kế là 2000 m3/ngày.đêm hay không. Xử lý các trường hợp bất thường và xin ý kiến cấp trên trực tiếp khi cần thiết, ghi báo cáo như trên.
NVVH lấy mẫu nước theo hướng dẫn lấy mẫu nước thải theo mã số LMX/QT09/HD-01 chuyển phòng thí nghiệm kiểm tra pH. COD, SS.
3.2.3 Giai đoạn xử lý và phân hủy vi sinh
Kiểm tra 8
NVVH lấy mẫu bùn hoạt tính trong bể 301 A/B gửi phòng thí nghiệm thực hiện kiểm tra các thông số pH, COD, SS, SV30.
Kiểm tra 9
NVVH có nhiệm vụ kiểm tra các thiết bị theo bảng kiểm tra các hoạt động thiết bị theo quy định của thủ tục bảo trì và sửa chữa máy móc thiết bị theo mã số LMX/TT-08 để đảm bảo thiết bị luôn luôn hoạt động tốt.
Công tác kiểm tra các thông số do NMXLNT gửi được PTN thực hiện trong ngày, kết quả sẽ được nhân viên thực hiện thí nghiệm ghi nhận vào sổ nhật ký thí nghiệm theo quy định hoạt động PTN mã số LMX/QĐ-05 và cập nhật vào bảng theo dõi, thu thập các thông số về môi trường ( theo thủ tục xác định các khía cạnh tác động môi trường và các yêu cầu pháp lý, mã số LMX/TT-12). Nhân viên vận hành mỗi ngày cập nhật kết quả này vào sổ nhật ký vận hành mã số 01/QT-08.
Lưu ý: ngoài việc lấy mẫu theo thời định kỳ gửi phòng TN kiểm tra. Trường hợp NMXLNT có nhu cầu lấy thêm mẫu để kiểm tra nhằm đáp ứng kịp thời các trường hợp khẩn cấp hoặc nhu cầu khác nhằm đáp ứng công việc. NVVH tiến hành lấy mẫu gửi PTN kiểm tra cũng như các công đoạn kiểm tra trên. PTN có trách nhiệm kiểm tra ngay các mẫu đó và có kết quả sớm nhất ( chậm nhất là trong ngày).
Công tác lấy mẫu thí nghiệm được NVVH thực hiện theo hướng dẫn lấy mẫu nước thải mã số LMX/QT-09/HD-01 và ghi nhận vào sổ nhật ký vận hành, NVVH không trộn mẫu tổ hợp, công tác này sẽ được nhân vien thí nghiệm thực hiện.
3.2.4 Giai đoạn khử trùng
Nước thải sau khi được xử lý qua các giai đoạn trên trước khi đưa ra kênh được đi qua bể khử trùng TK-401, NaOCl được bơm định lượng châm vào khử trùng để giảm thiểu lượng vi khuẩn coliform.
3.2.5 Xử lý bùn
Bùn thải trong hệ thống từ các bể lắng sơ cấp TK-204 và bể lắng thứ cấp TK-302 được bơm về bể nén bùn TK-501 và được khuấy trộn bằng khí. Bùn từ bể nén bùn sau khi lắng bớt nước được bơm đến máy ép bùn, trên đường đến máy ép, PC được châm vào để hỗn hợp kết vón tách nước. Bùn sau khi ép tách nước được chuyển đến bãi thải.
3.3 CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ
Bảng 3.1 Chữ viết tắt và mã hoá các thiết bị
H – H
High – high
Mức rất cao
H
High
Mức cao
L
Low
Mức thấp
L – L
Low – Low
Mức rất thấp
TK – xxx
Tank
Bồn, bể chứa
LS – xxx
Level swtich
Công tắc mực nước
MX – xxx
Mixer
Máy khuấy
PM – xxx
Pump
Bơm bùn
GV – xxx
Vanve
Van
BL – xxx
Blower
Máy thổi khí
P – xxx
Pump
Bơm định lượng
ON
Trạng thái mở hoạt động
OFF
Trạng thái tắt ngưng hoạt động
OVERLOAD
Thiết bị có sự cố
3.3.1 Các công trình chính
Bảng 3.2 Danh sách các bể chứa
Ký hiệu
Tên
Kích thước(m)
Kết cấu
TK – 101
Hố thu đầu vào
4x3x5
Bê tông
TK – 102
Bể tách dầu
6,4x2,8x5
Bê tông
TK – 103
Bể cân bằng
17x10x5
Bê tông
TK – 201
Bể nâng pH
2x2x3,4
Bê tông
TK – 202
Bể keo tụ
2x2x3,4
Bê tông
TK – 203
Bể tạo bông
3,2x3,2x3,4
Bê tông
TK – 204
Bể lắng sơ cấp
Ф10x3,4
Bê tông
TK – 205
Bể trung hoà
2x2x3,4
Bê tông
TK – 206
Bể phân phối
1,1x0,8x1,1
Bê tông
TK – 301
Bể vi sinh hiếu khí
21,3x21x4,6
Bê tông
TK – 302
Bể lắng thứ cấp
Ф12x4
Bê tông
TK – 401
Bể khử trùng
6,3x3,5x2,5
Bê tông
TK – 501
Bể nén bùn
8x8x4
Bê tông
TK – 502
Bồn chứa polymer cation
Ф1050x1750
Chất dẻo cốt sợi
TK – 402
Bồn chứa NAOCl
Ф1500x1700
Chất dẻo cốt sợi
TK – 601
Bồn chứa HCl
Ф1500x1700
Chất dẻo cốt sợi
TK – 602
Bồn chứa NaOH
Ф1500x1700
Chất dẻo cốt sợi
TK – 603
Bồn chứa PAC
Ф2000x1600
Chất dẻo cốt sợi
TK – 604
Bồn chứa polymer anion
Ф1500x1700
Chất dẻo cốt sợi
3.3.1.1 Bể thu và hố thu TK – 101
Nước thải từ các nhà máy trong KCN được thu gom vào bể thu gom và hố thu theo đường ống trọng lực và đường ống áp. Nước đi qua 1 giỏ lọc rác thô trước khi chảy vào hố thu. Từ hố thu gom, nước thải được chuyển lên máy lọc rác tinh bằng bơm chìm.
Đáy bể đặt 3 bơm chìm công suất 120m3/h trong đó 2 bơm hoạt động luân phiên nhau và một bơm dự phòng . Hố gom có đường cầu thang dẫn xuống sàn công tác.
Thiết bị gồm có :
Công tắc mực nước 3 vị trí LS – 101
3 bơm chìm PM – 101 A/B/C
Các bơm có thể điều khiển tự động bởi PLC và tín hiệu từ công tắc mực nước LS – 101. Các bơm này cũng cho phép tắt mở bằng tay. Ở chế độ auto 2 bơm sẽ được sử dụng , bơm còn lại để dự phòng . Các bơm tự động hoạt dộng luân phiên và dự phòng thay thế cho nhau khi 1 trong các bơm bị sự cố .
3.3.1.2 Máy tách rác M – 102
Có nhiệm vụ tách các loại rác, đá, sỏi, có kích thước lớn hơn 2,5mm ra khỏi nước thải. Máy tách rác dạng trống quay cấu tạo bằng inox có kích cỡ song 2,5mm. Nước thải hố thu được bơm dưa qua máy tách rác sau đó nước thải được đưa qua bể tách dầu còn rác tách ra đem đi xử lý dưới dạng chất thải rắn . Máy tách rác hoạt động ở 2 chế độ : tự động và bằng tay . Ở chế độ tự động máy tách rác sẽ hoạt động ON khi LS – 101 ở mức cao (H) và sẽ tắt trễ sau 10 giây khi LS – 101 ở mức cạn (L).
3.3.1.3 Bể tách dầu TK – 102
Được xây dựng kết hợp với bể điều hoà bằng bê tông cốt thép . Nhiệm vụ tách dầu mỡ và váng nổi ra khỏi nước thải nhờ khả năng tự nổi tách lớp tự nhiên trước khi đưa nước thải vào bể cân bằng . Bể gồm một máng phân phối một tường chắn chống tràn dầu và máy tách dầu bằng kim loại được điều khiển bằng tay.
3.3.1.4 Bể cân bằng TK – 103
Bể có chức năng điều hoà lưu lượng và nồng độ các chất bẩn có trong nước thải trước khi đi vào giai đoạn xử lý hoá lý . Quá trình điều hoà bằng phương pháp sục khí tại đây còn giúp tránh cặn lắng trong bể, loại bỏ các chất hữu cơ dễ bị oxy hoá cũng như tránh được sự phát triển của VSV kỵ khí . Dưới bể bố trí hệ thống sục khí bằng PVC gồm 114 mâm , phân phối khí đều khắp bể . Hai bơm thổi khí hoạt động luân phiên nhau 24 giờ cấp khí vào hệ thống với công suất 25m3/h . Trong bể có đặt 2 bơm chìm với công suất 83 m3/h dẫn nước thải đi vào hệ thống xử lý hoá lý . Bơm cũng hoạt động theo cơ chế phao tự động LS như hố thu TK – 101 .
Thiết bị gồm có :
2 máy thổi khí BL – 103 A/B
2 bơm chìm PM – 103 A/B
Bộ công tắc mực nước 3 vị trí
Lưu lượng kế từ FE – 103
Các bơm và máy thổi khí có thể điều khiển tự động hoặc bằng tay ở chế độ tự động khi một trong các thiết bị bị hư , các thiết bị còn lại sẽ tự động thay thế.
Bơm chìm PM -103 A/B được điều khiển bởi tín hiệu của công tắc mực nước LS – 103, 2 bơm hoạt động luân phiên :
Khi LS – 103 ở mức cao H bơm PM – 103 sẽ được mở ON
Khi LS – 103 ở mức thấp PM – 103 sẽ tắt
Chu kỳ luân phiên 2 bơm tự động 24 h .
Máy thổi khí BL – 103 A/B hoạt động ở chế độ tự động sẽ tự luân phiên và dự phòng thay thế cho nhau . Chu kỳ luân phiên là 24 h .
Lưu lượng kế Fe – 103 : Khi bơm PM – 103 hoạt động Fe sẽ gửi tín hiệu đo lưu lượng về thiết bị tự ghi tại tủ điều khiển chính cho biết lưu lượng tại thời diểm hiện tại , luỹ kế của số m3 nước thải đi vào hệ thống xử lý .
3.3.1.5 Bể điều chỉnh pH TK – 201
Dùng để điều chỉnh pH nước thải lên 6,5 – 8,5 , pH tối ưu cho quá trình keo tụ , hoá chất sử dụng là NaOH 32% và HCl 32%. Bể được xây dựng bằng bê tông cốt thép . Trong bể có đặt máy khuấy MX – 201 được điều khiển bởi hệ thống phao LS – 103 nối với PLC . Các thông số của máy khuấy MX – 201 : công suất 0,55kW , tốc độ 52 vòng/phút . Trong bể còn có một đầu dò pH tự động gửi trả giá trị về bảng điều khiển PLC.
Tuy nhiên hiện tại nhà máy không châm NaOH nữa do pH nước thải gần như ổn định trong khoảng 6,5 – 8,5. Do đó nhà máy đã tận dụng bể nâng pH để châm PAC.
Thiết bị gồm có :
Điện cực pH
Bơm định lượng
Máy khuấy
Điện cực pH được lắp đặt ở đây để theo dõi pH của nước thải và điều khiển bơm định lượng châm NaOH hoặc HCl vào để điều chỉnh pH nước thải trong khoảng 6,5 – 8,5. Khi pH dưới mức 6,5 thì bơm định lượng sẽ châm NaOH vào cho đến khi pH đạt ngưỡng 8,5 thì sẽ dừng Máy khuấy có thể điều khiển tự động hoặc bằng tay . Ở chế độ auto khi bơm định lượng châm NaOH vào bể thì máy sẽ hoạt động và dừng sau khi bơm định lượng ngưng 3 phút .
3.3.1.6 Bể keo tụ TK – 202
Các chất lơ lửng trong nước thải phần tồn tại ở dạng khuếch tán và không thể loại bỏ bằng quá trình lắng trọng lực mà phải sử dụng thêm chất keo tụ PAC . Ở pH 6,5- 8,5 PAC có tác dụng kết dính các chất khuếch tán trong dung dịch thành các hạt có kích thước lớn và tỷ trọng nặng hơn nước nên có khả năng lắng được . Bể được xây dựng bằng bê tông cốt thép.
Hiện tại nhà máy không châm PAC tại bể keo tụ nữa, mà tận dụng bể này để tiếp tục quá trình khuấy trộn sau khi đã châm PAC tại bể nâng pH.
Thiết bị gồm có :
1 máy khuấy
2 bơm định lượng
Máy khuấy MX – 202 có thể diều khiển tự động bởi PLC hoặc cũng cho phép tắt mở bằng tay . Ở chế độ auto khi LS – 103 báo mức H thì máy sẽ hoạt động và dừng trễ sau 3 phút sau khi LS – 103 báo mức L.
3.3.1.7 Bể tạo bông TK – 203
Để giảm bớt thời gian lắng người ta cho thêm vào nước thải hoá chất trợ keo tụ polymer . Quá trình phản ứng tạo bông cặn tạo điều kiện thuận lợi nhất để các hạt keo phân tán trong nước có khả năng kết dính lại với nhau và chạm nhau để tạo thành các hạt cặn có kích thước lớn có thể lắng trong bể lắng . Được xây dựng bằng bê tông cốt thép .
Thiết bị gồm có:
1 máy khuấy
2 bơm định lượng
Điện cực pH
Các máy khuấy có thể hoạt động 2 chế độ bằng tay và auto . Ở chế độ tự động các máy khuấy MX – 202 , MX – 203 được điều khiển bởi tín hiệu từ LS – 103 , khi mực nước ở mức cao các máy khuấy được khởi động ON , khi mực nước ở mức thấp L các máy khuấy sẽ được dừng trễ hơn 3 phút . Các máy MX – 201 , MX – 205 được điều khiển đồng bộ với các bơm hoá chất bởi tín hiệu từ các đầu dò pH.
3.3.1.8 Bể lắng sơ cấp TK – 204
Có nhiệm vụ loại bỏ các hạt cặn lơ lửng có khả năng lắng được ở dạng huyền phù hoặc bông keo. Do tải lượng COD vào bể khá cao nên bể lắng 1 có nhiệm vụ giảm tải lượng ô nhiễm đến mức thích hợp cho công trình xử lý sinh học tiếp theo. Hiệu quả xử lý COD của bể dạt 30% tạo điều kiện thuận lợi cho xử lý sinh học. Bể lắng 1 xây bằng bê tông cốt thép, giữa bể là buồng ống phân phối trung tâm Ф 1800mm, hệ thống máng thu bề mặt dạng răng cưa và thu nước theo chu vi thành bể. Động cơ cào bùn M – 204 kết hợp gạt bỏ bọt nổi trên bề mặt và cào cặn lắng ở đáy.
Bể lắng được thiết kế với :
Lưu lượng 83,3 m3/h
Hệ số không điều hoà ngày là 1,2
Thời gian lưu trong bể từ 1,5 đến 2,5h
Tốc độ nước dâng Vd = 0,28 m/h
Vận tốc giới hạn trong vùng lắng vh = 0,0047 m/s
Tải trọng bề mặt SL = 35m3/m2ngày
Tải trọng bùn thu được 634 kg/ngày
Tỷ trọng bùn 1,100 kg/m3
Tổng lượng COD bị khử 240 kg/ngày
Hiệu quả khử BOD 30%
Hiệu quả khử SS 60%
Thiết bị gồm có :
Cụm động cơ M – 204 kéo cào bùn
Bơm thải bùn PM – 204 A/B
Động cơ cào bùn hoạt động bằng tắt mở tay hoạt động liên tục và có hệ thống bảo vệ chống quá tải cơ khí .
3.3.1.10 Bể phân phối TK _ 206:
Phân phối đều dòng nước vào 2 bể sinh học, nước vào không chỉ là ống dẫn từ bể trung hòa TK _ 205 mà còn có đường ống tuần hoàn bùn hoạt tính từ bể lắng 2 về. Được xây dựng bằng bê tong cốt thép.
3.3.1.11 Bể xử lí hiếu khí TK _ 301:
Bể sinh học có nhiệm vụ giảm tải lượng ô nhiễm nước thải đạt mức cho phép nhờ vào hoạt động sống của vi sinh vật hiếu khí. Hệ thống xử lí sinh học gồm 2 bể hoàn toàn giống nhau. Hai bể được xây dựng bằng bê tông cốt thép. Bể được xây dựng âm xuống đất 1,6m nhằm đảm bảo đủ gradient thủy lực để bơm nước thải có khả năng tự chảy trọng lực qua bể lắng 2 mà không cần dùng bơm. Hệ thống sục khí đặt dưới đáy bể gồm 550 đĩa chia đều cho 2 bể, bố trí sao cho phân phối khí đều khắp bể. Không khí được cung cấp bới 3 bơm khí PL _ 301 A/B/C hoạt động luân phiên nhau theo chu kì 8 giờ với lưu lượng khí 24 m3/phút. Ống dẫn nước sau xử lí qua bể lắng 2 có kích thước ∅300 mm đặt cách mặt đất 1,25 m.
Các thông số kĩ thuật của bể:
Thời gian lưu 21h
Lưu lượng tối đa Qmax = 83,3 m3/h
Nồng độ bùn hoạt tính MLVSS 3000 mg/l
Chỉ số bùn SVI 100 – 150 mg/l
Hệ số động lực 0,6 mg bùn hoạt tính/ mg BOD
Hệ số phân hủy nội bào Kd = 0,003 ngày -1
Tuổi thọ bùn 25 ngày
Tốc độ sử dụng chất nền của 1 gram bùn hoạt tính trong 1 ngày 0,094 g BOD/mg bùn ngày ( thực tế lên đến 0,1 – 0,4 g BOD/ mg bùn ngày)
Tỷ lệ BOD có trong nước thải và bùn hoạt tính FM=0,2-0,6 mgBOD/ mg bùn ngày
Hàm lượng oxy cần thiết 0,5 kg O2 / BOD ngày – 0,2 kg O2/ kg bùn
Hàm lượng bùn ra khỏi bể Px = 171 kg/ ngày
Thiết bị gồm có:
Máy thổi khí
1 đầu dò DO
Các máy thổi khí BL _ 301 A/B/C có thể hoạt động theo 2 chế độ auto và man. Ở chế độ auto, 3 máy sục khí hoạt động tự động luân phiên và dự phòng thay thế cho nhau khi máy có sự cố. Các máy thổi khí chạy thay thế mỗi 12 giờ.
3.3.1.12 Bể lắng thứ cấp TK _ 302:
Lắng các hợp chất lơ lửng và bùn sau khi xử lí sinh học. Đây là giai đoạn làm trong nước sau cùng của cả hệ thống. Về cấu tạo gần giống bể lắng sơ cấp, bể lắng II có dạng hình trụ được xây bằng bê tông cốt thép.
Thiết bị gồm có:
Động cơ cào bùn M _ 302
2 bơm thải bùn PM _ 302 C/D
2 bơm bùn tuần hoàn PM _ 302 A/B khi LS _ 103 báo mức H thì PLC bắt đầu định thời gian cho các bơm.
Bơm bùn tuần hoàn PM _ 302 A/B có thể điều khiển tự động bởi PLC hoặc cũng cho phép tắt mở bằng tay. Ở chế độ auto, 2 máy tự động hoạt động luân phiên và dự phòng thay thế cho nhau khi 1 trong các bơm bị sự cố. Hai bơm được cài đặt hoạt động theo chu kì, một chu kì kéo dài 24 giờ. Khi chu kì bắt đầu thi việc điều khiển các bơm không còn phụ thuộc LS _ 103 nữa. Chu kì luân phiên giữa 2 bơm là 4 giờ.
Bơm thải bùn PM _ 302 C/D có thể điều khiển auto bởi PLC hoặc cho phép tắt mở bằng tay. Ở chế độ auto, 2 bơm tự động hoạt động luân phiên và dự phòng thay thế cho nhau khi 1 trong các bơm bị sự cố. Hai bơm được cài đặt hoạt động theo chu kì, một chu kì kéo dài 4 giờ. Thời gian hoạt động của máy được cài đặt là 5p ( sau 3h 55 máy sẽ hoạt động 5p). Tiếp theo 1 chu kì mới sẽ được tái lập cho đê