Báo cáo thực tập tại trung tâm Tân Đạt thuộc tổng công ty vận tải Hà Nội

Trong điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường nhu cầu xã hội luôn có sự thay đổi và ngày một tăng lên, để phù hợp với nhịp độ phát triển của nền kinh tế đồng thời nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu trong xã hội các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vận tải nói riêng ngày càng được thành lập nhiều và mở rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Mục tiêu quan trọng của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận do vậy nhà quản lý doanh nghiệp phải đặt câu hỏi làm thế nào đạt được mục tiêu đó. Trong quá trình tổ chức và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, mọi tổ chức mọi đơn vị kinh tế xã hội nói chung quản lý doanh nghiệp có vai trò không chỉ ở công tác quản lý vi mô mà còn ở tầng vĩ mô. Đây là một mắt xích quan trọng đóng góp vào sự thành công của mỗi doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Việc tìm hiểu nắm vững và đánh giá các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, nhất là đối với những sinh viên đang chuẩn bị tốt nghiệp như chúng em. Trong thời gian thực tập đã giúp cho sinh viên chúng em củng cố hơn những kiến thức đã học trên giảng đường đại học bổ sung thêm kiến thức thực tế, đồng thời cũng giúp tìm hiểu, nắm vững cũng như biết tận dụng kiến thức đã được học để tiến hành phân tích, đánh giá các vấn đề thực tế trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

doc59 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5467 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại trung tâm Tân Đạt thuộc tổng công ty vận tải Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường nhu cầu xã hội luôn có sự thay đổi và ngày một tăng lên, để phù hợp với nhịp độ phát triển của nền kinh tế đồng thời nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu trong xã hội các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vận tải nói riêng ngày càng được thành lập nhiều và mở rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Mục tiêu quan trọng của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận do vậy nhà quản lý doanh nghiệp phải đặt câu hỏi làm thế nào đạt được mục tiêu đó. Trong quá trình tổ chức và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, mọi tổ chức mọi đơn vị kinh tế xã hội nói chung quản lý doanh nghiệp có vai trò không chỉ ở công tác quản lý vi mô mà còn ở tầng vĩ mô. Đây là một mắt xích quan trọng đóng góp vào sự thành công của mỗi doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Việc tìm hiểu nắm vững và đánh giá các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, nhất là đối với những sinh viên đang chuẩn bị tốt nghiệp như chúng em. Trong thời gian thực tập đã giúp cho sinh viên chúng em củng cố hơn những kiến thức đã học trên giảng đường đại học bổ sung thêm kiến thức thực tế, đồng thời cũng giúp tìm hiểu, nắm vững cũng như biết tận dụng kiến thức đã được học để tiến hành phân tích, đánh giá các vấn đề thực tế trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập của mình, em đã chọn nơi thực tập là Trung tâm Tân Đạt – Tổng công ty vận tải Hà Nội. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra rất năng động và đạt hiệu quả cao. Hơn nữa em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Ban giám đốc trung tâm và các phòng ban đã cung cấp cho em những số liệu mà em rất cần trong quá trình thực tập lần này. Với mục đích tìm hiểu học hỏi và làm quen với môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đợt thực tập lần này chính là một cơ hội tốt cho những sinh viên như chúng em. Điều đó sẽ giúp cho chúng em có được những kiến thức thực tiễn ban đầu, giúp chúng em có những kiến thức cơ bản làm bản lề cho công việc sau này. Bằng những kiến thức của mình đã được trang bị trong quá trình học tập cùng với việc thực tập thực tiễn em đã cố gắng tìm hiểu sự hoạt động sản xuất kinh doanh đang diễn ra ở Trung tâm Tân Đạt - Công ty vận tải Hà Nội. Em đã cố gắng để hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập này. Tuy nhiên, với kiến thức còn hạn chế, bài báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự nhận xét và sự chỉ bảo của các thầy cô trong Bộ môn Quản trị kinh doanh, trường Đại học GTVT, cũng như sự chỉ bảo của các cô chú và các anh chị trong Trung tâm Tân Đạt - công ty vận tải Hà Nội. Mục lục 1.1.Khái quát về doanh nghiệp 6 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp: 6 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm Tân Đạt 7 1.1.3. Ngành nghề kinh doanh và đặc điểm sản xuất kinh doanh 8 1.1.4. Cơ sở vật chất kĩ thuật 9 1.1.4.1.Phương tiện vận tải 9 1.1.4.2.Nhà xưởng 10 1.1.4.3. Bãi đỗ xe 10 1.1.5. Tình hình nhân lực 11 1.2. Môi trường hoạt động của doanh nghiệp 12 1.2.1. Vị thế của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh 12 1.2.2.Điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. 16 1.2.3.Điều kiện tự nhiên và khí hậu tác động đến hoạt động của Trung tâm. 17 1.2.4. Mạng lưới đường giao thông trong vùng hoạt động. 18 1.3. Cơ cấu tổ chức của trung tâm Tân Đạt 19 1.4. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 32 II. Phần thực tập nghiệp vụ. 35 2.1 Lĩnh vực lao động tiền lương: 35 2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ phận chức năng 35 2.1.2. Tổ chức bộ máy, phân công tổ chức từng khâu nghiệp vụ trong bộ phận 37 2.1.3. Mối quan hệ giữa bộ phận phụ trách lao động tiền lương với giám đốc và với các bộ phận chức năng trong trung tâm. 40 2.1.4. Công tác tuyển dụng, ký kết hợp đồng lao động và bố trí sử dụng lao động 40 2.2 Lĩnh vực kinh tế kế hoạch 47 2.2.1 Chức năng nhiệm vụ của bộ phân chức năng 47 2.2.2 Quan hệ của bộ phân kế hoạch điều độ với giám đốc và cá bộ phận chức năng khác 48 2.2.3 Trình tự, phương pháp xây dựng kế hoạch sản xuất kỹ thuật tài chính(năm, tháng, quý) của doanh nghiệp; cách xác định chỉ tiêu của từng mặt kế hoạch và các biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. tình hình xây dựng và thực hiện các định mức kinh tế kế hoạch 49 2.2.4 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức hoạt động của bộ phân tiếp thị (marketing) 50 2.3 Lĩnh vực vật tư kỹ thuật 51 2.3.1 Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận chức năng 51 2.3.2 Quan hệ của bộ phận vật tư- kỹ thuật với giám đốc và với các bộ phận chức năng khác trong doanh nghiệp 51 2.3.3 Công tác định mức tiêu hao vật tư và quản lí sử dụng , nội dung phương pháp xây dựng và thực hiện kế hoạch cung cấp vật tư. 52 2.4 Lĩnh vực tài chính-kế toán 52 2.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán và chức năng nhiệm vụ quyền hạn của phòng 52 2.4.2. Quan hệ của bộ phận tài chính – kế toán với giám đốc và với các bộ phận khác trong trung tâm. 56 2.4.3 Các văn bản hiện hành về chế độ tài chính kế toán 56 2.4.4. Trình tự nội dung và phương pháp lập kế hoạch thu chi tài chính và phân phối lợi nhuận thực hiện 59 I. Phần thực tập chung. 1.1.Khái quát về doanh nghiệp 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp: Trung tâm Tân Đạt - trực thuộc tổng công ty vận tải Hà Nội là một doanh nghiệp vận tải nhà nước. a. Tiền thân của trung tâm Tân Đạt: Ban đầu trung tâm không mang tên là trung tâm Tân Đạt mà được thành lập dưới tên gọi: Trung tâm vận tải hành khách và du lịch trực thuộc tổng công ty vận tải Hà Nội. Trung tâm được thành lập căn cứ vào các quyết định: Căn cứ vào quyết định số 72/2004/QĐ-UB ngày 14/5/2004 của UBND thành phố về việc: Thành lập công ty vận tải Hà Nội thí điểm hoạt đông theo mô hình công ty mẹ - công ty con và quyết định số 112/2004/QĐ- UB ngày 20/7/2004 của UBND thành phố về việc: Bổ xung quyết định 72/2004/QĐ-UB. Căn cứ quyết định số 356/QĐ-TCT ngày 30/09/2004 của Tổng giám đốc Tổng công ty vận tải Hà Nội về việc ban hành cơ cấu tổ chức của tổng công ty. Căn cứ đề án thành lậpTrung tâm vận tải hành khách và du lịch của tổng điều hành khối vận tải luồng tuyến và du lịch. Xét theo đề nghị của trưởng phòng nhân sự công ty đã đưa ra quyết định: Thành lập trung tâm vận tải hành khách và du lịch trực thuộc tổng công ty vận tải Hà Nội Trung tâm vận tải hành khách và du lịch là đơn vị sản xuất kinh doanh, hạch toán trực tiếp của công ty mẹ, được sử dụng tư cách pháp nhân,con dấu, tài khoản, mã số thuế, thương hiệu,… của tổng công ty để hoạt động theo sự uỷ quyền của tổng giám đốc. b.Sự ra đời của trung tâm Tân Đạt: Sau đó trung tâm tồn tại và phát triển không lâu do yêu cầu của tổng công ty vận tải Hà Nội là điều chỉnh cơ cấu các khối điều hành kinh doanh Căn cứ theo quyết định số 467/QĐ-TCT ngày 10/03/2005 đã đua ra quyết định : Đổi tên trung tâm vận tải hành khách và du lịch thành trung tâm Tân Đạt. Hạch toán trực tiếp của tổng công ty, thuộc khối vận tải và du lịch: ( Tên giao dịch: Trung tâm Tân Đạt- Tổng công ty vận tải Hà Nội (Tên viết tắt: Tân Đạt ( Trụ sở: Số 5- Lê Thánh Tông- Hoàn Kiếm – Hà Nội ( Địa chỉ trung tâm: 124 Xuân Thuỷ- Cầu Giấy- Hà Nội ( Tel: (04)8.567.567- (04)7.549.289 ( Fax:043.7549291 ( Email: Tandat@yahoo.com ( Website: http: // WWW.Transerco.com.vn ( Mã doanh nghiệp: 437 ( Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước (Loại hình hoạt động: Trung tâm ( Người đại diện theo pháp luật: Giám đốc: Nguyễn Thái Sơn ( Thành viên : của tổng công ty vận tải Hà Nội- Tổng giám đốc:Nguyễn Đoàn Dũng 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm Tân Đạt a.Chức năng của trung tâm: - Trực tiếp tổ chức hoạt động kinh doanh theo các ngành nghề đăng kí kinh doanh của tổng công ty và theo sự uỷ quyền của tổng giám đốc gồm: - Kinh doanh vận tải hành khách: Liên tỉnh theo tuyến cố định; hành khách hợp đồng, khách du lịch, thuê bao,… - Vận tải phục vụ cho các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội theo yêu cầu. - Dịch vụ du lịch lữ hành bộ - Dịch vụ đại lý: vận tải, phát hành chuyển phát nhanh…. b. Nhiệm vụ: - Tổ chức hoạt động kinh doanh theo đúng các ngành nghề được tổng giám đốc uỷ quyền, tuân thủ đúng pháp luật; điều lệ tổ chức hoạt động của tổng công ty; quy chế tài chính và các quy định có liên quan của tổng công ty. - Đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch được giao. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước tổng giám đốc về các hoạt động kinh doanh được tổng giám đốc uỷ quyền. 1.1.3. Ngành nghề kinh doanh và đặc điểm sản xuất kinh doanh - Kinh doanh vận tải hành khách liên tỉnh. - Kinh doanh vận tải buýt kế cận và buýt nội đô. - Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng du lịch, cho thuê. Qua 7 năm triển khai thực hiện nhiệm vụ, chức năng do Tổng công ty giao, Trung tâm đã và đang xây dựng mạng lưới vận tải hành khách ra các tỉnh thành phố vệ tinh, tạo điều kiện kết nối giữa các tỉnh, thành phố với nhau nhằm phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân. Thời gian đầu thành lập, Trung tâm tiến hành khai thác trên một số tyến như: Hà Nội – Vinh; Hà Nội – Buôn Ma Thuật; Hà Nội – Hải Phòng; Hà Nộ - TP HCM. Căn cứ vào năng lực của Trung tâm và nhu cầu đi lại của người dân trên từng luồng tuyến, Trung tâm đã tạm ngừng hoạt động 4 tuyến trên ( dừng hoạt động 15/8/2010) và tiến hành mở thêm một số tuyến mới như: + Các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh: Tuyến Hà Nội – Thái Nguyên + Các tuyến buýt kế cận: Tuyến 202: Gia Lâm – Hải Dương Tuyến 203: BX Giáp Bát – BX Bắc Giang Tuyến 205: BX Nước Ngầm – BX Hưng Yên Tuyến 207: BX Giáp Bát – Trung tâm Văn Giang Tuyến 209: BX Giáp Bát – BX Hưng Yên + Tuyến nội đô Tuyến 52: Công viên Thống Nhất – Lệ Chi (Gia Lâm) (điều chỉnh từ 28/4/2011 từ Hanel về Lệ Chi) Tuyến 53: Hoàng Quốc Việt – Thị Trấn Đông Anh ( mới tiếp nhận từ xí nghiệp xe điện 1/3/2010) Ngoài ra hiện nay Trung tâm còn tổ chức khai thác vận chuyển theo hợp đồng cố định trong thành phố như: đưa đón các bộ công nhân viên, học sinh và cho thuê xe du lịch… 1.1.4. Cơ sở vật chất kĩ thuật 1.1.4.1.Phương tiện vận tải Trung tâm có 120 xe hoạt động trên 9 tuyến, trong đó có 1 tuyến liên tỉnh, 5 tuyến kế cận và 2 tuyến nội đô. Do trung tâm mới được thành lập nên hầu hết các phương tiện đều được đầu tư mới . Chỉ có một số xe cũ cần được sửa chữa bảo dưỡng và sửa chữa. STT  Mac xe  Năm SX  Tuyến hoạt động  Số lượng  Sức chữa ( chỗ)   1  Hyundai  2004  Mỹ Đình- Thái Nguyên; HĐ  22  38; 47   2  Daewoo BS 106 D  2010  Buýt 202  14  83   3  Transinco  2005  Buýt203; 209; 52; 205  52  80   4  Daewoo BH 116  1997  Buýt 203; 53; 52  5  80   5  Hyundai A.Town  1998, 1999  Buýt 209; 203  6  50   6  Daewoo BH 115 E  2008  Hợp đồng  2  45   7  Hyundai A.Space  1997  Hợp đồng  5  80   8  Daewoo BS 105  2002  Buýt 53  13  80   9  Aro Town  1997  Buýt 209  1  50   Tổng     120    1.1.4.2.Nhà xưởng - Khu nhà xưởng BDSC phương tiện và nhà kho có diện tích khoảng1500m2 chia làm 4 gian và 4 vị trí bảo dưỡng phương tiện. 1.1.4.3. Bãi đỗ xe - Khu bãi xe có diện tích 500m2 bảo quản phương tiện lộ thiên, có sức chứa 100 phương tiện. Diện tích đường giao thông trong Trung tâm cũng được tính vào diện tích khu bãi. Trụ sở Trung tâm Tân Đạt có diện tích 8.000m2 chia thành các khu vực: Khu nhà văn phòng có diện tích khoảng 300m2: là dãy nhà 3 tầng. + Tầng 1: là khu làm việc của phòng điều độ, thị trường, văn thư. + Tầng 2: là phòng làm việc của Ban Giám Đốc, phòng họp, phòng nhân sự, bộ phận giám sát của phòng vận tải. + Tầng 3: Hội trường. -Diện tích còn lại khoảng 1200m2 dành cho nhà bảo vệ, cầu cạn rửa xe, khu để xe máy của CBCNV và khách hàng đến giao dịch với Trung tâm. Sơ đồ bố trí mặt bằng của trung tâm Tân Đạt. đô 1.5 Tình hình nhân lực Bảng 1.1: Cơ cấu lao động theo độ tuổi 1.1.5. Tình hình nhân lực tt  Độ tuổi  Số lượng  % Cơ cấu   1  18 – 25  96  19,2   2  26 – 35  164  32,9   3  36 – 45  152  30,5   4  46 – 55  64  12,8   5  56 - 60  23  4,6   Tổng  499  100   Bảng 1.2: cơ cấu lao động theo trình độ. TT  Trình độ  Số lượng  % Cơ cấu   1  Thạc sỹ  1  0.2   2  Đại học  27  5.4   3  Cao đẳng  29  5.8   4  Trung cấp chuyên nghiệp  34  6.8   5  Nhóm kỹ thuật  35  7    Bậc 3 – 4  2     Bậc 5 – 6  5     Bậc 7  28    6  Phổ thông trung học  373  74.8   Tổng  499  100   Như vậy với số lượng nhân lực là 499 nhân viên thì bộ máy tổ chức trong Trung tâm nếu xét theo cơ cấu độ tuổi được phân bổ khá hợp lý. Số lượng công nhân viên từ độ tuổi 18 – 45 chiếm số lượng khá lớn, đảm bảo sức khỏe trong quá trình làm việc, công tác và có thời gian gắn bó lâu dài với Trung tâm. Tuy nhiên, bộ máy tổ chức, nếu xét về mắt trình độ thì số lượng cán bộ công nhân viên có trình độ thạc sỹ, đại học, cao đẳng chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ (khoảng 12%) trong khi số lượng lao động trình độ trung học phổ thông lại chiếm tỉ lệ khá cao ( chiếm 74.8%), điều này một phần gây cản trở tới chất lượng công tác trong Trung tâm. Nhưng do Trung tâm với chức năng hoạt động vận tải là chính, đòi hỏi số lượng lái phụ xe và thợ bảo dưỡng sữa chữa là rất lớn, cán bộ bên quản lý điều hành không cần phải quá nhiều. Bởi vậy, cơ cấu lao động đang được xây dựng và hoàn thiện. 1.2. Môi trường hoạt động của doanh nghiệp 1.2.1. Vị thế của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh a. Vị thế. ( Vị thế của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh Trong xu thế hội nhập ngày nay vấn đề cạnh tranh hiện đang là vấn đề gay gắt của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên đối với trung tâm Tân Đạt vấn đề này đã được giải quyết và ngày càng đi theo chiều hướng tốt đẹp Trung tâm Tân Đạt trực thuộc tổng công ty vận tải Hà Nội. Do công ty mẹ có nhiều năm hoạt động đã có nhiều kinh nghiệm và đã tạo chỗ đứng uy tín trong lòng khách hàng . Do vậy tuy mới được thành lập từ năm 2004 nhưng trung tâm đã được Tổng công ty hết sức quan tâm đào tạo bài bản: về chuyên môn nghiệp vụ, về ứng xử giao tiếp với khách hàng,…Cho nên đã là một thương hiệu được nhiều khách hàng ưa chuộng. Cho nên đã tạo được vị thế cạnh tranh rất tốt trên thị trường Tuy vậy sau 5 năm hoạt động chất lượng phương tiện hiện nay đang dần xuống cấp, nhiều xe hỏng hóc, kém chất lượng đã và đang không còn là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nữa. ( Các đối thủ cạnh tranh: - Trong ngành vận tải nói riêng và các ngành khác nói chung vấn đề cạnh tranh luôn là vấn đề luôn được đề cập tới trong các chính sách, chiến lược đề ra cần phải giải quyết của mỗi công ty - Tân Đạt luôn có những đối thủ cạnh tranh rất mạnh trong các tuyến đường như: + Tuyến tuyến đường dài có Hoàng Long, Mai Linh,… + Tuyến xe buýt kế cận chạy đối lưu với các tuyến của doanh nghiệp khác: +) Tuyến 202: Hà Nội( Bến xe Lương Yên)- Hải Dương: Cạnh Tranh với công ty cổ phần xe khách Hải Hưng +) Tuyến 203: Hà Nội( Bến xe Lương Yên) - Bến xe Bắc Giang: Chạy đối Lưu với công Ty Bắc Hà +) Tuyến xe 205: Hà Nội( Bến xe Lương Yên)- Bến xe Hưng Yên: Có đối thủ cạnh tranh là công ty Phượng Hoàng +) Tuyến xe 209: Hà Nội( Giáp Bát)- Bến xe Hưng Yên: một mình một tuyến đường - Mặc dù thương hiệu đã là một ưu thế cạnh tranh đối với trung tâm Tân Đạt, tuy nhiên do phương tiện kĩ thuật đang có chiều hướng xuống cấp do vậy doanh nghiệp đã và đang đề ra và đi đến thực hiện các giải pháp sau: + Cần tăng thêm nguồn vốn và chi phí cho việc sửa chữa những phương tiện, máy móc đang bị hỏng để tăng thêm tuyến xe tăng lợi nhuận +Mua sắm thêm trang thiết bị trên xe để khách hàng hài lòng hơn với chất lượng xe: Lắp điều hoà trên xe, tivi (ở những tuyến đường dài) +Tăng thêm uy tín trong long khách hàng: Chạy đúng tuyến, đúng giờ, đảm bảo về thời gian, trả khách đúng nơi yêu cầu và quy định + Nâng cao chất lương phục vụ trên xe: Mở lớp đào tạo đối với những lao động trực tiếp( Nhân viên) làm việc trên xe: +) Người lái xe: Điều khiển phương tiện an toàn, đúng giờ, không đi nhanh vượt ẩu +) Nhân viên bán vé: Thái độ phục vụ hành khách văn minh, hoà nhã, lịch sự, chuyên nghiệp b. Tình hình khách hàng - Nguồn khách hàng của trung tâm luôn ở mức ổn định và thường xuyên do yêu cầu của công việc đi lại, làm việc, học tập của người dân trong thành phố, và nhân dân các tỉnh xung quanh Hà Nội( cả nguồn khách hàng là khách vãng lai) - Phân loại tỷ lệ khách hàng: + Phân loại theo khu vực: Các khu trung tâm như: khu công nghiêp, khu bệnh viện, trường học, chợ,… nguồn khách hàng là công nhân, học sinh, sinh viên, người dân luôn ổn định + Phân loại theo tỷ lệ: Lịch các tuyến xe chạy đã được sắp xếp theo biểu đồ theo thời gian, chạy luân phiên. Vì vậy nguồn khách hàng không giao động nhiều + Phân loại theo các tuyến hành khách đường dài: Chủ yếu là vận tải hành khách. Các con số hành khách chi giao động mạnh trong những ngày lễ tết là những ngày người dân về chung vui bên gia đình. Bên cạnh đó còn có ngành vận tải hàng hoá: Chủ yếu là tuyến Sài Gòn.Việc phân loại khách hàng như vậy sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động dễ dàng và có hiệu quả hơn, có tổ chức cao hơn c. Tình hình nhà cung cấp: - Trong ngành vận tải nói đến nhà cung cấp là nhắc đến nhiên liệu: Dầu điêzen, phụ tùng ô tô. Đây cũnng là những nguồn cung ứng không thể thiếu của doanh nghiệp vận tải. Doanh nghiệp đã và đang phải móc nối, tìm kiếm thêm những doanh nghiệp cung cấp nguyên - nhiên vật liệu lâu dài, hợp lý, uy tín. - Giá dầu thay đổi theo thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp, có thời điểm chi phí lên đến chime 50% chi phí của sản xuất. Chính vì vậy việc tìm các nhà cung cấp nguyên- nhiên liệu hợp lý là điều cần thiết đối với trung tâm Tân Đạt mói riêng và doanh nghiệp khác nói chung. - Trung tâm lựa chọn sản phẩm theo các tiêu chí: Sản phẩm đạt chất lượng, giá cả hợp lý, chế độ bảo hành của sản phẩm. - Các nhà cung cấp của trung tâm: + Cung cấp nhiên liệu: Công ty xăng dầu khu vực 1 + Cung cấp phụ tùng thiết bị: +) Tổng công ty ôtô Hòa Bình +) Công ty cổ phần ôtô Trường Hải ( Auto trường Hải) +) Công ty ViDamCo vv… 1.2.2.Điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. a. Tình hình phát triển kinh tế của khu vực đơn vị phục vụ. Tất cả các tuyến Trung tâm Tân Đạt khai thác và phục vụ hành khách đều nằm ở khu vực phía bắc chủ yếu là khu vực Đồng bằng Sông Hồng và Trung du bắc bộ với: Bus nội đô: tuyến 52,53 Bus kế cận: tuyến 202,203,205,209 Tuyến liên tỉnh: BX Mỹ Đình – Thái Nguyên Khu vực mà Trung tâm phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách có nền kinh tế khá phát triển, trong đó ngành sản xuất công nghiệp đóng vai trò chủ đạo. Nền kinh tế phát triển dẫn đến thu nhập của dân cư được nâng cao cho nên đời sống của ngươi dân được cải thiện và nhu cầu đi lại và đi du lịch càng cao, đòi hỏi chất lượng dịch vụ ngày càng cao hơn, tiện nghi hơn. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho Trung tâm hoạt động, khai thác và cố gắng hoàn thiện chất lượng phục vụ hơn nữa. b. Môi trường cho sản xuất kinh doanh vận tải – du lịch Khi mở tuyến khai thác phục vụ nhu cầu đi lại của dân cư trong khu vực, Trung tâm có rất nhiều điều kiện thuận lợi trong việc khai thác các luồng tuyến: -Để khai thác các luồng tuyến đều có sự hỗ trợ của Tổng Công Ty vận tải Hà Nội và Sở Giao Thông Công Chính xét duyệt, phê chuẩn ( đối với các tuyến bus nội đô và kế cận) và có sự liên kết với Sở Giao Thông các tỉnh lân cận( đối với các tuyến bus kế cận và tuyến liên tỉnh) -Cơ sở hạ tầng kĩ thuật, giao thông trường trạm tương đối tốt, các tuyến chủ yếu chạy trên QL1A cũ – mới, QL5 và chạy trong nội đô các thành phố: Hưng Yê
Luận văn liên quan