Báo cáo Thực tập tại Trung Tâm Thương Mại số 7 Đinh Tiên Hoàng - Hà Nội

PHẦN THỨ NHẤT LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI. I. ĐẶC ĐIỂM VÀ NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI. 1.Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại. Doanh nghiệp thương mại thực hiện chức năng tổ chức lưu thông hàng hoá trong nền kinh tế, các doanh nghiệp thương mại đóng vai trò là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Hoạt động chính của Doanh nghiệp thương mại là mua vào và bán ra các sản phẩm hàng hoá, đem hàng hoá tới người tiêu dùng nhằm để thoả mãn nhu cầu của họ về một giá trị sử dụng nhất định. Bán hàng ở các Doanh nghiệp thương mại là quá trình các đơn vị đó thực hiện việc chuyển giao hàng hoá cho người mua để thu được tiền hoặc được quyền thu tiền. Bán hàng là khâu cuối cùng của quá trình lưu chuyển hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại. Về phương diện xã hội thì bán hàng có vai trò quan trọng trong việc cân đối giữa cung và cầu. Bởi vì nền kinh tế quốc dân là một thể thống nhất với những cân bằng, những tương quan tỉ lệ nhất định. Sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp được tiêu thụ tức là hoạt động kinh doanh đang diễn ra một cách bình thường trôi chảy, tránh được sự mất cân đối, giữ được sự ổn định trong xã hội. Đồng thời việc bán hàng hoá giúp cho các doanh nghiệp xác định phương hướng và bước đi của kế hoạch kinh doanh cho giai đoạn tiếp theo. Đứng trên giấc độ luân chuyển vốn, bán hàng ở các doanh nghiệp thương mại là quá trình chuyển hoá từ hình thái hàng hoá sang hình thái tiền tệ (H - T') và hình thành kết quả kinh doanh thương mại. Thông qua quá trình bán hàng các đơn vị kinh doanh có thể dự đoán nhu cầu tiêu dùng của xã hội nói chung và từng khu vực nói riêng với từng sản phẩm hàng hoá, từ đó doanh nghiệp sẽ xây dựng được các kế hoạch kinh doanh phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Qua quá trình bán hàng giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá mới được thực hiện. Như vậy, bán hàng là khâu quan trọng nhất trong quá trình kinh doanh của bất kỳ Doanh nghiệp thương mại nào. Bán hàng là điều kiện quan trọng để tạo ra thu nhập bù đắp chi phí bỏ ra, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh. Để đạt được mục tiêu này thì hàng hoá của Doanh nghiệp thương mại không những phải đảm bảo chất lượng mà còn phải đáp ứng được thị hiếu luôn biến động của người tiêu dùng, cạnh tranh được với những hàng hoá khác cả về chất lượng giá cả, mẫu mã cũng như phương thức bán hàng, dịch vụ bán hàng… Xét từ góc độ kinh tế, bán hàng chính là quá trình chuyển giao hàng hoá của đơn vị bán cho đơn vị mua, khi đó Doanh nghiệp thương mại mất quyền sở hữu về hàng hoá và thu tiền thanh toán của người mua hoặc quyền thu tiền của người mua, theo nghĩa đó quá trình bán hàng được chia thành hai giai đoạn: - Giai đoạn 1: Đơn vị bán xuất giao hàng hoá cho đơn vị mua. Giai đoạn này đơn vị bán căn cứ vào các hợp đồng tiêu thụ đã ký kết để giao hàng cho khấch. Đơn vị bán có thể giao hàng trực tiếp hoặc có thể giao hàng gián tiếp cho khách hàng. Giai đoạn này phản ánh một mặt quá trình vận động của hàng hoá. Tuy nhiên nó chưa đảm bảo phản ánh được kết quả của việc bán hàng, chưa có cơ sở để đảm bảo quá trình bấn hàng đã hoàn tất, bởi vì hầng hoá gửi đi đó chưa khẳng định là sẽ thu được tiền. - Giai đoạn 2: Khách hàng trả tiền hoặc xác nhận trả tiền. Đây là giai đoạn đơn vị đã tiêu thụ được hàng hoá và thu tiền về (hoặc sẽ thu được tiền về). Kết thúc giai đoạn này cũng là lúc quá trình tiêu thụ được hoàn tất, đơn vị có thu nhập để bù đắp các chi phí đã bỏ ra trong quá trình kinh doanh và hình thành kết quẩ bán hàng. Tóm lại, quá trình bán hầng ở các doanh nghiệp thương mại có đặc điểm chính sau:

docx75 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 1769 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Trung Tâm Thương Mại số 7 Đinh Tiên Hoàng - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế nước ta từ khi có sự chuyển đổi sang 1 thời kì mới, nền kinh tế thị trường nhiều thành phần cùng tồn tại và hoạt động bình đẳng trước pháp luật đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Do vậy trong cơ chế quản lí mới việc giữ vững và mở rộng thị trường là một vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh . Trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế quản lí từ kế hoạch hoá sang quan liêu bao cấp sang tự tổ chức hoạch toán kinh doanh đã nảy sinh vấn đề cạnh tranh gay gắt giữa các đơn vi sản xuất với những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng mỹ thuật của khách hàng tiêu thụ sản phẩm nhưng phải ở mức độ giá cả hợp lý, là những mặt khó khăn đặt ra cho các đơn vị sản xuất đòi hỏi các doanh nghiệp phải quyết nó theo yêu cầu là một nhiệm vụ trọng yếu trong họat động sản xuất kinh doanh của mình. Muốn thực hiện được nhiệm vụ đó một cách có hiệu quả ngoài những công tác phục vụ cho việc tổ chức quản lý sản xuất ra, đối với các doanh nghiệp công tác taì chính kế toán cũng là một công tác hết sức quan trọng .Việc tổ chức và thưc hiện tốt công tác kế toán tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động tốt trong cơ chế thị trường tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí cũng như giá thành sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Bằng kiến thức đã được trang bị ở trường và thời gian thực tập tại Trung Tâm Thương Mại số 7 Đinh Tiên Hoàng - Hà Nội tôi mong muốn tìm hiểu thực tiễn công tác tài chính kế toấn của trung tâm thương mại. PHẦN THỨ NHẤT LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI. I. ĐẶC ĐIỂM VÀ NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG TRONG CÁC DOANH    NGHIỆP THƯƠNG MẠI. 1.Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại. Doanh nghiệp thương mại thực hiện chức năng tổ chức lưu thông hàng hoá trong nền kinh tế, các doanh nghiệp thương mại đóng vai trò là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Hoạt động chính của Doanh nghiệp thương mại là mua vào và bán ra các sản phẩm hàng hoá, đem hàng hoá tới người tiêu dùng nhằm để thoả mãn nhu cầu của họ về một giá trị sử dụng nhất định. Bán hàng ở các Doanh nghiệp thương mại là quá trình các đơn vị đó thực hiện việc chuyển giao hàng hoá cho người mua để thu được tiền hoặc được quyền thu tiền. Bán hàng là khâu cuối cùng của quá trình lưu chuyển hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại. Về phương diện xã hội thì bán hàng có vai trò quan trọng trong việc cân đối giữa cung và cầu. Bởi vì nền kinh tế quốc dân là một thể thống nhất với những cân bằng, những tương quan tỉ lệ nhất định. Sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp được tiêu thụ tức là hoạt động kinh doanh đang diễn ra một cách bình thường trôi chảy, tránh được sự mất cân đối, giữ được sự ổn định trong xã hội. Đồng thời việc bán hàng hoá giúp cho các doanh nghiệp xác định phương hướng và bước đi của kế hoạch kinh doanh cho giai đoạn tiếp theo. Đứng trên giấc độ luân chuyển vốn, bán hàng ở các doanh nghiệp thương mại là quá trình chuyển hoá từ hình thái hàng hoá sang hình thái tiền tệ (H - T') và hình thành kết quả kinh doanh thương mại. Thông qua quá trình bán hàng các đơn vị kinh doanh có thể dự đoán nhu cầu tiêu dùng của xã hội nói chung và từng khu vực nói riêng với từng sản phẩm hàng hoá, từ đó doanh nghiệp sẽ xây dựng được các kế hoạch kinh doanh phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Qua quá trình bán hàng giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá mới được thực hiện. Như vậy, bán hàng là khâu quan trọng nhất trong quá trình kinh doanh của bất kỳ Doanh nghiệp thương mại nào. Bán hàng là điều kiện quan trọng để tạo ra thu nhập bù đắp chi phí bỏ ra, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh. Để đạt được mục tiêu này thì hàng hoá của Doanh nghiệp thương mại không những phải đảm bảo chất lượng mà còn phải đáp ứng được thị hiếu luôn biến động của người tiêu dùng, cạnh tranh được với những hàng hoá khác cả về chất lượng giá cả, mẫu mã cũng như phương thức bán hàng, dịch vụ bán hàng… Xét từ góc độ kinh tế, bán hàng chính là quá trình chuyển giao hàng hoá của đơn vị bán cho đơn vị mua, khi đó Doanh nghiệp thương mại mất quyền sở hữu về hàng hoá và thu tiền thanh toán của người mua hoặc quyền thu tiền của người mua, theo nghĩa đó quá trình bán hàng được chia thành hai giai đoạn: - Giai đoạn 1: Đơn vị bán xuất giao hàng hoá cho đơn vị mua. Giai đoạn này đơn vị bán căn cứ vào các hợp đồng tiêu thụ đã ký kết để giao hàng cho khấch. Đơn vị bán có thể giao hàng trực tiếp hoặc có thể giao hàng gián tiếp cho khách hàng. Giai đoạn này phản ánh một mặt quá trình vận động của hàng hoá. Tuy nhiên nó chưa đảm bảo phản ánh được kết quả của việc bán hàng, chưa có cơ sở để đảm bảo quá trình bấn hàng đã hoàn tất, bởi vì hầng hoá gửi đi đó chưa khẳng định là sẽ thu được tiền. - Giai đoạn 2: Khách hàng trả tiền hoặc xác nhận trả tiền. Đây là giai đoạn đơn vị đã tiêu thụ được hàng hoá và thu tiền về (hoặc sẽ thu được tiền về). Kết thúc giai đoạn này cũng là lúc quá trình tiêu thụ được hoàn tất, đơn vị có thu nhập để bù đắp các chi phí đã bỏ ra trong quá trình kinh doanh và hình thành kết quẩ bán hàng. Tóm lại, quá trình bán hầng ở các doanh nghiệp thương mại có đặc điểm chính sau: - Có sự thoả thuận trao đổi giữa người mua và người bán: người bán đồng ý bán, người mua đồng ý mua, giá bán hàng là giá thoẩ thuận giữa hai bên, trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền. - Có sự thay đổi quyền sở hữu về hàng hoá: người bán mất quyền sở hữu về hàng hoá, còn người mua có quyền sở hữu về hàng hoá đã mua. - Trong quá trình bán hàng, đơn vị bán cung cấp cho khách hàng một khối lượng hàng hoá nhất định và nhận lại được từ khách hàng một khoản tiền gọi là doanh thu bán hầng. Số doanh thu này là cơ sở để đơn vị xác nhận kết quả bán hầng hoá của mình. 2. các phương thức và hình thức bán hàng trong doanh nghiệp thương mại Trong nền kinh tế thị trủờng, việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của các doanh nghiệp thương mại được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, theo đó các sản phẩm hàng hoá vận động từ doanh nghiệp thương mại đến tay các hộ tiêu dùng cuối cùng. Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản phẩm hàng hoá tiêu thụ mà quá trình bán hàng hai khâu: Khâu bán buôn vầ khâu bán lẻ. Bán buôn là hình thức bán hàng cho các doanh nghiệp tổ chức kinh tế để thoả mãn nhu cầu kinh doanh. Đặc trưng của bán buôn là bán hàng hoá với số lượng lớn, chấm dứt hình thức mua bán hầng hoá vẫn còn trong lưu thông. Gía trị hàng hoá chưa được thực hiện hoàn toàn. Phương thức thanh toán trong khâu bán buôn chủ yếu không dùng tiền mặt. Bán lẻ là bán hàng hoá trực tiếp cho ngươif tiêu dùng nhằm thoả mãn nhu cầu sinh hoạt. Đặc trưng của bán lẻ hàng hoá là bán hàng với số lượng nhỏ hơn, chấm dứt hình thức mua bán hàng hoá chuyển vào lĩnh vực tiêu dùng. Giá trị hàng hoá được thực hiện, giá trị sử dụng của hàng hoá được xã hội thừa nhận. Phương thức thanh toán trong khâu bán lẻ chu yếu là dùng tiền mặt. Bán buôn và bán lẻ hàng hoá có thể thưc hiện theo nhiều phương thức khác nhau. Dưới góc độ kế toán nghiên cứu các phương thức bán hầng là nhằm để xác định trách nhiệm hàng hoá, chi phí , thời điểm ghi chép vào sổ kế toán được chính xác, kịp thơì Các phương thức bán buôn. Hiện nay, các doanh nghiệp thường áp dụng hai phương thức bán hầng là: bán buôn vận chuyển thẳng và bán buôn hàng qua kho. Bán buôn hàng qua kho: Theo phương thức này, hàng bán được mua vào và dự trữ trước trong kho, sau đó xuất ra bán, Căn cứ vào cách giao hàng, phương thức bán buôn qua kho phân biệt thành hai hình thức: - Bán buôn trực tiếp tại kho : Theo hình thức này thì bên mua căn cứ vào hợp đồng đã ký kết, uỷ nhiệm người của đơn vị mình đến nhận hàng tại kho đơn vị bán buôn . Chứng từ bán hàng là '' Hoá đơn GTGT''. Hoá đơn này do doanh nghiệp bấn buôn lập thành ba liên,một liên giao cho người nhận hàng (bên mua), hai liên gửi về phòng kế toán làm thủ tục thanh toán tiền hầng. Sau khi đại diện bên mua ký nhận đủ hàng trên chứng từ, bên mua đã thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ thì số hầng giao được xác nhận là tiêu thụ. - Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này, đơn vị bán buôn căn cứ vào hợp đồng đã ký kết với bên mua tiến hành chuyển hàng cho bên mua bằng phương tiện vận chuyển tự do có hoặc thuê ngoài. Chứng từ bán hàng là ''Hoá đơnGTGT'' do doanh nghiệp lập thành ba liên. Một liên chứng từ gửi cho bên mua cùng với vận đơn, hai liên gửi về phòng kế toán để làm thủ tục thanh toấn tiền hàng. Số hàng gửi đi vẫn thuộc quyền sở hữu của đơn vị bán buôn, chỉ khi nào đơn vị thu được tiền bán hàng hoặc bên mua xác nhận là đã được hàng và chấp nhận thanh toán mới được coi là tiêu thụ Bán buôn hàng hoá qua kho theo hai hình thức bán trực tiếp và chuyển hàng là phương thức bán hàng truyền thống thường áp dụng đối với ngành hàng có đặc điểm : tiêu thụ có định kỳ giao nhận, thời điểm giao nhận hàng không trùng hợp với thời điểm nhập hàng, hầng cần qua dự trữ để xử lý tăng giá trị thương mại . Khi thực hiện các phương pháp này doanh nghiệp cần có kế hoạch dự trữ tốt và tiến độ giao nhận bán hàng đúng hạn, để tránh ứ đọng là gây tốn kém chi phí dự trữ, giảm sút chất lượng và khó khăn cho công tác bảo quản hàng. Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao trực tiếp ( hình thức giao tay ba) Theo hình thức này, doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, nhận hàng mua vầ giao trực tiếp cho đại diện bên mua tại kho người bấn. Chứng từ bấn hàng là ''Hoá đơn bán hàng trực tiếp'' do doanh nghiệp lập thành ba liên. Một liên của chứng từ giao cho người bên mua, hai liên gửi về phòng kế toán để làm thủ tục thanh toán tiền bán hàng. Sau khi đại diện bên mua ký nhận đủ hàng, bên mua đã thanh toán tiiền hàng hoặc chấp nhận nợ, hàng hoá được xác nhận là tiêu thụ. 2.2 Các phương thức bán lẻ. Hiện nay, các doanh nghiệp thương mại thường áp dụng hai hình thức bán lẻ chủ yếu là: bán hàng thụ tiền trực tiếp và bán hàng thu tiền tập trung . Bán hàng thu tiền trực tiếp: Theo hình thức bán hàng này, nhân viên bán hàng hoàn toàn toàn chịu trách nhiệm vật chất về số hàng đã nhận để bán ở quầy hàng bán lẻ. Nhân viên bán hầng trực tiếp thu tiền của khách hàng và giao hàng cho khách . Nghiệp vụ bán hàng hoanf thành trực diện với người mua và thường không cần lập chứng từ cho nghiệp vụ bán hàng. Tuỳ thuộc vào các yêu cầu quản lý hàng hoá bán lẻ ở các quầy hàng , cuối ca, cuối ngày nhân viên bán hầng kiểm kê lượng hầng bán hiện còn ở quầy hành vầ dựa vào quan hệ cân đối hàng luân chuyển (hàng hiện có) trong ca, trong ngày để xác định số lượng hàng bán ra của từng mặt hàng, lập báo cáo bán hàng làm chứng từ kế toán. Tiền bán hàng ngày nhân viên bán hàng kê vào giấy nộp tiền để nộp cho thủ quỹ của doanh nghiệp. Hình thức bán hàng thu tiền trực tiếp phù hợp với qui mô bán lẻ nhỏ. Chứng từ làm căn cứ ghi sổ kế toán về nghiệp vụ bán hầng trong hình thức này là ''Báo cáo bán hàng'' và '' Giấy nộp tiền bán hàng'' do ngưòi bán hàng lập. Bán hàng thu tiền tập trung. Theo hình thức này, nghiệp vụ thu tiền của khách và giao hàng cho khách tách rời nhau Mỗi quầy hàng hoặc liên quầy hàng bố trí nhân viên thu ngân làm nhiệm vụ thu tiền hoặc mua hàng của khách, viết hoá đơn cho khách hàng để khách hàng nhận hầng ở quầy hàng do nhân viên bán hàng giao . Cuối ca, cuối ngày, nhân viên thu ngân làm giấy nộp tiền bán hàng; nhân viên bán hàng căn cư vào hoá đơn giao hàng cho khách hoặc kiểm kê hàng hoá còn tồn quầy để xác định lượng hàng hoá bán trong ngày, trong ca và lập báo cáo bán hàng. Hình thức bán hàng thu tiền tập trung tổ chức phù hợp ở quy mô bán lẻ lớn như quầy bách hoá lớn. Chứng từ làm căn cứ ghi sổ kế toán trong hình thức bán hàng này là ''giấy nộp tiền'' và '' Báo cáo bán hàng''. Trong phương thức bán lẻ còn có nhiều hình thức bán hàng khác nhau như bấn hàng trả góp, bán hàng nhận ký gửi,… - Bán hàng trả góp: Theo hình thức này người mua hàng khi mua chỉ trả trước một phần trị giá bán lẻ của hàng mua, phần còn lại trả góp dần trong nhiều lần. Doanh nghiệp thương mại ngoài số tiền thu theo giá bán hàng hoá còn thu thêm ở người mua một khoản tiền lãi vì trả chậm. - Bán hàng nhận ký gửi: Theo hình thức bấn hầng này, hàng nhận ký gửi không thuộc quuyền sở hữu của doanh nghiệp. Vì vậy, khi nhận hàng ký gửi doanh nghiệp phải phản ánh vào tài khoản 003 '' Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi ''. Khi bán được hàng doanh nghiệp được hưởng tỷ lệ hoa hồng do chủ hàng trả. Ngoài ra, còn một số trường hợp xuất hầng hoá khác được coi là bán, bao gồm: + Hàng hoá hao hụt, tổn thất trong khâu bán theo hợp đồng bên mua chịu. + Hàng hoá dùng làm quà biếu, tặng, thưởng. + Hàng hoá sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tóm lại, nền kinh tế càng phát triển thì càng có nhiều phương thức bán hàng khác nhau, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường thì các phương thức bán hàng rất đa dạng. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của hàng hốa mà các doanh nghiệp thương mại kết hợp sử dụng các phương thức bán hàng hợp lý. Tuy nhiên, một doanh nghiệp thương mại dù bán hàng theo phương thức nào thì thời điểm kết thúc nghiệp vụ bán hàng vầ ghi sổ các chỉ tiêu liên quan của khối lượng hàng hoấ luôn chỉ là: thời điểm kết thúc việc giao nhận quyền sở hữu về hàng đó, doanh nghiệp được quyền sở hữu khoản tiền thu bán hàng hoặc khoản nợ phải thu với khách hàng mua của mình. 3. Ý nghĩa của bán hàng đối với hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại. Bán hàng là giai đoạn cuối cùng của quá trình lưu chuyển hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại. Bán hàng có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ đối với mỗi doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đối với bản thân các doanh nghiệp thương mại, có bán được hàng hoá thì mới có thu nhập để bù đắp những chi phí đã bỏ ra và hình thành kết qủa kinh doanh thương mại. Trong cơ chế thi trường hiện nay, các doanh nghiệp thương mại có thể thu mua hàng hoá một cách đễ dàng nhưng việc bán nó lại không dễ dàng chút nào. Nếu hoạt động bán hàng của doanh nghiệp không thông suốt sẽ làm ngừng trệ các hoạt động khác như mua vào, dự trữ. Còn nếu hoạt động bán hàng của doanh nghiệp trôi chảy sẽ thúc đẩy các hoạt động khác. Vì vậy có thể ví hoạt động bán hàng là tấm gương phản ánh tình hình hoạt động chung của doanh nghiệp. Nếu mở rộng thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp, mở rộng kinh doanh, củng cố và khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, giúp doanh nghiệp đứng vững trong kinh doanh. Đối với tiêu dùng, bán hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Chỉ qua quá trình bán hàng, công dụng của hầng hoá mới được xác định hoàn toàn. Sự phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người tiêu dùng đuợc khẳng định. Bên cạnh đó, bán hàng còn góp phần hướng dẫn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Việc thúc đẩy bán hàng ở doanh nghiệp là cơ sở để thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ các đơn vị kinh doanh khác có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp. Bán hàng, xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, là điều kiện để tiến hành tái sản xuất xã hội. Quá trình tái sản xuất gồm ba khâu: Sản xuất - Lưu thông - Tiêu dùng. Giữa các khâu này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thiếu đi một trong bán khâu quá trình tái sản xuất sẽ không thực hiện được. Trong mối quan hệ đó, sản xuất giữ vai trò quyết định. Tiêu dùng là mục đính, là động cơ thúc đẩy sản xuất phát triển. Lưu thông đóng vai trò là chiếc cầu nối giữa quan hệ sản xuất và tiêu dùng, từ đó kích thích tiêu dùng và đẩy mạnh sản xuất. Lưu thông đảm nhận nhiệm vụ đưa hàng từ khâu sản xuất đi vào lĩnh vực tieeu dùng và ngược lại thông qua tiêu dùng nó phản ánh lại nhu cầu tới sản xuất. Về vấn đề này C.Mác đã khẳng định: ''Phân phối lưu thông vừa là tiền đề, vừa là điều kiện, vừa là kết quả của sản xuất''.Bán hàng nằm trong khâu lưu thông, là một trong những hoạt động chính của quá trình lưu thông hàng hoá. Như vậy rõ ràng bán hàng thực hiện đươc mục đích của sản xuất là tiêu dùng và là điều kiện để quá trình tái sản xuất xã hội được thực hiện. Ngoài ra bán hàng còn góp phần điều hoà giữa sản xuất và tiieu dùng giữa tiền và hàng, giữa khả năng và nhu cầu… là điều kiện để đảm bảo sự phát triển cân đối trong từng ngành, từng vùng cũng như trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt trong điều kiện các mối quan hệ kinh tế đối ngoại được phát triẻn mạnh mẽ như hiện nay, việc bán hàng xuất khẩu ở các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu góp phần nâng cao uy tíncủa nước ta trên thị trường quốc tế, tạo điều kiện cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, tận dụng được thế mạnh của quốc gia, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. 4. Nhiệm vụ kế toán nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại. Kế toán bán hàng là việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về hoạt động bán hàng của doanh nghiệp nhằm kiểm tra giám sát toàn boọ hoạt động đó. Kế toán trong doanh nghiệp thương mại nói chung, kế toán bán hàng nói riêng có vai trò rất quan trọng trong quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Vai trò đó được xác định xuất phát từ thực tế khách quan của yêu cầu quản lý bán hàng. Yêu cầu đối với quản lý là phải giám sát chặt chẽ hàng hoá tiêu thụ trên tất cả các phương diện: số lượng, chất lượng… tránh hiện tượng mất mát, hư hỏng hoặc tham ô, lãng phí. Giám sát chặt chẽ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các khoản chi phí đồng thời phân bố chính xác cho hàng bán ra để xác định kết quả bán hàng. Phải quản lý tình hình thanh toán của khách hàng, yêu cầu thanh toán đúng hình thức và đúng thời gian để tránh mất mát, ứ đọng vốn. Phải lựa chọn phương thức bán hàng cho phù hợp với từng thị trường, từng khách hàng, đồng thời phải làm tốt công tác thăm dò, nghiên cứu thị trường. Để đáp ứng được những yêu cầu quản lý đó nhằm nâng cao hiệu quả trong kinh doanh ở các doanh nghiẹep thương mại, kế toán bán hàng cần phải thực hiện tốt những nhiệm vụ sau đây: _ Thứ nhất, ghi chép và phản ánh đầy đủ kịp thời tình hình bán hàng nói chung và của tưng mặt hàng nói riêng. Cụ thể, kế toán phải phản ánh kịp thời, đầy đủ số hàng đã giao cho cửa hàng.Đồng thời phải tổ chức tốt kế toán chi tiết hàng hoá trong khâu bán hàng để đảm bảo hàng hoá trong doanh nghiệp ở đâu cũng có người chịu trách nhiệm, cũng được phản ánh trên sổ sách kế toán về số lượng, chất lượng và giá trị hàng hoá bán ra. _ Thứ hai, tính giá muâ thực tế của hàng hoá đã tiêu thụ. Cuối kỳ kế toán xác định đúng đắn trị giá vốn cuẩ hàng bán, tổng thu nhập, tổng chi phí để từ đó xác định chính xác kết quả bán hàng của đơn vị,làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả kinh doanh cũng như các nghĩa vụ đối với nhà nước. _ Thứ ba, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch bán hàng. Trước hết là kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu về kế hoạch bán hàng, việc thực hiện tiến độ bán hàng. Kế toán cần kiểm tra việc chấp hành chế độ bán hàng, kỷ luật thanh toán, tính hợp lý hợp pháp của các khoản chi phí,quản lý chặt chẽ tiền hàng tránh hiện tượng vốn bị chiếm dụng bất hợp lý. Cần thường xuyên thực hiện kiểm kê hàng hoá nhằm đối chiếu giữa số lượng hàng hoá thực tế với hàng hoá trên sổ sách, ngăn ngừa những hiện tượng tham ô, lẫng phí, thiếu trách nhiệm trong bảo quản hàng hoá. _ Thứ tư, cung cấp thông tin về mọi mặt hoạt động bán hàng. Các thông tin về tình hình bán hàng được cung cấp kịp thời, chính xác phục vụ cho việc chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm soát của nhầ nước đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với những nhiệm vụ quan trọng trên, kế toán bán hàng giúp doanh nghiệp thương mại phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh một cách chính xác, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tăng doanh thu và tối đa hoá lợi nhuận. II. phương pháp kế toán nghiệp vụ bán hàng trong các doânh nghiệp thương mại. Chứng từ ghi chép ban đầu. Tuỳ theo từng phương thức, hình thức bán hàng kế toán bán hàng sử dụng các chứng từ kế toán sau: _ Hoá đơn GTGT ( Mẫu số 01 GTKT - 3LL ). _ Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho ( Mẫu số 02 - BH ). _ Phiếu xuất kho ( Mẫu số 02 - VT ). _ Thẻ kho (Mẫu số 06 - VT). _ Phiếu thu (Mẫu số 01 - T1). _ Báo
Luận văn liên quan