Ngày nay xu hướng phát triển hội tụ mạng PSTN, mạng số liệu và các mạng khác đang tồn tại độc lập ở Việt Nam thành mạng NGN là một tất yếu. Tuy nhiên lộ trình nâng cấp mạng phải trải qua nhiều giai đoạn do có nhiều yếu tố khác nhau tác động. Xét về góc độ mạng truy nhập, hiện nay cáp đồng vẫn là môi trường truyền dẫn chính trong mạng truy nhập, chiếm tới khoảng 94%. Mạng truy nhập cáp đồng truyền thống có nhiều nhược điểm hạn chế khả năng cung cấp không chỉ các dịch vụ mới, nhất là các dịch vụ băng rộng, mà ngay cả đối với các dịch vụ truyền thống như thoại. Mặt khác sự thay đổi của cơ cấu dịch vụ là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến sự phát triển của mạng truy nhập. Khách hàng yêu cầu không chỉ là các dịch vụ thoại/fax truyền thống, mà cả các dịch vụ số tích hợp, thậm chí cả truyền hình kỹ thuật số độ phân giải cao. Mạng truy nhập truyền thống rõ ràng chưa sẵn sàng để đáp ứng các nhu cầu dịch vụ này. Trong khi việc cáp quang hoá hoàn toàn mạng viễn thông chưa thực hiện được vì giá thành các thiết bị quang vẫn còn cao thì việc tận dụng cơ sở hạ tầng rất lớn này là rất cần thiết và có lợi. Công nghệ đường dây thuê bao số (xDSL) là một giải pháp hợp lý trong giai đoạn hiện nay. Trên thế giới nhiều nước đã áp dụng công nghệ này và đã thu được thành công đáng kể. Ở Việt Nam công nghệ xDSL mà phổ biến là ADSL cũng đã được triển khai trong những năm gần đây và đã thu được những thành công nhất định về mặt kinh tế cũng như giải pháp mạng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Người sử dụng Internet tại Việt Nam ngày càng có nhiều nhu cầu khai thác Internet ở mức độ cao hơn như gọi điện thoại Internet, khai thác mạng ảo dùng riêng VPN, tổ chức hội thảo trực tuyến, xem video theo yêu cầu (VOD), nghe nhạc, chơi game trực tuyến. ADSL chính là phương tiện giúp họ thực hiện các nhu cầu này với chi phí thấp. ADSL - Asymmetric Digital Subscriber Line (Đường thuê bao kỹ thuật số không đối xứng) là một công nghệ mới cung cấp kết nối tới các thuê bao qua đường cáp điện thoại với tốc độ cao cho phép người sử dụng kết nối Internet 24/24 mà không ảnh hưởng đến việc sử dụng điện thoại và fax. Tốc độ download từ 2-8 Mbps, tốc độ upload tối đa 640 Kbps.
Số thuê bao đăng ký dịch vụ ADSL trong thời gian qua đã tăng rất nhanh trong cả nước. Thống kê của Bộ Bưu chính Viễn thông cho thấy năm nhà cung cấp dịch vụ Intemet ADSL lớn gồm VDC, FPT, Viettel, Netnam và Saigon Postel (SPT) hiện nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 80% nhu cầu sử dụng ADSL. Thị trường Internet băng rộng Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng và đang ngày càng thu hút đông đảo người sử dụng. Tuy nhiên, do các doanh nghiệp chưa dự tính được hết nhu cầu của khách hàng nên tốc độ đầu tư chưa đáp ứng được dẫn đến tình trạng sốt Internet, nhất là dịch vụ ADSL. Hiện nay VNPT đã nâng dung lượng đường truyền lên 10 Gbps. Động thái này sẽ châm ngòi cho cuộc đua nâng cấp mở rộng mạng của các nhà cung cấp khác.
Sau một thời gian nghiên cứu, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Ths.Nguyễn Đình Long và được thực tập tại Trung Tâm Viễn thông Thanh Oai - Công ty Điện thoại 3 Hà Nội. Em đã nghiên cứu tổng quan về dịch vụ ADSL và quy trình khai thác, lắp đặt thuê bao ADSL. Tuy nhiên vì thời gian và kiến thức còn nhiều hạn chế nên bản báo cáo này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Khoa Viễn thông và các bạn để bản báo cáo thực tập của em được hoàn thiện tốt hơn.
Nội dung bản báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về công nghệ ADSL
- Chương 2: Quy trình đo thử và lắp đặt thuê bao.
- Chương 3: Kết luận
40 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2630 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại trung tâm viễn thông Thanh Oai - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT 3
MỞ ĐẦU 8
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ ADSL 10
1.1 Khái niệm về ADSL và mô hình tham chiếu 10
1.2 Lịch sử phát triển ADSL 12
1.3 Ứng dụng của ADSL 13
1.4 Cơ chế hoạt động với ADSL 13
1.5 Ưu điểm của ADSL so với PSTN & ISDN 14
1.6 Cấu trúc mạng sử dụng công nghệ ADSL 15
1.6.1 Các thành phần của ADSL về phía khách hàng 16
1.6.2 Các thành phần ADSL từ phía nhà cung cấp dịch vụ 19
1.6.3 Bộ ghép kênh truy cập DSLAM 21
1.6.4 Thành phần quản lý hệ thống ADSL 22
1.7 Các giao thức truyền thông 23
1.8 Mối tương quan giữa điện thoại và ADSL 28
CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH ĐO THỬ VÀ LẮP ĐẶT...................................................29
2.1 Các phép đo đánh giá chất lượng mạng cáp đồng trước khi triển khai ADSL 29
2.2 Các giai đoạn đo thử đường dây thuê bao số 31
2.2.1 Đo thử trước hợp đồng 31
2.2.2 Đo thử trước lắp đặt 32
2.2.3. Đo thử khi lắp đặt 32
2.2.4 Đo thử xác nhận sau khi lắp đặt 32
2.3 Quy trình đo thử và lắp đặt ADSL 33
CHƯƠNG 3. Kết luận 39
Tài liệu tham khảo.........................................................................................................40
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. 1 So sánh tốc độ truy cập Internet giữa ADSL với ISDN và Modem thoại thông thường 10
Hình 1. 2 Mô hình tham chiếu ADSL 11
Hình 1. 3 Phân bổ phổ tần trên đường dây điện thoại 13
Hình 1. 4 Cấu trúc của hệ thống ADSL 15
Hình 1. 5 Kiến trúc mạng ADSL chuẩn 15
Hình 1. 6 Mô phỏng việc sử dụng băng thông của Modem ADSL 18
Hình 1. 7 Kết nối Modem ADSL 19
Hình 1. 8 Các thành phần cơ bản của mạng ADSL 19
Hình 1. 9 Mô hình kết nối các thành phần ADSL cơ bản 21
Hình 1. 10 Các giao thức điển hình được sử dụng khi một PC kết nối Internet sử dụng công nghệ ADSL 24
Hình 1.11 PPPoA (RFC 2364) 25
Hình 1.12 PPPoE (RFC 2516) 26
Hình 1.13 RFC 1483 (Bridged) 26
Hình 1. 14 RFC 1483 (Routed) 27
Hình 2.1 Vị trí của NID và bộ tách dịch vụ ADSL/POST ở CPE.......................34
Hình 2.2 Wetwire DSL........................................................................................34
Hình 2.3 Dry Wire DSL......................................................................................34
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Tên
viết tắt
Tên đầy đủ
Ý nghĩa
ADSL
Assymetrical Digital Subscriber Line.
Đường dây thuê bao số bất đối xứng.
AM
Amplitude Modulation
Điều chế biên độ
AMI
Alternate Mark Inversion
Mã đảo dấu luân phiên
ANSI
American National Standards Institute
Viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ
AWGN
Additive White Gauss Noise
Nhiễu tạp âm Gauss trắng cộng
ATM
Asynchronous Transfer Mode
Phương thức truyền dẫn không đồng bộ.
ATU
ADSL Terminating Unit
Khối kết cuối ADSL
ATU-C
ATU - Central office
Kết cuối ADSL phía tổng đài
ATU-R
ATU – Remote
Kết cuối ADSL đầu xa (phía khách hàng)
AU
Access Unit
Bộ truy nhập
Bit/s
Bit per second
Bit trên giây
BER
Bit Error Rate
Tỷ lệ lỗi bit
BRA
Basic Rate Access
Sự truy cập tốc độ cơ sở
BRAS
Broadband Access Multiplexxer
Server truy nhập băng rộng
BRI
Basic Rate Interface
Giao diện tốc độ cơ sở
CAP
Carrierless Aplitude Phase modulation
Điều chế biên độ pha không sử dụng sóng mang
CO
Central Offices
Trung tâm chuyển mạch hoặc tổng đài nội hạt
CPE
Customers Premises Equipment
Thiết bị về phía thuê bao
DLC
Digital Loop Carrier
Truyền dẫn số trên mạch vòng thuê bao.
DSL
Digital Subscriber Line
Đường dây thuê bao số
DSLAM
Digital Subscriber Line Access Multiplexer
Ghép kênh truy nhập đường dây thuê bao số
DCS
Digital Cross-connect System
Hệ thống nối chéo số
DMT
Discrete Multitone
Điều chế đa âm tần rời rạc
DWDM
Density WaveDivision Multiplexing
Ghép kênh phân chia theo bước sóng mật độ cao
DWMT
Discrete Wavelet Multitone
Điều chế da tần sóng rời rạc
E1
Đường truyền tốc độ 2,048 Mbit/s theo tiêu chuẩn châu Âu
EC
Echo Canceller
Thiết bị khử tiếng vọng
ETSI
European Telecommunications Standard Institute
Viện tiêu chuẩn viễn thông châu Âu
FCC
Federal Communications Commision
Uỷ ban viễn thông liên bang Mỹ trực thuộc chính phủ đưa ra các quy định cho ngành công nghiệp viễn thông, vô tuyến và truyền hình.
FDD
Frequency Division Duplexed
Phương thức truyền dẫn song công phân chia theo tần số
FDM
Frequency Division Multiplexing
Ghép kênh phân chia theo tần số
FEC
Forward Error Correction
Sửa lỗi trước
FEXT
Far End Crosstalk
Xuyên âm đầu xa
FSAN
Full Service Access Network
Mạng truy nhập đầy đủ dịch vụ
FSK
Frequency Shift Keying
Khoá pha theo tần số
FSN
Full Service Network
Mạng truyền thông cung cấp cả dịch vụ băng rộng lẫn băng hẹp
HDSL
High Data Rate DSL
Côing nghệ đường dây thuê bao số tốc độ cao
HDTV
High Definition Television
Truyền hình độ phân giải cao
HFC
Hybrid Fiber-Coax
Mạng lai cáp đồng trục
HPF
High Pass Filter
Bộ lọc thông cao
HPPI
High Performance Parallel Interface
Giao diện song song hiệu năng cao
HTU-C
High-bit-rate Terminal unit Central office
Đơn vị đầu cuối tốc độ bit cao
HTU-R
High-bit-rate Terminal unit Remote
Đơn vị đầu cuối tốc độ bit cao thuộc thuê bao xa
IEEE
Institute of Electrical and Electronics Engineers
Hiệp hội kỹ sư điện và điện tử
IP
Internet Protocol
Giao thức Internet
IDSL
IDSN DSL
Công nghệ đường dây thuê bao số tốc độ 128 kbit/s
ISDN
Intergrated Services Digital Network
Mạng số đa dịch vụ tích hợp
ISI
InterSymbol Interference
Nhiễu giao thoa giữa các ký tự
ISP
Internet Service Provider
Nhà cung cấp dịch vụ Internet
ITU
Interntional Telecommunications Union
Tổ chức viễn thông quốc tế
IVOD
Interactive Video On Demand
Dịch vụ video theo yêu cầu tương tác
LAN
Local Area Network
Mạng cục bộ
LMDS
Local Multipoint Distribution System
Hệ thống phân bố đa diểm nội hạt
LPF
Low Pass Filter
Bộ lọc thông thấp
LTU
Line Terminal Unit
Khối kết cuối đường dây
MDF
Main Distribution Frame
Giá phối dây chính
MDSL
Multirate Digital Subscriber Line
Đường dây thuê bao số đa tốc độ
MMDS
Multichanel Multipoint Distribution System
Hệ thống phân phối đa điểm đa kênh
MPEG
Motion Picture Experts Group
Nhóm chuyên gia hình ảnh động
MODEM
Modulation/Demodulation
Điều chế/giải điều chế
MUX
Multiplexer
Bộ ghép kênh
NEXT
Near End Crosstalk
Xuyên âm đâu gần
NIC
Network Interface Card
Card giao diện mạng
NID
Network Interface Device
Thiết bị giao diện mạng
NRZ
Non Return Zeror
Mã đường truyền NRZ
NSP
Network Service Provider
Nhà cung cấp dịch vụ mạng
NT
Network Termination
Kết cuối mạng
NTU
Network Termination Unit
Khối kết cuối mạng
NVOD
Near Video On Demand
Dịch vụ video gần theo thêu cầu
ONU
Optical Network Unit
Đơn vị mạng quang
PAM
Pulse Amplitude Modulatedtion
Điều chế biên độ xung
PBX
Private Branch Exchange
Tổng đài cơ quan
PON
Pasive Optical Network
Mạng quang thụ động
POTS
Plain Old Telephone Service
Dịch vụ thoại thông thường
PPP
Point-to-Point Protocol
Giao thức điểm điểm
PRA
Primary Rate Access
Truy cập tốc độ sơ cấp
PRI
Primary Rate Interface
Giao diện tốc độ sơ cấp
PSD
Power Spectral Density
Mật độ phổ công suất
PSTN
Public Switch Telephone Network
Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng
QAM
Quarature Amplitude Modullation
Điều chế biên độ cầu phương
QoS
Quality of Service
Chất lượng dịch vụ
QPSK
Quadrature Phase Shift Keying
Khoá dịch pha cầu phương
RADSL
Rate Adaptive DSL
Đường thuê bao số tốc độ thích ứng
RJ45
Modul kết nối 8 dây tiêu chuẩn
RF
Radio Frequency
Tần số vô tuyến
RFI
Radio Frequency Interference
Nhiễu tần số vô tuyến
RT
Remote Terminal
Thiết bị đầu cuối xa
SDSL
Single pair DSL
Đường thuê bao số đơn
SNR
Signal to Noise Ratio
Tín hiệu trên tỷ lệ tạp âm
SYN
Synchronization Symbol
Ký hiệu đồng bộ
TCM
Trellis Code Modulation
Điều chế mã hoá lưới
TDD
Time Division Duplexed
Phương thức truyền dẫn song công phân chia theo thời gian
TDM
Time Division Multiplexing
Ghép kênh phân chia theo thời gian
UTP
Unshielded Twisted Pair
Đôi dây xoắn không bọc kim
VC
Virtual Channel
Kênh ảo
VCI
Virtual Channel Identification
Nhận dạng kênh ảo
VPI
Virtual Path Identifier
Nhận dạng đường ảo
VDSL
Very High Data Rate DSL
Đường dây thuê bao số tốc độ rất cao.
VoD
Video on Demand
Video theo yêu cầu
VoDSL
Voice overDSL
Dịch vụ thoại qua DSL
VTU-O
VDSL Transmission Unit at the ONU
Đơn vị truyền dẫn VDSL tại ONU
VTU-R
VDSL Transmission Unit at the Remote site
Đơn vị truyền dẫn VDSL từ xa
WLL
Wireless Local Loop
Mạch vòng vô tuyến nội hạt
xDSL
x Digital Subscriber Loop
Họ công nghệ đường dây thuê bao số
MỞ ĐẦU
Ngày nay xu hướng phát triển hội tụ mạng PSTN, mạng số liệu và các mạng khác đang tồn tại độc lập ở Việt Nam thành mạng NGN là một tất yếu. Tuy nhiên lộ trình nâng cấp mạng phải trải qua nhiều giai đoạn do có nhiều yếu tố khác nhau tác động. Xét về góc độ mạng truy nhập, hiện nay cáp đồng vẫn là môi trường truyền dẫn chính trong mạng truy nhập, chiếm tới khoảng 94%. Mạng truy nhập cáp đồng truyền thống có nhiều nhược điểm hạn chế khả năng cung cấp không chỉ các dịch vụ mới, nhất là các dịch vụ băng rộng, mà ngay cả đối với các dịch vụ truyền thống như thoại. Mặt khác sự thay đổi của cơ cấu dịch vụ là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến sự phát triển của mạng truy nhập. Khách hàng yêu cầu không chỉ là các dịch vụ thoại/fax truyền thống, mà cả các dịch vụ số tích hợp, thậm chí cả truyền hình kỹ thuật số độ phân giải cao. Mạng truy nhập truyền thống rõ ràng chưa sẵn sàng để đáp ứng các nhu cầu dịch vụ này. Trong khi việc cáp quang hoá hoàn toàn mạng viễn thông chưa thực hiện được vì giá thành các thiết bị quang vẫn còn cao thì việc tận dụng cơ sở hạ tầng rất lớn này là rất cần thiết và có lợi. Công nghệ đường dây thuê bao số (xDSL) là một giải pháp hợp lý trong giai đoạn hiện nay. Trên thế giới nhiều nước đã áp dụng công nghệ này và đã thu được thành công đáng kể. Ở Việt Nam công nghệ xDSL mà phổ biến là ADSL cũng đã được triển khai trong những năm gần đây và đã thu được những thành công nhất định về mặt kinh tế cũng như giải pháp mạng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Người sử dụng Internet tại Việt Nam ngày càng có nhiều nhu cầu khai thác Internet ở mức độ cao hơn như gọi điện thoại Internet, khai thác mạng ảo dùng riêng VPN, tổ chức hội thảo trực tuyến, xem video theo yêu cầu (VOD), nghe nhạc, chơi game trực tuyến... ADSL chính là phương tiện giúp họ thực hiện các nhu cầu này với chi phí thấp. ADSL - Asymmetric Digital Subscriber Line (Đường thuê bao kỹ thuật số không đối xứng) là một công nghệ mới cung cấp kết nối tới các thuê bao qua đường cáp điện thoại với tốc độ cao cho phép người sử dụng kết nối Internet 24/24 mà không ảnh hưởng đến việc sử dụng điện thoại và fax. Tốc độ download từ 2-8 Mbps, tốc độ upload tối đa 640 Kbps.
Số thuê bao đăng ký dịch vụ ADSL trong thời gian qua đã tăng rất nhanh trong cả nước. Thống kê của Bộ Bưu chính Viễn thông cho thấy năm nhà cung cấp dịch vụ Intemet ADSL lớn gồm VDC, FPT, Viettel, Netnam và Saigon Postel (SPT) hiện nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 80% nhu cầu sử dụng ADSL. Thị trường Internet băng rộng Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng và đang ngày càng thu hút đông đảo người sử dụng. Tuy nhiên, do các doanh nghiệp chưa dự tính được hết nhu cầu của khách hàng nên tốc độ đầu tư chưa đáp ứng được dẫn đến tình trạng sốt Internet, nhất là dịch vụ ADSL. Hiện nay VNPT đã nâng dung lượng đường truyền lên 10 Gbps. Động thái này sẽ châm ngòi cho cuộc đua nâng cấp mở rộng mạng của các nhà cung cấp khác.
Sau một thời gian nghiên cứu, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Ths.Nguyễn Đình Long và được thực tập tại Trung Tâm Viễn thông Thanh Oai - Công ty Điện thoại 3 Hà Nội. Em đã nghiên cứu tổng quan về dịch vụ ADSL và quy trình khai thác, lắp đặt thuê bao ADSL. Tuy nhiên vì thời gian và kiến thức còn nhiều hạn chế nên bản báo cáo này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Khoa Viễn thông và các bạn để bản báo cáo thực tập của em được hoàn thiện tốt hơn.
Nội dung bản báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về công nghệ ADSL
- Chương 2: Quy trình đo thử và lắp đặt thuê bao.
- Chương 3: Kết luận
Hà nội, ngày 22 tháng 05 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Vi Thị Huệ
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ ADSL
1.1 Khái niệm về ADSL và mô hình tham chiếu
Hiểu một cách đơn giản nhất, ADSL là sự thay thế với tốc độ cao cho thiết bị Modem hoặc ISDN giúp truy nhập Internet với tốc độ cao và nhanh hơn. ADSL là công nghệ thông tin băng rộng mới cho phép truy nhập tốc độ rất cao tới Internet và mạng thông tin số liệu bằng cách sử dụng đường dây điện thoại sẵn có tại nhà. ADSL vượt trội các Modem điện thoại thông thường ở mọi khía cạnh. Các biểu đồ sau chỉ ra các tốc độ cao nhất có thể đạt được giữa các dịch vụ cung cấp
Hình 1. 1 So sánh tốc độ truy cập Internet giữa ADSL với ISDN và Modem thoại thông thường
ADSL là viết tắt của Asymmetric Digital Subscriber Line - đó là đường thuê bao số không đối xứng, là kỹ thuật truyền được sử dụng trên đường dây từ Modem của thuê bao tới Nhà cung cấp dịch vụ.
Asymmetric: Tốc độ truyền không giống nhau ở hai chiều. Tốc độ của chiều xuống (từ mạng tới thuê bao) có thể nhanh gấp hơn 10 lần so với tốc độ của chiều lên (từ thuê bao tới mạng). Ðiều này phù hợp một cách tuyệt vời cho việc khai thác dịch vụ Internet khi mà chỉ cần nhấn chuột (tương ứng với lưu lượng nhỏ thông tin mà thuê bao gửi đi) là có thể nhận được một lưu lượng lớn dữ liệu tải về từ Internet.
Digital: Các Modem ADSL hoạt động ở mức bit (0 & 1) và dùng để chuyển thông tin số hoá giữa các thiết bị số như các máy tính PC. Chính ở khía cạnh này thì ADSL không có gì khác với các Modem thông thường.
Subscriber Line: ADSL tự nó chỉ hoạt động trên đường dây thuê bao bình thường nối tới tổng đài nội hạt. Ðường dây thuê bao này vẫn có thể được tiếp tục sử dụng cho các cuộc gọi đi hoặc nghe điện thoại cùng một thời điểm thông qua thiết bị gọi là "Splitters" có chức năng tách thoại và dữ liệu trên đường dây.
Hình 1. 2 Mô hình tham chiếu ADSL
ATU-C: Khối truyền dẫn ADSL phía tổng đài
ATU-R: Khối truyền dẫn ADSL phía thuê bao
POTS : Các dịch vụ thoại đơn thuần.
PSTN : Mạng chuyển mạch thoại công cộng
Mạng băng rộng là hệ thống chuyển mạch với tốc độ trên 1,5/2,0 Mbps (tốc độ của luồng T1/E1).
Mạng băng hẹp là hệ thống chuyển mạch với tốc độ dưới 1,5/2,0 Mbps. (Tổng đài PSTN - 64 kbit/s)
Mạng phân bố dữ liệu trong nhà thuê bao là hệ thống kết nối ATU-R tới các modul dịch vụ. Có thể là điểm-điểm hoặc điểm - đa điểm.
SM: Modul dịch vụ để thích ứng đầu cuối
Splitter : Bộ chia bao gồm bộ lọc thông cao HPF và thông thấp LPF làm nhiệm vụ phân tách thoại và số liệu.
U-C 1 là giao diện giữa mạch vòng và bộ chia phía tổng đài bao gồm cả băng thoại
U-R 1: Giao diện giữa mạch vòng bộ chia phía khách hàng không có băng thoại
U-C 2: Giao diện giữa bộ chia và ATU-C không có băng thoại POTS
U-R 2: Giao diện giữa bộ chia và ATU-R
V-C: Giao diện giữa ATU-C và mạng băng rộng
T-S: Giao diện giữa mạng trong nhà thuê bao và máy chủ khách hàng. Một ATU-R có thể có nhiều loại giao diện T-S khác nhau (ví dụ T1/E1 và một giao diện Ethernet).
- T-R: Giao diện ADSL giữa ATU-R và mạng trong nhà thuê bao. Mạng trong nhà thuê bao có thể là một mạng cục bộ chẳng hạn như mạng LAN hoặc có thể không phải là như thế trong trường hợp một kết nối trực tiếp giữa một modem và một PC hoặc một card modem cắm trong ADSL và bus máy tính.
1.2 Lịch sử phát triển ADSL
Khái niệm ban đầu của ADSL xuất hiện từ năm 1989, từ J.W.Lechleider và những người khác thuộc Bellcore. Sự phát triển ADSL bắt đầu ở trường đại học Stanford và phòng thí nghiệm AT&T Bell Lab năm 1990. Mẫu ADSL đầu tiên xuất hiện vào năm 1992 ở phòng thí nghiệm Bellcore, sản phẩm ADSL đầu tiên được thử nghiệm vào năm 1995.
Vào tháng 10 năm 1998, ITU thông qua bộ tiêu chuẩn ADSL cơ bản. Khuyến nghị G922.1 chi tiết ADSL full-rate.
Ban đầu ADSL được nghiên cứu ở tốc độ 1,5 Mbit/s thu và 16 kbit/s phát cho ứng dụng MPEG-1 quay số video (VDT). Một số thành viên trong nghành công nghiệp này gọi đây là ADSL1. Sau đó, ADSL2 được đưa ra cho phép 2 dòng MPEG-1 đồng thời được truyền tốc độ cao hơn 3 Mbit/s thu và 16 kbit/s phát . Vào năm 1993, sự quan tâm hướng về ADSL3 với 6 Mbit/s thu và ít nhất 64 kbit/s phát hỗ trợ video MPEG2. Tiêu chuẩn ADSL ANSI T1.413 phiên bản 1 phát triển vượt ra khỏi khái niệm ADSL3. Thuật ngữ ADSL1, ADSL2, và ADSL3 ít được sử dụng sau khi tiêu chuẩn ANSI T1.413 thông qua.
Tiếp theo đó dường dây thuê bao số tốc độ điều chỉnh (RADSL) là thuật ngữ áp dụng cho hệ thống ADSL có khả năng xác định dung lượng truyền của mỗi mạch vòng một cách tự động và sau đó hoạt động ở tốc độ cao nhất phù hợp với mạch vòng đó. Tiêu chuẩn ANSI T1.413 cung cấp khả năng hoạt động tốc độ điều chỉnh. Điều chỉnh tốc độ thực hiện khi thiết lập đường dây, với giới hạn chất lượng tín hiệu thích hợp để đảm bảo rằng tốc độ đường dây thiết lập có thể duy trì trong những thay đổi danh định trên đặc tính truyền của đường dây. Do đó RADSL sẽ tự động cung cấp tốc độ bit lớn hơn trên mạch vòng có đặc tính truyền dẫn tốt hơn (suy hao ít hơn, nhiễu ít hơn). RADSL hỗ trợ tốc độ thu tối đa trong phạm vi từ 7 đến 10 Mbit/s và tốc độ phát tối đa trong phạm vi từ 512 đến 900 kbit/s. Trên những mạch vòng dài (5,5 km hoặc lớn hơn). RADSL có thể hoạt động ở tốc độ thu thấp nhất khoảng 512 kbit/s và 128 kbit/s phát. RADSL mượn khái niệm tốc độ điều chỉnh từ modem trong băng thoại. RADSL có lợi ích của một phiên bản thiết bị có thể đảm bảo tốc độ truyền dẫn cao nhất có thể cho mỗi mạch vòng và cũng cho phép hoạt động trên những mạch vòng dài ở tốc độ thấp hơn.
1.3 Ứng dụng của ADSL
ADSL xác lập cách thức dữ liệu được truyền giữa thuê bao (nhà riêng hoặc công sở) và thiết bị DSLAM ở bưu điện trên chính đường dây điện thoại bình thường. Chúng ta vẫn thường gọi các đường dây này là local loop.
Thực chất của ứng dụng ADSL không phải ở việc truyền dữ liệu đi/đến tổng đài điện thoại nội hạt mà là tạo ra khả năng truy nhập Internet với tốc độ cao. Như vậy, vấn đề nằm ở việc xác lập kết nối dữ liệu tới Nhà cung cấp dịch vụ Internet. Mặc dù chúng ta cho rằng ADSL được sử dụng để truyền dữ liệu bằng các giao thức Internet, nhưng trên thực tế việc thực hiện điều đó như thế nào lại không phải là đặc trưng kỹ thuật của ADSL. Hiện nay, phần lớn người ta ứng dụng ADSL cho truy nhập Internet tốc độ cao và sử dụng các dịch vụ trên Internet một cách nhanh hơn.
1.4 Cơ chế hoạt động với ADSL
ADSL tìm cách khai thác phần băng thông tương tự còn chưa được sử dụng trên đường dây nối từ thuê bao tới tổng đài nội hạt. Ðường dây này được thiết kế để chuyển tải dải phổ tần số (frequency spectrum) chiếm bởi cuộc thoại bình thường. Tuy nhiên, nó cũng có thể chuyển tải các tần số cao hơn dải phổ tương đối hạn chế dành cho thoại. Ðó là dải phổ mà ADSL sử dụng.
Hì