Báo cáo Thực tập tại viễn thông TP Hồ Chí Minh

Viễn Thông TP Hồ Chí Minh là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin ở thị trường TP Hồ Chí Minh. Công nghệ và dịch vụ là thế mạnh của Viễn thông TP, luôn đáp ứng về chất lượng và dịch vụ nhằm phục vụ tốt hơn. Tiền thân của Viễn thông TP HCM là Bưu điện TP HCM, trong hơn 30 năm qua luôn đi đầu trong phát triển công nghệ mới và dịch vụ mới. Và Bưu điện TP đã được UNDP bình chọn là một trong những doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam trong năm 2007. Với mục tiêu là ngầm hóa toàn bộ mạng cáp viễn thông để tạo nên một môi trường sạch đẹp, thông thoáng cho thành phố. Và đã làm được điều đó trên các tuyến đường trung tâm của thành phố như Lê Duẫn, Lê Lợi, Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Trong tương lai không ngừng ứng dụng công nghệ mới để tạo ra những giải pháp truyền thống tích hợp hiện đại nhằm gớp phần phát triển nền kinh tế, nâng cao đời sống con người, cùng cộng đồng tiến tới xa hội thịnh vượng và làm cho môi trường ngày càng thân thiện hơn.

docx44 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3681 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại viễn thông TP Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ VIỄN THÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH / Viễn Thông TP Hồ Chí Minh là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin ở thị trường TP Hồ Chí Minh. Công nghệ và dịch vụ là thế mạnh của Viễn thông TP, luôn đáp ứng về chất lượng và dịch vụ nhằm phục vụ tốt hơn. Tiền thân của Viễn thông TP HCM là Bưu điện TP HCM, trong hơn 30 năm qua luôn đi đầu trong phát triển công nghệ mới và dịch vụ mới. Và Bưu điện TP đã được UNDP bình chọn là một trong những doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam trong năm 2007. Với mục tiêu là ngầm hóa toàn bộ mạng cáp viễn thông để tạo nên một môi trường sạch đẹp, thông thoáng cho thành phố. Và đã làm được điều đó trên các tuyến đường trung tâm của thành phố như Lê Duẫn, Lê Lợi, Đồng Khởi, Nguyễn Huệ,… Trong tương lai không ngừng ứng dụng công nghệ mới để tạo ra những giải pháp truyền thống tích hợp hiện đại nhằm gớp phần phát triển nền kinh tế, nâng cao đời sống con người, cùng cộng đồng tiến tới xa hội thịnh vượng và làm cho môi trường ngày càng thân thiện hơn. MẠNG LƯỚI VIỄN THÔNG HIỆN ĐẠI Viễn thông TP.Hồ Chí Minh có mạng lưới Viễn thông hiện đại đủ năng lực đáp ứng nhanh và đầy đủ nhu cầu đa dạng của các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước ngoài tại TP.Hồ Chí Minh. Sở hữu hệ thống tổng đài điện tử hiện đại; sử dụng thiết bị tổng đài, truyền dẫn của: Alcatel-Lucent, Nokia Siemens Networks, NEC, Ericsson, Nortel, Motorola, Fujitsu… Mạng tổng đài có trên 2 triệu số điện thoại cố định cùng 500 ngàn cổng cho Internet MegaVNN. Trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh, Viễn thông TP.Hồ Chí Minh hiện có 300 đài trạm, khoảng 500 trạm BTS của điện thoại di động Vinaphone. Dịch vụ viễn thông tin học của Viễn thông TP.Hồ Chí Minh được cung cấp trên nền IP hiện đại; hệ thống truyền dẫn có tốc độ cao, khả năng đảm bảo an toàn mạng và độ tin cậy lớn.Viễn thông TP.Hồ Chí Minh dùng hệ thống truyền dẫn cáp quang và viba số; hệ thống cáp đồng với 12.000km và khoảng 1.000km cáp quang; hệ thống mạng cáp viễn thông phủ 100% phường, xã tại TP.Hồ Chí Minh và đã ngầm hoá 60% mạng cáp viễn thông. Mạng cáp quang thuê bao đang được tập trung đẩy mạnh, đảm bảo khả năng truyền tải băng thông lớn, hỗ trợ cung cấp đa dịch vụ và đảm bảo chất lượng dịch vụ chất lượng cao, kể cả các dịch vụ truyền hình giải trí.Viễn thông TP.Hồ Chí Minh sử dụng công nghệ truyền số liệu hiện đại: truyền số liệu đa dịch vụ - ISDN, kênh thuê riêng - DDN, truyền số liệu băng rộng – xDSL, công nghệ MPLS… Các dịch vụ đang được khai thác như: vô tuyến cố định, vô tuyến nội thị sử dụng công nghệ CDMA, PHS, GSM… bổ trợ cho dịch vụ điện thoại truyền thống.Các dịch vụ Viễn thông - công nghệ thông tin của Viễn thông TP.Hồ Chí Minh đều được chọn dựa trên công nghệ mới nhất đã được áp dụng rộng trên thế giới và ứng dụng lần đầu tiên tại Việt Nam. Thiết bị được chọn đều là của các nhà cung cấp hàng đầu thế giới nên dễ dàng mở rộng và nâng cấp. CÔNG NGHỆ MỚI NGN (Next Generation Network) - mạng viễn thông thế hệ mới trên nền công nghệ IP được phát triển mạnh nhằm đáp ứng các yêu cầu cao cấp về dịch vụ thoại, video, data … của khách hàng trong tương lai.MAN (Metropolitan Area Network) - mạng truyền số liệu băng rộng đa dịch vụ, kết nối các cao ốc, các khu thương mại lớn, các công viên phần mềm, khu công nghệ cao, các khu đô thị mới … và các điểm tập trung lưu lượng truyền số liệu, đáp ứng được các dịch vụ trực tuyến chất lượng hoàn hảo.WIMAX (Worldwide Interoperability for Microwave Access) - cung cấp các tiêu chuẩn giao diện vô tuyến cho truy nhập không dây băng thông rộng cho cả thiết bị cố định, xách tay và di động với tốc độ truyền dẫn dữ liệu cao, vùng phủ rộng, chất lượng dịch vụ được thiết lập cho từng kết nối.GPON ( Gigabit Passive Optical Network) - giải pháp sử dụng trong mạng truy nhập cáp quang ( FTTx), sẵn sàng cho dịch vụ truyền số liệu băng thông rộng, truyền số liệu tốc độ cao với tốc độ truy nhập và độ ổn định cao. Đây là công nghệ đang được các nhà viễn thông hàng đầu thế giới hướng tới. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Dịch vụ viễn thông - công nghệ thông tin được Viễn thông TP.Hồ Chí Minh quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Mạng lưới, thiết bị thường xuyên được nâng cấp mở rộng, bảo trì bảo dưỡng; các chương trình đo kiểm chất lượng bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đều được thực hiện theo định kỳ. Phải luôn đảm bảo và từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ - đây là nhiệm vụ hàng đầu mà Viễn thông TP.Hồ Chí Minh không ngừng phấn đấu thực hiện. DỊCH VỤ Viễn thông TP.Hồ Chí Minh luôn sẵn sàng cung cấp đa dịch vụ viễn thông công nghệ thông tin, đáp ứng hầu hết mọi nhu cầu khách hàng từ cơ bản đến cao cấp; phục hồi thông tin nhanh, đảm bảo thông tin liên lạc luôn được thông suốt. Hiện nay có các dịch vụ hỗ trợ khách hàng đang cung cấp miễn phí như: 119, 116; các hoạt động sau bán hàng, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp với mong muốn mang đến sự hài lòng cao nhất cho khách hàng. Ngoài ra còn có một số dịch vụ hữu ích khác như: điện thoại cố định, internet và truyền số liệu, giải pháp công nghệ thông tin. Công ty Điện Thoại Tây TP (WHTC) là một đơn vị trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Viễn Thông Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty Điện Thoại Tây được thành lập từ ngày 1/1/2003, trên cơ sở từ Công Ty Điện Thoại TP.HCM. Việc phân chia này nhằm đảm bảo sự phục vụ tốt nhất cho các nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ điện thoại cố định, internet và truyền số liệu, giải pháp công nghệ thông tin. /  Trụ sở chính của Công ty ĐIỆN THOẠI TÂY TP đặt tại số 2 Hùng Vương, Phường 1, Q.10, TP.HCM. Nhiệm vụ của Công ty là cung cấp các dịch vụ điện thoại cố định và các dịch vụ giá trị gia tăng của mạng điện thoại cố định thuộc khu vực phía tây TP.HCM bao gồm: Toàn bộ các quận 5, 6, 8, 10, 11, 12, Gò Vấp, Hóc Môn, Củ Chi   Một phần các quận 1, 3, Tân Bình, Bình Chánh:   Quận 1  Toàn bộ các phường: Cầu Kho, Cô Giang, Cầu Ông Lãnh, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Cư Trinh Phường Bến Thành: Từ số nhà 63 đến 189 đường Nguyễn Thị Minh Khai; Từ số nhà 78 đến 212 đường Lê Lai; Từ số nhà 13 đến 243 đường Cách Mạng Tháng 8   Quận 3  Toàn bộ các phường: 1, 2, 3, 4, 5   Quận Tân Bình  Toàn bộ các phường: 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 18,19, 20   Quận Bình Chánh  Toàn bộ các xã Bình Hưng Hòa, Bình Trị Đông, Tân Tạo, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân, Bình Lợi, Tân Nhật, Tân Túc, Tân Kiên, Bình Chánh Chợ, Qui Đức, Hưng Long, An Phú Tây, Tân Quý Tây và Thị Trấn An Lạc   CHƯƠNG2 : KHÁI NIỆM CƠ BẢN TỔNG QUAN VỀ MẠNG VIỄN THÔNG: Các thành phần của mạng viễn thông Mạng viễn thông luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc thông tin liên lạc của một quốc gia. Trong những năm gần đây, ngành Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệt, từng bước hiện đại hóa mạng lưới viễn thông, ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất, đáp ứng được như cầu thông tin trong nước và quốc tế một cách chính xác, nhạy bén và kịp thời nhất. Khi nhìn từ phần cứng, mạng Viễn thông gồm có 3 thành phần chính: Thiết bị đầu cuối Thiết bị chuyển mạch Thiết bị truyền dẫn / 2.1 Các thành phần của mạng viễn thông Thiết bị đầu cuối Là thiết bị giao tiếp giữa một mạng với người sử dụng. Thiết bị đầu cuối chuyển đổi thông tin sang tín hiệu điện và trao đổi tín hiệu điều khiển với mạng lưới. Thiết bị đầu cuối có thể là các máy điện thoại, máy fax, máy tính hay các tổng đài nội bộ. . . Thiết bị chuyển mạch Là thiết bị dùng để thiết lập đường truyền kết nối giữa các đầu cuối thuê bao đồng thời duy trì, giải tỏa kết nối này. Nhờ có thiết bị chuyển mạch mà các đường truyền cũng như các thiết bị có thể được dùng chung một cách triệt để, tiết kiệm, hiệu quả. Thiết bị chuyển mạch có thể là tổng đài nội hạt, tổng đài quá giang…. Thiết bị truyền dẫn Là thiết bị dùng để kết nối giữa thiết bị đầu cuối với thiết bị chuyển mạch hay giữa thiết bị chuyển mạch với nhau. Thiết bị truyền dẫn giúp truyền đưa tín hiệu nhanh chóng, chính xác. Thiết bị truyền dẫn có thể được phân loại sơ lược thành Thiết bị truyền dẫn thuê bao và Thiết bị truyền dẫn chuyển tiếp. Về kỹ thuật, thiết bị truyền dẫn được chia thành 2 loại: Truyền dẫn hữu tuyến: cáp kim loại, cáp quang. Truyền dẫn vô tuyến: vi ba, vệ tinh. Cấu hình mạng viễn thông Phương pháp đơn giản nhất đấu nối thuê bao là tập trung tất cả các thuê bao vào 1 tổng đài. Nhưng khi mạng viễn thông phát triển, số lượng thuê bao tăng lên đáng kể thì một tổng đài không thể đáp ứng được nhu cầu cho tất cả các thuê bao, khi đó ta phải sử dụng nhiều tổng đài. Khi thực hiện đấu nối các tổng đài lại với nhau sẽ hình thành nên một mạng lưới. Mạng lưới viễn thông hiện có các dạng cấu hình như: Mạng hình mắc lưới Là mạng mà trong đó mỗi một nút mạng đều được nối đến tất cả các nút mạng còn lại. Mạng hình mắc lưới có các ưu nhược điểm như sau: Ưu điểm Độ tin cậy cao: khi có 1 hoặc 1 vài đường truyền bị hỏng, mạng vẫn có thể đảm bảo được bằng cách chuyển sang các đường truyền khác. Vùng ảnh hưởng hẹp: khi 1 tổng đài có sự cố thì chỉ ảnh hưởng đến các thuê bao của tổng đài đó mà không ảnh hưởng đến các tổng đài vùng khác. Khuyết điểm Khi số lượng tổng đài tăng dẫn đến số lượng kết nối tăng rất lớn, chi phí lớn và việc quản lý trở nên khó hơn nhiều. Khi lưu lượng liên đài thấp thì hiệu quả sử dụng của các trung kế sẽ rất thấp. Chỉ áp dụng phù hợp cho những vùng nhỏ, ít tổng đài, có lưu lượng liên đài cao hoặc những nơi có chi phí truyền dẫn thấp hơn chi phí chuyển mạch. / 2.2 Mạng hình mắc lưới Mạng hình sao (hình tia) Tất cả các tổng đài nội hạt sẽ được nối đến tổng đài trung chuyển (tổng đài quá giang Transit) làm nhiệm vụ trung chuyển lưu lượng liên đài. Mạng này thường được sử dụng nhất. Ưu điểm Hiệu suất sử dụng mạch cao, chi phí thấp. Khi một tổng đài nội hạt bị hỏng chỉ ảnh hưởng trong nội bộ của tổng đài nội hạt đó. Khi một trung kế bị hỏng thì chỉ có các thuê bao của tổng đài đó bị ảnh hưởng, tổng đài nội hạt hầu như cô lập với tổng đài khác / 2.3 Mạng hình sao Khuyết điểm : Khi tổng đài quá giang bị hỏng sẽ ảnh hưởng đến tất cả các tổng đài nội hạt không thể thực hiện gọi liên đài được. Mạng hỗn hợp Mạng này tổng hợp cả 2 cấu hình mạng hình sao và mạng hình mắc lưới tức vẫn sử dụng 1 Host và nối liên đài cho các tổng đài có lưu lượng liên đài cao. Mạng này tổng hợp được ưu điểm của cả 2 lọai mạng trên và được sử dụng rộng rãi trong thực tế. / 2.4 Mạng hỗn hợp Mạng vòng kín Tất cả các nút mạng được nối với nhau tạo thành 1 vòng kín. Loại mạng này thích hợp cho các vùng có độ dài mạch bị giới hạn do có suy hao truyền dẫn và các mạng ở biên giới, hải đảo. Ưu điểm Độ tin cậy cao do mỗi một nút mạng đều có đến 2 đường kết nối. Kinh tế và dễ sử dụng / mạng vòng kín Mạng viễn thông Việt Nam Mạng điện thoại Việt Nam được tổ chức phân cấp chia làm 4 cấp: Tổng đài cửa ngõ Quốc tế Tổng đài chuyển tiếp liên tỉnh Tổng đài chuyển tiếp nội hạt Tổng đài nội hạt Mô hình mạng có thể được nhìn tổng quát như hình sau: / 2.6 Cấu trúc mạng viễn thông Việt Nam CHƯƠNG 3 : CẤU TRÚC TỔNG ĐÀI EWSD Giới Thiệu Về Tổng Đài EWSD Hùng Vương Tổng đài EWSD cho phép dịch vụ qua điện thoại viên, dịch vụ giá trị gia tăng (VAS), tương thích ISDN. Đồng thời, EWSD có khả năng hổ trợ điều hành và bảo dưỡng tại chỗ hoặc từ trung tâm OMC ở xa. EWSD có thể dùng làm tổng đài nội hạt hoặc tổng đài quá giang, khả năng đáp ứng của EWSD tuỳ thuộc vào vai trò của nó: khi được sử dụng làm tổng đài nội hạt, dung lượng thuê bao có thể lên đến 250.000số; nhưng khi được sử dụng làm tổng đài quá giang, số lượng trung kế có thể lên đến 60.000 trung kế. Phần cứng Phần cứng của 1 hệ thống EWSD được tổ chức trong các phân hệ mà được liên kết với nhau qua các giao tiếp đồng nhất được trình bày trong hình I.2. Gồm 5 phân hệ sau : / 3.1 Tổng quan phần cứng DLU (Digital Line Unit) : Đơn vị đường dây số LTG (Line/Trunk Group) : Nhóm đường trung kế SN (Switching Network) :Mạng chuyển mạch CCNC (Common Channel Signalling Network Control): Đơn vị điều khiển mạng báo hiệu kênh chung. CP (Coordination Processor) : Bộ xử lý điều phối. Các giao tiếp của tổng đài EWSD Giao tiếp bên trong Tổng đài EWSD có giao tiếp giữa Các DLU và LTG là đường truyền sơ cấp PDC 2Mb/s. Các LTG và SN là đường truyền thứ cấp SDC 8Mb/s. CCNC và SN là đường truyền thứ cấp SDC nhưng giữa CCNC và CP là giao tiếp bit song song / 3.2 Sơ đồ giao tiếp bên trong Giao tiếp bên ngoài Tổng đài EWSD giao tiếp ra bên ngoài như: các đường dây thuê bao (subscriber lines), các đường truy nhập sơ cấp ISDN (PBX. . .), đường trung kế số (digital trunks), đường trung kế analog (analog trunks), mạng số liệu (data network, packet network) . . . / Giao tiếp bên ngoài Các thành phần chức năng trong tổng đài EWSD Đơn vị đường dây số DLU (Digital Line Unit) (/ Đặc điểm: DLU có khả năng đấu nối được 952 đường dây thuê bao tuỳ loại đường dây thuê bao nào (analog hay ISDN. . .), các đơn vị chức năng và giá trị lưu lượng yêu cầu. DLU được nối đến các LTGB, LTGF hay LTGG bằng 2 hoặc 4 đường PDC (PCM30, PCM24) bằng cách đấu thẳng, đấu chéo đến LTG khác nhằm đảm bảo an toàn cho LTG và DLU. DLU có thể được đặt tại tổng đài (DLU nội đài) hoặc ở xa tổng đài (DLU đài vệ tinh), các đơn vị DLU ở xa có thể được tập trung lại thành 1 đơn vị điều khiển đầu xa RCU (Remote Control Unit). Một RCU có thể chứa đến 6 DLU thông qua bộ điều khiển dịch vụ độc lập SASC. (/. Các thành phần chính bên trong DLU DLUC(DLU Controller): điều khiển hoạt động bên trong DLU, phân phối và tập trung tín hiệu điều khiển giữa mạch đường dây thuê bao và DLU. DLUC tuần tự quét dò tìm các SLMCP để nhận bản tin và gởi trực tiếp lệnh và số liệu đến từng SLMCP. Trong 1 DLU luôn có 2 DLUC làm việc độc lập theo phương thức chia tải. DIUD(Digital Interface Unit for DLU): lấy thông tin điều khiển từ LTG thông qua kênh 16 trong PDC gửi về DLUC và ngược lại. Đồng thời, DIUD cung cấp các chức năng giao tiếp cho DLU qua mạng 4096kb/s, cung cấp các thông tin phân phối từ modul SLM qua 4096kb/s. Ghi nhận tín hiệu đồng bộ của Bộ phát xung clock, đo thử và giám sát phát hiện lỗi. Tạo vòng lặp kiểm tra qua DIUD (kiểm tra chéo). TU (Test Unit): Đo thử máy điện thoại, đường dây và ghi lại số liệu, hoạt động của các TU được vận hành tập trung tại OMT. SLMA (Subscriber Line Module Analog):là card giao tiếp đến các đường dây thuê bao analog, SLMA có 7 chức năng chính: cung cấp nguồn (B), bảo vệ quá áp (O), rung chuông (R), báo hiệu (S), mã hoá (C), hybrid (H), đo thử (T). SLMA nối tối đa 944 đường thuê bao. SLMD (Subscriber Line Module Digital):giao tiếp đến các đường dây thuê bao số. 1 card SLMD có thể nối tối đa 432 đường thuê bao. SLMX (Subscriber Line Module for V.51): dùng cho các thuê bao V.5.1 BDCG (bộ phân tuyến cấp xung đồng hồ ):Bộ phân tuyến BD phục hồi báo hiệu , phân phối báo hiệu đến thiết bị ngoại vi hoặc tập trung báo hiệu từ thiết bị ngoại vi đến. Bộ cấp xung đồng hồ CG cung cấp xung 4096KHz cho DLU và nhận tín hiệu từ DIUD đến (qua khe thời gian TS0 của PDC). Trong DLU thường có hai BDCG làm việc theo nguyên tắc chủ tớ / 3.4 Sơ đồ chức năng trong DLU RGMG (Bộ cấp nguồn rung chuông và điện áp): mỗi 1 BD nhận dòng rung chuông và điện áp cho đồng hồ xung tính cước từ 1 trong 2 bộ RGMG, có khả năng phát hiện khi mất dòng rung chuông. Trong DLU cũng có 2 RGMG là việc theo nguyên tắc chia tải. SASC (Stand Alone Service Controller): dùng để kết nối thuê bao trong trường hợp khẩn cấp (đứt đường truyền về trung tâm). EMSP: có khả năng nhận số DTMF trong trường hợp khẩn như đường truyền giữa RDLU và LTG bị đứt (bình thường là LTG nhận thông tin quay số từ thuê bao). Trong trường hợp EMSP được sử dụng, chỉ cho phép tối đa 60 cuộc gọi cùng lúc, không sử dụng các dịch vụ thuê bao, không tính cước. ALEX (Alarm External): dùng để thu thập và chuyển tiếp cảnh báo ra bên ngoài. Nhóm đường dây và trung kế LTG (Line Trunk Group) Là thiết bị giao tiếp giữa mạng chuyển mạch SN và các mạng khu vực như tổng đài analog hay tổng đài số. Chức năng: LTG thực hiện một số chức năng làm giảm tải của bộ CP, gửi và nhận thông tin thoại qua SN0 và SN1. Xử lý cuộc gọi: Nhận và giải mã tin tức nhận được trên đường trung kế và đường dây thuê bao. Gởi và báo hiệu các loại tin tức. Gởi và nhận bản tin từ hoặc đến CP. Tương hợp với vận tốc truyền 8Mb/s của SN Phát hiện lỗi trong LTG Phát hiện lỗi của những giao tiếp bên trong đài, trong quá trình xử lý cuộc gọi. Đánh giá những sai hỏng nói trên và khởi sự tiến trình thích hợp: khoá mạch, khoá LTG. Vận hành và bảo dưỡng LTG: Gởi báo cáo về số đo lưu thoại cho CP. Tiến hành thử đường kết nối. Báo cáo trạng thái vận hành của từng modul Ghi số liệu về cước. Các thành phần chính trong LTG LTU (Đơn vị trung kế đường dây) LTU thay đổi đường dây kết nối và trung kế đến bộ giao tiếp của LTG. LTU còn có các đơn vị chức năng như: Đơn vị giao tiếp số DIU (DIU30, DIU30, DIU:LDIB). Bộ triệt dội DEC Đơn vị hội thoại COUB Thiết bị thông báo OCANEQ Bộ ghi phát mã CR Khối module vận hành đường dây số OLMD Thiết bị đo thử tự động ATE SU (Đơn vị báo hiệu): có các đơn vị như: Bộ cấp âm hiệu TOG Khối kiểm tra sự liên tục của đường truyền RM Bộ ghi phát mã CR GS (Bộ chuyển mạch nhóm): có 16 đường truyền thoại SPHO/I 2048kb/s, trong đó: 8 đường nối đến 8 LTU, 1 đường nối đến SU, 2 đường nối đến SILCB, 1 đường nối đến SPMX, 4 đường nối đến LIU. SPMX (bộ ghép kênh thoại): SPMX được sử dụng trong trường hợp trung kế được nối đến LTGC, LTGD thì SPMX sẽ thay thế cho bộ chuyển mạch nhóm GS. LIU (Đơn vị giao tiếp đường dây): trong LTG có 2 đường thoại SPHO/I 8Mb/s song song nối các kên từ GS và SPMX đến 2 mạng chuyển mạch SN. LIU sẽ đưa thông tin qua SN và đồng bộ thông tin thu được từ SN với xung clock bên trong LTG. Sau khi đường truyền được thiết lập, LIU kiểm tra chéo (COG) xem có kết nối đến SN đúng không. LIU kiểm tra chuỗi bit phát đi và nhận về xem có sai lệch không. GP (Bộ xử lý nhóm) GP có nhiệm vụ biến các thông tin nhận được từ tổng đài và các vùng xung quanh thành các thông tin của hệ thống. GP điều khiển tất cả các đơn vị chức năng trong LTG. Trong LTG có các đơn vị chức năng như: Bộ ghép kênh tín hiệu SMX Bộ đệm tín hiệu SIB Đơn vị xử lý PU Bộ nhớ MU Bộ điều khiển đường số liệu DLC Bộ cấp xung đồng hồ GCG Đơn vị bảo vệ WDU Bộ điều khiển đường báo hiệu SILC Bộ tạo xung đồng hồ cho DIU 1,5Mbit/s CG:DIU Phần mềm ứng dụng GP: Bao gồm tất cả các chương trình ứng dụng đặc biệt và dữ liệu đặc biệt của GP. Phần mềm ứng dụng xử lý cuộc gọi điều khiển và các tiến trình xử lý cuộc gọi tuỳ thụôc vào loại đường kết nối, hệ thống truyền dẫn (tương tự hay số), hệ thống báo hiệu (MFCR2 …), hướng kết nối (incoming hay outgoing). / 3.5 các đơn vị chức năng chính của LTG và các kết nối của LTG Chương trình điều hành và bảo dưỡng gồm các chức năng như: lấy số đo lưu thoại, quản lý số liệu cố định, thay đổi trạng thái làm việc. Chương trình bảo an thực hiện các công việc như: tìm lỗi, xử lý lỗi, xử lý cảnh báo, đo chất lượng đường truyền, thực hiện kiểm tra, chạy chương trình đo thử. Các loại LTG LTGA dùng trong mạch analog / 3.6 các loại chức năng của LTG trong EWSD LTGB kết nối với DLU và tổng đài nội bộ bằng đường truyền sơ cấp, kết nối đến bàn chuyển mạch số DSN bằng đường truyền số. LTGC kết nối với trung kế đường dài sử dụng báo hiệu MFC, CCS7… LTGC không dùng GS vì không kết nối hội thoại mà chỉ dùng bộ SPMX. LTGD kết nối đến trung kế quốc tế sử dụng báo hiệu số 5, MFC, CCS7… LTGG có chức năng như LTGB và LTGC và có được mọi chức năng của LTG. LTGM được tích hợp cao hơn LTGG nên linh động hơn. Mạng chuyển mạch SN (Switching Network) Là nơi thực hiện chuyển mạch kết nối tất cả các dịch vụ (thoại, fax, telex, truyền số liệu). SN nối đến nhóm trung kế đường dây LTG và bộ xử lý điều phối CP. Trong tổng đài SN luôn được trang bị 2 SN (SN0 và SN1) nhằm bảo đảm an toàn. SN giao