Kể từ dấu mốc lịch sử năm 1986, nền kinh tế nước ta chuyển từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước đã có nhiều đổi mới. Từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu chúng ta đang trong quá trình xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng luôn được duy trì ở mức cao. Trong công cuộc xây dựng đất nước ấy không thể không nhắc đến vai trò của Kho bạc Nhà nước. Trải qua gần 20 năm hoạt động, Kho bạc Nhà nước Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, từng bước ổn định và phát triển, cùng với toàn ngành Tài chính đạt được nhiều kết quả tích cực trong hoạch định chính sách, quản lý, phân phối nguồ lực của đất nước. Có thể khẳng định rằng hệ thống Kho bạc Nhà nước đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới nền tài chính quốc gia thông qua những hoạt động cụ thể trong việc tập trung nhanh, đầy đủ nguồn thu cho ngân sách nhà nước, thực hiện các chính sách xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng, huy động một lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển kinh tế. Kho bạc Nhà nước đã đảm bảo cung cấp thông tin chính xác về tình hình thu chi ngân sách phục vụ sự chỉ đạo điều hành của các cơ quan trung ương và chính quyển địa phương, góp phần đắc lực vào việc nâng cao chất lượng quản lý, hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước. Sau một thời gian được thực tập tại Kho bạc Nhà nước cùng với sư hướng dẫn chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn và các cán bộ hướng dẫn thực tập, em đã hoàn thành báo cáo tổng hợp về đơn vị.
Báo cáo thực tập tổng hợp gồm 3 phần
Chương 1: Tổng quan về Kho bạc Nhà nước
Chương 2: Những nét cơ bản về hoạt động của Vụ Huy động vốn Kho bạc Nhà nước
Chương 3: Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước
30 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3331 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập Tại Vụ huy động vốn Kho bạc Nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Kể từ dấu mốc lịch sử năm 1986, nền kinh tế nước ta chuyển từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước đã có nhiều đổi mới. Từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu chúng ta đang trong quá trình xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng luôn được duy trì ở mức cao. Trong công cuộc xây dựng đất nước ấy không thể không nhắc đến vai trò của Kho bạc Nhà nước. Trải qua gần 20 năm hoạt động, Kho bạc Nhà nước Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, từng bước ổn định và phát triển, cùng với toàn ngành Tài chính đạt được nhiều kết quả tích cực trong hoạch định chính sách, quản lý, phân phối nguồ lực của đất nước. Có thể khẳng định rằng hệ thống Kho bạc Nhà nước đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới nền tài chính quốc gia thông qua những hoạt động cụ thể trong việc tập trung nhanh, đầy đủ nguồn thu cho ngân sách nhà nước, thực hiện các chính sách xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng, huy động một lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển kinh tế. Kho bạc Nhà nước đã đảm bảo cung cấp thông tin chính xác về tình hình thu chi ngân sách phục vụ sự chỉ đạo điều hành của các cơ quan trung ương và chính quyển địa phương, góp phần đắc lực vào việc nâng cao chất lượng quản lý, hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước. Sau một thời gian được thực tập tại Kho bạc Nhà nước cùng với sư hướng dẫn chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn và các cán bộ hướng dẫn thực tập, em đã hoàn thành báo cáo tổng hợp về đơn vị.
Báo cáo thực tập tổng hợp gồm 3 phần
Chương 1: Tổng quan về Kho bạc Nhà nước
Chương 2: Những nét cơ bản về hoạt động của Vụ Huy động vốn Kho bạc Nhà nước
Chương 3: Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước
Chương I : Tổng quan về Kho bạc Nhà nước
1.1. Lịch sử phát triển hình thành của Kho Bạc Nhà nước Việt Nam.
Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, chuẩn bị cho sự ra đời và hoạt động của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 28 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ cách mạng lâm thời quyết định thành lập ngành Tài chính của nước Việt Nam độc lập. Để có một cơ quan chuyên môn, đặc trách nghiên cứu và giải quyết các vấn đề tài chính – tiền tệ ngày 29 tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 75/SL thành lập Nha ngân khố trực thuộc Bộ Tài chính. Theo Sắc lệnh Số75/SL, nhiêm vụ chủ yếu của Nha ngân khố là: Tập trung quản lý các khoản thu về thuế, tiền thu công phiếu kháng chiến; đảm phụ quốc phòng (tiền ủng hộ quân đội); Quản lý và giám sát các khoản cấp phát theo dự toán được duyệt; chịu trách nhiệm về việc xác nhận và thanh toán kinh phí cho các đơn vị sử dụng ngân sách; làm thủ tục quyết toán với cơ quan tài chính; Tổ chức phát hành giấy bạc Việt Nam (tiền tài chính) trong toàn quốc; Ðấu tranh trên mặt trận tiền tệ, thu hẹp và loại bỏ dần phạm vi lưu hành của tiền Ngân hàng Ðông dương và các loại tiền khác của địch; Tích cực đấu tranh để thực hiện các nguyên tắc cơ bản về thể lệ thu, chi và kế toán đại cương nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính ngay trong điều kiện đất nước đang có chiến tranh.
Với mục đích thực hiện chính sách động viên các nguồn lực tài chính trong nước, từng bước ổn định nghĩa vụ đóng góp của nhân dân, phấn đấu thăng bằng thu chi ngân sách; đồng thời đẩy mạnh tăng giá sản xuất, mở rộng giao lưu hàng hóa, tiếp tục củng cố và ổn định tiền tệ, ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, đồng thời giải thể Nha Ngân Khố và Nha Tín dụng sản xuất trực thuộc Bộ Tài chính. Để thực hiện các chủ trương và yêu cầu hiện tại, đồng thời nhằm cụ thể hóa chức năng và nhiệm vụ của cơ quan quản lý quỹ ngân sách nàh nước ngày 20 tháng 7 năm 1951, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 107/TTg (ngày nay gọi là Quyết định) thành lập Kho bạc Nhà nước đặt trong Ngân hàng Quốc gia Việt nam và thuộc quyền quản trị của Bộ Tài chính. Theo Nghị định Số 107/TTg, nhiệm vụ chủ yếu của Kho bạc Nhà nước là quản lý thu chi Quỹ ngân sách Nhà nước.
Ngày 27 tháng 7 năm 1964, Hội động Chính phủ đã ban hành Quyết định sô 113/CP thành lập Vụ Quản lý quỹ ngân sách thuộc Ngân hàng Nhà nước, thay thế cơ quan Kho bạc Nhà nước đặt tại Ngân hàng Quốc gia theo quyết định số 107/TTg ngày ngày 20-7-1951 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 4 tháng 1 năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng đã ký Quyết định số 07/HÐBT tái thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính với chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là Quản lý quỹ ngân sách Nhà nước và các quỹ dự trữ tài chính Nhà nước; tổ chức huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển. Theo Quyết định Số 07/HÐBT, hệ thống Kho bạc Nhà nước được tổ chức thành 3 cấp: ở Trung ương có Cục Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính; ở tỉnh, thành phố (trực thuộc Trung ương) có Chi cục Kho bạc Nhà nước; ở huyện, quận và cấp tương đương có Chi nhánh Kho bạc Nhà nước. Ngày 1-4-1990, hệ thống Kho bạc Nhà nước được tổ chức khá hoàn chỉnh về chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động trện phạm vi cả nước.
Trải qua hơn nửa thế kỷ ra đời và phát triển, kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp vốn có của nền Tài chính cách mạng Việt Nam, Nha Ngân khố trong những ngày đầu của Chính quyền cách mạng (thời kỳ1946 - 1951); tiếp đến là Kho bạc nhà nước và Cơ quan quản lý Quỹ ngân sách Nhà nước trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (thời kỳ 1951-1989), đặc biệt việc tái thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính (từ năm 1990 đến nay) đã không ngừng nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, đóng góp có hiệu quả trong quá trình xây dựng và củng cố nền tài chính độc lập tự chủ, trực tiếp tham gia vào công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam ngày càng văn minh, giàu đẹp.
1.2.Vị trí và chức năng của Kho bạc Nhà nước.
1.2.1 Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.
1.2.2 Kho bạc Nhà nước có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, được mở tài khoản tại ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của Kho bạc Nhà nước.
.1 Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định:
Các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực quản lý của Kho bạc Nhà nước;
Chiến lược, quy hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về quản lý quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước.
Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định:
Dự thảo thông tư và các văn bản khác về lĩnh vực quản lý của Kho bạc Nhà nước;
Kế hoạch hoạt động hàng năm của Kho bạc Nhà nước.
Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản quy phạm nội bộ, văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước.
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc lĩnh vực quản lý quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực quản lý của Kho bạc Nhà nước.
Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác được giao theo quy định của pháp luật:
Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ ngân sách nhà nước các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại hệ thống Kho bạc Nhà nước; thực hiện hạch toán số thu ngân sách nhà nước cho các cấp ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi của ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác được giao theo quy định của pháp luật;
Quản lý quỹ ngoại tệ tập trung của ngân sách nhà nước, định kỳ công bố tỷ giá hạch toán phục vụ cho việc hạch toán các khoản thu chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ;
Quản lý, kiểm soát và thực hiện nhập, xuất các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác do Kho bạc Nhà nước quản lý; quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Quản lý tài sản quốc gia quý hiếm được giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; quản lý tiền, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước.
Được trích tài khoản của tổ chức, cá nhân mở tại Kho bạc Nhà nước để nộp ngân sách nhà nước hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Tổ chức hạch toán kế toán ngân sách nhà nước, các quỹ và tài sản của Nhà nước được giao quản lý, các khoản vay nợ, viện trợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật; báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước liên quan theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Tổ chức thực hiện công tác thống kê kho bạc nhà nước và chế độ báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.
Tổ chức quản lý, điều hành ngân quỹ kho bạc nhà nước tập trung, thống nhất trong toàn hệ thống:
- Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản đối với tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước;
- Mở tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản thanh toán tại ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại để thực hiện các nghiệp vụ thu, chi, thanh toán của Kho bạc Nhà nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- Được sử dụng ngân quỹ kho bạc nhà nước để tạm ứng cho ngân sách nhà nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- Xây dựng và phát triển hệ thống các công cụ, nghiệp vụ quản lý hiện đại theo nguyên tắc đảm bảo an toàn và hiệu quả ngân quỹ kho bạc nhà nước.
1.3.11 Tổ chức huy động vốn cho ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển thông qua việc phát hành trái phiếu Chính phủ.
1.3.12 Tổ chức quản trị và vận hành hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc.
1.3.13 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý nhà nước của Kho bạc Nhà nước; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.
1.3.14 Hiện đại hoá hoạt động Kho bạc Nhà nước:
- Xây dựng cơ chế, chính sách và quy trình nghiệp vụ phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn của Việt Nam;
- Tổ chức quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại hoá cơ sở vật chất của hệ thống Kho bạc Nhà nước.
1.3.15 Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.
1.3.16 Thực hiện công tác tổ chức và cán bộ:
- Xây dựng tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực bảo đảm yêu cầu cải cách về cơ chế, chính sách và hiện đại hoá công nghệ quản lý;
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.
1.3.17 Quản lý kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và tài sản được giao theo quy định của pháp luật; được sử dụng các khoản thu phát sinh trong hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quản lý tài chính của Nhà nước.
1.3.18 Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.
1.3.19 Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và theo quy định của pháp luật.
1.4. Cơ cấu tổ chức.
Kho bạc Nhà nước được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính, bảo đảm nguyên tắc tập trung, thống nhất.
1.4.1.Cơ quan Kho bạc Nhà nước ở Trung ương
- Vụ Tổng hợp - Pháp chế;
- Vụ Kiểm soát chi ngân sách nhà nước;
- Vụ Huy động vốn;
- Vụ Kế toán nhà nước;
- Vụ Kho quỹ;
- Vụ Hợp tác quốc tế;
- Vụ Tổ chức cán bộ;
- Vụ Tài vụ - Quản trị;
- Văn phòng;
- Thanh tra;
- Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước;
- Cục Công nghệ thông tin;
- Trường Nghiệp vụ Kho bạc;
- Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia.
1.4.2. Cơ quan Kho bạc Nhà nước ở địa phương
- Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh) trực thuộc Kho bạc Nhà nước;
- Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Kho bạc Nhà nước cấp huyện) trực thuộc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.
Kho bạc Nhà nước được tổ chức điểm giao dịch tại các địa bàn có khối lượng giao dịch lớn theo quy định của Bộ Tài chính.
Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, Kho bạc Nhà nước cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.
1.5. Mô hình Kho bạc Nhà nước Cộng hoà Pháp
Tháng 3 năm 1989, đoàn cán bộ Liên Bộ Tài chính – Ngân hàng Nhà nước do đồng chí Chu Tam Thức, Thứ trưởng Bộ Tài chính và đồng chí Lê Hồ, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước dẫn đầu đã trực tiếp nghiên cứu và khảo sát mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống Kho bạc Nhà nước Cộng hoà Pháp. Mặc dù tình hình kinh tế - tài chính của Việt Nam và Pháp có nhiều điểm khác biệt, song mô hình tổ chức của Kho bạc Pháp được coi là phù hợp để Bộ Tài chính nghiên cứu trình Chính phủ đề án xây dựng hệ thống Kho bạc Nhà nước Việt Nam hiện nay.
Hệ thống Kho bạc Nhà nước Pháp bao gồm Vụ Kế toán công thuộc Bộ Kinh tế - Tài chính và các đơn vị Kho bạc Nhà nước tại các địa phương ( trực thuộc Vụ Kế toán công). Chức năng, nhiệm vụ của hệ thống Kho bạc Nhà nước Pháp được quy định như sau:
Thực hiện tập trung các khoản thu và cấp phát thanh toán các khoản chi của Nhà nước;
Quản lý tài chính và biên chế của các cơ quan nhà nước tại địa phương;
Quản lý các khoản nợ của Chính phủ và các nghiệp vụ về ngân quỹ;
Theo dõi tiền gửi tiền gửi tiết kiệm;
Kiểm soát các tổ chức
Nghiên cứu kinh tế, tài chính và truyền tin;
Thực hiện, quản lý các hoạt động hợp tác đối ngoại;
Toàn bộ hệ thống Kho bạc Nhà nước Pháp có khoảng 60 ngàn người. Số cán bộ làm việc ở Trung ương chỉ khoảng 3%. Số cán bộ làm việc ở địa phương chiếm khoảng 97%.
Tổ chức bộ máy của hệ thống Kho bạc Nhà nước Pháp như sau:
- Ở Trung ương có Vụ Kế toán công chịu trách nhiệm về các khoản thu, chi cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh Vụ trưởng Vụ Kế toán công có kế toán trưởng Kho bạc Nhà nước.
- Ở tỉnh, thành phố có Chi cục Kho bạc.
- Ở cấp huyện có Chi nhánh Kho bạc.
Chương II : Những nét cơ bản về hoạt động của Vụ Huy động vốn Kho bạc Nhà nước
Vụ huy động vốn thực hiện nhiệm vụ huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua phát hành các loại trái phiếu. Vì vậy hoạt động của Vụ huy động vốn chủ yếu gắn liền với công tác phát hành trái phiếu Chính phủ.
2.1. Quá trình phát triển thị trường trái phiếu
Trước khi hệ thống Kho bạc Nhà nước ra đời, trái phiếu Chính phủ được phát hành chủ yếu dưới hình thức công trái xây dựng Tổ quốc và do Ngân hàng Nhà nước đảm nhiệm. Việc phát hành không thường xuyên và kết quả còn hạn chế do đồng tiền chưa ổn định và nguồn tích lũy trong dân còn ở mức thấp.
Sau khi hệ thống Kho bạc Nhà nước được thành lập, trái phiếu Chính phủ được tổ chức phát hành thường xuyên dưới nhiều hình thức và phương thức khác nhau, đã mở ra một trang sử mới của công tác huy động vốn để đáp ứng nhu cầu bù đắp bội chi ngân sách và tăng cường nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế.
Quá trình phát triển của thị trường trái phiếu có thể được chia thành 3 giai đoạn chủ yếu sau:
Giai đoạn 1991 - 1994
Tín phiếu kho bạc lần đầu tiên được phát hành thí điểm tại thành phố Hải Phòng loại kì hạn 3 tháng, lãi suất 5%/tháng và do Kho bạc Nhà nước bán trực tiếp cho các tầng lớp dân cư. Kết quả phát hành rất khả quan: trong 6 tháng cuối năm 1991 đã thu được 204,4 tỷ đồng. Từ thành công bước đầu đó, Bộ Tài chính đã quyết định mở rộng địa bàn phát hành tín phiếu kho bạc ra các thành phố lớn: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và từ cuối năm 1992 phát hàng rộng khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Nguồn tín phiếu được sử dụng chủ yếu để cân đối ngân sách nhà nước.
Có thể nói đây là giai đoạn thử nghiệm trong việc sử dụng công cụ trái phiếu Chính phủ để huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển. Hánh lang pháp lý cho công tác phát hành trái phiếu Chính phủ chưa đầy đủ, hiệu lực pháp lý chưa cao; các hình thức và phương thức phát hành còn sơ khai… Mặc dù vậy, những kết quả đạt được trong giai đoạn này đã khẳng định trái phiếu Chính phủ là một kênh huy động vốn hết sức quan trọng để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước và đầu tư các công trình trọng điểm quốc gia.
Giai đoạn 1995 - 1999
Để tạo hành lang pháp lý cho công tác huy động vốn, ngày 26/7/1994, Chính phủ ban hành Nghị định 72/CP về quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ. Theo đó, cơ chế phát hành trái phiếu Chính phủ đã được cải tiến và mở rộng với nhiều hình thức khác nhau: phát hành trực tiếp qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, đấu thầu qua Ngân hàng Nhà nước và đại lý phát hành.
Kho bạc nhà nước chỉ phát hành trực tiếp ra công chúng các loại trái phiếu kho bạc có kỳ hạn từ 1-2 năm. Các đợt phát hành được thực hiện tương đối liên tục trong năm tại tất cả các đơn vị Kho bạc Nhà nước.
Đối với tín phiếu kho bạc ngắn hạn ( dưới 1 năm), Kho bạc Nhà nước đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước đưa vào hoạt động thị trường đấu thầu theo hình thức chiết khấu. Đối tượng tham gia đấu thầu là các định chế tài chính, chủ yếu là các ngân hàng thương mại và các công ty bảo hiểm
Hoạt động thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc tuy còn ở giai đoạn thử nghiệm song đã mang lại những kết quả thiết thực. Khối lượng tín phiếu đấu thầu tăng qua các năm và là nguốn quan trọng để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước. Cơ chế đấu thầu đã bước đầu tạo ra cơ hội cạnh tranh, hình thành lãi suất tín phiếu theo cơ chế thị trường. Tín phiếu phát hành theo hình thức ghi sổ nên giảm bớt chi phí phát hành. Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc quản lý sổ sách và thanh toán tín phiếu đã cho phép rút ngắn thời gian thanh toán và tạo thuận lợi cho việc chuyển giao tín phiếu trên thị trường thứ cấp. Nghiệp vụ quản lý phát hành và thanh toán tương đối đơn giản, thuận lợi cho cả nhà phát hành và các nhà đầu tư.
Giai đoạn 2000 đến nay
Nhằm tăng cường khả năng huy động các nguồn vốn trong nước cho đầu tư phát triển kinh tế, đồng thời tạo hàng hóa cho thị trường chứng khoán đã được thàng lập và đang đi vào hoạt động, ngày 13 tháng 1 năm 2000, Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2000/NĐ-CP về quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ, thay thế Nghị định 72/CP. Theo Nghị định mới, bên cạnh việc duy trì phương thức đấu thầu tín phiếu qua Ngân hàng Nhà nước và phát hành trái phiếu trực tiếp ra công chúng qua hệ thống Kho bạc nhà nước, trái phiếu Chính phủ còn được phát hành theo hai phương thức mới: đấu thầu qua Trung tâm Giao dịch chứng khoán và bảo lãnh phát hành.
2.2. Các loại trái phiếu Chính phủ và phương thức phát hành
2.2.1.Trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành bao gồm:
-