Báo cáo Thực tập tại xí nghiệp thương mại và bao bì Hà Nội

Trong quá trình học tập của mỗi sinh viên thực tập là một việc làm cần thiết và không thể thiếu được. Thực tập là điều kiện tốt nhất giúp cho sinh viên có thể vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn, từng bước tiếp cận với thực tiễn, qua đó sinh viên có thể học hỏi tích luỹ được những kinh nghiệm, bổ xung được những kiến thức thực tế vào bài học của mình. Ngoài ra qua quá trình thực tập còn giúp cho sinh viên thấy được sự quan trọng và cần thiết của công việc từ đó kích thích sinh viên tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo và rèn luyện cho mình một thói quen làm việc có kỷ luật khoa học. Tạo điều kiện cho sinh viên nhanh chóng hoà mình vào sự phát triển chung của toàn xã hội một cách tự tin. Qua một thời gian ngắn khảo sát, tìm hiểu tình hình thực tế sản xuất tại xí nghiệp Thương mại và Bao bì Hà Nội em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp của mình. Ngoài lời mở đầu và kết luận, báo cáo tổng hợp gồm các phần chính sau: I. Tổng quan về tình hình của xí nghiệp Thương mại và Bao bì Hà Nội. II. Các đặc điểm về nguồn lực và thực tế hoạt động kinh doanh sản xuất của xí nghiệp Thương mại và Bao bì Hà Nội. III. Kết quản sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Thương mại và Bao bì Hà Nội.

docx21 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2652 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại xí nghiệp thương mại và bao bì Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình học tập của mỗi sinh viên thực tập là một việc làm cần thiết và không thể thiếu được. Thực tập là điều kiện tốt nhất giúp cho sinh viên có thể vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn, từng bước tiếp cận với thực tiễn, qua đó sinh viên có thể học hỏi tích luỹ được những kinh nghiệm, bổ xung được những kiến thức thực tế vào bài học của mình. Ngoài ra qua quá trình thực tập còn giúp cho sinh viên thấy được sự quan trọng và cần thiết của công việc từ đó kích thích sinh viên tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo và rèn luyện cho mình một thói quen làm việc có kỷ luật khoa học. Tạo điều kiện cho sinh viên nhanh chóng hoà mình vào sự phát triển chung của toàn xã hội một cách tự tin. Qua một thời gian ngắn khảo sát, tìm hiểu tình hình thực tế sản xuất tại xí nghiệp Thương mại và Bao bì Hà Nội em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp của mình. Ngoài lời mở đầu và kết luận, báo cáo tổng hợp gồm các phần chính sau: I. Tổng quan về tình hình của xí nghiệp Thương mại và Bao bì Hà Nội. II. Các đặc điểm về nguồn lực và thực tế hoạt động kinh doanh sản xuất của xí nghiệp Thương mại và Bao bì Hà Nội. III. Kết quản sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Thương mại và Bao bì Hà Nội. PHẦN I TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP THƯƠNG MẠI VÀ BAO BÌ HÀ NỘI I/- Lịch sử hình thành và phát triển của xí nghiệp Thương mại và Bao bì Hà Nội trực thuộc Công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội Sau năm 1986 khi nền kinh tế nước ta chuyển từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần đã làm cho đất nước có sự đổi mới về mọi mặt. Chính sự đổi mới này của Đảng và Nhà nước đã tạo cơ hội đầu tư vào sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, từ đây nền kinh tế sản xuất hàng hoá phát triển nhanh, hàng hoá sản xuất ra ngày càng nhiều với số lượng và chủng loại ngày càng phong phú đa dạng. Ai cũng biết sản phẩm hàng hoá làm ra nếu có cùng chất lượng, cùng giá cả thì cái mà người tiêu dùng dễ dàng nhận ra sự khác biệt khi nhìn thấy sản phẩm hàng hoá đó là sự khác nhau thông qua các mẫu mã bao bì. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bao bì, từ loại bao bì truyền thống cho các mặt hàng xuất khẩu trước kia là bao bì gỗ cho đến nay ngành bao bì phát triển thành các loại bao bì như bao bì làm bằng kim loại, bao bì nhựa, bao bì giấy.... Trước ngày 24/1/1989, thành phố Hà Nội chưa có một công ty nào ngoài hai xí nghiệp của trung ương đóng trên địa bàn Hà Nội. Sự ra đời của Công ty Bao bì xuất khẩu Hà Nội, đứa con đầu lòng của ngành công nghiệp bao bì thành phố Hà Nội theo quyết định số 250/QĐ-UB ngày 24/1/1989 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội , có trụ sở chính tại 201 Khâm Thiên - Đống Đa – HN với số vốn pháp định là 5.372.654.000 đồng. Trong đó : Vốn cố định là : 3.641.654.000 đồng Vốn lưu động là : 1.731.000.000 đồng Xí nghiệp sản xuất Bao bì carton giấy trực thuộc xí nghiệp Thương mại và Bao bì Hà Nội được thành lập theo quyết định số 15/TK - LHCT ngày 30/04/1991 của Liên hiệp công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội với sự phê chuẩn của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội có quy mô nhỏ, địa bàn tập trung, trụ sở đặt tại 98 Hoàng Cầu - Đống Đa - Hà Nội với số vốn pháp định là: 1.117.346.000 trong đó : Vốn cố định : 867.346.000 đồng Vốn lưu động : 250.000.000 đồng Khi mới thành lập năm 1991, xí nghiệp chỉ có 30 cán bộ nhân viên thì đến nay do nhu cầu phát triển của sản xuất số lượng cán bộ công nhân viên đã tăng lên 98 người trong đó gián tiếp là 15 người chiếm 15,3%. Khi mới thành lập với một nhà xưởng cũ nát và một dàn máy mua tại Thành phố Hồ Chí Minh cùng với đội ngũ cán bộ còn chưa am hiểu gì về ngành sản xuất bao bì. Đứng trước một mặt hàng mới mẻ và sự cạnh tranh của thị trường, tập thể cán bộ công nhân viên xí nghiệp với ý chí vươn lên đã mạnh dạn bắt tay vào sản xuất với phương châm vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vừa làm vừa ổn định sản xuất. Ngày 02/3/2004, UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 1152/QĐ-UB về việc sáp nhập xí nghiệp Thương mại Bao bì Hà Nội vào công ty Xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội thuộc Liên hiệp công ty Xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội. Theo đó, ngày 06/4/2004, Giám đốc công ty Xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội ra quyết định số 77/QĐ-CT về việc sáp nhập xí nghiệp sản xuất bao bì carton giấy vào công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội. Đồng thời, ngày 28/5/2004, UBND Thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 3368/QĐ-UB đổi tên xí nghiệp sản xuất bao bì carton giấy thành xí nghiệp Thương mại và Bao bì Hà Nội với tên viết tắt là HATRAPACO. Xí nghiệp Thương mại và Bao bì Hà Nội là đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc trực thuộc công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội, được mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi, tài khoản uỷ quyền tại ngân hàng và được sử dụng con dấu riêng theo quy định hiện hành. Ngân hàng giao dịch hiện nay gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Tây Hà Nội, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội. II/ Chức năng nhiệm vụ Xí nghiệp có nhiệm vụ, chức năng là chuyên sản xuất, kinh doanh các mặt hàng bao bì và nguyên liệu sản xuất bao bì. Đến tháng 5 năm 1995 xí nghiệp Bao bì xuất khẩu được đổi tên thành xí nghiệp Thương mại và Bao bì Hà Nội, với chức năng sản xuất kinh doanh các mặt hàng bao bì, nguyên liệu làm bao bì, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, nhập khẩu các loại máy móc công cụ, ô tô, vật liệu xây dựng, kinh doanh tổng hợp ... Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế, xí nghiệp đã mở rộng thêm nhiều ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh thương mại, XNK tổng hợp ví dụ như : - Xuất khẩu hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông sản tươi, chế biến dược liệu, thủ công mỹ nghệ. - Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư thiết bị phụ tùng. Kinh doanh thương mại XNK máy móc, thiết bị sản xuất ngành bao bì. Bao bì là một khái niệm rất rộng hầu như hàng hoá sản xuất ra cũng cần có bao bì từ cái tăm tre cho đến các mặt hàng cao cấp như ti vi, tủ lạnh, các mặt hàng xa xỉ đều cần đến bao bì. Với chức năng vừa sản xuất, vừa kinh doanh, ban đầu ban giám đốc xí nghiệp quyết định lấy hoạt động kinh doanh nguyên vật liệu dùng để sản xuất bao bì là chính. Sau một thời gian hoạt động và tìm hiểu thị trường ban giám đốc xí nghiệp đã nhận thấy mặt hàng bao bì carton sản xuất bằng giấy có độ xốp, độ dợn sóng để bảo quản hàng hoá và quảng cáo cho chính sản phẩm của nhà sản xuất đang được ưa chuộng và có xu hướng ngày càng phát triển xí nghiệp đã chọn lấy kinh doanh nguyên vật liệu bao bì và sản xuất bao bì carton là các hoạt động chính phương châm “kinh doanh để sản xuất, sản xuất để kinh doanh”. III/ Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Thương mại và Bao bì Hà Nội Bộ máy quản lý của xí nghiệp bao gồm: Ban giám đốc xí nghiệp có giám đốc, 02 phó giám đốc và bộ máy giúp việc cho ban giám đốc gồm các trưởng phòng và các nhân viên thuộc các phòng ban trong xí nghiệp. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý xí nghiệp dưới đây thể hiện rất rõ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hiện nay của xí nghiệp Thương mại và Bao bì Hà Nội khá chặt chẽ và hợp lý. Bộ máy tổ chức quản lý của xí nghiệp được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến - chức năng. Mỗi bộ phận, phòng ban đều có những chức năng, nhiệm vụ riêng và đều chịu sự quản lý trực tiếp của ban giám đốc mà người đứng đầu là giám đốc xí nghiệp. Đồng thời các bộ phận, phòng ban lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm đảm bảo tính hiệu qủa trong sản xuất kinh doanh cũng như việc quản lý thống nhất trong toàn xí nghiệp. Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp Thương mại và Bao bì HN Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong xí nghiệp: Ban giám đốc: Giám đốc xí nghiệp: Là người đại diện pháp nhân cho xí nghiệp trong các quan hệ bên ngoài theo sự uỷ quyền của ban giám đốc tổng công ty XNK và Đầu tư HN. Giám đốc xí nghiệp có quyền điều hành cao nhất trong xí nghiệp chịu trách nhiệm trước xí nghiệp về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn cũng như đảm bảo ổn định đời sống cho cán bộ công nhân viên toàn xí nghiệp. Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc thực hiện những hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đồng thời thay mặt giám đốc điều hành hoạt động của xí nghiệp khi giám đốc vắng mặt. Hệ thống các phòng ban gồm: Phòng Kinh doanh: có chức năng tham mưu cho ban giám đốc trong việc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu tiếp cận thị trường, phối hợp cùng bộ phận kinh doanh của tổng công ty thực hiện các thao tác nghiệp vụ trong công tác kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh thương mại, cung cấp thông tin cho Phòng kế toán tài vụ lập kế hoạch tài chính của xí nghiệp, có nhiệm vụ lập các chứng từ bán hàng, thu nhận các chứng từ mua hàng của xí nghiệp... Phòng Kế toán tài vụ: thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về mặt quản lý tài chính và công tác quản lý kinh doanh, luôn đảm bảo nhu cầu về vốn theo đúng chế độ để phục vụ cho việc triển khai mọi hoạt động của xí nghiệp theo đúng yêu cầu, chức năng và pháp lệnh kế toán thống kê. Phòng tổ chức - hành chính: thực hiện công tác quản lý và sử dụng lao động, quản trị hành chính, tổ chức thực hiện chế độ chính sách đối với CBCNV, làm công tác tiền lương, nâng bậc lương, khen thưởng, kỷ luật v.v... Phòng kế hoạch- điều độ sản xuất: có chức năng lập kế hoạch, tính toán và đưa ra định mức về kỹ thuật, vật tư, lao động, xây dựng các quy trình công nghệ cho sản xuất sản phẩm, chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện các giai đoạn sản xuất sản phẩm theo tiến độ giao hàng và chất lượng của từng đơn đặt hàng tại xí nghiệp. PHẦN II ĐẶC ĐIỂM VỀ NGUỒN LỰC VÀ THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH SẢN XUẤT CỦA XÍ NGHIỆP THƯƠNG MẠI VÀ BAO BÌ HN 1. Cơ cấu vốn Vốn là yếu tố quyết định hàng đầu trong kinh doanh , nó có vị trí quan trọng số một . Nguồn vốn để thành lập và tạo cư sở cho những bước đI ban đầu của xí nghiệp là do công ty cấp , nguồn vốn này gồm nguồn vốn chủ sở hữu và được bổ sung thêm từ các nguồn như : vốn vay ngân hàng những khoản nợ dàI hạn được vay từ quỹ tín dụng, quỹ hỗ trợ đầu tư và phát triển . Tuy nhiên nhờ xí nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả nên nguồn vốn kinh doanh được công ty bổ sung đều hàng năm. Biểu 1: Cơ cấu vốn : ( đơn vị tính : triệu đồng) Chỉ tiêu  Năm 2003  Năm 2004  Năm 2005  So sánh tăng, giảm 2004/2003  So sánh tăng, giảm 2005/2004    Số tiền  (%)  Số tiền  (%)  Số tiền  (%)  Số tiền  %  Số tiền  %   Tổng Nguồn vốn  11.734  100  12.140  100  13.653  100  406  3,5  1.513  12,4   Chia theo SH                                 Vốn vay  3.260  27,8  3.480  28,7  4.105  22,9  220  6,75  425  11,5   Vốn CSH  8.474  72,2  8.640  71,3  9.548  77,1  166  1,96  908  10,5   Chia theo TC                                 Vốn cố định  6.673  56,8  6.905  56,8  7.980  58,5  232  3,4  1.075  15,5   Vốn lưu động  5.061  43,2  5..235  43,2  5.673  41,5  174  3,4  438  8,3   (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế Toán)   Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng số vốn đến cuối năm 2005 là 13.653 triệu đồng tăng 3,5% so với năm 2004 tương ứng 406 triệu đồng. Tỷ lệ nguồn vốn tăng đều qua các năm, điều này cho thấy xí nghiệp đã có nhiều những thành tựu rực rỡ đẩy mạnh sự phát triển của xí nghiệp , nâng cao đời sống cho nhân viên về mặt tinh thần và cả về thể chất. Khuyến khích nhân viên gắn bó lâu dài với xí nghiệp trên con đường hội nhập và phát triển. * Cơ cấu theo chủ sở hữu : Vốn của xí nghiệp chiếm tỷ trọng cao cụ thể là năm 2003 là 72,2% và đến năm 2005 là 77,1%. Vốn chủ sở hữu năm 2004 là 71,3% giảm hơn so với năm 2003 , nghuyên nhân là do năm 2004 xí nghiệp đã đầu tư thêm trang thiết bị để mở rộng kinh doanh. * Cơ cấu theo tính chất : Tỷ lệ vốn cố định so với vốn lưu động của xí nghiệp qua các năm có sự chênh lệch nhiều. Điều này chứng tỏ xí nghiệp đã chuẩn bị rất tốt vốn cho hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là vốn cố định của xí nghiệp luôn luôn được đảm bảo, tỷ lệ tăng dần qua các năm từ 2003 đến 2004 là 3,4%, năm 2004 đến 2005 là 15,5% . Tỷ lệ vốn lưu động không có sự chênh lệch nhiều cụ thể là năm 2005 là 5.673 triệu đồng tăng 8,3% so với năm 2004. Qua những số liệu thực tế tại xí nghiệp Thương mại và Bao bì ta thấy khả năng tự chủ về mặt tài chính của xí nghiệp là rất cao và ổn định, điều này chứng minh rằng xí nghiệp đã thực hiện tốt công tác quản trị tài chính, làm đúng nguyên tắc và quy định của nhà nước. 2. Đặc điểm về trang thiết bị công nghệ Trong các doanh nghiệp công nghiệp, công nghệ sản xuất là nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức quản lý nói chung và quản lý công tác kế toán nói riêng. Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Thương mại và Bao bì Hà Nội là hoạt động của sản xuất công nghiệp cho nên khi nghiên cứu tình hình tổ chức và quản lý của xí nghiệp Thương mại và Bao bì Hà Nội chúng ta đề cập đến một vài nét về quy trình công nghệ của xí nghiệp nói riêng và tổng công ty XNK và Đầu tư Hà Nội nói chung. Từ khi đưa nguyên vật liệu vào chế biến đến khi nhập kho thành phẩm là cả một quá trình liên tục, khép kín. Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm bao bì carton Tại xí nghiệp Thương Mại Và Bao Bì Hà nội (1) K (4) (5) (6) (8) ( 7 ) (9) Nguyên vật liệu được xuất từ kho đến bộ phận máy tạo sóng (1) tại bộ phận sóng, nguyên liệu (giấy cuộn) được chia cắt theo kích thước quy định sau đó đưa vào máy tạo sóng. Quy trình được thực hiện trên dàn máy sóng, bắt đầu giấy được qua lô sóng thứ nhất để tạo dợn sóng, qua lô hồ thứ nhất để ghép một lớp giấy với lớp gợn sóng đồng thời ở lô sóng thứ 2 quy trình cũng diễn ra tương tự ở lô sóng thứ nhất, sau đó toàn bộ 2 lớp này được đưa qua một hồ lô thứ 3 để ghép lại với nhau và ghép thêm một lớp đáy (nếu là sản phẩm carton 3 lớp, quy trình chỉ diễn ra ở một lô sóng) và qua một dàn ép nhiệt, sau cùng ở cuối dàn máy có một con dao chặt để cắt thành các tấm theo quy định. Sau khi hoàn thành giai đoạn là tấm sóng, bán thành phẩm được kiểm tra chất lượng sau đó được chuyển vào kho bán thành phẩm số 1 (2) hoặc chuyển sang khâu sản xuất tiếp sau (3). Ở khâu đoạn tiếp sau bán thành phẩm được đưa qua máy cán lằn chặt khe ( hoặc máy bế hộp ) để tạo hình dáng sản phẩm. Sau khi được kiểm tra bán thành phẩm ở giai đoạn này được chuyển sang công đoạn tiếp theo (5). Ở khâu đoạn ghim hộp bán thành phẩm đã được tạo hình được ghim lại tạo thành những chiếc hộp carton. Khi đã được kiểm tra sản phẩm đủ tiêu chuẩn sẽ được chuyển vào kho bán thành phẩm số 2 (6) hoặc chuyển sang khâu in ở giai đoạn sau (7) Ở giai đoạn in sản phẩm được in theo yêu cầu mẫu mã của khách hàng, sau khi hoàn thành ở giai đoạn này sản phẩm đã đủ tiêu chuẩn chất lượng được nhập kho (9) hoặc gửi đi tiêu thụ ngay không qua nhập kho. Với quy trình sản xuất trên, bố trí sản xuất của xí nghiệp có tính chất dây chuyền, sản phẩm của bộ phận này sẽ làm nguyên liệu cho bộ phận sau. Do vậy cách quản lý hàng hoá của từng bộ phận trong xí nghiệp cần được thực hiện một cách đầy đủ. Nguyên liệu chính dùng để phục vụ quá trình sản xuất là các loại giấy kraft được nhập từ nhiều nguồn khác nhau như: Xí nghiệp giấy Lam Kinh, HTX Mỹ Hương, Công ty giấy Việt Trì, Công ty giấy Lửa Việt, XN giấy Hợp Tiến... Ngoài những nguyên liệu chính Xí nghiệp còn sử dụng một số nguyên vật liệu phụ nhằm phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất được liên tục như: bột sắn, đinh ghim sắt, keo dán, xút, mực in lưới, dầu hoả, dây nilon buộc hàng v.v... 3. Đặc điểm nguồn nhân lực của xí nghiệp Ðể sản xuất kinh doanh có hiệu quả lãnh đạo xí nghiệp Thương mại và Bao bì Hà Nội luôn chú trọng đến chất lượng lao động. Định hướng mục tiêu của xí nghiệp là người lãnh đạo không những am hiểu ngành nghề mà còn phải thông thạo kiến thức chuyên môn. Những năm qua các hình thức đào tạo công nhân mới được xí nghiệp áp dụng khá triệt để. Xí nghiệp có hơn 3/5 số công nhân đã được đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn. Bậc thợ bình quân của công nhân hiện nay là 4,5. Hàng năm xí nghiệp đều tiến hành hoạt động tuyển dụng thêm những kỹ sư giỏi, cử cán bộ cá nhân có năng lực đi học các khoá học ngắn hạn hoặc dài hạn tại các trường đại học. Biểu 2 :Cơ cấu nhân lực của Công ty qua 3 năm 2003-2005 Chỉ tiêu  Năm 2003  Năm 2004  Năm 2005  So sánh tăng,giảm 2004/2003  So sánh tăng, giảm 2005/2004    Số người  (%)  Số người  (%)  Số người  (%)  Số người  %  Số người  %   Tổng số lao động  72  100  80  100  98  100  8  11.1  18  18.4   Phân theo t/chất LĐ             Lao động gián tiếp  11  15,3  16  20  12  12,2  5  45,5  -4  -25   Lao động trực tiếp  61  84,7  68  80  86  87,8  7  11,5  18  26,5   Phân theo giới tính             Nam  52  72  54  67,5  65  66,3  2  3,8  11  20,4   Nữ  20  28  26  32,5  33  33,7  6  30  7  27   Phân theo trình độ             Đại học và trên ĐH  36  50  40  51,2  53  54,1  4  11,1  13  32,5   Cao đẳng và trung cấp  18  25  18  22,5  30  30,6  0  0  12  66,7   PTTH hoặc THCS  18  25  22  26,3  15  15,3  4  22,2  -7  -31,8   Phân theo độ tuổi             Trên 45 tuổi  15  20,8  16  20  16  16,34  1  6,7  0  0   Từ 36 đến 45 tuổi  18  25  18  22,5  18  18,36  0  0  0  0   Từ 30 tuổi đến 35 tuổi  18  25  17  21,3  28  28,57  -1  -5,6  11  64,7   Dưới 30 tuổi  21  29,2  29  36,2  36  36,73  8  38,1  7  24,1   (Nguồn: Phòng Quản lý nhân sự xí nghiệp Thương mại và Bao bì Hà Nội) Qua bảng tổng hợp về cơ cấu lao động theo độ tuổi và theo trình độ học vấn của đội ngũ lao động trong xí nghiệp Thương mại và Bao bì Hà Nội có thể nhận xét sơ bộ như sau: - Lực lượng lao động của xí nghiệp là tương đối trẻ số lượng lao động dưới 35 tuổi chiếm gần 65% đây là một nhân tố tích cực góp phần cho kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong thời gian tới sẽ tăng trưởng tốt. Lao động trực tiếp luôn có tỷ lệ cao hơn lao động gián tiếp vì theo tính chất công việc của xí nghiệp luôn cần đến kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật. -Trình độ học vấn của đội ngũ lao động cũng tương đối tốt do hàng năm công ty đã bố trí cho một số công nhân đi học các lớp đào tạo ngắn và dài hạn tại một số trường Đại học cũng như các trường kỹ thuật. 4 . Thực tế hoạt động quản lý của xí nghiệp Thương mại và Bao bì HN a. Về thực hiện kế hoạch Để cho xí nghiệp Thương mại và Bao bì Hà Nội đứng vững được trên thị trường hiện nay và luôn có sự tăng trưởng trong việc kinh doanh, ban giám đốc và công nhân viên toàn xí nghiệp đã luôn cố gắng thực hiện tốt kế hoach hàng năm . Kế hoạch của xí nghiệp được đề ra theo sự chỉ đạo của phòng kế hoạch tổng công ty , được xây dựng và thực hiện dựa trên những chỉ tiêu đạt được của năm trước để định hướng và phát triển cho năm sau. Báo cáo 6 tháng đầu năm 2006 Về thực hiện kim ngạch +Tổng doanh thu : 600,861 tỉ =50% KH =152% CKỳ +Kim ngạch XK : 11,245 Triệu USD =66% KH =176% CKỳ +Kim ngạch XK : 16,900 Triệu USD =35% KH =108% CKỳ +Thu nhập BQ : 1.450.000 đồng/ người/ tháng Đơn vị  Doanh thu (tỉ VND)  Xuất khẩu (triệu USD)  Nhập khẩu (triệu USD)    TH/KH  %KH  TH/KH  %KH  TH/KH  %KH   Văn phòng  33,5/647  51,5  9,78/17,3  56,5  7,45/23,5  32   Chi nhánh HCM  25,95/50  52  0,51/1,0  51  0,80/2,0  40   Chi nhánh Hải Phòng  0,20/0,70  29  -  -  -  -   Xí nghiệp Chè  1,77/40  4  0,024/0,50  5  0/2,0  0   Xí nghiệp May  1,71/3,4  50  0,464/1,1  42  0,41/0,76  54   Xí nghiệp Bao bì  8,89/15,0  59  0,470/2,5  19  0,23/10  23   Trun