Hiện nay sinh viên sau khi ra trường thường không đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng và còn bỡ ngỡ với môi trường làm việc. Sinh viên còn thiếu sự cọ xát giữa kiến thức với thực tế cũng như thiếu kinh nghiệm mà trong môi trường học đường sinh viên không thể tích lũy được. Đây là một điểm yếu của sinh viên, bắt buộc sinh viên cần phải có cơ hội tiếp xúc với xã hội để củng cố và học hỏi thêm kiến thức, tích lũy kinh nghiệm và tự thân đánh giá được năng lực của mình.
26 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2418 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập Tham gia hoạt động trồng và chăm sóc cây Ớt tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương mại Papaarch cơ sở tại tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHOA NÔNG HỌC
BÁO CÁO
THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP
Nhiệm vụ:
Tham gia hoạt động trồng và chăm sóc cây Ớt tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương mại Papaarch cơ sở tại tỉnh Quảng Bình
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Kiều
Lớp: Bảo Vệ Thực Vật 47
GVHD: Trần Thị Thu Hà
HDV:
Công ty thực tập: Công Ty CP ĐT & TM Papaarch
Địa chỉ : Tầng 6, tòa nhà 78 Bến Nghé, Thành phố Huế
Điện thoại: (0543) 822632
Fax: (0543) 938082
Email: papaarch@yahoo.com.vn
Web: www.papaarch.com
Tháng 03/2016
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực tế tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương Mại Papaarch, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ rất nhiệt tình của anh Dương Quang Đại Thắng – Trưởng phòng kinh doanh, cùng tập thể nhân viên của Công ty đã giúp đỡ em trong thời gian thực tế tại Công ty.
Bên cạnh đó em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy cô của khoa Nông học đã trực tiếp hoặc gián tiếp hướng dẫn em trong quá trình thực tế. Đặc biệt là TS. Trần Thị Thu Hà – người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều để em hoàn thành tốt báo cáo sau chuyến thực tế này.
Tuy nhiên, do đây là lần đầu tiên tiếp xúc với công việc thực tế và hạn chế về nhận thức và kiến thức nên không thể tránh được những thiếu sót khi tìm hiểu, đánh giá và trình bày về Công ty cũng như công việc rất mong sự bỏ qua của Công ty và rất mong được sự đóng góp giúp đỡ của quý thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Mục tiêu thực tập
Mục tiêu chung
Mục tiêu cụ thể
PHẦN 2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP
2.1 Kết quả tìm hiểu và làm quen với Papaarch
2.1.1 Thông tin chung
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề.
Hiện nay sinh viên sau khi ra trường thường không đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng và còn bỡ ngỡ với môi trường làm việc. Sinh viên còn thiếu sự cọ xát giữa kiến thức với thực tế cũng như thiếu kinh nghiệm mà trong môi trường học đường sinh viên không thể tích lũy được. Đây là một điểm yếu của sinh viên, bắt buộc sinh viên cần phải có cơ hội tiếp xúc với xã hội để củng cố và học hỏi thêm kiến thức, tích lũy kinh nghiệm và tự thân đánh giá được năng lực của mình.
Thực tập định hướng nghề nghiệp là môn học quan trọng và mang tính thực tế cao trong chương trình học của khoa Nông học trong những năm vừa qua. Nó đáp ứng được phần lớn nhu cầu của sinh viên cũng như xã hội. Đây là môn học giúp sinh viên có thể tiếp xúc với nghề nghiệp ngoài xã hội và được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tại đây, sinh viên sử dụng các kiến thức, kỹ năng của mình để làm viêc giống như một nhân viên bình thường trong một công ty, từ đó tạo tiền đề để nâng cao kiến thức, kinh nghiệm. Sinh viên sẽ có cơ hội rèn luyện và mài giũa kiến thức, chuẩn bị hành trang cho bản thân trên con đường tương lai sau này. Do khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn vẫn còn quá lớn nên thời gian thực tập sẽ giúp sinh viên rút ngắn được khoảng cách giữa thực tiễn và lý thuyết, giúp sinh viên tự tin hơn trong công việc, học tập cũng như tự tin hơn sau khi ra trường.
Từ sự đam mê và sự hữu ích của môn học, tôi đã chọn tham gia vào Công ty Cổ phần Papaarch, làm việc tại công ty với vai trò là một công nhân của công ty từ ngày 20/01/2016 đến ngày 28/03/2016.
1.2. MỤC TIÊU THỰC TẬP
Mục tiêu chung
Có thể thâm nhập vào môi trường thực tế.
Tìm hiểu môi trường làm việc trong tương lai
Đánh giá và nâng cao năng lực bản thân
Đánh giá được kỹ năng, kiến thức và thái độ nghề nghiệp
Học hỏi, áp dụng kiến thức vào thực tế
Cơ hội tìm hiểu lịch sử hình thành, phát triển của công ty cổ phần đầu tư và thương mại Papaarch
Tích lũy kiến thức chuyên môn
Xây dựng quan điểm của bản thân về sự phát triển nghề nghiệp mong đợi trong tương lai
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
1.2.2.1. Về chuyên môn
- Học làm chủ được những căn bản về kiến thức, kỹ năng và thái độ trong lĩnh vực chuyên ngành cụ thể và tích lũy được kinh nghiệm thông qua quá trình thực tế nghề
- Củng cố và mỡ rộng kiến thức đã được học thông qua các hoạt động thực tiễn
- Học hỏi được nhiều kiến thức chuyên môn về lĩnh vực BVTV
- Học được khả năng tự giải quyết vấn đề chuyên môn một cách độc lập, tự giác và có khoa học
1.2.2.2. Về kỹ năng
- Củng cố và hoàn thiện các kỹ năng mềm:
+ Kỷ năng giao tiếp.
+ Kỹ năng ra quyết định.
+ Kỹ năng lập kế hoạch.
+ Kỹ năng quản lý thời gian.
+ Kỹ năng lãnh đạo.
+ Kỹ năng làm việc nhóm.
PHẦN 2
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP
2.1. TÌM HIỂU VÀ LÀM QUEN VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI PAPAARCH
2.1.1 Thông tin chung.
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI PAPAARCH
Mã số thuế: 3301153580
Địa chỉ: Tầng 6, toà nhà 78 Bến Nghé, Phường Phú Hội, Thành phố Huế, Thừa Thiên, Huế
Tên giao dịch: PPC
Giấy phép kinh doanh: 3301153580 - ngày cấp: 22/01/2010
Ngày hoạt động: 27/01/2010
Website: - Email: papaarch@yahoo.com.vn
Điện thoại: 0543938082 - Fax: 0543938082
Giám đốc: ĐỖ HOÀI PHONG / ĐỖ HOÀI PHONG, Email: papaarch@yahoo.com.vn
1. Tên Công Ty :
+ Tên công ty viết bằng Tiếng Việt: Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Đầu Tư Và Thương Mại Papaarch. Nay đã chuyển đổi thành công ty Cổ Phần Đầu tư và Thương mại Papaarch.
+ Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài (tên giao dịch): Papaarch Trading and Investment Company Limited
2. Hình Thức : Công ty Cổ Phần đầu tư và thương mại Papaarch là doanh nghiệp được thành lập theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp do Quốc hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005.
3. Trụ Sở, Địa Bàn Hoạt Động:
Địa chỉ trụ sở chính của công ty đặt tại: Tầng 6, tòa nhà 78, đường Bến Nghé, phường Phú Hội, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Điện thoại: 054.3938082. Fax: 054.3938082
Email: papaarch@yahoo.com.vn
Hệ thống phòng giao dịch trong nước và quốc tế:
- Thành phố Hà Nội: 38A, ngõ 151, phố Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai.
Điện thoại: 0436.623.700 Fax: 0436.623.700
- Thành phố Vinh: nhà 9, ngõ 2, đường Nguyễn Quốc Trị, khối Hưng Phúc, phường Hưng Phúc.
Điện thoại: 0383.833.385 Fax: 0383.833.385
- Thành phố Hồ Chí Minh: 656/32 Cách Mạng Tháng 8, phường 11, quận 3.
Điện thoại: 0838.460.188 Fax: 0838.460.188
- Cộng hòa Liên ban Đức: 16603 schwedt-oder, Ehm-welk, str 26.
Điện thoại: 00491749934617 Fax: 00491749934617
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại Papaarch được thành lập theo quyết định số 3301153580 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 26 tháng 01 năm 2010.
Sau hơn 3 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, sản xuất chế biến, và ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại Papaarch đã và đang có đội ngũ nhân viên hơn 30 người, trong đó có gần 10 thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư và giám sát đáp ứng được yêu cầu chuyên môn trong công việc. Bên cạnh đó doanh nghiệp còn liên tục trang bị các máy móc, thiết bị hiện đại để đảm bảo công việc được vận hành tốt, đúng tiến độ và cam kết luôn đạt chất lượng tốt nhất cho quý khách hàng, đối tác và nhà đầu tư.
Với đội ngũ quản lí, nhân công có năng lực và trình độ chuyên môn cao; phong cách làm việc sáng tạo và đặc biệt là luôn nỗ lực hết mình cùng tập thể nhằm đáp ứng cao nhất các yêu cầu của công việc. Ngoài ra, công ty cũng tạo được các mối quan hệ, sự hợp tác lâu dài, chặt chẽ với các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nông nghiệp, chế tạo vật liệu, xây dựngđể hỗ trợ tư vấn , giám sát, hỗ trợ thi công, vận hành công việc có chất lượng, uy tín để đảm bảo niềm tin cho quý khách hàng, đối tác và nhà đầu tư khi đến với doanh nghiệp chúng tôi.
Qua nhiều dự án, đơn hàng đã thực hiện, Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại Papaarch đã có sự tín nhiệm của nhiều cá nhân, đơn vị, tổ chức; từng bước xây dựng và khẳng định thương hiệu của mình và không ngừng phát triển vững mạnh để luôn là một điểm đến tin cậy của quý khách hàng, đối tác và nhà đầu tư.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức công ty.
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
PHÒNG
HÀNH CHÍNH-
KẾ HOẠCH
PHÒNG
TÀI CHÍNH- KẾ TOÁN
PHÒNG
KINH DOANH-
TIẾP THỊ
PHÒNG
SẢN XUẤT-
KỸ THUẬT
PHÒNG
NHÂN SỰ
CÁC TRƯỞNG VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
TRỢ LÝ GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
HỆ THỐNG NHÂN VIÊN TRỰC THUỘC
Sơ đồ tổ chức Công Ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại Papaarch
Ban quản lý, bao gồm:
Giám đốc điều hành : Ông Đỗ Hoài Phong
Trợ lý giám đốc điều hành: Ông Trần Ngọc Trung
Phụ trách công tác đối nội – đối ngoại: Bà Nguyễn Thị Thái Thanh
Trưởng phòng hành chính- kế hoạch: Ông Trần Ngọc Trung
Trưởng phòng kinh doanh- tiếp thị: Ông Dương Quang Đại Thắng
Trưởng phòng kế toán- tài chính: Bà Phan Thị Nguyên
Trưởng phòng sản xuất- kỹ thuật: Ông NguyễnChâu Lâm
Trưởng phòng nhân sự: Ông Trần Văn Tài
Trưởng đại diện hợp tác với trung tâm ươm tạo và chuyển giao công nghệ, Đại học Huế: Bà Phạm Thị Diễm Thi
Trưởng đại diện hợp tác với trường ĐH Nông Lâm, Huế: Bà Nguyễn Thị Thái Thanh
Trưởng đại diện văn phòng giao dịch miền Nam : Bà Lê Thị Kiều Ngân.
Trưởng đại diện văn phòng giao dịch miền Bắc: Ông Hà Văn Lâm
Trưởng đại diện văn phòng giao dịch miền Trung: Ông Nguyễn Đức Anh Tống
Và các đội trưởng các tổ, đội nhóm cùng với hệ thống nhân viên trực thuộc các phòng ban.
2.1.4. Mục tiêu, ngành nghề kinh doanh chính và tiêu chí hoạt động của công ty.
a. Mục tiêu : Công ty Papaarch được thành lập và luôn theo tôn chỉ tham gia đầu tư hiệu quả, tạo ra những sản phẩm giá trị gia tăng cao, đóng góp vào sự phát triển chung của các ngành nghề địa phương mà công ty đang hoạt động, đồng thời đảm bảo các chính sách đãi ngộ nhân viên tốt cùng với hệ thống quản lý chuyên nghiệp, nâng cao giá trị thương hiệu của công ty nhằm mang đến sự hài lòng cho quý khách hàng, đối tác và các nhà đầu tư.
b. Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty:
Thiết kế, xây dựng công trình dân dụng và công trình thuộc dự án công nghiệp.
Gia công và chế biến gỗ có nguồn gốc hợp pháp, sản xuất các sản phẩm liên quan đến vật liệu gỗ.
Trồng trọt, chăn nuôi hỗn hợp; Sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp; Sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ
Nghiên cứu và phát triển thực nghiệm khoa học tự nhiên và kỹ thuật
Các dịch vụ tư vấn về khoa học kỹ thuật (tư vấn về nông nghiệp, kinh tế, nguồn năng lượng)
Công ty có nhiệm vụ tổ chức hoạt động kinh doanh trong phạm vi ngành nghề đã đăng ký và trong khuôn khổ pháp luật Nhà nước quy định.
c. Tiêu chí hoạt động:
Chữ tín luôn đặt lên hàng đầu.
Khách hàng luôn là tri ân của công ty Papaarch, chúng tôi luôn chào đón khách hàng trên mọi lĩnh vực kinh doanh của công ty chúng tôi và luôn mong muốn đem lại sự thỏa mãn về chất lượng, hài lòng về dịch vụ của khách hàng.
Tập thể công ty luôn nỗ lực hết mình để nâng cao tay nghề, chuyên môn và nghiệp vụ; sáng tạo trong lao động với mục tiêu cao nhất là mang đến sự tin cậy cho quý khách hàng với chất lượng sản phẩm, công trình đúng như cam kết.
Luôn quan tâm, đảm bảo quyền lợi và nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ; học hỏi, sáng tạo trong lao động cũng như quản lí để tạo động lực cho toàn tập thể công ty vươn lên vững chắc.
Xây dựng công ty Papaarch thành một thương hiệu uy tín, chất lượng và sáng tạo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.1.5. Chức năng và nhiệm vụ của vùng nguyên liệu Ớt
a. Chức Năng:
Cung cấp sản phẩm từ Ớt cho các cơ sở chế biến.
Nâng cao năng suất và chất lượng các sản phẩm từ Ớt.
Thực hiện mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao áp dụng vào sản xuất.
Tạo công ăn việc làm nhằm cải thiện đời sống người dân trong vùng
b. Nhiệm vụ:
Chăm sóc các lô Ớt đã trồng
Theo dõi tình trạng phát triển và diễn biến sâu bệnh hại hại Ớt
Hướng dẫn đòa tạo cho công nhân về kỹ thật chăm sóc cây Ớt: cắt tỉa cành, bón phân, phun thuốc, ...
Quản lý, kiểm tra đội ngũ công nhân viên thực hiện theo quy chế tổ chức hoạt động của Công ty.
Đề xuất các ý tưởng để nhằm cải thiện chi phí lao động và tăng năng suất cho cây trồng.
Xây dựng kế hoạch về nguồn nhân lực và kế hoạch thực thi công việc của Bộ phận.
Thường xuyên theo dõi các lô Ớt đã trồng.
PHẦN 3
NHỮNG HOẠT ĐỘNG ĐÃ ĐƯỢC THỰC HIỆN
3. Những công việc được giao trong quá trình thực tập.
3.1. Thiết kế và xây dựng vườn ươm.
a. Chuẩn bị đất
Đất cần được dọn sạch.
Cày cho đất tơi xốp và xử lý vôi bột từ 7 – 14 ngày trước khi gieo hạt.
Hình: Xử lý vôi bột sau khi cày
b. Lên luống, làm vòm phủ bạt và gieo hạt
Liếp rộng 1,0 – 1,2 m, cao 15 – 30 cm.
Trộn hạt giống với Iprdione 50%WP 60 g cho 1 kg hạt giống để phòng ngừa bệnh từ hạt.
Được che bằng giàn có khung đỡ, tránh ánh sáng trực sạ và tránh mùa mưa rét. Khung đỡ rộng từ 1 – 2 m và cao 40 – 60 cm, được phủ bằng nilon. Hai đầu liếp để ngỏ để tạo sự thông thoáng cho luống gieo.
Hình: Lên liếp, làm vòm và phủ bạt
3.2. Chăm sóc vườn ươm.
- Tưới nước hằng ngày để cho hạt nảy mầm,
- Sáng dở bạt phủ, chiều tối che bạt giữ ẩm.
3.3. Trồng và chăm sóc các lô Ớt của công ty trong vòng 2 tháng thực tập.
- Kỹ thuật làm đất:
Làm đất kỹ, cày xới sâu 20- 25cm, phơi ải 10-15 ngày, lên luống cao 30cm, rộng 1m2.(có thể cao hoặc rộng hơn tuỳ theo vùng đất)
Vệ sinh đồng ruộng. Nhặt cành cây, rễ cây và dọn sạch các luống đất.
Hình 3: Lên luống và đào lỗ trồng cây
Mùa mưa: nên làm mương sâu quanh ruộng, lên liếp cao để thoát nước dễ dàng sau mỗi cơn mưa.
Bón lót: Super Lân hoặc lân Lâm Thao
Lưu ý:
+ Vôi cần bón trước 3-4 ngày sau đó bón lân.
+ Trộn phân đều với đất trước khi trồng.
Trồng cây:
Cây được trồng theo hàng.
Lấp đất kỹ và dí chặt tránh gãy ngọn hoặc bể bầu cây con.
Trồng hàng đơn: khoảng cách hàng cách hàng 1,0 – 1,2 m, cây cách cây 50 cm.
Trồng hàng đôi: khoảng cách hàng cách hàng 1,5 – 1,7 m, cây cách cây 50 cm.
Tưới nước:
Sau khi trồng phải tưới đủ nước cho cây.
Tưới nước ngay sau khi trồng và sau khi bón phân.
Tưới định kỳ, không để thiếu nước trong giai đoạn cây ra hoa và cho trái, nếu thiếu nước năng suất và chất lượng trái ớt không đạt tiêu chuẩn.
Tưới nước thường xuyên để giữ độ ẩm của đất.
Tưới đủ nước.
Bón thúc:
Bón phân NPK, Urê, Kali chia đều lượng phân bón 3 – 4 lần, lần đầu 7 ngày sau khi trồng; lần thứ hai khi cây bắt đầu ra hoa, lần thứ 3 khi cây ra hoa rộ.
20 ngày sau khi trồng phải phun bón lá và phun thuốc phòng bệnh héo xanh và lở cổ rễ.
Bảng 1: Lượng phân cần bón cho 500 m2
Tro bếp hoặc PVS
Vôi
Super lân
NPK
Kali
Ure
NASA
Canxi
nitrat
Thời điểm bón
Bón thúc
Lần1
5kg
2.5kg
2kg
1kg
1kg
20-25 ngày sau trồng
Lần2
5-7kg
2.5kg
3kg
1kg
1kg
Khi ớt đã đậu trái đều
Lần3
5-7kg
2.5kg
3kg
1kg
1.5kg
Khi bắt đầu thu hoạch trái
Lần4
5-7kg
2kg
2kg
1kg
1.5kg
Khi thu hoạch trái rộ
Lưu ý: Phun thuốc phòng trừ bệnh mỗi tuần 1 lần
Bón phân theo sự phát triển bộ rể của cây ớt. Mỗi lần bón đục lỗ nhỏ hoặc rạch hàng để bón và phủ lớp đất mỏng hoặc phân hữu cơ để giữ cho phân khỏi bay hơi.
Chăm sóc:
Tỉa bỏ toàn bộ chồi ở nách lá bên dưới điểm phân cành đầu tiên khi chồi còn nhỏ tạo thông thoáng và tập trung dinh dưỡng ở tầng trên.
Tỉa bỏ cây bị bệnh và đốt. Nên tỉa vào lúc trời nắng ráo
3.4. Điều tra sâu bệnh hại trên Ớt và tìm hiểu cách phòng trừ
a. Bệnh héo tươi
Bệnh xảy ra rãi rác trên từng cây hoặc từng nhóm cây ở giữa ruộng. Triệu chứng đầu tiên trên cây già các lá bên dưới bị héo nhẹ; nhưng ở cây con thì các lá non bị héo trước. Sau vài ngày cây bất thình lình héo nhanh nhưng lá không vàng.
Chẻ thân ở phần gốc và rễ ta thấy các mạnh nhựa biến thành màu xám đất đến nâu nếu nhúng phần bị cắt vào nước ta sẽ thấy dòng vi khuẩn tuôn ra có màu trắng sữa.
Tác nhân gây bệnh
Do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra.
Biện pháp phòng trị
Lên líp cao thoát nước tốt, bón vôi.
Luân canh không trồng họ cà ớt trên ruộng bị nhiễm nặng 2 - 3 năm.
Tưới nước Copper zinc 85WP, Starner 20WP... 0,5 - 1% vào gốc cây mới bị bệnh.
Nhổ và tiêu huỷ các cây bị bệnh nặng để tránh lây lan.
b. Bệnh khảm
Triệu chứng bệnh
Bệnh thường gây hại ở giai đoạn cây ra hoa kết trái trở về sau, bệnh gây hại nặng trong mùa nắng nóng và nhẹ trong mùa mưa.
Bệnh thường làm lá đọt nhỏ, xoắn lại, lá không phát triển, lóng ngắn, cây trở nên giòn dễ gãy. Bệnh nặng cây còi cọc, hoa bị vàng nhỏ và rụng, cây rất ít trái, trái nhỏ và vặn vẹo. Cuối cùng cây có thể bị chết.
Tác nhân gây bệnh
Do virus gây ra; côn trùng chích hút như rầy mềm, bù lạch là trung gian truyền bệnh.
Biện pháp phòng trị
Không sử dụng nguồn giống ở những ruộng bị bệnh.
Bón phân cân đối và tăng cường thêm lượng phân chuồng hoai mục để tăng khả năng chống chịu được bệnh.
Phun thuốc trừ nhóm côn trùng chích hút bằng thuốc ACTARA 25WG, VERTIMEC 1.8 ND.
NHẬT KÝ THỰC TẬP
STT
NỘI DUNG
THỜI GIAN
25/1-26/1
27/1-1/2
2/2-3/2
13/2-20/2
21/2-26/2
27/2-20/3
1
Cưa cọc chống
2
Vệ sinh đồng ruộng, trồng cây và tưới nước
3
Thiết kế & xây dựng vườn ươm
4
Chăm sóc vườn ươm
5
Trồng cây và chăm sóc các lô ớt đã trồng
PHẦN 4
THUẬN LỢI - KHÓ KHĂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
. Thuận lợi
Được sự hỗ trợ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn từ đó mà tôi có thêm tự tin để thực hiện tốt và hoàn thành các công việc được giao.
Công ty luôn tạo điều kiện và môi trường làm việc tốt nhất cho sinh viên thực tập, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của sinh viên.
Hướng dẫn viên công ty hòa đồng, có chiều sâu về kiến thức và kinh nghiệm, giúp đỡ rất nhiều trong công việc cũng như truyền đạt nhiều kiến thức thực tế cho sinh viên.
Tạo điều kiện chỗ ăn, ở và phương tiện đi lại cho sinh viên đầy đủ và có kỷ luật.
. Khó khăn
Bước đầu còn bỡ ngỡ trong công việc
Điều kiện thời tiết.
Quản lí thời gian và xử lí công việc chưa chủ động.
Kinh phí hoạt động
Thời gian còn hạn hẹp
. Bài học kinh nghiệm
Nhận thức nghề nghiệp
Cần có tính cần cù, chịu khó, nhiệt tình và đặc biệt là niềm đam mê nghề nghiệp.
Trong quá trình học hỏi cần phải tư duy và sáng tạo.
Cần khéo léo hơn trong giao tiếp.
Trước khi đưa ra một quyết định cần xem xét các khả năng có thể xảy ra.
Xử lý các tình huống cần linh hoạt hơn.
Luôn giữ được thái độ rõ ràng trong công việc rõ, chắc chắn nhưng cũng phải mềm dẻo, khéo léo trong mối quan hệ giao tiếp đúng lúc, đúng chỗ.
Nâng cao tính tổ chức, kỷ luật và ý thức chấp hành luật lao động.
Có tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao
Về môi trường nghề nghiệp
Nâng cao tính tổ chức, kỷ luật và ý thức chấp hành luật lao động.
Tính tổ chức và kỷ luật được nâng cao.
Cần có sức khỏe, chịu khó trong công việc
Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh
Về kiến thức
Học hỏi được rất nhiều kiến thức liên quan đến chuyên ngành Khoa học cây trồng về trồng cây gấc, chăm sóc cây...
Được trực tiếp làm những công việc khác nhau của vị trí công nhân công ty, cọ xát với thực tế bên ngoài giúp cho tôi tích lũy được nhiều kiến thức thực tế mà ở nhà trường chưa được học.
Về kỹ năng
Trong công việc, giao tiếp là điều không thể tránh khỏi, khi nói chuyện với hướng dẫn viên công ty, giám đốc tôi lúc nào cũng lễ phép, khiêm tốn, tế nhị. Tránh việc ăn nói sỗ sàng, hoặc phản ứng thái quá đối với người trong công ty, tạo thái độ hòa nhã dễ gần cho dù cấp bậc họ cao hay thấp. Cố gắng tạo lập mối quan hệ thân thiện với mọi người thông qua giao tiếp.
Kỹ năng thương thuyết: Áp lực trong công việc là điều không thể tránh khỏi, nếu như đảm nhận tất cả các công việc từ bất kỳ người nào là điều không thể, việc này sẽ tạo áp lực vô hình ảnh hưởng đến chất lượng của công việc. Chính vì vậy mà tôi coi trọng kỹ năng thương thuyết, nó giúp tôi có thể tránh khỏi những công việc mà tôi không muốn làm hoặc là những công việc không đúng chuyên ngành của mình.Vậy nhờ vào thương thuyết mà công việc của tôi được tiến hành thuận lợi và ổn định hơn.
Kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian: Một kế hoạch hoàn hảo sẽ giúp công việc đạt hiệu quả cao và tiết kiệm thời gian tốt nhất.
PHẦN 5
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận.
Có thể nói thực tập định hướng nghề nghiệp là một môn học rất bổ ích. Thông qua môn học này sinh viên sẽ được tiếp xúc với thế giới bên ngoài, được biết môi trường làm việc như thế nào, đượ