Báo cáo Thực tập thực trạng nghề nghiệp của người dân sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp khu dịch vụ du lịch

Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) nước ta chuyển từ nền kinh tế tập chung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những năm qua nhờ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nói chung và nông nghiệp nông thôn nói riêng nền kinh tế nước ta đã có sự chuyển biến đáng kể, cơ cấu kinh tế cơ cấu lao động đã chuyển đổi tích cực theo hướng: Giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Đây là sự chuyển biến đáng mừng, phù hợp với xu hướng vận động có tính quy luật của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động đã từng diễn ra ở các nước trên thế giới. Tuy nhiên, cùng với sự ra đời của các khu công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch nghỉ mát là tình trạng thu hẹp lại đất đai, nhất là đất nông nghiệp, những mảnh đất gắn bó với người nông dân từ bao đời nay. Việc chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi, đất là một trong những vấn đề lớn và bức xúc hiện nay. Việc thu hồi đất, đặc biệt là đất nông nghiệp có ảnh hưởng lớn đến tư liệu sản xuất truyền thống, việc làm của người lao động nông nghiệp. Cho đến nay, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn vẫn diễn ra khá chậm. Điều này được thể hiện không chỉ ở quy mô, tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề , trình độ trang thiết bị, kỹ thuật , công nghệ , chất lượng của người lao động mà còn ở cả trình độ tổ chức sản xuất và tổ chức lao động. Những yếu kém trên trong thực tế đã trở thành các lực cản làm chậm đáng kể quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Chính vì vậy, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông nghệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đáp ứng được những yêu cầu đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã trở thành vấn đề bức xúc. Với mục tiêu cuộc sống của người dân bị thu hồi đất phải được ổn định về đời sống kinh tế và ngày càng được nâng cao, chính vì từ những mục tiêu đó đòi hỏi các ngành, các cấp phải có sự nghiên cứu và tìm ra cách giải quyết phù hợp. Xuất phát từ thực tế đất đai, đồng ruộng luôn gắn liền với người nông dân bao đời nay khi người dân mất đất vấn đề tìm kiếm việc làm mới đối với người nông dân là không dễ dàng gì. Bởi vì ngoài sự chăm chỉ, cần cù chịu khó vốn có của người nông dân vấn đề trình độ học vấn, chuyên môn, tay nghề đối với người nông dân là cả một vấn đề để giải quyết. Mất đất, tức là mất đi nguồn thu nhập chính để nuôi sống gia đình họ. Câu hỏi đặt ra ở đây là: “Thực tế việc làm của người nông dân sẽ ra sao khi họ không còn đất đai để canh tác? Những thách thức nào đang đặt ra đố với cuộc sống của họ?”. Thực tế có thể thấy ngay rằng, tình trạng việc làm của người dân sau khi mất đất là một vấn đề cấp bách cả lý luận và thực tiễn. Nó đòi hỏi các cấp, các ngành phải có sự phối kết hợp chặt chẽ để tìm ra cách giải quyết. Chính từ thực tế đó, tác giả đã chọn đề tài “Thực trạng nghề nghiệp của người nông dân sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu Dịch vụ du lịch” (Qua khảo sát tại xã Hải Hòa – huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa, tháng 8 năm 2011). Với tính chất là một nghiên cứu thực nghiệm, em huy vọng báo cáo của mình sẽ góp phần nhỏ bé vào việc cung cấp một số thông tin thiết thực cho việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi nói trên ở huyện Tĩnh Gia nói chung và xã Hải Hòa nói riêng trong cả nghiên cứu lý luận và thực tiễn.

doc54 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2070 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập thực trạng nghề nghiệp của người dân sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp khu dịch vụ du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC ----&&---- BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI DÂN SAU KHI BÀN GIAO ĐẤT CHO KHU CÔNG NGHIỆP KHU DỊCH VỤ DU LỊCH (Qua khảo sát thực tế tại xã Hải Hòa – huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa tháng 8 năm 2011) Hà Nội; Tháng 8 năm 2011 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được Báo cáo thực tập này có kết quả cao. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và chu đáo của thầy giáo TS. Trần Xuân Hồng - Giảng viên Khoa xã hội học, Trường Đại học KHXH&NV HN Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành Báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. Qua đây em xin trân thành cảm ơn Cán bộ và nhân dân xã Hải Hòa – huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa. Đặc biệt là Hội liên hiệp Phụ nữ xã Hải Hòa đã tạo điều kiện cho Đoàn thực tập và giúp đỡ em có nhiều thông tin cụ thể để hoàn thành Báo Cáo thực tập của mình. Đồng thời Báo cáo thực tập này được hoàn thành là kết quả 5 năm học tại Trường và sự dạy dỗ, bổ trợ những kiến thức quý báu của tập thể các thầy, cô giáo viên trong Trường, trong khoa Xã hội học, Trường Đại Học KHXH&XV HN và sự giúp đỡ về cơ sở, vật chất nơi ăn, chốn nghỉ của cán bộ, giáo viên Trường Cán bộ Phụ nữ Trung ương. Qua đây, em xin được bày tỏ biết ơn sâu sắc, cảm ơn đến cán bộ, giáo viên của cả 2 Trường. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các anh, chị, các bạn học viên lớp K52- PN2 đã luôn đồng hành, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tâp và hoàn thành Báo cáo thực tập này. Tuy nhiên do thời gian và trình độ có hạn nên báo cáo thực tập này chắc chắn còn nhiều thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý của các thầy cô và các bạn sinh viên./. Em Xin trân thành cảm ơn! Hà Nội: Ngày 06 tháng 10 năm 2011 Sinh Viên Lò Văn Biển MỤC LỤC Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2.1. Ý nghĩa khoa học 2.2. Ý nghĩa thực tiễn 3. Mục tiêu nghiên cứu 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu 4.2. Khách thể nghiên cứu của đề tài 4.3. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp chọn mẫu bằng bảng hỏi 5.2. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi 5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân 5.4. Phương pháp quan sát và tham dự 5.5. Phương pháp phân tích tài liệu 6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 6.1. Giả thuyết nghiên cứu 6.2. Khung lý thuyết PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1.Cơ sở lý luận 1.1.1. Cơ sở lý luận 1.1.2. Các lý thuyết áp dụng 1.1.2.1. Lý thuyết cơ cấu chức năng 1.1.2.2. lý thuyết hành động xã hội 1.1.2.3. Lý thuyết về sự lựa chọn hợp lý 1.1.2.4. Lý thuyết biến đổi xã hội 1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1.3. Những khái niệm công cụ 1.3.1. Cơ cấu nghề nghiệp 1.3.2. Khái niệm bàn giao 1.3.3. Khái niệm đất đai 1.3.4. Khái niệm khu công nghiệp 1.3.5. Khái niệm về Du lịch 1.3.6. Khái niệm về Dịch vụ CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU I. Đặc điểm tình hình văn hóa – kinh tế - xã hội tại địa bàn nghiên cứu 1.Tiềm năng về phát triển kinh tế, du lịch của Huyện Tĩnh Gia 2. Tổng quan địa bàn xã Hải Hòa II. Thực trạng của người dân xã Hải Hòa – Huyện Tĩnh Gia sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu dịch vụ du lịch. 2.1. Nghề nghiệp hiện tại của người dân và các yếu tố liên quan 2.2. Đánh giá thực trạng nghề nghiệp của người dân sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu du lịch dịch vụ và nguyên nhân của tình hình. 2.2.1. Những kết quả đạt được 2.2.2. Các yếu tố cơ bản tác động tới cơ cấu lao động xã sau khi bàn gia đất cho khu công nghiệp, khu dịch vụ du lịch. 2.2.3. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân cơ bản của tình hình PHẦN III: KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP 1. Kết luận: 2. Giải pháp: 3. Khuyến nghị: PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) nước ta chuyển từ nền kinh tế tập chung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những năm qua nhờ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nói chung và nông nghiệp nông thôn nói riêng nền kinh tế nước ta đã có sự chuyển biến đáng kể, cơ cấu kinh tế cơ cấu lao động đã chuyển đổi tích cực theo hướng: Giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Đây là sự chuyển biến đáng mừng, phù hợp với xu hướng vận động có tính quy luật của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động đã từng diễn ra ở các nước trên thế giới. Tuy nhiên, cùng với sự ra đời của các khu công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch nghỉ mát là tình trạng thu hẹp lại đất đai, nhất là đất nông nghiệp, những mảnh đất gắn bó với người nông dân từ bao đời nay. Việc chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi, đất là một trong những vấn đề lớn và bức xúc hiện nay. Việc thu hồi đất, đặc biệt là đất nông nghiệp có ảnh hưởng lớn đến tư liệu sản xuất truyền thống, việc làm của người lao động nông nghiệp. Cho đến nay, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn vẫn diễn ra khá chậm. Điều này được thể hiện không chỉ ở quy mô, tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề , trình độ trang thiết bị, kỹ thuật , công nghệ , chất lượng của người lao động …mà còn ở cả trình độ tổ chức sản xuất và tổ chức lao động. Những yếu kém trên trong thực tế đã trở thành các lực cản làm chậm đáng kể quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Chính vì vậy, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông nghệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đáp ứng được những yêu cầu đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã trở thành vấn đề bức xúc. Với mục tiêu cuộc sống của người dân bị thu hồi đất phải được ổn định về đời sống kinh tế và ngày càng được nâng cao, chính vì từ những mục tiêu đó đòi hỏi các ngành, các cấp phải có sự nghiên cứu và tìm ra cách giải quyết phù hợp. Xuất phát từ thực tế đất đai, đồng ruộng luôn gắn liền với người nông dân bao đời nay khi người dân mất đất vấn đề tìm kiếm việc làm mới đối với người nông dân là không dễ dàng gì. Bởi vì ngoài sự chăm chỉ, cần cù chịu khó vốn có của người nông dân vấn đề trình độ học vấn, chuyên môn, tay nghề đối với người nông dân là cả một vấn đề để giải quyết. Mất đất, tức là mất đi nguồn thu nhập chính để nuôi sống gia đình họ. Câu hỏi đặt ra ở đây là: “Thực tế việc làm của người nông dân sẽ ra sao khi họ không còn đất đai để canh tác? Những thách thức nào đang đặt ra đố với cuộc sống của họ?”. Thực tế có thể thấy ngay rằng, tình trạng việc làm của người dân sau khi mất đất là một vấn đề cấp bách cả lý luận và thực tiễn. Nó đòi hỏi các cấp, các ngành phải có sự phối kết hợp chặt chẽ để tìm ra cách giải quyết. Chính từ thực tế đó, tác giả đã chọn đề tài “Thực trạng nghề nghiệp của người nông dân sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu Dịch vụ du lịch” (Qua khảo sát tại xã Hải Hòa – huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa, tháng 8 năm 2011). Với tính chất là một nghiên cứu thực nghiệm, em huy vọng báo cáo của mình sẽ góp phần nhỏ bé vào việc cung cấp một số thông tin thiết thực cho việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi nói trên ở huyện Tĩnh Gia nói chung và xã Hải Hòa nói riêng trong cả nghiên cứu lý luận và thực tiễn. II. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN 1. Ý nghĩa khoa học August Comte nhà xã hội học lớn của Pháp đã cho rằng, tri thức xã hội học không thể được tạo nên và phát triển nếu thiếu những thực tế xã hội. Nghiên cứu thực trạng nghề nghiệp của người dân sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ sẽ góp phần bổ sung tri thức cho sự phát triển tri thức xã hội. Nghiên cứu này nhằm góp phần làm sáng tỏ một số lí thuyết xã hội học như: Thuyết cơ cấu - chức năng, thuyết lựa chọn hợp lý, thuyết hành động xã hội được sử dụng để nghiên cứu tái tạo, khẳng định làm sáng tỏ thêm, nâng cao hơn các khái niệm, lý thuyết xã hội học và một số lí thuyết khác thuộc chuyên ngành xã hội học kinh tế, xã hội học lao động. Nghiên cứu đã vận dụng các lí thuyết xã hội học và phương pháp nghiên cứu xã hội học vào nghiên cứu lí giải một cách có khoa học của “Thực trạng nghề nghiệp của người nông dân sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu Dịch vụ du lịch” ở xã Hải Hòa – huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa. Xét khía cạnh xã hội học, thực trạng nghề nghiệp của người dân sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu dịch vụ, du lịch là một hiện tượng xã hội mang tính đặc thù, hiện nay cần quan tâm đặc biệt nghiên cứu nó một cách bài bản trên cơ sở vận dụng các tri thức xã hội học, các khái niệm, các lí thuyết xã hội học đại cương, có điều kiện vận dụng vào thực tế rút ngắn khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn cuộc sống. Kết quả nghiên cứu giúp tìm hiểu những năng lực, tiềm ẩn của người nông dân trong quá trình cơ cấu lao động nông nghiệp, quá trình tìm kiếm, lựa chọn cho mình nghề nghiệp phù hợp sau khi bàn đất cho khu công nghiệp, khu Dịch vụ du lịch. Từ đó đề ra những chính sách, những tác động phù hợp với sự phát triển của các quy luật đó. 2. Ý nghĩa thực tiễn Năm 2007, Việt Nam ra nhập WTO, khẳng định vị thế của nước ta trên trường Quốc tế, trong giai đoạn nền kinh tế thị trường hiện nay, đòi hỏi nền kinh tế nước ta phải được đẩy mạnh và bắt nhịp chung với nền kinh tế của thế giới. Nghiên cứu này nhằm góp phần giúp các nhà quản lý có cái nhìn đúng đắn, toàn diện về vấn đề lao động, việc làm của người dân sau khi bàn giao đất. Từ đó có những thay đổi trong nhận thức và hành động, biện pháp tích cực trong việc giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Nghiên cứu còn giúp cho cấp ủy, chính quyền địa phương, các ban ngành có liên quan tìm ra phương hướng, giải pháp, có những chính sách nhằm nâng cao nhận thức cũng như trình độ, kỹ năng cho người dân. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng nghề nghiệp và nguyên nhân, nhằm đắp ứng những đòi hỏi rất bức thiết của thời đại, tìm ra chìa khóa nâng cao chất lượng lao động, giải quyết vấn đề việc làm nhằm ổn định đời sống kinh tế của người dân sau khi bàn giao đất. 3. Mục tiêu nghiên cứu Thông qua thực trạng về nghề nghiệp của người dân ở xã Hải Hòa – huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu Dịch vụ du lịch. Tác giả muốn tìm hiểu làm rõ, vị trí, vai trò, tiềm năng và thực trạng nghề nghiệp của người. Trên cơ sở đó tìm ra nguyên nguyên chủ quan và khách quan dẫn tới sự chuyển dịch này, đồng thời đưa ra một số đánh giá kết luận, đề xuất, khuyến nghị nhằm tìm ra các giải pháp cơ bản đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp, nông thôn của địa phương trong thời gian tới và những năm tiếp theo. 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng nghề nghiệp của người dân sau khi bàn giao đất cho khu Công nghiệp, khu Dịch vụ du lịch ở xã Hải Hòa – huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa. 4.2. Khách thể nghiên cứu của đề tài. Những lao động trong các hộ gia đình có đất bàn giao cho khu công nghiệp, khu dịch vụ du lịch của xã Hải Hòa – huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa. 4.3. Phạm vi nghiên cứu * Về không gian nghiên cứu: Cuộc khảo sát được tiến hành tại ở xã Hải Hòa – huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa. * Về thời gian nghiên cứu: Tháng 8/2011. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong báo cáo của mình, tác giả đã sử dụng các phương pháp sau: 5.1. Phương pháp chọn mẫu bằng bảng hỏi Đoàn chúng tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên với dung lượng là 450 bảng hỏi tiến hành khảo sát nghiên cứu tại 3 thôn: Nhân Hưng: 141 bảng hỏi; Đông Hải: 211 bảng hỏi; Giang sơn: 89 bảng hỏi, trong đó nam: 223 và nữ là: 225, có 2 trường họp không trả lời. * Đặc điểm mẫu: - Tỷ lệ mẫu + Nam: 49,8 % + Nữ: 50,2 % -Cơ cấu về tuổi: + Từ 35 tuổi trở xuống: 24,4 % + Từ 36 – 43 tuổi: 24,7 % + Từ 44 – 50 tuổi: 25,8 % + Từ 51 tuổi trở lên: 25,1 % * Trình độ học vấn: + Dưới THPT: 23,9% + THPT: 59,3% + Trên THPT: 16,8% * Cơ cấu Nghề nghiệp: + Ngư dân: 18% + Nuôi trồng, chế biến hải sản: 3,2% + Kinh doanh, buôn bán: 33,6% + Công nhân: 7,6% + Nông dân 11,2% + Dịch vụ du lịch 30% + Tiểu thủ công nghiệp: 0,8% + Nghề tự do, làm thuê: 7,6% + Nghề khác: 0,4% + Không nghề nghiệp: 4,8% + Không trả lời: 0,8% 5.2. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi Đoàn chúng tôi tiến hành khảo sát bằng một loại phiếu chung là: 450 các hộ gia đình trên địa bàn khảo sát được chọn đang sinh sống và làm việc tại xã Hải Hòa - huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa. Để thu thập thông tin về cuộc sống, môi trường, việc làm, thu nhập của người dân ở đây. 5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân Tổ chức phỏng vấn sâu 05 trường hợp, trong đó các đối tượng đều nằm trong diện có đất bàn giao cho khu công nghiệp, khu Dịch vụ du lịch và đang làm nhiều ngành, nghề khác nhau. Để khai thác sâu thêm thông tin của các vấn đề liên quan đến thực trạng nghề nghiệp của người dân sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ. Mà phương pháp điều tra bằng bảng hỏi không có điều kiện để tìm hiểu, từ đó đánh giá sâu hơn và chính xác hơn trong nghiên cứu. 5.4. Phương pháp quan sát và tham dự Chúng tôi tham dự vào sự quan sát khách quan các hoạt động sản xuất mà người dân ở đây làm hàng ngày, để nắm bắt thực trạng nghề nghiệp của người dân sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ như thế nào. 5.5. Phương pháp phân tích tài liệu Trên cơ sở các thông tin thứ cấp thu được từ các nguồn tư liệu xuất phát từ: Các đề tài nghiên cứu đã được công bố; các bài viết tham luận, hội thảo khoa học; thông tin từ mạng Internet; thông tin từ tư liệu của địa phương, từ đó tổng hợp phân tích các tư liệu, số liệu có liên quan đến chủ đề, mục đích nghiên cứu. 6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 6.1. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp một nửa, một lượng lớn lao động nông nghiệp dôi ra, họ tập trung đầu tư vào chuyển đổi nghề sang các nghề mang tính giản đơn, ít hoặc không đòi hỏi đến trình độ học vấn cao như buôn bán nhỏ, lao động tự do, kinh doanh nhà trọ, công nhân… Giả thuyết 2: Nguyên nhân chính là cơ cấu lao động còn nặng về thuần nông, năng suất lao động trong nông nghiệp còn thấp. Giả thuyết 3: Rất nhiều người dân muốn củng cố và phát triển nghề truyền thống nghĩ gì, tiến hành công nghiệp hóa nông nghiệp với nội dung trọng tâm là cơ giới hóa nông nghiệp. 6.2. Khung lý thuyết ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI Hộ gia đình Chính sách pháp luật CƠ CẤU LAO ĐỘNG Nông nghiệp Đánh bắt thủy sản Lao đông tự do Công nhân viên chức CN, tiểu thủ công nghiệp , buôbán Dịch vụ du lịch, buôn bán PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1.Cơ sở lý luận 1.1.1. Cơ sở lý luận Để thực hiện đề tài này, tác giả đã vận dụng một số nguyên lý về sự phát triển của các sự vật hiện tượng, việc làm và sự di động của người nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, đó là tất yếu của thời kỳ đổi mới đất nước nói chung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Người nông dân và đất canh tác của họ luôn là vấn đề bức xúc và gây nhiều tranh cãi ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển đổi của công nghiệp hóa – nông nghiệp nông thôn, cho nên khi nghiên cứu đề tài này, nhất định phải phân tích “các cá nhân hiện thực, hoạt động sản xuất của họ và những điều kiện sống vật chất của họ”. Xuất phát điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử và việc phân tích các quá trình lịch sử nhìn từ các góc độ: Hoạt động vật chất của con người, kinh tế của xã hội và từ quan điểm của tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Tồn tại xã hội ở đây chính là những điều kiện sinh hoạt, vật chất của xã hội bao gồm: Phát triển sản xuất, hoàn cảnh địa lý và mật độ dân số. Còn ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội bao gồm: Hệ tư tưởng, chính trị, pháp luật, đạo đức, văn hóa và các thiết chế tương ứng. Ý thức xã hội bị quyết định bởi tồn tại xã hội được hình thành trên cơ sở nền tảng của tồn tại xã hội. Chính vì vậy khi nghiên cứu “Thực trạng nghề nghiệp của người dân sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu Dịch vụ du lịch”. Được khảo sát với người dân xã Hải Hòa sẽ tìm hiểu các mối liên hệ hữu cơ giữa điều kiện kinh tế xã hội, hoàn cảnh sống và lao động của họ với những nhận thức, tâm tư tình cảm của họ về việc làm sau khi bàn giao đất. Phương pháp luận triết học Mác Lênin cũng đã chỉ rằng: Vấn đề giải quyết việc làm cho người dân sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ luôn phải mang tính khách quan, phải xuất phát từ thực tế điều kiện lịch sử cụ thể, không thể áp đặt yếu tố chủ quan nóng vội cũng như nhìn nhận vấn đề một cách phiến diện, mà phải tìm hiểu rõ nguyên nhân, xem xét các yếu tố tác động ảnh hưởng, nhận ra đâu là nguyên nhân chủ yếu, đâu là nguyên nhân thứ yếu. 1.1.2. Các lý thuyết áp dụng 1.1.2.1. Lý thuyết cơ cấu chức năng: Thuyết cơ cấu chức năng xem xét hệ thống xã hội như một cơ chế tự cân bằng và các tiểu hệ thống luôn có một chức năng xác định trong xã hội. Các địa vị xã hội luôn được phân chia phù hợp với năng lực của từng cá nhân. Theo quan điểm lý thuyết này thì các đặc điểm về gia đình, giới tính, trình độ học vấn và những cơ may xã hội luôn có tác động đến công việc của từng cá nhân. Do đó, xã hội luôn cần thiết có sự di động liên tục nhằm cơ cấu lại các vị trí công việc trong xã hội. Phân tầng trong xã hội có liên quan tới sự di động của các cá nhân, các nhóm xã hội. Nhà xã hội học M. Weber đã đưa ra tháp phân tầng nổi tiếng của mình, trong đó không phân biệt các tầng lớp xã hội khác nhau dựa trên 3 tiêu trí chủ yếu: Thu nhập, uy tín, quyền lực. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người nông dân sau khi bàn giao đất, vì có trình độ học vấn và chuyên môn thấp nên họ thường làm những công việc giản đơn như đi xây, xách vữa, buôn bán nhỏ, kinh doanh nhà trọ. Nhiều công việc mang tính thời vụ, hoặc sản xuất tại gia đình không ổn định. Để có được địa vị, công việc tốt hơn họ phải tự nâng cao tay nghề và trình độ. 1.1.2.2. Lý thuyết hành động xã hội Hành động xã hội là hành động của mối quan hệ giữa con người và xã hội, đồng thời là cơ sở của đời sống xã hội của con người. Xét trên phương diện Triết học, hành động xã hội chính là một hình thức hoặc cách giải quyết các mâu thuẫn, vấn đề xã hội. Hành động xã hội được tạo bởi phong trào xã hội, các tổ chức, các đảng phái chính trị trong xã hội học, hành động xã hội được hiểu cụ thể hơn và thường gắn với các chủ thể hành động là các cá nhân. Theo M. Weber: Hành động xã hội là một hành vi mà chủ thể gắn cho ý nghĩ chủ quan nhất định. Theo T. Parsons: Hành động xã hội là một hành động bị điều chỉnh bởi hệ thống các biểu tượng mà các cá nhân dung trong tương tác hàng ngày. Trong nghiên cứu này, người nông dân với mục đích kiếm được việc làm đem lại thu nhập cao, vị thế trong thực tế họ đã thành công bằng nhiều hình thức khác nhau để cuối cùng đạt được mục đích. Có người tìm đến công việc đơn giản, ít cần đến trình độ học vấn, có người học và làm một nghề thủ công truyền thống, có người kiếm một công việc tạm thời nào đó để tìm một công việc phù hợp khi có cơ hội, có người đi học nghề để nâng cao trình độ. Tất cả có cùng mục đích là tìm được công việc thích hợp đem lại thu nhập cao cho bản thân. 1.1.2.3. Lý thuyết về sự lựa chọn hợp lý: Theo Friedman và Hechterthif cái chủ thể hành động được xem như là những nhân vật hoạt động có mục đích và có các sở hữu riêng. Hành động của các chủ thể được thể hiện để đạt được mục đích phù hợp với hệ thống cơ sở của chủ thể hành động. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, chủ thể hoạt động chịu nhiều tác động của các yếu tố. Ở đề tài này cụ thể hoạt động là những người nông dân, và các yếu tố tác động đến họ bao gồm: Điều kiện sống, mức sống, gia đình, trình độ học vấn, tuổi, giới tính. Thêm vào đó là các yếu tố bên ngoài như chính quyền, đoàn thể tại nơi mà người dân sinh sống. 1.1.2.4. Lý thuyết biến đổi xã hội Xã hội cũng giống như tự nhiên, không ngừng biến đổi, sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổn định tương đối. Có nhiều quan điểm khác nhau về biến đổi xã hội. Theo Fichter th
Luận văn liên quan