Báo cáo thực tập Tìm hiểu nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân 4

Ngày nay, điện năng đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Trong đó Việt Nam là một trong những nước có nhu cầu lớn về việc tiêu thụ điện năng, bênh cạnh đó chính sách mở cửa thu hút sự đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam ngày một gia tăng trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt là ngành công nghiệp sản xuất, do đó đòi hỏi phải tăng cường sản xuất điện năng, đó là một nhu cầu hết sức cấp bách. Vì thế bên cạnh sự phát triển của các công trình thuỷ điện thì nhiệt điện cũng đóng một vài trò chủ đạo trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân là một dự án lớn mang tầm cỡ quốc gia, có vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của toàn Miền Nam. Bên cạnh đó sẽ làm giảm sản lượng điện từ miền Bắc vào miền Nam, giảm tổn thất truyền tải và tăng tính an toàn và độ tin cậy cho hệ thống điện Quốc gia.

doc137 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 4639 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập Tìm hiểu nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, điện năng đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Trong đó Việt Nam là một trong những nước có nhu cầu lớn về việc tiêu thụ điện năng, bênh cạnh đó chính sách mở cửa thu hút sự đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam ngày một gia tăng trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt là ngành công nghiệp sản xuất, do đó đòi hỏi phải tăng cường sản xuất điện năng, đó là một nhu cầu hết sức cấp bách. Vì thế bên cạnh sự phát triển của các công trình thuỷ điện thì nhiệt điện cũng đóng một vài trò chủ đạo trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân là một dự án lớn mang tầm cỡ quốc gia, có vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của toàn Miền Nam. Bên cạnh đó sẽ làm giảm sản lượng điện từ miền Bắc vào miền Nam, giảm tổn thất truyền tải và tăng tính an toàn và độ tin cậy cho hệ thống điện Quốc gia. Tôi may mắn có cơ hội được tìm hiểu về nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân 4, thuộc một trong bốn nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân. Sau hai tháng tìm hiểu tôi đã đúc kết và trang bị cho mình một lượng kiến thức tương đối về nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân 4. Cuối cùng tôi xin gởi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo đã tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành bài báo cáo này, đồng thời cảm ơn đến các anh trong phòng Chuẩn Bị Sản Xuất đã tận tình chỉ dạy và cung cấp tài liệu cho tôi. Qua thời gian tìm hiểu tuy đã rất cố gắng nhưng vấn đề sai sót là không thể tránh khỏi. Kính mong ban lãnh đạo xem xét và góp ý để tôi có thể bổ sung kiến thức của mình ngày càng hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Vĩnh Tân, ngày 10 tháng 06 năm 2017 Người thực hiện: Lê Văn Tiến NHẬN XÉT CỦA LÃNH ĐẠO CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 4 1. Tổng quan và sơ đồ tổng thể nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4. 1.1 Vị trí địa lý: Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 nằm tại trung tâm điện lực Vĩnh Tân, tại xã Vĩnh Tân – huyện Tuy Phong – tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết 100km, cách thành phố Hồ Chí Minh 250km và cách tỉnh Ninh Thuận 15km. Khu vực công trình cách thị trấn Phan Rí Cửa khoảng 25 - 30km về phía Tây Nam, phía Nam giáp biển Đông, phía Tây Nam giáp với xã Vĩnh Hảo, phía Đông Bắc giáp với xã Phước Diêm, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận và phía Bắc giáp với đường quốc lộ 1A. VINH TAN 4 2x600MW THERMAL POWER Hình 1.1 Vị trí địa lý nhà máy nhiệt điện Vĩnh tân 4. 1.2. Vai trò: Đối với hệ thống điện quốc gia việc xây dựng nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân 4 sẽ làm giảm sản lượng điện từ miền Bắc vào miền Nam, giảm tổn thất truyền tải và tăng tính an toàn cho hệ thống điện Quốc gia, giảm tỉ trọng nguồn thủy điện trong hệ thống nhằm làm giảm rủi ro thiếu hụt điện năng, nhất là vào mùa khô. Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 nằm trong trung tâm điện lực Vĩnh Tân đã được quy hoạch là một địa điểm thuận lợi cho việc xây dựng một trung tâm nhiệt điện than lớn. Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 với công nghệ hiện đại của Hàn Quốc và hiệu suất cao sẽ đóng góp vào việc ổn định giá điện và không gây ô nhiễm môi trường. 1.3. Tổng quan về nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4: Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 theo thiết kế có công suất 2x 600MW, nhiên liệu chính là than Bituminous và sub Bituminous từ Indonesia và từ Australia, dầu LDO làm nhiên liệu đốt khởi động. Nhà máy được thiết kế với cấu hình cho một tổ máy gồm một Lò Hơi, một Turbine, và một Máy Phát. Nhà máy phát lên lưới điện quốc gia qua cấp điện áp 500KV thông qua sân phân phối chung. Nguồn nước vận hành cho nhà máy là nguồn nước được lấy từ hồ Đá Bạc, sông Lòng Sông và nước biển trích từ trạm tuần hoàn của hệ thống làm mát bình ngưng. Hệ thống nước làm mát bằng nước biển, bãi xỉ và một số hạng mục trong nhà máy được thiết kế đủ cho quy mô công suất cuối cùng của nhà máy. Khí thải qua bộ khử trước khi được thải ra không khí. Xỉ được xe chở tới bãi xỉ cách nhà máy 1,5km. Hình1.1: Sơ đồ biến đổi năng lượng tổng quát của nhà máy Nhiệt Điện. Từ sơ đồ nguyên lý tổng thể của nhà máy: Ta nhận thấy được cấu hình cho một tổ máy của nhà máy gồm 3 thiết bị chính là: Lò hơi, Turbine và Máy phát điện. Cả 3 thiết bị này hoạt động theo chu trình tiếp nối nhau, nhiệt năng từ lò hơi chuyển thành cơ năng của Turbine và sau cùng thành điện năng của máy phát điện. Bên cạnh đó còn có các hệ thống đi kèm cho từng thiết bị chính đó như hệ thống cấp dầu, cấp than, hệ thống nước cấp cho lò hơi, hệ thống xử lý khói thải, xử lý tro xỉ cho lò hơi, hệ thống cấp hơi cho Turbine, hệ thống ngưng hơi sau khi ra khỏi Turbine, hệ thống xử lý nước cấp, nước mát cho bình ngưng, hệ thống phát điện lên lưới từ điện máy phát. Hình 1.2: Sơ đồ nguyên lý khối tổng thể nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4. Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 có công suất 2x600 MW. Là nhà máy nhiệt điện chạy than, với thiết kế lò siêu tới hạn, dùng dầu LDO đốt kèm than trong giai đoạn khởi động. Than từ cảng than được máy xúc than đưa vào băng tải đến các tháp chuyển tiếp (10 tháp) và một nhà nghiền thô (Tháp T8) thì than được cấp cho các bunker than của 2 tổ máy, từ bunker than cấp cho máy cấp than đưa than đến máy nghiền than. Quạt gió cấp 1 là quạt gió kiểu ly tâm, có nhiệm vụ chính đưa than từ máy nghiền đến các vòi đốt than. Quạt gió cấp 2 là quạt gió kiểu hướng trục, có nhiệm vụ chính là cung cấp oxy cho sự cháy trong lò. Dầu từ bồn LDO được đưa tới vòi đốt dầu, tán sương bằng khí nén và được mồi lửa bằng bộ đánh lửa, sử dụng khi khởi động lò. Than sau khi được nghiền được đưa đến vòi đốt than và cấp nguyên liệu cho sự cháy. Sản phẩm của sự cháy là xỉ đáy lò được thuyền xỉ đưa đến xilo xỉ, đưa đến nơi tập trung. Tro bụi của sự cháy được ESP gom lại và đưa đến xilo tro bay,khói sau khi qua ESP được quạt khói đưa đến FGD (quạt khói hút sản phẩm cháy ra ngoài tạo âm áp buồng đốt), tại đây Sox trong khói thải được khử theo đúng tiêu chuẩn. Trong cấu tạo vòi đốt than có cấu tạo để khử NOx trong sự cháy phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành. Nước thô được xử lý đưa đến bồn nước Service (2x3700m3) ->khử khoáng (2x1400m3) và đưa đến bồn bổ sung nước ngưng (2x400m3). Nước ngưng (37,850C) trong bình ngưng được 3 bơm ngưng (2 bơm chạy, 1 dự phòng) đưa đến khu vực khử khoáng nước ngưng để đảm bảo chất lượng nước. Nước qua polishing được đưa đến BGN hơi chèn, tận dụng hơi chèn ở các gối trục, rò van để gia nhiệt cho nước. Nước qua BGN hơi chèn đi qua drain cooler để tăng nhiệt, đồng thời giải nhiệt cho nước dồn cấp từ BGN số 1 về bình ngưng.Sau đó, nước được đưa đến các BGN 1,2,3,4 để tăng nhiệt độ lên đến 141,30C. Nước qua BGN 4 cấp cho Bình khử khí- BKK để khử khí tồn tại trong nước. Nước từ BKK cấp cho các bơm nước cấp A,B,C (Bơm cấp C dẫn động bằng động cơ điện và chạy 30% tải ban đầu, hai bơm nước cấp A,B dẫn động bằng tuabin mỗi bơm 50% tải). Nước qua bơm cấp được đưa đến các BGN 6,7,8 nâng nhiệt lên đến 295,30C và được đưa qua bộ hâm cấp nước cho dàn ống sinh hơi của lò (bộ hâm nhận nhiệt của khỏi thải, nước được tăng nhiệt, tăng hiệu suất chu trình). Nước qua bộ hâm được đưa đến ống góp đáy lò cấp nước cho dàn ống sinh hơi, nước trong dàn ống sinh hơi nhận nhiệt và hóa hơi, nước sau khi hóa hơi được đưa đến bộ phân ly (hơi bão hòa thành hơi bão hòa khô45% tải). Hơi sau khi qua bộ phân ly cấp cho các bộ quá nhiệt trần, quá nhiệt hộp, quá nhiệt cấp 1,2,3 (dùng nước phun giảm ôn để điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt từ Bộ QN1 -> 2 và từ Bộ QN 2 -> 3). Hơi sau khi bộ quá nhiệt cấp 3 ở nhiệt độ 5660C, áp suất 242,2 bar thì cấp cho tuabin cao áp. Hơi thoát tuabin cao áp được đưa đến bộ tái sấy (hơi trong dàn ống quá nhiệt tái sấy được tăng nhiệt một lần nữa nhờ nhiệt độ khói thải), sau khi qua bộ tái sấy hơi ở nhiệt độ 5930C, áp suất 43,588 bar cấp cho tuabin trung áp. Hơi thoát tuabin trung áp cấp cho tuabin hạ áp quay máy phát, đồng thời cấp hơi quay tuabin bơm cấp A,B và khử khí trong nước tại BKK. Tại tuabin cao áp trích hơi đến BGN 8 để gia nhiệt nước, BGN 7 lấy hơi trích từ hơi thoát tuabin cao áp, BGN 6 lấy hơi trích từ tuabin trung áp, tại tuabin hạ áp trích ra 10 đường hơi cấp hơi cho các BGN 1,2,3,4 (BGN 1 lấy 4 đường hơi trích, BGN 2,3,4 lấy 2 đường trích). Các gối trục tuabin được đưa hơi chèn vào để chèn kín (khi tuabin lên tải cao thì xảy ra hiện tượng tự chèn), và gối trục tuabin được bôi trơn bằng nhớt bôi trơn. Tuabin hạ áp sinh công quay máy phát tạo ra điện với điện áp 23,5kV, qua MBA tăng áp lên 500kV, mỗi tổ máy đưa ra một xuất tiến đến trạm cắt 500kV và máy phát còn cấp điện cho các MBA tự dùng 11kV. Stator máy phát được làm mát bằng nước làm mát stator và máy phát còn được làm mát bằngkhí H2 bên trong, các gối trục của máy phát dùng nhớt chèn để chèn kín máy phát và bôi trơn. Hơi thoát tuabin hạ áp, tuabin bơm cấp.được đưa về bình ngưng tại đây có sự trao đổi nhiệt giữa hơi và nước, hơi sẽ chuyển pha thành nước tạo chân không trong bình ngưng (các hơi thoát có thể đưa về bình ngưng dễ dàng)với áp suất 0,0658bar. Để tạo chân không ban đầu trong bình ngưng thì dùng đến bơm chân không, sau khi bình ngưng đã đạt mức chân không cần thiết thì bơm chân không dùng để hút các khí không ngưng ra ngoài, ổn định chân không bình ngưng. Nước làm mát bình ngưng được lấy từ nước biển có nhiệt độ thấp khoảng 27,60C được châm clo để diệt các vi sinh vật, đồng thời nước biển qua các song chắn rác và lược rác quay để lược rác và các si vinh vật tồn tại trong nước biển. Sau đó, được 4 bơm tuần hoàn bơm đến bình ngưng (2 bơm 1 tổ máy).Nước biển sau khi ra khỏi bình ngưng được đưa vào kênh thoát và đưa đến FGD (dùng nước biển khử SOx) và đưa ra biển. 1.4. Chu trình nhiệt của tổ máy 600MW: Hình 1.1: Sơ đồ chu trình nhiệt Nước trong các đường ống cấp được bố trí xung quanh thành lò sẽ nhận nhiệt năng từ quá trình đốt cháy nhiên liệu trong lò trở thành hơi. Sau đó, hơi được đưa qua bộ phân ly để tách hơi ra khỏi nước rồi đi qua bộ sấy và trở thành hơi bão hòa. Hơi bão hòa tiếp tục đi vào các bộ quá nhiệt (quá nhiệt trần, quá nhiệt hộp, quá nhiệt cấp 1, quá nhiệt cấp 2 và quá nhiệt cấp 3), qua các bộ giảm ôn điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt để đảm bảo nhiệt độ 566oC, áp suất 242,2 bar rồi đưa vào Turbine cao áp để sinh công lần thứ nhất. Sau khi sinh công trong các tầng cánh của Turbine cao áp, hơi bị giảm áp suất và nhiệt độ. Do đó, để tăng hiệu suất chu trình nhiệt, trước khi đi vào Turbine trung áp hơi được đưa qua bộ quá nhiệt trung gian nhiệt độ thấp và quá nhiệt trung gian nhiệt độ cao, thông qua đường ống hơi tái sấy lạnh. Sau khi qua bộ quá nhiệt trung gian hơi được nâng nhiệt độ lên 593oC, thông qua đường ống hơi tái sấy nóng lượng hơi này được dẫn vào Turbine trung áp để sinh công lần thứ hai. Từ Turbine trung áp hơi được dẫn thẳng đến Turbine hạ áp để sinh công lần cuối. Hơi sau khi đã sinh công từ Turbine hạ áp có nhiệt độ 37.860C, áp suất 0.0658bar sẽ được đưa xuống bình ngưng để ngưng hơi trở lại thành nước. Bình ngưng có hệ thống nước làm mát tuần hoàn, và hệ thống hút chân không làm cho hơi nước được ngưng tụ nhanh chóng.Sau đó nước từ bình ngưng sẽ được hệ thống bơm ngưng, bơm tới các bình gia nhiệt hạ áp (FWH-1, 2, 3, 4).Tại đây nước sẽ được làm nóng lên bởi hơi trích ra từ Turbin hạ áp LP. Sau khi ra khỏi các bình gia nhiệt hạ áp LP, nước được đưa tới bình khử khí (cũng là bình gia nhiệt trung áp FWH-5) để khử hết các khí không ngưng có lẫn trong nước. Sau khi nước ra khỏi bình khử khí thì nước được bơm cấp bơm các bình gia nhiệt cao áp (FWH-6, 7, 8) để nhiệt độ tiếp tục được nâng lên bởi hơi trích ra từ Turbine cao áp LP. Và trước khi đi trở lại lò thành chu trình khép kín nước được đưa qua bộ hâm để được làm nóng thêm bởi khói thoát ra từ lò. CHƯƠNG II: HỆ THỐNG ĐIỆN CHÍNH CỦA NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 4 1. Sơ đồ nối điện chính nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4: Sơ đồ đấu nối NMNĐ Vĩnh Tân 4 vào hệ thống điện quốc gia. Nhà máy điện Vĩnh Tân sẽ được đấu nối với hệ thống điện qua cấp điện áp 500kV bằng 2 mạch đường dây và máy biến áp liên lạc 500kV vào trạm 500kV Vĩnh Tân. - 02 mạch đường dây 500kV từ nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 đến trạm 500kV Vĩnh Tân dài 1293m. Hình 2.1: Sơ đồ phát tuyến của nhiệt điện Vĩnh Tân 4. Hình 2.2. Sơ đồ nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 đấu nối vào hệ thống điện quốc gia tại sân phân phối 500KV. Sơ đồ này được sử dụng rộng rãi ở các cấp điện áp 500KV. Trong sơ đồ này mỗi mạch được bảo vệ bằng hai máy cắt, do đó cho phép sửa chữa từng máy cắt một. Ưu điểm: + Đảm bảo tính linh hoạt trong vận hành và độ tin cậy trong cấp điện. + Khả năng mở rộng của sơ đồ dễ dàng: bằng cách nối các phụ tải nhiều thêm. + Ngắn mạch thanh góp, sửa chữa thanh góp mà không bị mất điện. Sự cố trên máy cắt nào thì mạch đó không bị mất điện. Nhược điểm: + Số lượng máy cắt nhiều nên chi phí đầu tư lớn, quá trình vận hành bảo dưỡng phức tạp. + Khi bất cứ một mạch nào bị sự cố thì phải chỉnh định lại các giá trị bảo vệ rơ le của các mạch khác. 2. Hệ thống nối điện chính của nhà máy: Hình 2.3: Hệ thống nối điện chính 2 tổ máy của nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4. Mô tả sơ đồ: Các tổ máy của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 được đấu nối với thanh cái 500 kV của sân phân phối 500 kV TTĐL Vĩnh Tân với sơ đồ đấu nối máy phát – máy biến áp chính tăng áp. Tổ máy phát S1(S2) (600MW, 23,5kV, 50Hz, cosφ = 0,85) được đấu nối đến MBA chính T1(T2) (730MVA) sẽ được lắp đặt giữa đầu ra của máy phát và MBA chính T1(T2). Trong mỗi tổ máy, giữa máy cắt đầu cực 23,5kV để nâng điện áp lên 500 kV. Một máy cắt đầu cực máy phát (901,902) và MBA chính sẽ lắp đặt hai MBA tự dùng ba pha hai cuộn dây 70 MVA (TD911, TD912). Việc dừng và khởi động tổ máy có thể hoàn toàn nhờ vào hệ thống nguồn 500 kV thông qua máy biến áp chính T1(T2) và máy phát điện DIESEL. Vì mỗi tổ máy có 2 máy biến áp tự dung (TD911,TD912 ) nên khi mỗi biến áp tự dung bị sự cố thì máy biến áp còn lại có thể cung cấp đủ điện cho toàn bộ hệ thống để làm việc. Ngoài ra còn có hệ thống máy phát Diesel được nối vào thanh cái 400V WT SWGR A và WT SWGR B để cung cấp điện dự phòng cho các hệ thống điều khiển và làm việc trong trường hợp mất điện trên lưới. Phương thức nối đất. Trung tính của máy phát điện được nối đất thông qua trở kháng của máy biến áp trung tính (được nối đất). Trung tính phía cao áp của máy biến áp chính T1, T2 được nối đất trực tiếp. Trung tính phía hạ áp của máy biến áp tự dùng TD911, TD912, TD921, TD922 được nối đất qua điện trở. 3. Hệ thống điện tự dùng: - Điện áp đầu cực máy phát S1, S2 (23.5kV) qua máy cắt đầu cực (901/902) cung cấp cho 2 máy biến áp tự dùng tổ máy (UAT-A và UAT-B), phía thứ cấp của các MBA tự dùng qua các máy cắt hợp bộ (9411 và 9412/9421 và 9422) cấp điện cho các thanh cái 11KV như: + SWGR-A: Với tổng công suất phụ tải khoản 28MW gồm: các động cơ 11 kV(>200 kW) và nhánh A của hệ thống lọc bụi tĩnh điện(ESP), hệ thống xử lý tro bay(ASH), hệ thống khử lưu huỳnh(FGD). + SWGR- B: Với tổng công suất phụ tải khoản 50MW gồm: các động cơ 11 kV(>200 kW), nhánh B của hệ thống lọc bụi tĩnh điện(ESP), hệ thống xử lý tro bay(ASH), hệ thống khử lưu huỳnh(FGD) và một thanh cái 11kV Common SWGR. + Common SWGR: Với tổng công suất phụ tải khoản 22MW gồm các động cơ 11 kV của máy nén khí, các thanh cái 0.4 kV(BLR-SWGR, TBN-SWGR, INTAKE-SWGR, WT-SWGR, Essential-SWGR và 1 nhánh của hệ thống vận chuyển than(CHS). - Khi tổ máy chưa phát điện nguồn điện tự dùng có thể lấy từ lưới điện theo hướng từ trạm cắt qua MBA chính đến MBA tự dùng(UAT- A, UAT- B) để cấp điện cho các thanh cái 11 kV. - Từ các thanh cái 11kV cấp nguồn xuống các thanh cái 0.4kV qua các máy biến áp 11/0.4kV. + BLR-SWGR: Cấp nguồn cho các tải của lò hơi. + TBN-SWGR: Cấp ngồn cho các tải của turbine. + INTAKE-SWGR: Cấp nguồn cho các tải của hệ thống trạm tuần hoàn. + WT-SWGR: Cug cấp nguồn cho các tải của hệ thống xử lý nước cấp, xử lý nước thải + Common-SWGR: Cung cấp nguồn chung cho 2 tổ máy(nguồn chiếu sáng, sấy tủ, nguồn xoay chiều cho các rơ le bảo vệ, cho hệ thống quạt làm mát các GSUT, UAT + Essential-SWGR: Cung cấp nguồn cho các tải thiết yếu (Bơm dầu, động cơ của GAH, quạt làm mát bộ giám sát ngọn lửa, UPS, DC). Ngoài ra thanh cái Essential-SWGR còn được cấp nguồn dự phòng từ máy phát Diesel (2000kW), để cấp nguồn cho các phụ tải khi điện tự dùng nhà máy bị mất. + Giữa các thanh cái 11kV, thanh cái 0.4 kV trong một tổ máy có thể chuyển nguồn cho nhau thông qua máy cắt nối giữa 2 thanh cái(MC Bustie). Các máy cắt nối được điều khiển bằng bộ chuyển đổi nguồn(ATS) hoặc bộ chuyển đổi nguồn tốc độ cao(HTS). Giữa 2 thanh cái 11 kV SWGR- B unit 1, SWGR- B unit 2 có thể cấp nguồn qua lại lẫn nhau thông qua máy cắt nối(MC Bustie). Máy cắt nối này được đóng/cắt với chế độ bằng tay(Man). Nhằm cấp một phần công suất cho tổ máy còn lại trong trường hợp sự cố. 2.4. Hệ thống điện UPS: Trong nhà máy điện Vĩnh Tân 4 có các hệ thống cung cấp nguồn không gián đoạn UPS như sau: Hệ thống UPS của tổ máy 1. Hệ thống UPS của tổ máy 2. Hệ thống UPS của chiếu sáng khẩn cấp tổ máy 1. Hệ thống UPS của chiếu sáng khẩn cấp tổ máy 2. Tải của hệ thống UPS được lấy từ 1 bộ UPS và 1 nguồn dự phòng BYPASS. Bộ UPS lấy nguồn từ thanh cái 400 VAC ESSENTIAL SWGR A, qua 2 máy biến thế cách ly, qua bộ lọc đưa đến mạch chỉnh lưu để biến đổi điện áp xoay chiều thành điện áp 1 chiều DC. Đầu ra điện áp DC của bộ chỉnh lưu được cấp nguồn đến bộ INVERTER. Ngoài ra nguồn DC để cấp cho bộ INVERTER còn lấy từ hệ thống 220 VDC. Khi nguồn làm việc hoặc bộ chỉnh lưu sự cố hoặc điện áp hệ thống 220VDC khối cao hơn điện áp DC đầu ra bộ chỉnh lưu, thì hệ thống 220VDC khối sẽ cung cấp nguồn đầu vào DC cho bộ INVERTER. Đầu ra điện áp DC của bộ chỉnh lưu hoặc nguồn 220VDC của khối được nối tới bộ INVERTER như là đầu vào của bộ INVERTER, điện áp DC được biến đổi thành điện áp AC 1 pha, sau đó phân phối tới phụ tải thông qua bộ chuyển mạch tĩnh. Nguồn dự phòng (nguồn BYPASS): nguồn dự phòng của khối qua máy biến áp cách ly và bộ ổn định điện áp tự động, sau đó tới tải thông qua công tắc tĩnh hoặc qua công tắc BYPASS khi sửa chữa bảo trì. Có 4 chế độ hoạt động của hệ thống UPS Chế độ hoạt động bình thường : Nguồn cấp AC 3 pha 400 V được chỉnh lưu thành DC 220V cung cấp cho đầu vào của bộ INVERTER, đồng thời nạp cho Acqui. Nguồn DC 220V tiếp tục di qua bộ INVERTER thành AC 220V cung cấp cho phụ tải. Chế độ dùng nguồn Acqui (BACK UP): Khi nguồn vào AC bị sự cố, CB cấp nguồn mở ra, hệ thống Acqui đóng vai trò cung cấp nguồn chính cho phụ tải. Chế độ sử dụng nguồn BYPASS (RESERVE): Khi các bộ chỉnh lưu bị sự cố như ngắn mạch, quá tải, quá nhiệt hay nguồn điện áp đầu ra bất thường thì bộ chuyển đổi tự động ngắt ra khỏi hệ thống. Lúc này, công tắc chuyển mạch tĩnh hoạt động, đưa nguồn dự phòng BYPASS vào làm việc Chế độ bảo trì hệ thống UPS (MAINTENANCE): Khi cần bảo trì, hệ thống UPS sẽ được tách ra, nguồn BYPASS được đưa vào làm việc mà không qua các công tắc chuyển mạch tĩnh. Hệ thống UPS của tổ máy gồm: - 1 tủ UPS Distribution cabinet. - 1 tủ UPS AVR Cabinet. - 2 tủUPS Cabinet. - 2 tủ Fuse Box. 2.5. Máy phát Diezen: Nhà máy được trang bị một máy phát diesel 3 pha, 0.42kV/2000kW để cấp nguồn khẩn cấp cho một số tải cần thiết, đảm bảo việc dừng an toàn, khẩn cấp của tổ máy khi nhà máy không còn nguồn tự dùng từ máy phát vào lưới. Diesel được cài đặt khởi động tự động càng nhanh càng tốt. Tải dừng an toàn được xác định trước trong yêu cầu của hệ thống. Diesel tự khởi động trong điều kiện tự dùng bị sự cố, vận hành khởi động từ xa, tại chỗ và bằng tay. Diesel tăng tốc lên tốc độ định mức trong vòng 10 giây và cấp nguồn cho phụ tải trong vòng 30 giây kể từ khi nhận được lệnh khởi động. CHƯƠNG III: LÒ HƠI VÀ CÁC HỆ THỐNG LIÊN QUAN Cấu tạo của Lò hơi : Cấu tạo của lò hơi bao gồm các bộ phận chính sau: -Buồng đốt và bộ đốt. -Các bình phân ly và các bồn chứa. -Bộ quá nhiệt. -Bộ quá nhiệt trung gian. -Bộ hâm nước. -Hệ thống khởi động. -Đường ống góp. -Bơm tuần hoàn. - Các ống xoắn gia nhiệt. 1.1. Buồng đốt và bộ đốt: Buồng đốt là nơi diễn ra quá trình cháy của nhiên liệu dầu DO (lúc mới khởi động và khi phụ tải thấp) và nhiên liệu chính là than nhập