Báo cáo thực tập Tìm hiểu thực trạng quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Huyện Lục Ngạn-Tỉnh Bắc Giang

Ngày nay các hoạt động sản xuất phục vụ cuộc sống con người đang diễn ra mạnh mẽ. Con người đã khai thác và tác động rất nhiều đến môi trường tự nhiên. Các nguồn tài nguyên đang ngày càng cạn kiệt và suy thoái mạnh. Vấn đề ô nhiễm và suy thoái môi trường đang trở lên bức xúc ở nhiều nơi. Việt Nam là một nước có tốc độ phát triển kinh tế cao. Quá trình công nghiệp hoá hiện đang diễn ra rất khẩn trương, bộ mặt xã hội đã có nhiều tiến triển tích cực. Tuy nhiên cùng với sự phát triển ấy thì tình trạng xuống cấp của môi trường đang ngày càng trầm trọng. Rác thải đang là một trong những vấn đề môi trường bức xúc ở Việt Nam. Hiện nay, mỗi năm có khoảng 15 triệu tấn rác thải phát sinh trong cả nước và theo dự báo thì số lượng rác thải sẽ tăng cao trong thập kỷ tới đây. So với các nước khác trên thế giới thì lượng rác thải Việt Nam không lớn, nhưng điều đáng quan tâm ở đây là tình trạng thu gom thấp và không phân loại trước khi mang rác thải ra ngoài môi trường. Chất thải rắn là toàn bộ các loại tạp chất được loại bỏ trong các hoạt động kinh tế xã hội. Trong đó quan trọng nhất là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống. Chất thải rắn sinh hoạt được sinh ra từ hoạt động hàng ngày của con người, sinh ra mọi lúc mọi nơi trong phạm vi thành phố và khu dân cư, từ các khu thương mại và các cơ quan công sở, chợ các tụ điểm buôn bán, nhà hàng khách sạn, công viên, khu vui chơi giải trí, trường học và các viện nghiên cứu. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần rất đa dạng gồm nhiều chất và vật liệu khác nhau. Một số thành phần có khả năng tồn tại lâu trong môi trường có nguy cơ gây ô nhiễm. Chất thải rắn sinh hoạt là nơi chứa đựng các loại mầm mống bệnh tật có khả năng lây lan cao, bên cạnh đó chúng còn làm mất cảnh quan môi trường. Hiện nay, cùng với sự công nghiệp hoá hiện đại hoá thì cuộc sống của người dân nông thôn đang ngày càng được cải thiện. Người dân nông thôn đã biết chăm lo cuộc sống hàng ngày của mình tốt hơn. Cùng với đó chất thải rắn từ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân sẽ tăng lên. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của khu vực nông thôn cũng đa dạng hơn. Huyện Lục Ngạn là một huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, là một huyện có diện tích đất tự nhiên lớn. Mật độ dân cư của huyện còn thưa, toàn huyện bao gồm 30 xã và một thị trấn. Điều kiện cơ sở vật chất của huyện còn nhiều hạn chế bởi vậy công tác quản lý môi trường tại huyện còn gặp nhiều khó khăn. Để hiểu thêm tình hình công tác quản lý môi trường nói chung hay công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng tại một huyện vùng cao, tôi xin chọn đề tài: “Thực trạng quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang”.

doc57 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5994 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập Tìm hiểu thực trạng quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Huyện Lục Ngạn-Tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA MÔI TRƯỜNG dcdc Báo cáo thực tập tốt nghiệp Tìm hiểu thực trạng quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Huyện Lục Ngạn-Tỉnh Bắc Giang GV hướng dẫn : Lê Đắc Trường Giảng viên trường ĐH Tài nguyên và Môi trường HN Người hướng dẫn: Bùi Văn Trường Phó phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lục Ngạn Người thực hiện: Vũ Ngọc Tùng Lớp CĐ7QM2 – Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường HN Lục Ngạn,tháng 5 năm 2011 Tìm hiểu thực trạng quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Huyện Lục Ngạn – Tỉnh Bắc Giang Địa điểm thực tập : Phòng Tài nguyên và Môi trường Huyện Lục Ngạn – Tỉnh Bắc Giang NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP Của học sinh :Vũ Ngọc Tùng– Lớp CĐ7QM2 Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 1. Việc chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan và địa phương : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………... 2. Ý thức, tinh thần, trách nhiệm trong quá trình thực tập : ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 3. Quan hệ với cán bộ trong cơ quan, đơn vị hoặc chính quyền và nhân dân địa phương : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày ….. tháng ….. năm 2011 PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG H.LỤC NGẠN LỜI CẢM ƠN! Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường với phương châm học đi đôi với hành, mỗi sinh viên khi ra trường cần phải chuẩn bị cho mình kiến thức cần thiết, chuyên môn vững vàng. Thời gian thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng không thể thiếu được trong chương trình đào tạo sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường - Hà Nội hệ cao đẳng hiệp nói riêng, đây là khoảng thời gian cần thiết để mỗi sinh viên củng cố lại kiến thức, lý thuyết đã được học một cách có hệ thống, đồng thời nâng cao khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, xây dựng cách làm việc của một cán bộ môi trường chuyên nghiệp. Trước thực tế đặt ra đó, được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, trưởng khoa Tài Nguyên và Môi Trường, tôi có nguyện vọng về thực tập tại Phòng Tài nguyên & Môi trưòng huyện Lục Ngạn.Tôi xin trân thành cảm ơn thầy giáo Lê Đắc Trường đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo cho tôi hoàn thành bài thực tập tốt nghiệp này. Tôi xin trân thành cảm ơn Phòng Tài nguyên & Môi trưòng huyện Lục Ngạn đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực tập. Đặc biệt tôi xin gửi lởi cảm ơn tới Ông Bùi Văn Trường đã tạo điều kiện, không quản ngại khó khăn hướng dẫn tôi tìm hiểu quy trình thực tế, chỉ bảo cho tôi hoàn thiện bài báo cáo. Do thời gian và trình độ học vấn của bản thân còn nhiều hạn chế nhiều hạn chế, bước đầu làm quen với thực tế công việc vì vậy bài thực tập của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự góp ý chân thành của thầy cô giáo để bài thực tập của tôi hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới mọi người ! Lục Ngạn, ngày tháng năm 2011. MỤC LỤC Số đề mục Tên đề mục Số thứ tự trang A. - PHẦN MỞ ĐẦU 9 I. - Lý do lựa chọn đề tài 9 II. - Đối tượng phạm vi và phương pháp nghiên cứu 9 1. - Đối tượng nghiên cứu 9 2. - Phạm vi nghiên cứu 9 3. - Phương pháp nghiên cứu 9 III. - Mục tiêu và nhiệm vụ của chuyên đề 10 1. - Mục tiêu 10 2. - Nhiệm vụ 10 B. - NỘI DUNG 11 I. - Điều kiện tự nhiên 11 1. - Vị trí địa lý 11 2. - địa hình địa mạo 11 3. - đặc điểm khí hậu 12 4. - Thủy văn 12 5. - Các nguồn tài nguyên 13 Tài nguyên đất. Tài nguyên nước. Tài nguyên rừng. Tài nguyên khoáng sản. Tài nguyên nhân văn. 13 II. - Điều kiện kinh tế - xã hội 13 1. - Dân số 13 2. - Lao động và việc làm. 15 3. - Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 16 4. - Giáo dục và đào tạo. 16 5 - Y tế, gia đình, dân số và trẻ em. 17 6 - Tiềm năng phát triển nghành du lịch 18 7 - Tình hình xóa đói giảm nghèo 20 8 - Tình hình khai thác khoáng sản 21 9 - Tình hình phát triển làng nghề 22 10 - Hệ thống cơ sở hạ tầng 22 11 - Một số dự báo phát triển kinh tế 22 Dự báo phát triển nguồn dân số đến năm 2020 Dự báo phát triển kinh tế đến năm 2020 22 III. - Hiện trạng trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 24 1 - Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 24 2 - Khối lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt 25 3 - Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt 28 Cơ cấu quản lý Khái quát chung các quy định của nhà nước về công tác quản lý thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt. 28 4 - chi phí co hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt 35 5 - Quản lý kỹ thuật 36 Cơ sở vật chất và nhân lực Công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt 6 - Hoạt động xử lý chất thải rắn của các xã 39 7 - Đánh giá sự quan tâm của người dân về vấn đề chất thải rắn sinh hoạt 43 8 - Dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của từng xã đến năm 2020 44 9 - Những khó khăn trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại các xã và thị trấn 48 10 - Đề xuất một số giải pháp và xử lý 48 C. - Kết luận và kiến nghị 55 1 - Kết luận 55 2 - Kiến nghị 56 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay các hoạt động sản xuất phục vụ cuộc sống con người đang diễn ra mạnh mẽ. Con người đã khai thác và tác động rất nhiều đến môi trường tự nhiên. Các nguồn tài nguyên đang ngày càng cạn kiệt và suy thoái mạnh. Vấn đề ô nhiễm và suy thoái môi trường đang trở lên bức xúc ở nhiều nơi. Việt Nam là một nước có tốc độ phát triển kinh tế cao. Quá trình công nghiệp hoá hiện đang diễn ra rất khẩn trương, bộ mặt xã hội đã có nhiều tiến triển tích cực. Tuy nhiên cùng với sự phát triển ấy thì tình trạng xuống cấp của môi trường đang ngày càng trầm trọng. Rác thải đang là một trong những vấn đề môi trường bức xúc ở Việt Nam. Hiện nay, mỗi năm có khoảng 15 triệu tấn rác thải phát sinh trong cả nước và theo dự báo thì số lượng rác thải sẽ tăng cao trong thập kỷ tới đây. So với các nước khác trên thế giới thì lượng rác thải Việt Nam không lớn, nhưng điều đáng quan tâm ở đây là tình trạng thu gom thấp và không phân loại trước khi mang rác thải ra ngoài môi trường. Chất thải rắn là toàn bộ các loại tạp chất được loại bỏ trong các hoạt động kinh tế xã hội. Trong đó quan trọng nhất là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống. Chất thải rắn sinh hoạt được sinh ra từ hoạt động hàng ngày của con người, sinh ra mọi lúc mọi nơi trong phạm vi thành phố và khu dân cư, từ các khu thương mại và các cơ quan công sở, chợ các tụ điểm buôn bán, nhà hàng khách sạn, công viên, khu vui chơi giải trí, trường học và các viện nghiên cứu.. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần rất đa dạng gồm nhiều chất và vật liệu khác nhau. Một số thành phần có khả năng tồn tại lâu trong môi trường có nguy cơ gây ô nhiễm. Chất thải rắn sinh hoạt là nơi chứa đựng các loại mầm mống bệnh tật có khả năng lây lan cao, bên cạnh đó chúng còn làm mất cảnh quan môi trường. Hiện nay, cùng với sự công nghiệp hoá hiện đại hoá thì cuộc sống của người dân nông thôn đang ngày càng được cải thiện. Người dân nông thôn đã biết chăm lo cuộc sống hàng ngày của mình tốt hơn. Cùng với đó chất thải rắn từ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân sẽ tăng lên. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của khu vực nông thôn cũng đa dạng hơn. Huyện Lục Ngạn là một huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, là một huyện có diện tích đất tự nhiên lớn. Mật độ dân cư của huyện còn thưa, toàn huyện bao gồm 30 xã và một thị trấn. Điều kiện cơ sở vật chất của huyện còn nhiều hạn chế bởi vậy công tác quản lý môi trường tại huyện còn gặp nhiều khó khăn. Để hiểu thêm tình hình công tác quản lý môi trường nói chung hay công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng tại một huyện vùng cao, tôi xin chọn đề tài: “Thực trạng quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang”. A.PHẦN MỞ ĐẦU I.Lý do lựa chon chuyên đề: Trong những năm gần đây công tác bảo vệ môi trường đâng được Đảng và Nhà Nưóc quan tâm.Nhưng ngày nay với sự phát triển của đô thị,quá trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá,sự lạm dụng trong quá trình sử dụng phân bó hoá học ,thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp làm ô nhiễm nguồn nưóc,đất,không khí...Và hiện nay việc xây dựng khu công nghiệp, các nhà máy,xưởng sản xuất đang nằm xen kẽ trong các khu dân cư làm ảnh hưỏng tới sức khoẻ con ngưòi và sinh vật.Chính vì vậy khi xã hội càng phát triển ,quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh nên việc quản lý và bảo vệ môi truờng của nhà nước rất khó khăn. Khi xã hội phát triển thì vấn đề môi trưòng nảy sinh rất nhiều.Hiện nay trên địa bàn huyện Lục Ngạn đã và đang trong tình trạng môi trưòng bị ô nhiễm do nguồn tài nguyên bị khai thác trái phép,khai thác không có kế hoạch,lạm dụng quá mức.Sự gia tăng dân số gây sức ép lên môi trường và tài nguyên,ý thức và sự hiểu biết của con người về bảo vệ môi trường còn thấp Từ những lý do đó mà em, lựa chọn chuyên đề này để tìm hiểu công tác quản lý môi trường tại địa bàn huyện Lục Ngạn, từ đố khắc phục những tồn tại, hạn chế và phát huy những ưu điểm để công tác quản lý môi trường được tốt và đạt hiệu quả hơn. II.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 1.Đối tượng nghiên cứư: Đó là thực trạng quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Lục Ngạn- Tỉnh Bắc Giang 2.Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề được thực hiện tại địa bàn huyện Lục Ngạn, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện huyện Lục Ngạn- Tỉnh Bắc Giang.Được thực hiện từ ngày 14/03/2011 đến ngày 15/05/2011. 3.Phuơng pháp Phương pháp quan sát : Ghi chép và điều tra trên thực địa. Phương pháp thu thập thông tin bằng phỏng vấn : Cán bộ Phòng Tài nguyên & Môi Trường huyện Lục Ngạn và dân cư địa bàn Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu liên quan : Hiện trạng chung về môi trường, những tác động của môi trường rác và công tác quản lý và bảo vệ môi trường. III.Mục tiêu và nhiệm vụ: 1. Mục tiêu - Tìm hiểu thực trạng quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt huyện Lục Ngạn 2. Nhiệm vụ -Đánh giá về hệ thống công tác quản lý nguồn, thu gom, vận chuyển, xử lý, chôn lấp chất thải sinh hoạt tại công ty hợp lý và đồng bộ. -Đề xuất một số phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường. B. NỘI DUNG Chương I: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên I. Điều kiện tự nhiên 1. Vị trí địa lý Lục ngạn là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, có đường quốc lộ 31 chạy qua, với địa giới hành chính như sau: Phía bắc giáp huyện Chi Lăng và huyện Lũng Cú của tỉnh Lạng Sơn. Phía tây và nam giáp huyện Lục Nam của tỉnh Bắc Giang. Phía đông giáp huyện Sơn Động của tỉnh Bắc Giang. Hình 1.1: Vị trí địa lý của huyện Lục Ngạn Trung tâm huyện là thị trấn Chũ cách trung tâm tỉnh gần 40 km, có tổng diện tích tự nhiên là 101.223,72 Km2, với 30 đơn vị hành chính được chia thành hai vùng rõ rệt: vùng thấp gồm 17 xã và một thị trấn, vùng cao gồm 12 xã. 2. Địa hình địa mạo Huyện Lục Ngạn là một huyện miền núi địa hình bị chia cắt thành hai dạng rõ. Là vùng cao và vùng thấp, do địa bàn nghiên cứu nằm trong vùng thấp của huyện nên có dạng địa hình địa mạo chung là: Địa hình có độ cao trung bình từ 80 – 120 m so với mực nước biển. Đất đai trong khu vực chủ yếu là đồi thoải, một số đã bị xói mòn mạnh, thường thiếu nguồn nước cho cây trồng. Nhưng ở vùng này đất đai lại thích hợp với trồng các loại cây ăn quả như: hồng, nhãn, vải thiều… Đặc biệt là cây vải thiều. Huyện Lục Ngạn đã và đang trở thành một vùng chuyên canh cây vải thiểu lớn nhất cả nước, đồng thời đang tiếp tục trồng các loại cây lương thực, và trồng các loại cây công nghiệp. Trong tương lai có khả năng phát triển du lịch kiểu miệt vườn. 3. Đặc điểm khí hậu Lục Ngạn nằm trong vùng đông bắc Việt Nam nên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong đó có tiểu vùng khí hậu mang nhiều nét đặc trưng của vùng khí hậu miền núi, có khí hậu tương tự các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên. Nhiệt độ trung bình cả năm là khoảng 24,50C, vào tháng 6 cao nhất là khoảng 27,80C tháng 1 và tháng 2 thấp nhất là 18,80C. Bức xạ nhiệt trung bình so với các vùng khí hậu nhiệt đới, số giờ nắng bình quân cả năm là 1.729 giờ, số giờ nắng bình quân trong ngày là 4,4 giờ. Với điều kiện bức xạ nhiệt như vậy là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển. Độ ẩm không khí trung bình là khoảng 81%, cao nhất là 85% và thấp nhất là 72%. Gió bão: là vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, vào mùa đông tốc độ gió bình quân là khoảng 2,2 m/s, mùa hạ có gió mùa Đông Nam, là vùng ít chịu ảnh hưởng của gió bão. Đánh giá chung về điều kiện khí hậu có thể thấy Lục Ngạn là vùng có khí hậu tương đối ôn hòa, có lượng mưa thấp, ít sương muối, mưa xuân đến muộn hơn, độ ẩm không khí không quá cao, lượng bức xạ nhiệt trung bình, đó là những yếu tố thuận tiện cho việc trồng các loại cây ăn quả đặc biệt là cây vải thiều. 4. Thủy văn Theo tài liệu của trạm khí tượng thủy văn cho thấy các điều kiện khí hậu cụ thể như sau: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.321 mm, lượng mưa năm cao nhất là 1.780 mm tập trung vào các tháng 6,7,8 lượng mưa năm thấp nhất là 912 mm, tháng có ngày mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1. Đây là một khó khăn cho phát triển cây trồng và vật nuôi. 5. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất Lục Ngạn có tổng diện tích tự nhiên là 101.223,72 ha. Là huyện miền núi nhưng Lục Ngạn có khoảng hơn 10.000 ha đất đồi bằng có độ dốc từ 0 – 80 chiếm khoảng 10% so với tổng diện tích tự nhiên. Đây là một thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực và các loại cây hoa màu. Nếu có biện pháp khai thác, cải tạo đất để tăng độ phì, trồng cây lương thực có năng suất cao thì sẽ giải quyết vấn đề lượng thực cho nhân dân trong huyện. b. Tài nguyên nước Nguồn nước mặt: Trên địa bàn nghiên cứu có sông Lục Nam chảy qua dài gần 45 km từ Đèo Gia xuống Mỹ An đến Phượng Sơn. Nước sông chảy quanh năm với lưu lượng khá lớn. Mực nước sông trung bình vào mùa lũ khoảng 4,5 m, lưu lượng lũ lớn nhất là từ 1.300 – 1.400 m3/s, lưu lượng nước mùa kiệt là 1 m3/s. Ngoài sông Lục Nam còn các sông suối khác với nằm rải rác tại các xã. Nguồn nước ngầm: hiện tại chưa có nghiên cứu nào đánh giá hàm lượng nước ngầm trên địa bàn huyện nhưng qua khảo sát một số hộ trong khu vực huyện cho thấy mực nước ngầm không nằm quá sâu (khoảng 20 – 25 m), chất lượng nước khá tốt có thể dùng khai thác trong sinh hoạt của các điểm dân cư. Nhìn chung nguồn nước trong huyện có hàm lượng, chất lượng nước tương đối tốt, có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống dân cư. Tuy nhiên, do lượng mưa trên địa bàn huyện tương đối ít nên khó khăn cho việc trồng các loại cây hoa màu, các loại cây ăn quả có nhu cầu nước cao. Vì vậy trong tương lai cần có kế hoạch khảo sát và điều tra trữ lượng nước, có kế hoạch hợp lý, kết hợp với phát triển và bảo vệ rừng đầu nguồn để khắc phục tình trạng khô hiếm nước trong mùa khô. c. Tài nguyên rừng Lục Ngạn là huyện miền núi có diện tích lâm nghiệp là 35.817,85 ha chiếm 35,38% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Trong đó, diện tích đất rừng sản xuất là 16.124,04 ha, chiếm 45,02% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Diện tích đất rừng phòng hộ là 19.693,81 ha, chiếm 54,98% tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện. d. Tài nguyên khoáng sản Huyện Lục Ngạn có một số khoáng sản như: than, đồng, vàng…, theo tài liệu điều tra nghiên cứu thì hàm lượng các loại khoáng sản dưới lòng đất của huyện có trữ lượng vào khoảng 30.000 tấn. Quặng đồng có khoảng 40.000 tấn nhưng hàm lượng thấp nên không thể khai thác dưới dạng công nghiệp được. Ngoài ra huyện Lục Ngạn còn có vàng sa khoáng nhưng mà trữ lượng không lớn, một số khoáng sản khác như đá, sỏi, cát có thể sản xuất phục vụ sản xuất các loại vật liệu xây dựng phục vụ xây dựng các công trình nhà ở, cơ quan, trường học. e. Tài nguyên nhân văn Lục Ngạn là huyện miền núi cao, có tổng số dân là 212.867 người (2009), gồm 8 dân tộc trong đó dân tộc kinh chiếm 51%, còn lại là các dân tộc khác chiếm 49% như: Tày, Nùng, Sán Dìu, Cao Lan, Dao, Thái...Có 29 xã và một thị trấn bao gồm 397 thôn được chia thành hai vùng là vùng thấp và vùng cao. Chương II: Điều kiện KT-XH II.Điều kiện KT-XH 1. Dân số Năm 2009, dân số của huyện là 212.867 người; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt 1,12%. Trong đó có 44.148 hộ gia đình, bình quân mỗi hộ có 4,82 người. Mật độ dân số bình quân 202 người/km2, dân số nông thôn chiếm 96,67% và dân số thành thị chiếm 3,33%. Qua đó chứng tỏ mức độ đô thị hóa và dịch vụ trên địa huyện còn ở mức thấp. Dân số phân bố không đồng đều giữa các xã trong huyện. Xã đông dân nhất là xã Quý Sơn (15.167 người), Thanh Hải (14.368 người), xã có ít dân nhất là Sa Lý (2.681 người). Tăng trưởng dân số bình quân hiện nay của huyện ở mức trung bình. Trong giai đoạn 2006-2009 tăng trưởng dân số bình quân của huyện là 1,12%. Bảng 2.1: Quy mô dân số và cơ cấu dân số huyện Lục Ngạn năm 2009 Stt Chỉ tiêu 2009 1 Dân số trung bình (người) 212.867 Thành thị 7.094 Nông thôn 205.773 2 Cơ cấu dân số (%) 100 Thành thị 3,33 Nông thôn 96,67 3 Phân theo giới tính (người) 212.867 Nam 108.865 Nữ 104.002 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lục Ngạn Năm 2009) 2. Lao động và việc làm Nguồn lao động tính đến năm 2009 có 108.565 người trong độ tuổi lao động, chiếm 51% so với tổng dân số. Trong đó hoạt động tại ngành nông lâm thủy sản chiếm 85,96%, lao động công nghiệp – xây dựng chiếm 3,16%, lao động dịch vụ chiếm 6,11%, ngành nghề khác chiếm 4,77%. Trong những năm tới, với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, cùng với áp lực của cạnh tranh, của tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhu cầu lao động được đào tạo ngày càng gay gắt, đòi hỏi huyện phải có có sự cố gắng lớn trong công tác đào tạo và thu hút nhân tài. Bảng 2.2: Lực lượng lao động của huyện năm 2007 - 2009 Năm Hạng mục 2007 2008 2009 Lao động tham gia nền kinh tế quốc dân (người) 104.840 106.715 108.565 Số lao động được giải quyết việc làm/năm (người) 1.896 1.928 2.004 Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn (%) 78 76 76 Số lao động thiếu việc làm ở nông thôn (người) 19.002 19.325 19.452 Tỷ lệ số lao động được đào tạo (%) 13,9 14,6 17,3 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện 2007 – 2009) 3. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội Cùng với xu thế chung của cả nước và cả tỉnh, với chính sách mở cửa trong công cuộc cải cách kinh tế đang làm cho nền kinh tế của huyện từng bước ổn định và phát triển. Giá trị sản xuất bình quân/người năm 2009 là 7,5 triệu đồng/người, đã tăng khá cao so với năm 2000, giá trị này năm 2000 là 3 triệu đồng. Giá trị sản xuất trên người đang ngày càng tăng nhanh. Hiện nay giá trị trị bình quân đầu người của huyện đang thấp hơn so với toàn tỉnh là 8,5 triệu đồng/người. Vì vậy trong thời gian tới, các ngành cần phải có định hướng phù hợp để đưa giá trị bình quân đầu người tăng nhanh trong thời gian tới. Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế huyện Lục Ngạn giai đoạn 2007 - 2009 Stt Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Tổng số (triệu đồng) 1.201.890 1.265.980 1.345.865 Nông lâm thủy sản 751.123 762.211 765.563 Công nghiệp – xây dựng 146.058 156.834 164.721 Dịch vụ 304.709 346.935 415.581 2 Cơ cấu (%) 100 100 100 Nông lâm thủy sản 62,5 60,2 56,9 Công nghiệp – xây dựng 12,2 12,4 12,2 Dịch vụ 25,3 27,4 30,9 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện 2007 – 2009) 4. Giáo dục và đào tạo Hệ thống giáo dục đào tạo được hình thành đầy đủ các cấp học và trình độ đào tạo từ mầm non tới cấp phổ thông trung học. Số trường, lớp được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc gia ngày càng tăng. Chất lượng giáo dục ngày càng được chuyển biến về nhiều mặt. Trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của một bộ phận học sinh ngày càng được nâng cao. Quy mô trường lớp tiếp tục mở rộng; đã thành lập mới 3 trường học trên cơ sở chia tách trường, nâng tổng số lên 107 cơ sở giáo dục với trên 52.600 học sinh từ mẫu giáo đến THPT. Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi ra mẫu giáo, trẻ 6 tuổi vào lớp 1, học sinh vào lớp 6 đều vượt kế hoạc