- Kiểm tra màn hình.
- Kiểm tra chuột,bàn phím.
- Kiểm tra Case của máy.
+ Tháo các thiết bị trong case như :Ram,ổ cứng,quạt chip,chip,card internet,card màn hình
+ Tiếp theo là hút bụi,vệ sinh lại các thiết bị đặc biệt là quạt chip.
Đối với main Board thì phải dùng hút bụi hoặc các dụng cụ đặc biệt để có thể hút bụi trong các khe cắm ram và các khe cắm mở rộng.Đặc biệt lưu ý tránh để nước vào các thiết bị.
Đối với chip thì phải hết sức cẩn thận vì đây là bộ phận quan trọng nhất tránh để rơi hoặc làm gẫy chân dẫn đến hư hỏng chíp.Quạt chip là bộ phận nằm phía trên của chíp ,nó có nhiệm vụ làm mát cho chíp chính vì vậy nó là nơi bị bụi bảm bám nhiều nhất.Cần phải vệ sinh sạch và tra dầu để quạt có thể chạy tốt hơn (ở đây là các loại bôi chơn đặc biệt là như RP7).
Sau khi vệ sinh các thiết bị xong thì bắt đầu lắp chúng vào case .Nên lắp nguồn vào trước sau đó là đến chíp , quạt chíp,ram và cuối cùng là card,ổ cứng HHD,ổ CD-Rom chú ý phải lắp các thiết bị cẩn thận tránh hỏng hóc đặc biệt là chíp.
51 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5805 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập Tìm hiểu về hệ thống mạng máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Cao Đẳng Điện Tử Điện Lạnh Hà Nội
*
Khoa Kĩ Thuật Điện Tử-Viễn Thông
****
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
ĐỀ TÀI :
TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG MẠNG MÁY TÍNH.
II . MỤC LỤC
Các công việc đã học trong thời gian thực tập :
A : Công việc bảo trì máy. 3
B : Lắp đặt mạng máy tính . 3
I. Xác định các yếu tố cần thiết cho mạng 3
II. Xác định nơi đặt thiết bị 4
III. Tập hợp các công cụ và nguồn cung cấp 4
IV. Đi cáp 4
V. Uốn cáp 5
VI. Kết nối tất cả cáp lại với nhau 5
VII. Kiểm tra kết nối mạng 5
C: Các bước cơ bản khắc phục tình trạng máy 6
không vào Internet được.
I. kiểm tra mức vật lý 6
II. Lỗi luận lý 8
III. Đôi điều khi sử dụng các lệnh ipconfikg , ping , nslookup 12
1.IPCONFIG 12
2.PING 13
3.NSLOOKUP 13
D : Nghiên cứu mạng Lan. 16
I . Cơ sở lý thuyết mạng lan 16
II . TOPOLOGY 16
III . Mô hình tham chiếu OSI 17
IV . Các loại thiết bị sử dụng trong mạng Lan 18
1.Các loại cáp truyền 19
2.Các thiết bị nối kết mạng 20
V . Hệ điều hành 22
1.Phân loại 22
2.Giới thiệu các hệ điều hành mạng thông thường 22
VI . Đường truyền vật lý 23
VII .Phương pháp đa truy cập đường truyền vật lý 24
VIII .Các kiến trúc Lan thông dụng 25
1.Kiến trúc ARCnet 25
2.Kiến trúc Token ring 27
3.FDDI ( Fiber Distributed Data Interface ) 29
4.Kiến trúc Ethernet 31
III . NỘI DUNG BÁO CÁO
Những kiến thức chúng em đã học được trong thời gian thực tập:
A : Công việc bảo trì máy.
Kiểm tra màn hình.
Kiểm tra chuột,bàn phím.
Kiểm tra Case của máy.
+ Tháo các thiết bị trong case như :Ram,ổ cứng,quạt chip,chip,card internet,card màn hình…
+ Tiếp theo là hút bụi,vệ sinh lại các thiết bị…đặc biệt là quạt chip.
Đối với main Board thì phải dùng hút bụi hoặc các dụng cụ đặc biệt để có thể hút bụi trong các khe cắm ram và các khe cắm mở rộng.Đặc biệt lưu ý tránh để nước vào các thiết bị.
Đối với chip thì phải hết sức cẩn thận vì đây là bộ phận quan trọng nhất tránh để rơi hoặc làm gẫy chân dẫn đến hư hỏng chíp.Quạt chip là bộ phận nằm phía trên của chíp ,nó có nhiệm vụ làm mát cho chíp chính vì vậy nó là nơi bị bụi bảm bám nhiều nhất.Cần phải vệ sinh sạch và tra dầu để quạt có thể chạy tốt hơn (ở đây là các loại bôi chơn đặc biệt là như RP7).
Sau khi vệ sinh các thiết bị xong thì bắt đầu lắp chúng vào case .Nên lắp nguồn vào trước sau đó là đến chíp , quạt chíp,ram và cuối cùng là card,ổ cứng HHD,ổ CD-Rom…chú ý phải lắp các thiết bị cẩn thận tránh hỏng hóc đặc biệt là chíp.
B : Lắp đặt mạng máy tính.
I Xác định các yếu tố cần thiết cho mạng
Đây là bước rất quan trọng ,trong đó ta sẽ phác họa ý tưởng ,công việc cần làm trước khi tiến hành cần mua các thiết bị,bộ phận theo danh sách .Cần xem các yếu tố:
a) Có bao nhiêu cổng mạng Ethernet đi dây cần sử dụng ?
b) Các cổng Ethernet được đặt ở đâu ? (nói cách khác, các PC và các thiết bị sẽ cắm vào cổng Ethernet nên đặt ở vị trí nào?)
c) Vị trí cho router và các modem tốc độ cao?
II Xác định nơi đặt thiết bị
Trước khi tiến hành bất kì lắp đặt nào ,ta cần xác định xem chạy cáp CAT-45 thô bên dưới tường khô hay trên trần là hết sức quan trọng ,vì không thể thay đổi độ dài cáp nếu như chọn sai.
Đối với văn phòng có không gian vật lý mức trung bình ,sẽ rất hữu ích khi phác họa cụ thể từng vị trí cho các nút trên mạng .Dưới đây là vị trí vật lý cho các cổng và các thiết bị khác:
+ Modem cáp và router có dây (không dây) ở phía sau văn phòng.
+ Hai socket vách Ethernet 2 cổng vào ở tầng dưới :một ở sau văn phòng và một ở mặt trước.
III Tập hợp các công cụ và nguồn cung cấp
- Cáp Ethernet RJ-45
Modem cáp /DSL :Thiết bị điều khiển lưu lượng giữa nhà cung cấp dịch vụ ISP và mạng.Chúng ta sẽ móc nối router băng thong với swich để phát tán quyền truy cập Internet băng thong cao cho mọi người trong văn phòng.
- Router đi dây / wi-fi
Router thường được dùng trong văn phòng nhỏ như phạm vi mạng gia đình là 800.11g.Nó đủ nhanh cho mọi hoạt động ,trừ việc giử các file lớn giữa nhiều máy .
- Hub Ethernet :
Thiết bị này không mang tính bắt buộc.Nhưng nếu cần nhiều hơn 4 cổng Ethernet , hub sẽ cho phép kết nối them nhiều máy tính khác vào mạng .Các hub thường có loại 4,8,16 hoặc 24 cổng.Đây là một thiết bị cơ bản,nên có thể yên tâm với các hãng sản xuất thiết bị mạng lớn khác như Linksys,D-link system,3comp corp ,Netgear…
IV Đi cáp
Ở bước này ,chúng ta sẽ tạo các cáp chạy dùng để thiết lập kết nối đi dây giữa cổng Ethernet trên nền nhà và router,modem cáp ở tầng dưới.
Đi cáp từ vị trí Router và Modem cáp / DSL tới chỗ các cổng Ethernet.trong quá trình đi,đánh dẫu tạm thời cáp vào tường hoặc nền để hình dung được lượng cáp thực tế cần sử dụng,khi kết thúc ,để dư lại một đoạn ( khoảng 1 đến 3cm ) ở cuối cáp.
V Uốn cáp
1. Cắt bỏ khoảng 2.5 cm vỏ ngoài ở phần cuối cáp ,sẽ thấy 4cặp dây.
2. Duỗi thẳng từng sợi.
3. Đặt các dây theo thứ tự.Sắp sếp xong ,nhóm các dây lại gần cho chạm vào nhau.
4. Kiểm tra lại thứ tự dây cho chính xác.
5. Ghép chặt các dây lại với nhau ,cắt bỏ một đoạn ngắn ở phía đầu các sợi cho bằng.Phải cắt thẳng để có thể cho 6 đầu dây vào đầu nối,chúng sẽ tạo ra lien lạc trực tiếp.
6. Bây giờ ,đưa 6 đầu đã giữ chặt vào đầu nối ,ấn chặt sao cho cả 6 đầu dây đều phải tiếp xúc với điểm cuối của đầu nối và thẳng hàng.
7. Nếu có dây nào chưa được ép chặt , dùng băng dính điện để ghép nó lại.
VI Kết nối tất cả cáp lại với nhau
Trong bước này cần nối tất cả cáp trong mạch liền nhau .Chú ý ngắt tất cả cáp nguồn trước khi tiến hành và không được nhầm lẫn giữa modem DSL và router với các máy tình PC.
Nối đầu ra của cáp /DSL với modem cáp /DSL
Nối modem cáp /DSL với mặt sau của router.Cổng thích hợp cho kết nối này nên là “ modem cáp “ hoặc “ modem DSl ”.
Kết nối tất cả các máy tính sẽ dùng cổng Ethernet đi dây với router ,qua cáp Ethernet.
Nếu sử dụng Hup mạng (hoặc swich mạng ) ,kết nối nó tới router qua cáp Ethernet ( không bắt buộc ).
Bây giờ là nối nguồn trên modem đã ổn định mới chuyển sang router.
Cuối cùng , bật một PC đã kết nối với router để kiểm tra lại.
VII Kiểm tra kết nối mạng
Nếu tất cả đều thành công , khi khởi động máy tính,hệ thống sẽ được tự động kết nối với Internet . Nếu đây là lần đầu tiên sử dụng máy tính với modem cáp /DSL , có thể phải cài đặt và chạy một số phần mềm cài đặt để cho phép truy cập Internet.
C: Các bước cơ bản khắc phục tình trạng máy không vào Internet được.
I. Kiểm tra mức vật lý :
Có các lỗi sau :
Biểu tượng hai máy tính ở góc dưới thanh taskbar bo biến mất :
Nguyên nhân có thể là do card mạng hỏng hoặc không tìm được driver.Để kiểm tra có thể vào device manager kiểm tra xem windows đã nhận card mạng chưa hoặc vào star -> run -> cmd -> gõ ipconfig/all -> nếu chỉ thấy Windows IP configuration mà không có Ethernet adaptor thì lại cài driver cho card mạng.
Biểu tượng hai máy xuất hiện hai dấu chéo :
Nguyên nhân là do cáp mạng đã bị rút ra hoặc bị lỏng .Ngoài ra thì cũng có tể là router SDSL đã bị mất điện.
- Limited or no Connectivity :
Trường hợp này rất hay gặp ,nguyên nhân thường là do đầu nối cáp mạng kết nối không tốt .
- Cách khắc phục :
+ Rút 2 đầu cáp mạng ra , sau đó cắm vào thật chặt
+ Restart lại router
Disbale rồi enable lại card mạng : vào control panel -> Network connections -> Right click vào card mạng chọn disable
+ Đặt địa chỉ IP tĩnh cho máy tính : phải đặt đúng quy luật như trước đây router ADSL đã cấp IP . Thường là mặc định 192.168.x (255>x>1)
Vào control panel -> network connections -> Right click vào card mạng chọn Porperties -> click vào Internet Portocol (TPC/IP) rồi chọn Properties:
Nhập vào đó các giá trị cần thiết .trên màn hình là các giá trị mặc định của ầu hết các router .
II Lỗi luận lý :
Nếu máy tính không gặp phải một trong các lỗi trên thì tiếp tục làm bước sau:
- Vào star -> Run -> cmd -> gõ ipconfig/all
Qua bước trên thường sẽ có đầy đủ các thông số đã tô đậm,Mà nếu có thì phải làm bước đặt IP tĩnh ở trên rồi test thử xem chạy chưa.
- Gõ ping 127.0.0.1 :
Nếu kết quả là :
Quốc tế
Reply from 127.0.0.1 : bytes = 32 < 1ms TTL=128
Reply from 127.0.0.1 : bytes = 32 < 1ms TTL=128
Tiếp tục bước tiếp theo
Nếu nhận được bất cứ kết quả nào khác kết quả nào khác kết quả trên thì phải cài lại giao thức TCP/IP cho máy tính :
Trong đó Local Area Connection Properties , chọn Intall
Chọn Potocol rồi chọn Add -> Trong Microsoft -> nhấn vào Micorsoft TCP /IP version 4 -> ok
Bước tiếp theo
- Gõ lệnh ping 129.168.1.1 (Đây là default gateway , kết quả trong lệnh ipconfig/all trên)
Nếu kết quả là
Quốc tế
Request time out
Request time out
Router ADSL có vẫn đề . Kiểm tra lại router
Quốc tế
Reply from 192.168.1.1 : bytes=32 time=8ms TTL=124
Reply from 192.168.1.1 : bytes=32 time=8ms TTL=124
Xuống bước tiếp theo
- Gõ tiếp lệnh ping 203.162.4.190 : có hai trường hợp :
Quốc tế
Request time out
Request time out
router không kết nối được với ISP (FPT,VIETTEL…).Lỗi có thể là do đường điện thoại lỏng hoặc bị đứt.Hoặc là do thiết bị trên nhà cung cấp cấu hình lỗi.
Quốc tế
Reply from 203.162.4.190 : bytes=32 time=8ms TTL=124
Reply from 203.162.4.190 : bytes=32 time=8ms TTL=124
thế này thì sẽ cho kết quả tốt hơn .Tuy nhiên vẫn chưa kết nối được thì phải thực hiện bước tiếp theo
Gõ lệnh ping www.diendantinhoc.com :nếu kết quả là
Quốc tế
Reply from 210.17.215.154 : bytes=32 time=8ms TTL=124
Reply from 210.17.215.154 : bytes=32 time=8ms TTL=124
Vậy là máy bị lỗi DNS.
Nếu kết quả là :
Quốc tế
Repuest time out
Repuest time out
Vậy thì lỗi ở đây là do Router không thể kết nối tới nhà cung cấp
III Đôi điều khi sử dụng các lệnh ipconfikg , ping , nslookup :
1.IPCONFIG
Lệnh này sẽ hiển thị các thong số về địa chỉ IP , mặt nạ mạng con , gateway mặc định của tất cả các card ( bao gồm cả Wi-Fi và Bluetooth ).
- Ipconfig/all :
Lệnh ipconfig với tham số / all , lệnh này sẽ hiển thị các thông số về IP của máy.
- Ipconfig/release :
Sẽ điều khiển máy chủ DHCP xóa địa chỉ IP hiện có của tất cả của adapter , dù là mạng Ethernet hay không dây.
-Ipconfig/renew :
Sẽ tạo một địa chỉ IP mới , một subnet mask và một gateway mặc định mới sẽ xuất hiện.
2.PING
Lệnh Ping làm vai trò xác định kết nối mạng của máy tính .Việc ping này sẽ giửi gói dữ liệu tới host ,nó như tầu ngầm truyền sóng âm tới một vật thể dưới nước để xác định khoảng cách ,lệnh ping ước lượng thời gian đi hai chiều của gói tin ,đưa nó về và hển thị bất kì tình trạng mất gói tin nào .
Ví dụ :
Gõ ping 127.0.0.1 ở dấu nhắc đợi lệnh ,đợi và giây chờ phản hồi.Windows sẽ cố gắng ping đến card mạng của hệ thống xem thiết bị có hoạt động không .Nếu nhận lại được gói tin nghĩa là adapter mạng hoạt động tốt .Nếu ping đến một địa chỉ ngoài bằng cách gõ vào đó , như Ping google.com.Nếu có gói tin trả lại ,kết nối mạng đã được thiết lập.
3.NSLOOKUP
NSLOOKUP có một cú pháp khá phong phú và có thể là hơi lộn xộn .Mặc dù NSLOOKUP tồn tại trong cả UNIX và Windows nhưng có một số sự khác biệt theo cách nó thực hiện trong hai hệ điều hành này .Khi sử dụng lệnh NSLOOKUP ,nó thừa nhận rằng ta đang truy vấn một miền cục bộ trên mạng riêng của mình .Có thể truy vấn một miền bên ngoài ,những NSLOOKUP sẽ cố gắng tìm kiếm cho miền bên trong trước tiên .
Ví dụ :
Nếu Brienposey.com là một miền bên ngoài và thực hiện NSLOOKUP đối với Brienposey.com , thì NSLOOKUP sẽ trả về các thông tin như hình :
Hình 1. Kết quả khi NSLOOKUP truy vấn miền bên ngoài
Nếu nhìn vào hình trên ,sẽ thấy có một thông báo lỗi miền non-existent cho các địa chỉ IP 192.168.1.1 và 147.100.100.5 .Có một số địa chỉ của máy chủ DNS bên trong . Mặc dù vậy ,bên dưới thông tin này là câu trả lừoi không chính thức.Điều này có nghĩa rằng máy chủ DNS đã cố gắng truy vấn một máy chủ DNS bên ngoài để giải quyết địa chỉ IP được kết nối với mền Brienposey.com.
Một trong những miền cục bộ trên mạng riêng trong ví dụ này là Production.com .Nếu thực hiện một lệnh NSLOOKUP đối với miền này thì sẽ có kết quả như sau :
Hình 2. Kết quả khi truy vấn một miền bên trong
Nếu để ý phần trên cùng của màn hình này thì sẽ thấy rằng nó cùng các thông báo lỗi miền non-existent như truy vấn một miền bên ngoài .Khi thực hiện việc nhập vào lệnh NSLOOKUP ,ta sẽ gặp các thông báo lỗi miền non-existent như vậy ( tuy nhiên sau đó bạn bị đưa đến dấu nhắc lệnh >). Từ đây nhập vào các lệnh NSLOOKUP khác nữa .Khi thực hiện lệnh EXIT để trả về cửa sổ lệnh .
Ở hình trên ,dưới tham chiếu cho Production.com là một chuỗi các địa chỉ IP .Có nhiều địa chỉ IP cho tất cả các thiết bị kiểm soát bên trong một miền.Nếu nhiều địa chỉ IP được gán vào một máy chủ đơn lẻ thì tất cả địa chỉ IP của máy chủ sẽ được hiển thị bởi NSLOOKUP.
- Các tiện ích của NSLOOKUP
Sử dụng lệnh NSLOOKUP để xem địa chỉ IP hoặc các địa chỉ có liên quan với miền .Một trong những tiện ích của NSLOOKUP là tra cứu một kiểu bản ghi DNS cụ thể .
Ví dụ:
Một bản ghi MX ,khi có ai đó muốn giửi một email đến một máy A ,một trong những thứ đầu tiên mà máy chủ email của họ phải thực kiện giải quyết địa chỉ IP của miền của máy A .Mặc dù vậy ,một giải pháp địa chỉ thông thường sẽ không làm việc cho mục đích này .Trong hình 1 ,khi chạy một truy vấn DNS đối với miền brienposey.com thì miền trả về cho địa chỉ 24.235.10.4 , đây là địa chỉ IP của máy chủ đang chứa Website .Nếu ai đó muốn gửi một E-mail đến thì máy khách email của họ sẽ phải giải quyết địa chỉ IP của máy chủ email miền.Đây là nơi bản ghi MX thể hiện vai trò của nó.Bản ghi MX là một bản ghi trên máy chủ DNS của miền dùng để chỉ định rõ địa chỉ IP máy chủ mail của miền.
Nếu máy chủ DNS có vẫn đề gì đó thì có thể sử dụng NSLOOKUP máy chủ DNS nào muốn vào truy vấn.Để thực hiện điều đó ,phải nhập vào lệnh SERVER ,sau đó là địa chỉ IP của máy chủ DNS .Ta cũng có thể nhập vào tên miền có tư cách đầy đủ của máy chủ ( thừa nhận rằng nó có thể được giải quyết ) với tư cách là một sự lựa chọn địa chỉ IP của máy chủ.
Lúc này máy chủ DNS đã được chỉ định cho NSLOOKUP để sử dụng ,có thể truy vấn các miền mà không nhận các thông báo lỗi miền non-existent như đã thấy ở trên ( miễn là vẫn thực hiện bên trong tiện ích NSLOOKUP) để thực hiện như vậy ,chỉ cần đánh vào đó tên miền mà ta muốn truy vấn.
SET QUERY =MX
Việc đưa ra lệnh này tự bản thân nó sẽ không cho bất kì thông tin gì bản ghi MX của miền,ta phải truy vấn miền bằng cách nhập vào tên miền.
Ta sẽ thấy được rằng đã có một chỉ định truy vấn MX và sau đó đã nhập vào tên miền Production.com . NSLOOKUP hiện trả về rất nhiều thông tin liên quan đến bản ghi MX của miền.
Kết luận :
Như vậy có thể thấy NSLOOKUP sẽ cung cấp cho ta một số các thông tin chuẩn đoán máy chủ DNS .Có thể xem danh sách các lệnh này và cú pháp của chúng bằng cách nhập vào dấu hỏi chấm tại dấu nhắc lệnh NSLOOKUP ( lưu ý :không sử dụng NSLOOKUP/? để xem tập các lệnh này ).
D : Nghiên cứu mạng Lan.
I . Cơ sở lý thuyết mạng lan :
Mạng cục bộ (LAN) hệ truyền thông tốc độ cao được thiết kế để nối các máy tính và các thiết bị xử lý dữ liệu khác cùng hoạt động với nhau trong một khu vực địa lý nhỏ .Hiện nay ,kỹ thuật mạng cục bộ mạng Lan đã và đang phát triển một cách nhanh chóng,nó đáp ứng nhu cầu kết nối các hệ thống riêng lẻ thành mạng nội bộ nhằm tạo khả năng trao đổi thông tin,chia sẻ các tài nguyên ( phần cứng , phần mề ) đắt giá trong các cơ quan , trường học và các công ty.Khi công nghệ Lan chưa được phát triển , các máy tính là độc lập với nhau, bị hạn chế bởi số lượng các chương trình tiện ích và tài nguyên phần cứng , sau khi kết nối mạng Lan rõ ràng hiệu quả của chúng đã được cải thiện rõ rệt.
Khác với các kĩ thuật mạng khác,mạng lan có các đặc trưng sau :
- Đặc trưng về địa lý: mạng lan thường được cài đặt trong một phạm vi nhỏ (vài km)
- Đặc trưng về tốc độ : Hiện nay tốc độ lý thuyết của mạng lan có thể đạt tới 100Mbps .Tuy nhiên tốc độ thực tế phụ thuộc vào tốc độ ,số lượng và sự lưu thông của các máy tinh trên mạng.
- Đặc trưng về độ tin cậy: Tỉ xuất lỗi trên mạng lan là tương đối thấp có thể đạt 10-8 đến 10-11 .
- Đặc trưng về quản lý: việc quản lý và khai thác mạng lan là tương đối dễ ,bởi thông thường nó là sở hữu riêng của một tổ chức và có phạm vi nhỏ.
II . TOPOLOGY
Tất cả các topology của mạng máy tính nói chung đều có thể sử dụng cho các mạng lan .Tuy nhiên do đặc thù riêng của mạng lan nên thông thường người ta sử dụng 3 dạng topology là :
- Mạng hình sao ( star ): mạng hình sao có tất cả các trạm được kết nối với một thiết bị trung tâm có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các trạm và chuyển đến các trạm đích .
Độ dài đường truyền nối một trạm với thiết bị trung tâm bị hạn chế (trong vòng 100m ,với công nghệ hiện nay ).
- Mạng trục tuyến tính ( bus ): Trong mạng trục tất cả các trạm phân chia một đường truyền chung ( bus) .Đường truyền chính được giứo hạn hai đầu nối đặc biệt gọi là terminator .Mỗi trạm được nối với trục chính qua một đầu nối chữ T ( tconnector ) hoặc một thiết bị thu phát ( transceiver ).
- Mạng hình vòng ( rinh ): Trên mạng hình vòng tín hiệu được truyền đi trên vòng theo một chiều duy nhất.Mỗi trạm của mạng được nối với vòng qua một bộ chuyển tiếp ( repeater ) do đó cần có giao thức điều khiển việc cấp phát quyền được truyền dữ liệu trên vòng mạng cho trạm có nhu cầu .
Mạng hình vòng có các ưu nhược điểm tương tự mạng hình sao ,tuy nhiên mạng hình vòng đòi hỏi giao thức truy cập mạng phức tạp hơn mạng hình sao .
Ngoài 3 dạng trên người ta còn sử dụng các cấu trúc mạng lai biến tướng từ 3 dạng này :mạng dạng cây ( tree ) ,mạng sao vòng ,mạng hỗn hợp.
III . Mô hình tham chiếu OSI :
Mô hình OSI giúp đồng nhất các hệ thống máy tính khác biệt nhau khi chúng trao đổi thông tin. Mô hình này gồm có 7 tầng :
7
Application layer
6
Presentation layer
5
Session layer
4
Transport layer
3
Netwrok layer
2
Data-link layer
1
Physical layer
Tầng 1: Tầng vật lý ( Physical layer )
Điều khiển việc truyền tải thực sự các bit trên đường truyền vật lý .Nó định nghĩa các thuộc tính về cơ , điện , quy định các loại về các đầu nối , ý nghĩa các pin trong đầu nối , quy định các mức điện thế cho các bít 0,1,…
Tầng 2 : Tầng liên kết dữ liệu ( Data-link layer )
Tầng này đảm bảo truyền các khung dữ liệu ( Frame )giữa hai máy tính có đường truyền vật lý nối trực tiếp với nhau.Nó cơ chế phát hiện và sử lý lỗi dữ liệu nhập.
Tầng 3 : Tầng mạng ( Network layer )
Tầng này đảm bảo các gói tin dữ liệu ( Packet ) có thể truyền từ máy tính này đến máy tính kia cho dù không có đường truyền vật lý trực tiếp giữa chúng. Nó nhận nhiệm vụ tìm đường đi cho dữ liệu đến các đích khác nhau trong mạng.
Tầng 4 : Tầng vận chuyển ( Transport layer )
Tầng này đảm bảo truyền tải dữ liệu giữa các quá trình .Dữ liệu gởi đi được đảm bảo không có lỗi ,theo đúng trình tự ,không bị mất mát ,trùng lặp .Đối với các gói tin có kích thước lớn ,tầng này sẽ phân chia chúng thành các phần nhỏ trước khi giửi đi ,cũng như tập hợp lại chúng khi nhận được .
Tầng 5: Tầng giao dịch ( session layer )
Tầng này cho phép các ứng dụng thiết lập ,sử dụng và xóa các kênh giao tiếp giữa chúng ( được gọi là giao dịch ) .Nó cung cấp cơ chế cho việc nhận biết tên và các chức năng về bảo mật thông tin khi truyền qua mạng .
Tầng 6: Tầng trình bày ( presentation layer )
Tầng này đảm bảo các máy tính có kiểu định dạng dữ liệu khác nhau vẫn có thể trao đổi thông tin với nhau .Thông thường các máy tính sẽ thống nhất với nhau về một kiểu định dạng dữ liệu trung gian để trao đổi thông tin giữa các máy tính .một dữ liệu cần giửi đi sẽ được tầng trình bày chuyển sang định dạng trung gian trước khi nó được truyền lên mạng .
Ngược lại , khi nhận dữ liệu từ mạng ,tầng trình bày sẽ chuyển dữ liệu sang dạng riêng của nó.
Tầng 7: Tầng ứng dụng ( Application layer )
Đây là tầng trên cùng ,cung cấp các ứng dựng truy xuất đến các dịch vụ mạng . Nó bao gồm các ứng dụng của người dùng .
Ví dụ: Như các trang Wep Browser ( Netscape Navigator .Internet Explorer ) , các Mail User Agent ( Outlook Express , Netscape Messenger,….) hay các chương trình làm các server cung cấp các dịch vụ mạng như các Wep Server ( Netscape Enterprise , Internet Inpormation Server ,Apache,….) ,các FPT serve