Báo cáo Thực tập tổng hợp công ty cổ phần dệt Hà Đông

Trải qua hơn 20 năm xóa bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung đi theo nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, kinh tế nước ta không ngừng phát triển và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Các ngành nghề kinh doanh ngày càng đa dạng và hiệu quả. Cũng từ đó mà nảy sinh sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp,mọi doanh nghiệp đều phải xây dựng một bộ máy quản lý hoàn thiện, khoa học, chuyên nghiệp thì mới có thể điều hành hoạt động SXKD đạt hiệu quả, có sức cạnh tranh. HTKT là một bộ phận không thể thiếu được trong bộ máy quản lý của mọi doanh nghiệp. Công tác kế toán không chỉ thực hiện chức năng xử lý, ghi chép một cách chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, mà còn biến dữ liệu thành thông tin, cung cấp và tham mưu cho BGĐ trong việc ra quyết định. Vì vậy việc tổ chức bộ máy kế toán và công tác HTKT càng hợp lý, gọn nhẹ thì càng tạo điều kiện cho công tác kế toán được thực hiện chính xác và hiệu quả hơn, cung cấp kịp thời những thông tin hữu ích cho BGD. Qua bốn năm học tập chuyên ngành kế toán tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tôi đã có được đầy đủ kiến thức về kế toán DN. Tuy nhiên, thực tế và lý thuyết luôn có sự khác biệt. Mỗi DN có những đặc thù riêng về quy mô, ngành nghề kinh doanh, do đó cũng khác nhau về tổ chức bộ máy kế toán và công tác HTKT. Với phương châm học đi đôi với hành, nhà trường đã tổ chức cho sinh viên cuối khóa đi thực tập tại các DN để có được những hiểu biết thực tế hơn, toàn diện hơn về công tác kế toán. Sau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần dệt Hà Đông Hanosimex tôi đã tìm hiểu được những thông tin chung về hoạt động, ngành nghề của công ty cũng như tổ chức bộ máy, công tác HTKT. Từ đó tôi viết: “ Báo cáo thực tập tổng hợp” để tập hợp lại những thông tin này.Do vốn kiến thức thực tế có hạn và thời gian thực tập chưa nhiều nên bài viết của tôi còn chưa được chi tiết và có nhiều thiếu sót. Kính mong thầy cô giúp đỡ, chỉ bảo để bài viết hoàn thiện hơn.

doc48 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4386 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp công ty cổ phần dệt Hà Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập tổng hợp công ty cổ phần dệt Hà Đông MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ KẾT LUẬN 40 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ viết đầy đủ BCTC Báo cáo tài chính BHXH Bảo hiểm xã hội BTC Bộ tài chính CPSX Chi phí sản xuất GTGT Giá trị gia tăng KHSX Kế hoạch sản xuất KHTSCĐ Khấu hao tài sản cổ định NKCT Nhật ký- chứng từ NVL Nguyên vật liệu SXKD Sản xuất kinh doanh TNDN Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ Tài sản cố định XDCB Xây dựng cơ bản DT Doanh thu DTT Doanh thu thuần BGĐ Ban giám đốc XK Xuất khẩu DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ Tên bảng biểu và sơ đồ Trang Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất khăn 6 Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty cồ phần dệt Hà Đông- Hanosimex 9 Sơ đồ 3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty cổ phần dệt Hà Đông Hanosimex 13 Sơ đồ 4: Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán tại công ty cổ phần dệt Hà Đông 18 Sơ đồ 5: Trình tự ghi sổ của hình thức kế toán Nhật Ký chứng từ 20 Sơ đồ 6: Trình tự luân chuyển chứng từ NVL tại công ty cổ phần Dệt Hà Đông 23 Sơ đồ 7: Tổ chức hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo hình thức Nhật ký- Chứng từ 24 Sơ đồ 8: Sơ đồ hạch toán tổng hợp tiền mặt, tiền gửi ngân hàng theo phương pháp Nhật ký- chứng từ 26 Sơ đồ 9 : Quy trình ghi sổ TSCĐ tại công ty cổ phẩn dệt Hà Đông. 27 Sơ đồ 10:Tổ chức hạch toán tổng hợp TSCĐ theo hình thức Nhật ký chứng từ 28 Sơ đồ 11: Hạch toán tổng hợp thanh toán với nhà cung cấp theo hình thức Nhật ký- chứng từ 29 Sơ đồ 12: Hạch toán tổng hợp bán hàng và thanh toán với khách hàng theo phương pháp Nhật ký- chứng từ. 30 Sơ đồ 13: Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo hình thức Nhật ký- chứng từ 32 Sơ đồ 14: Sơ đồ hạch toán tổng hợp tiền lương- BHXH theo hình thức Nhật ký- chứng từ 33 Bảng 1: Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần dệt Hà Đông 11 Bảng 2: Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty 12 LỜI MỞ ĐẦU Trải qua hơn 20 năm xóa bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung đi theo nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, kinh tế nước ta không ngừng phát triển và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Các ngành nghề kinh doanh ngày càng đa dạng và hiệu quả. Cũng từ đó mà nảy sinh sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp,mọi doanh nghiệp đều phải xây dựng một bộ máy quản lý hoàn thiện, khoa học, chuyên nghiệp thì mới có thể điều hành hoạt động SXKD đạt hiệu quả, có sức cạnh tranh. HTKT là một bộ phận không thể thiếu được trong bộ máy quản lý của mọi doanh nghiệp. Công tác kế toán không chỉ thực hiện chức năng xử lý, ghi chép một cách chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, mà còn biến dữ liệu thành thông tin, cung cấp và tham mưu cho BGĐ trong việc ra quyết định. Vì vậy việc tổ chức bộ máy kế toán và công tác HTKT càng hợp lý, gọn nhẹ thì càng tạo điều kiện cho công tác kế toán được thực hiện chính xác và hiệu quả hơn, cung cấp kịp thời những thông tin hữu ích cho BGD. Qua bốn năm học tập chuyên ngành kế toán tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tôi đã có được đầy đủ kiến thức về kế toán DN. Tuy nhiên, thực tế và lý thuyết luôn có sự khác biệt. Mỗi DN có những đặc thù riêng về quy mô, ngành nghề kinh doanh, do đó cũng khác nhau về tổ chức bộ máy kế toán và công tác HTKT. Với phương châm học đi đôi với hành, nhà trường đã tổ chức cho sinh viên cuối khóa đi thực tập tại các DN để có được những hiểu biết thực tế hơn, toàn diện hơn về công tác kế toán. Sau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần dệt Hà Đông Hanosimex tôi đã tìm hiểu được những thông tin chung về hoạt động, ngành nghề của công ty cũng như tổ chức bộ máy, công tác HTKT. Từ đó tôi viết: “ Báo cáo thực tập tổng hợp” để tập hợp lại những thông tin này.Do vốn kiến thức thực tế có hạn và thời gian thực tập chưa nhiều nên bài viết của tôi còn chưa được chi tiết và có nhiều thiếu sót. Kính mong thầy cô giúp đỡ, chỉ bảo để bài viết hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cám ơn các cán bộ, nhân viên công ty cổ phần dệt Hà Đông. Tôi xin chân thành cám ơn cô Phạm Thị Minh Hồng đã giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp này. Sinh viên Nguyễn Thị Phương Anh PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÀ ĐÔNG - HANOSIMEX 1.1/Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Dệt Hà Đông Hanosimex. 1.1.1 Đôi nét chung nhất về công ty cổ phần dệt Hà Đông Công ty cổ phần Dệt Hà Đông HANOSIMEX là một công ty trực thuộc tổng công ty Dệt may Hà Nội được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0303000404 – ngày 21 tháng 12 năm 2005 – do sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hà Tây ( nay thuộc Hà Nội) cấp.Công ty hiện có diện tích đất sử dụng là 17.210 m2, số cán bộ công nhân viện hiện có khoảng 500 người. Loại hình sản xuất kinh doanh chủ yếu là sản xuất, gia công các mặt hàng khăn bông xuất khẩu. Tên gọi hiện tại: Công ty cổ phần dệt Hà Đông HANOSIMEX Tên giao dịch quốc tế: HANOSIMEX Hadong Textile Joint Stock Company. Tên viết tắt: HANOSIMEX - HDT Địa chỉ: Đường 430 – Cầu Am – Phường Vạn Phúc – Thành phố Hà Đông – Hà nội. Mã số thuế: 0500476693 Vốn điều lệ: 13 tỷ đồng Việt Nam Điện thoại: 0343.824403 – Fax: 0343.824505 Email: nmhadong@hn.vnn.vn 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. Tiền thân của công ty cổ phần dệt hà Đông là công ty công nghiệp Hà Đông thuộc thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây. Công ty được thành lập cách đây 52 năm, đã trải qua quá trình phát triển lâu dài với nhiều lần đổi tên. Năm 1982 công ty công nghiệp Hà Đông được đổi tên thành xí nghiệp gia công dệt và sửa chữa thiết bị đo lường Hà Đông, hình thức kinh doanh chủ yếu là quản lý hợp tác xã dệt trong địa bàn tỉnh Hà Tây. Năm 1987, Bộ Công nghiệp nhẹ quyết định đổi tên công ty thành nhà máy Dệt Hà Đông. Công ty bắt đầu phát triển theo hướng sản xuất tập trung với máy móc thiết bị công nghiệp hiện đại. Năm 1992, nhà máy dệt Hà Đông đổi tên thành công ty dệt Hà Đông, là một doanh nghiệp nhà nước – đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam. Năm 1995 công ty dệt Hà Đông được sáp nhập về Công ty dệt- may Hà Nội, trở thành nhà máy thành viên của công ty dệt may Hà Nội với tên gọi là nhà máy Dệt Hà Đông hạch toán phụ thuộc và không có tư cách pháp nhân. Năm 2006 nhà máy được cổ phần hóa lấy tên là Công ty cổ phần Dệt Hà Đông- HANOSIMEX với số vốn điều lệ là 13 tỷ đồng Việt Nam, vẫn là một công ty con thuộc tổng công ty dệt may Hà Nội. Trải qua giai đoạn phấn đấu và phát triển hơn 50 năm, hiện nay công ty có một cơ sở vật chất vững mạnh với diện tích công ty vào khoảng 17.210m2. Về trang thiết bị: công ty đã tập trung trang bị những máy móc thiết bị tương đối hiện đại, được nhập khẩu từ Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc…. Số cổ phiếu đang lưu hành: 1.300.000 cổ phiếu. Hiện tại công ty có trên 1000 cổ đông, trong đó Tổng công ty Dệt may Hà Nôi nắm giữ 52% cổ phần, các cổ đông khác nắm giữ 48% cổ phần còn lại. Không ngừng lớn mạnh và phát triển, công ty đã khắc phục mọi khó khăn, vươn lên bằng sự chỉ đạo sáng suốt của ban giám đốc, lãnh đạo công ty, công ty cổ phần dệt Hà Đông HANOSIMEX đã đạt được một số thành tựu đáng kể, tạo niềm tin đối với toàn thể nhân viên trong công ty, đồng thời xây dựng được uy tín đối với khách hàng và chiếm được vị thế trong ngành dệt may Việt Nam. 1.2/ Đặc điểm hoạt động sản xuất- kinh doanh của công ty cổ phần dệt Hà Đông. 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần Dệt Hà Đông. Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm chủ yếu: Lĩnh vực kinh doanh được nêu trong điều lệ công ty là: Sản xuất kinh doanh, gia công các sản phẩm dệt may Kinh doanh siêu thị, nhà hàng, dịch vụ vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng. Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy đinh của pháp luật. Chức năng, nhiệm vụ của công ty: Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực trên, trong đó hoạt động dệt may là then chốt nhằm đạt lợi nhuận cao nhất, tăng lợi tức cho các cổ đông, tạo việc làm ổn định cho người lao động, đóng góp cho ngân sách Nhà nước, phát triển công ty và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Hiện tại công ty đang hoạt động trong lĩnh vực dệt may với tư cách là công ty cổ phần thuộc tổng công ty dệt may Hà Nội. Công ty chuyên sản xuất – kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng khăn bông: Khăn ăn, khăn mặt, khăn tắm, khăn thảm. 1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất- kinh doanh của công ty cổ phần dệt Hà Đông. Công ty cổ phần dệt Hà Đông chuyên sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng khăn bông. Hoạt động sản xuất bao gồm 2 loại sau: Tự sản xuất từ đầu đến khi tạo thành phẩm hoàn chỉnh. Mua nhập khăn thô rồi gia công chế biến thành thành phẩm hoàn chỉnh. Do có 2 cách sản xuất sản phẩm khác nhau nên cũng có sự khác nhau về các loại nguyên vật liệu, nhân công và các công đoạn sản xuất. Vì vậy việc tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm phải được phân chia rõ ràng và ghi chép chi tiết, đầy đủ để không bị nhầm lẫn. Công ty không xuất khẩu khăn bông trực tiếp ra thị trường nước ngoài mà thông qua công ty mẹ. do đó khách hàng của công ty đa phần là Tổng công ty dệt may Hà Nội. 1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty cổ phần dệt Hà Đông. Đặc điểm tổ chức sản xuất: Khi phát sinh đơn đặt hàng, giám đốc sản xuất cùng phòng kế hoạch thị trường tổ chức lập kế hoạch sản xuất và sản phẩm mẫu. Sau đó xác định số lượng cũng như chủng loại nguyên vật liệu cần thiết, lập phiếu công nghệ và định mức. Bản kế hoạch này được chuyển cho phòng kỹ thuật để tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất. Tại đây, giám đốc kỹ thuật sẽ chịu trách nhiệm về việc tổ chức sản xuất và giao nhiệm vụ cho các trưởng ca chuyên trách. Các công việc cụ thể sẽ được giao cho các tổ trưởng để quản lý và tổ chức cho công nhân thực hiện. Hiện nay công ty có các phân xưởng là: Nhà máy dệt nhuộm bao gồm: phân xưởng dệt, phân xưởng hồ mắc, phân xưởng tẩy nhuộm, sấy văng Nhà máy may Phân xưởng cơ điện và đóng dấu. Quy trình công nghệ: Bao gồm các bước sau: Bước 1: Nhận thông báo đơn đặt hàng. Bước 2: Lập kế hoạch sản xuất và xác định sản phẩm mẫu/ Bước 3: Bộ phận sản xuất nhận kế hoạch sản xuất và sản phẩm mẫu. Xây dựng phiếu công nghệ + Định mức và triển khai kế hoạch sản xuất dệt nhuộm. Bước 4: Xác định kế hoạch về sợi + nhập kho sợi + kiểm tra. Bước 5: Hồ sợi + kiểm tra. Bước 6: Dệt ( tạo ra khăn mộc). Bước 7: Kiểm mộc và nhập kho. Kết thúc giai đoạn dệt. Bước 8: Chuẩn bị khăn mộc và nấu tẩy. Bước 9: Nấu tẩy lần 1 + nấu tẩy lần 2, giặt + nấu tẩy nhộm, giặt. Bước 10: Kiểm tra sau đó vắt + sấy nung + sấy văng. Bước 11: Kiểm tra và triển khai kế hoạch sản xuất may. Kết thúc giai đoạn tẩy nhuộm. Bước 12: Chuẩn bị khăn đã tẩy. Bước 13: Cắt dọc + May dọc + cắt ngang + may ngang. Bước 14: Đơn công nghệ in, băng thêu. Bước 15: Kiểm kim + đóng kiện và nhập kho. Ta có thể tóm tắt quy trình công nghệ theo sơ đồ sau: Sợi bông Hồ sợi Dệt khăn May Tẩy nhuộm Khăn TP Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất khăn Hiện nay công ty tổ chức sản xuất thành 3 ca/ngày. Riêng phân xưởng may chỉ tiến hành sản xuất 1 ca/ngày theo giờ hành chính. Các yếu tố đầu vào: Nguyên vật liệu chính là sợi, xăng dầu, hóa chất – thuốc nhuộm, chỉ…phụ tùng trong ngành dệt may rất đa dạng với gần 2000 loại khác nhau vì vậy công ty có rất nhiều nhà cung cấp khác nhau. Tuy nhiên nhà cung cấp chính của công ty vẫn là Tổng công ty dệt may Hà Nội. 1.3/ Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty cổ phần dệt Hà Đông. 1.3.1. Tổ chức nhân sự trong công ty. Công ty hiện có khoảng gần 600 công nhân viên. Trong đó: Nhân viên văn phòng là 65 người với 90% trình độ đại học. Công nhân sản xuất trực tiếp là 500 người, chủ yếu là thợ bậc 3, bậc 4. Trình độ công nhân ở mức trung bình, phần lớn chưa qua trường lớp mà là do công ty tự đào tạo. Hàng năm công ty luôn tổ chức nâng cao trình độ tay nghề và trình độ quản lý cho công nhân cũng như các cán bộ quản lý. 1.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Để đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo sự tồn tại và phát triển vững mạnh trên thị trường, bộ máy của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Ban kiểm soát, hội đồng quản trị, tổng giám đốc và 3 phó tổng giám đốc. ô hình mới được dự kiến thay đổi và đưa vào hoạt động từ ngày 01/01/2010. ( được tổ chức như trong sơ đồ 2). Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty: - Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Điều lệ công ty quy định Đại hội cổ đông họp mỗi năm một lần do Hội đồng quản trị triệu tập trong thời gian không quá 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc họp bất thường. Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị để quản lý công ty theo nhiệm kỳ, bầu ban kiểm soát để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh và công tác quản lý điều hành công ty. - Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị gồm bốn thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu và bãi miễn, có nhiệm kỳ là ba năm.Đại diện cổ đông chi phối có ba thành viên Hội đồng quản trị, trong đó có 1 thành viên giữ chức chủ tịch. - Ban kiểm soát: Có ba thành viên, trong đó có một thành viên có chuyên môn về kế toán tài chính làm trưởng ban. Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu và bãi miễn. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát cùng nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị và có thể kéo dài thêm tối đa là 90 ngày để giải quyết các công việc tồn đọng (nếu có). Ban kiểm soát kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh. - Tổng giám đốc: là người đại diện của công ty, thay mặt công ty giải quyết tất cả những vấn đề liên quan đến quyền lợi của công ty, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty. Tổng giám đốc là người phụ trách chung toàn bộ các hoạt động của công ty, không trực tiếp ra quyết định mà thông qua các phó tổng giám đốc và Kế toán trưởng. - Các Phó tổng giám đốc kiêm trưởng các phòng ban chuyên môn có chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc trong công tác quản lý, tổ chức điều hành mọi hoạt động của công ty theo điều lệ và pháp luật hiện hành. Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật: Phụ trách trực tiếp các lĩnh vực: Điều hành công tác thuộc lĩnh vực kỹ thuật; quản lý và sử dụng nguyên liệu, hóa chất, công nghệ thiết bị và quy trình sản xuất. Ngoài ra còn thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên vật liệu, sản phẩm…đồng thời chịu trách nhiệm đưa ra các biện pháp tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất, công tác kỹ thuật an toàn lao động, công tác điều hành xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO, công tác đầu tư, công tác sáng kiến cải tiến, công tác môi trường và các công tác khác do Tổng giám đốc phân công. Phó Tổng giám đốc phụ trách KHSX: Kiêm ủy viên hội đồng quản trị công ty, phụ trách điều hành sản xuất lĩnh vực Dệt Nhuộm, May. Theo dõi và xây dựng quy hoạch sản xuất kinh doanh trong toàn công ty, xây dựng kế hoạch, tiến độ sản xuất, giao dịch đàm phán với khách hàng những vấn đề liên quan đến KHSX, chỉ đạo xử lý hàng tồn kho, chỉ đạo công tác kế hoạch vật tư, tiến độ cung cấp phục vụ cho KHSX…và các công tác khác do Tổng giám đốc phân công. Phó Tổng giám đốc phụ trách nhân sự: Kiêm chủ tịch công đoàn, phụ trách điều hành công tác quản trị nguồn nhân lực, lao động, tiền lương, công tác đào tạo, công tác tổ chức sản xuất, công tác bảo hộ lao động…. Các phòng ban chuyên môn: Phòng điều hành sản xuất: Phụ trách các lĩnh vực: Khoa học- kỹ thuật công nghệ; định mức kinh tế- kỹ thuật, dự trữ vật tư phụ tùng, bảo toàn, bảo dưỡng thiết bị và phục vụ công nghệ; công tác cải tiến kỹ thuật; hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm; quản lý công tác an toàn lao động; thực hiện công tác đầu tư sáng kiến; xây dựng KHSX và triển khai giám sát việc điều hành công tác KHSX. Phòng tổ chức hành chính: Triển khai thực hiện mô hình tổ chức của các đơn vị và ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiễm cán bộ trong công ty theo chỉ đạo của Ban giám đốc và hội đồng quản trị; xây dựng và ban hành các kế hoạch về lao động; xây dựng và ban hành quy định, quy chế, nội quy quản lý công tác lao động; quản lý công tác hành chính lưu trữ hổ sơ, tư liệu lao động; giải quyết các vấn đề về lao động theo chế độ. Phòng kinh doanh: Quản lý việc lập kế hoạch cung ứng vật tư, nguyên liệu; tiếp nhận và xử lý các đơn đặt hàng; giao dịch, ký kết và theo dõi thực hiện các hợp đồng kinh tế … Phòng kế toán tài chính: Thực hiện phản ánh đúng, đầy đủ, chính xác và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty. Tổ chức lưu trữ dữ liệu và thực hiện kiểm tra việc thực hiện các chế độ kế toán…Phòng có trách nhiệm báo cáo chính xác và kịp thời cho Ban giám đốc và cơ quan quản lý cấp trên về tình hình hoạt động SXKD của công ty và tham mưu cho Ban giám đốc các kế hoạch về tài chính. Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Tổng Giám đốc Phó tổng giám đốc Quản trị kỹ thuật Phó tổng giám đốc Quản trị nhân sự Phó tổng giám đốc Quản trị KHSX Phòng kinh doanh Phòng điều hành sản xuất Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán tài chính Nhà máy May Nhà máy Dệt nhuộm Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty cồ phần dệt Hà Đông- Hanosimex Ghi chú: Chức năng giám sát: Điều hành trực tuyến: 1.4/ Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty cổ phần dệt Hà Đông những năm gần đây Sau bốn năm thực hiện cổ phần hóa, công ty cổ phần dệt Hà Đông đã có những bước tiến đáng kể. Sản lượng sản phẩm sản xuất không ngừng tăng qua các năm kéo theo doanh thu tiêu thụ tăng và lợi nhuận tăng cao. Mặc dù tách ra khỏi công ty mẹ và hạch toán độc lập công ty đã gặp rất nhiều khó… nhưng với sự điều hành sáng suốt của ban giám đốc, sự cố gắng không ngừng của cán bộ công nhân viên công ty đã đứng vững trên thị trường và đạt được những thành tựu lớn.Để thấy được kết quả hoạt động và tình hình tài chính của công ty ta theo dõi bảng sau:. Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1.Giá trị SX công nghiệp 117.845.506.000 123.405.888.000 80.862.000.000 85.448.000.000 2.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 133.077.231.501 156.802.039.217 101.130.510.089 126.887.156.037 - Trong đó, DT xuất khẩu 100.488.300.214 114.769.800.741 96.073.307.542 101.012.504.412 3. Các khoản giảm trừ doanh thu - - - 496.164.368 4. DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ 133.077.231.501 156.802.039.217 101.130.510.089 126.390.991.669 5. Giá vốn hàng bán 125.612.781.215 149.547.500.021 94.562.487.410 119.290.415.108 6. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 7.464.450.286 7.254.539.196 6.568.022.679 7.100.576.561 7. Doanh thu hoạt động tài chính 29.546.120 37.546.875 39.210.420 41.251.752 8. Chi phí tài chính 98.351.265 100.128.312 130.311.789 155.305.539 9. Chi phí bán hàng 2.896.200.140 2.985.210.410 2.284.146.213 2.490.456.394 10. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.800.269.584 3.741.845.657 3.621.874.620 3.726.814.556 11. Doanh thu khác - - - - 12. Chi phí khác - - - - 13.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 699.175.417 464.901.692 570.900.477 769.251.823 14.Thuế TNDN phải nộp - - 79.926.067 96.156.478 15. Lợi nhuận sau thuế TNDN 699.175.417 464.901.692 490.974.410 673.095.345 Bảng 1: Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần dệt Hà Đông Qua bảng kết quả kinh doanh những năm gần đây của công ty cổ phần dệt Hà Đông tay thấy năm nào công ty cũng hoạt động hiệu quả và có lãi. Tuy nhiên năm 2208, 2009 giá trị sản xuất công nhiệp và doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ đều giảm so với năm 2006, 2007. Nguyên nhân ở đây là do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào năm 2008 làm cho công ty gặp nhiều khó khăn. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế này tác động không nhỏ đến nền kinh tế trong nước mà nguồn tài chính cũng như thị trường nguyên vật liệu, hóa chất…trong nước khan hiếm, vì vậy công ty phải thu hẹp
Luận văn liên quan