Từ tháng 1/2010 em được nhận về thực tập tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNo huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hoá). Trải qua gần 2 tháng quan sát, tìm hiểu thực tế đồng thời được thực tập tại chi nhánh, đặc biệt cùng với sự giúp đỡ của ban lãnh đạo ngân hàng, các cô chú, anh chị trong các phòng ban đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo tổng hợp này.
Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn đến cô Phan Thị Hạnh, giảng viên khoa ngân hàng – tài chính trường đại học Kinh Tế Quốc Dân đã hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình viết báo cáo tổng hợp.
Báo cáo thực tập tổng hợp bao gồm các phần sau:
Phần 1: Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hoá
Phần 2: Mô hình tổ chức của NHNo&PTNT Tĩnh Gia
Phần 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ năm 2007-2009
Phần 4: Những khó khăn tồn tại và một số phương hướng giải pháp khắc phục
22 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2506 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Từ tháng 1/2010 em được nhận về thực tập tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNo huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hoá). Trải qua gần 2 tháng quan sát, tìm hiểu thực tế đồng thời được thực tập tại chi nhánh, đặc biệt cùng với sự giúp đỡ của ban lãnh đạo ngân hàng, các cô chú, anh chị trong các phòng ban đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo tổng hợp này.
Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn đến cô Phan Thị Hạnh, giảng viên khoa ngân hàng – tài chính trường đại học Kinh Tế Quốc Dân đã hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình viết báo cáo tổng hợp.
Báo cáo thực tập tổng hợp bao gồm các phần sau:
Phần 1: Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hoá
Phần 2: Mô hình tổ chức của NHNo&PTNT Tĩnh Gia
Phần 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ năm 2007-2009
Phần 4: Những khó khăn tồn tại và một số phương hướng giải pháp khắc phục
Phần 1:
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH NHNO HUYỆN TĨNH GIA TỈNH THANH HOÁ
Trước năm 1988, hệ thống tổ chức của Ngân hàng nhà nước bao gồm: Ngân hàng trung ương đặt trụ sở chính tại Hà Nội, các chi nhánh ngân hàng nhà nước tại các tỉnh, thành phố và các chi điểm cơ sở tại huyện, quận. Để hệ thống ngân hàng Việt Nam đáp ứng được với thực tế đổi mới, ngày 26/3/1988, Nghị định 53/HDBT của Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Chính Phủ) ban hành đánh dấu một bước phát triển mới của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Từ đây hệ thống ngân hàng Việt Nam được cơ bản chia làm hai cấp: Ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mai. Ngân hàng Nhà nước được tổ chức thành hệ thống từ Trung Ương đến cấp tỉnh, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Ngân hàng thương mại quốc doanh bao gồm Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Phát Triển Nông Nghiệp Viêt Nam, Ngân hàng Đầu Tư Xây Dựng Việt Nam và Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, thực hiện chức năng kinh doanh theo những lĩnh vực tương ứng với tên gọi.
Theo Nghị định số 53/HĐBT, hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn được thành lập. NHNo huyện Tĩnh Gia được hình thành trên cơ sở ngân hàng nhà nước huyện Tĩnh Gia. Lúc mới thành lập, ngân hàng mang tên Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp huyện Tĩnh Gia. Cuối năm 1990, ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp huyện Tĩnh Gia. Cuối năm 1996, ngân hàng được đổi tên lại như hiện nay.
Hiện nay NHNo&PTNT huyện Tĩnh Gia có một trụ sở chính và một phòng giao dịch Hải Ninh. NHNo huyện Tĩnh Gia là chi nhánh cấp 3 trực thuộc chi nhánh cấp 1 là NHNo&PT NT tỉnh Thanh Hoá. Khi triển khai hệ thông hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) cuối năm 2007 và năm 2008.
Hệ thống thanh toán kế toán khách hàng, hai cấp hội sở chính và các chi nhánh, Hội sở chính NHNo& PTNT Việt Nam quản lý trực tuyến các chi nhánh (Hơn2000 chi nhánh trong toàn quốc), thuận lợi cho việc thông tin báo cáo các cơ quan quản lý nhà nước, và sự điều hành trực tuyến của hội sở NHNo& PTNT Việt Nam. Từ năm 2008 về trước NHNo & PTNT Tĩnh Gia là chi nhánh cấp 2 trực thuộc chi nhánh cấp 1 là NHNo & PTNT Tỉnh Thanh Hoá , Phòng giao dịch Hải Ninh là NHNo & PTNT Hải Ninh (Ngân hàng cấp 3) thuộc chi nhánh Tĩnh Gia.
Hệ Thống tổ chức điều hành hiên nay 3 cấp Chi nhánh cấp 1 và chi nhánh cấp 2 thưôc Hội sở chính NHNo & PTNT Việt Nam quản lý, chi nhánh cấp 3 trực thuộc chi nhánh cấp 1, chi nhánh cấp 2 (Quy mô của Chi nhánh cấp 2 phải có số dư nợ tín dụng > 500tỷ VND).
Trải qua 22 năm hình thành và phát triển, NHNo Tĩnh Gia đã có những bước phát triển vượt bậc, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế và xã hội tại địa phương. Từ một bộ phận của của chi nhánh NHNN Huyện Tĩnh Gia phục vụ cho vay hộ tư nhân, các HTX, doanh nghiêp nhà nước kém hiệu quả thua lỗ triền miên. Hoạt động thuần tuý huy động vốn và cho vay chủ yếu nhờ sự bao cấp của nhà nước dư nợ < 1tỷ VNĐ, huy động vốn < 0.5 Tỷ VND Dư nợ cho vay 80% là nợ sấu. Cơ sở vật chất nghèo nàm trang thiết bị lạc hậu, con người được đào tạo chắp vá số lượng cán bộ 116 người 2 người có trình độ đại học chủ yếu là trung cấp và sơ cấp…
Đến nay Chi nhánh NHNo & PTNT Tĩnh Gia là chi nhánh của NHNo & PTNT Việt Nam (Ngân hàng Quốc doanh 100% vốn nhà nước địa bàn rộng khắp, hơn 2000 chi nhánh). Hoạt động tài trợ tín dụng trên các lĩnh vực nhà nước giao, các đối tượng mà pháp luật Việt Nam không cấm. Dư nợ tín dụng lúc cao đạt 250 tỷ vào quý 2 năm 2009, quý 3 và quý 4 năm 2009 rút dư nợ thực hiện chống lạm phát dư nợ 31/12/2009 là 237 tỷ. Tiền gửi VNĐ và USD quy đổi đạt 198 tỷ lệ nợ xấu < 0.5%, Thu dịch vụ bảo hiểm (của CTCP dịch vụ NHNo & PTNT Việt Nam), Thu phí chuyển tiền, Bảo lãnh tín dụng, Mở thẻ ATM , Rút tiền của các NH khác (Hiện nay đã lập cột rút tiền ATM), các dịch Vụ Ngân hàng khác…, chiếm tỷ trọng lợi nhuận ngày càng cao trong hoạt động ngân hang. Lợi nhuận làm ra năm sau cao hơn năm trước, luôn đảm bảo hệ số tiền lương do ngân hàng cấp trên giao.
Cơ sở vật chất không ngừng được củng cố, vị trí đẹp và rộng rãi tại trung tâm huyện, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của một ngân hàng hiện đại, đi trước đón đầu trong cơ chế thị trường, trước sự cạnh tranh của chi nhánh NH CP Công Thương , NH CP Đầu tư & PT , Các NH Ngoài quốc doanh ,Các tổ chức tín dụng khác , Nếu tính đến đối tượng cho vay phục vụ hộ thương mại , cá nhân ,doanh nghiệp đưng chân trên địa bàn dư nợ chiếm 70% thị phần (Trừ dư nợ của NHCS Xã Hội được tách ra từ năm 2002 chuyên làm nhiệm vụ cho vay hộ ngèo) Là Chi nhánh có dư nợ lớn nhất trên địa bàn được phân công , tỷ lệ huy động vốn chiếm 80% thị phần Dịch vụ Chuyển tiền chiếm 95% ( Do hệ thống dã hoà mạng toàn Quốc) Chuyền tiền nhanh thuận lợi , Là chi nhánh duy nhất trên địa bàn lắp đặt cột rút tiền tự đông ATM ,có số dư dịch vụ cao nhất…
Đội ngũ cán bộ không ngừng được đào tạo ,đào tạo lại , ngoài ra cò tinh giảm một số cán bộ không đủ năng lực,đến nay gồm 36 cán bộ ,50% tốt nghiệp Đại học, tinh thông nghệp vụ, phục vụ tận tình, Năng suất lao động ngày càng được nâng cao.
PHẦN 2
MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA NHNO&PTNT TĨNH GIA
Sơ đồ tổ chức của NHNo&PTNT Tĩnh Gia:
Kiểm soát viên
Kiểm soát viên thuộc phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ NHNo&PTNT Thanh Hoá thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát về tình hình thực hiện các mặt nghiệp vụ tín dụng, kế toán và PGD Hải Ninh, đề xuất biện pháp khắc phục những sai sót về các mặt nghiệp vụ để ban giám đốc NHNo&PTNT cơ sở khắc phục; báo cáo phòng kiểm tra, kiểm soát, ban giám đốc NHNo&PTNT Tỉnh về những mặt làm được, những sai sót mà NH cơ sở đã mắc phải để ban giám đốc NHNo&PTNT Thanh Hoá chỉ đạo kịp thời.
Ban giám đốc
Giám đốc NHNo&PTNT Tĩnh Gia được sự uỷ quyền của giám đốc NHNo&PTNT Tỉnh Thanh Hoá về quyền phán quyết cho vay, chi tiêu nội bộ, v.v...
Giúp việc Giám đốc chi nhánh là hai Phó Giám đốc, trong đó một Phó Giám đốc phụ trách tín dụng, một Phó Giám đốc phụ trách mảng kế toán và marketing.
Phòng kế toán ngân quỹ- hành chính
Là phòng có chức năng thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, cung cấp và tư vấn các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán cho khách hàng. Xử lý hạch toán các giao dịch theo quy định của Nhà nước và của NHNo & PTNT Việt Nam.
Phối hợp với phòng Thông tin điện toán quản lý hệ thống giao dịch trên máy: Nhận các số liệu, tham số mới nhất từ NHNo & PTNT Việt Nam; Thiết lập thông số đầu ngày để thực hiện hoặc không thực hiện các giao dịch.
Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng: Mở đóng các tài khoản; Các giao dịch gửi rút tiền từ tài khoản; Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ, Thanh toán và chuyển tiền VND, các dịch vụ về tiền mặt, các giao dịch về thẻ, séc, nhờ thu phi thương mại; Thực hiện các giao dịch giải ngân, thu nợ, xóa nợ, thu lãi; Kiểm tra, tính và thu phí của khách hàng khi thực hiện các giao dịch ngân hàng cũng như thực hiện việc kiểm tra và tính lãi cho vay và lãi huy động.
Thực hiện các công tác liên quan đến thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử liên ngân hàng. Quản lý quỹ tiền mặt trong ngày, séc và giấy tờ có giá.
Quản lý hồ sơ thông tin của khác hàng, mẫu chữ kí khách hàng. Kiểm soát lưu trữ chứng từ, tổng hợp liệt kê giao dịch trong ngày, đối chiếu lập báo cáo và phân tích báo cáo cuối ngày của giao dịch viên, làm các báo cáo, đóng nhật kí theo quy định.
Phòng kế hoạch kinh doanh
Xây dựng kế hoạch kinh doanh, marketing, huy động vốn, bán bảo hiểm, tài trợ tín dụng, bảo lãnh tín dụng cho hộ kinh doanh, các doanh nghiệp cho vay doanh nghiệp trên toàn địa bàn huyện, hộ tư nhân cá thể 11 xã và thị trấn.
Do đặc điẻm của một ngân hàng thưong mại hoạt động trên địa bàn huyện,để tiện cho công tác kinh doanh, trong phòng kế hoạch kinh doanh,mỗi cán bộ được phan công một địa bàn cụ thể thưòng là từ 1-2 xã. Riêng mảng tín dụng doanh nghiệp sẽ được phân công cho một cán bộ tín dụng cụ thể.
Phòng giao dịch Hải Ninh
Phòng giao dịch Hải Ninh nằm ở xã Hải Ninh huyện Tĩnh Gia là phòng giao dịch trực thuộc NHNo & PTNT huyện Tĩnh Gia.
Được giao nhiệm vụ cho vay hộ sản xuất theo uỷ quyền phán quyết của giám đốc NHNo & PTNT Tĩnh Gia, thực hiện các nghiệp vụ kế toán, chuyển tiền, lưu trữ hồ sơ và các dịch vụ ngân hàng trên địa bàn 11xã phía Bắc.
PHẦN 3
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH
TỪ NĂM 2007-2009
Tình hình huy động vốn từ năm 2007-2009
Nhận thức rõ huy động vốn là một nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động của mình, NHNo & PTNT Tĩnh Gia đã có những biện pháp chủ động và tích cực để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cũng như các tổ chức kinh doanh trên địa bàn. Chi nhánh đã thường xuyên làm công tác tuyên truyền quảng cáo trên đài truyền hình địa phương về các sản phẩm huy động vốn, thường xuyên bố trí cán bộ bám sát địa bàn nắm bắt thông tin khách hàng có nguồn tiền nhàn rỗi vận động gửi vào ngân hang. Nguồn huy động vốn chủ yếu là các khoản tiền gửi tiết kiệm của dân cư với các loại kỳ hạn khác nhau như 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng v.v... Ngoài ra còn có tiền gửi của các tổ chức và cá nhân, kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội, ngân hàng chính sách xã hội.
Sau đây là bảng doanh số huy động vốn qua các năm từ 2007-2009:
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
TG dân cư
TG doanh nghiệp,tổ chức
Có KH
Không KH
Có KH
Không KH
2007
79,984
1,824
10,867
0,345
2008
111,345
0,794
20,514
0,545
2009
154,3
2,234
34,412
0,624
Nguồn vốn huy động được của chi nhánh chủ yếu là nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 1 tháng đến 24 tháng, trong khi nguồn tiền gửi của các tổ chức mới chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (khoảng 10-15 %), do số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn còn ít. Tuy nhiên do tình hình kinh tế địa phương phát triển nên số luợng doanh nghiệp trên địa bàn ngày càng nhiều, nên đây là nguồn huy động vốn có tốc độ tăng trưởng cao. Từ năm 2007 đến nay, sau khi triển khai hệ thống IPCAS, thực hiện việc chi trả công nhân viên chức qua thẻ ATM, ngân hàng đã tăng cường việc mở tài khoản cho cán bộ công nhân viên chức trên địa bàn, đây là nguồn vốn có chi phí thấp, đem lại hiệu quả cao cho ngân hàng. Ngoài ra chi nhánh còn vận động các đối tượng đi lao động ở nước ngoài mở tài khoản, mở rộng dịch vụ chi trả kiều hối để thu hút nguồn vốn ngoại tệ. Trong năm 2008, 2009, trên địa bàn huyện đã có nhiều chi nhánh của các ngân hàng khác được thành lập như chi nhánh Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển nên tình hình cạnh tranh huy động vốn ngày càng khốc liệt. Tuy vậy thị phần huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp vẫn chiếm từ 80-85% trên địa bàn huyện.
Sử dụng vốn
Tổng dư nợ cho vay tính đến ngày 31/12/2009 là 234,942 tỷ đồng tăng 22,116 tỷ đồng so với năm 2008, tốc độ tăng trưởng đạt 10%. Trong khi đó năm 2008 tổng dư nợ cho vay của chi nhánh là 212,826 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 12 tỷ đồng so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 6 %. Sở dĩ trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh là do tình hình thị trường có nhiều biến động. Trong năm 2008, Chính phủ chỉ đạo ngành ngân hàng phải thắt chặt chính sách tiền tệ, nên chi nhánh phải rút bớt dư nợ để đảm bảo cân đối kế hoạch. Ngoài ra 6 tháng cuối năm 2008 lãi suất cho vay lên quá cao nên nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp hầu như đóng băng. Bước sang năm 2009, tình hình kinh tế có nhiều chuyển biến thuận lợi, nền kinh tế đã có những bước khởi sắc, đồng thơi nhà nước cũng cho triển khai chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất. Trên địa bàn các doanh nghiệp và các cá nhân đã có nhu cầu vay vốn trở lại cho nên dư nợ năm 2009 đã tăng gần 22 tỷ đồng.
Phân loại dư nợ theo thời hạn cho vay
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
2007
2008
2009
Tổng dư nợ
200,585
212,826
234,942
Dư nợ ngắn hạn
96,371
111,508
115,345
Dư nợ trung và dài hạn
97,629
101,317
114,233
Dư nợ DTUT
6,894
5,744
5,364
Nhìn chung tỷ trọng cho vay trung và dài hạn so với tổng dư nợ chiếm trung bình từ 45-50 % tổng dư nợ tín dụng. Do đặc điểm địa bàn hoạt động của chi nhánh là địa bàn nông nghiệp. Ngoài các lĩnh vực cho vay truyền thống là nông nghiệp, thuỷ, hải sản, ngân hàng với đặc điểm là số lượng khách hàng lớn, quy mô các khoản vay thường nhỏ lẻ (trung bình từ 10-20 triệu/1 khoản vay). Đến nay NHNo&PTNT huyện Tĩnh Gia đã nhanh chóng chuyển nhanh sang cho vay các ngành kinh tế mũi nhọn, đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, mở rộng các loại cho vay dịch vụ thương mại, chế biến thuỷ hải sản.
Sau đây em xin tập trung phân tích một số kết quả tín dụng của chi nhánh trong năm 2009:
Cơ cấu dư nợ xét theo ngành nghề kinh doanh
Đơn vị: tỷ đồng
Lĩnh vực
Dư nợ
Tỷ Trọng(%)
Nông nghiệp
86,340
36,7
Thuỷ hải sản
56,436
24
Tiêu dùng
8,966
3,8
Thương nghiệp dịch vụ
39,541
16,8
Xuất khẩu lao động
1,426
0,6
Ngành khác
4,542
5,1
Do đặc điểm là một huyện nông nghiệp, NHNo&PTNT thực hiện là ngân hàng quốc doanh có vai trò cung cấp tín dụng cho lĩnh vực nông ngiệp nông thôn nên ty trọng lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ hải sản, chiếm đến 60%. Dư nợ tiêu dùng và thương nghiệp dịch vụ chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (khoảng 20%).
Năm 2009, tổng dư nợ cho vay các doanh nghiệp trên địa bàn đạt 38 tỷ đồng tăng 22% so với cùng kỳ năm 2008. Phần lớn các doanh nghiệp vay vốn trên địa bàn là các các công ty cổ phần-TNHH. Trong số 29 doanh nghiệp vay vốn, tất cả các doanh nghiệp đều làm ăn có lãi, điều này chứng tỏ các khoản vay đã mang lại hiệu quả cao.
Dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2009 đạt 8,966 tỷ đồng trong khi tổng dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2008 chỉ đạt 525 triệu. Trong đó cho vay mua phương tiện đi lại là 1,401 tỷ đồng, cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở đạt 8,966 tỷ đồng. Ngân hàng đã liên kết với các ban ngành tại địa phương để thực hiện việc trích lương của khách hàng từ tài khoản ATM để trả lãi và gốc.
Trong lĩnh vực cho vay chính sách phục vụ cho vay hộ gia đình nông nghiệp, nông dân và nông thôn, NHNo & PTNT Tĩnh Gia đã thực hiện việc cho vay qua tổ. Đến cuối năm 2009 đã có 265 tổ với 9353 thành viên với tổng dư nợ đạt 100,348 tỷ đồng, tăng 14,334 tỷ so với năm 2008. Trong đó cho vay qua tổ phụ nữ là 174 tổ với dư nợ đạt 71,594 tỷ đồng, qua tổ nông dân là 66 tổ với dư nợ đạt 23,665 tỷ đồng.
Doanh số cho vay giấy tờ có giá đạt 22,943 tỷ, doanh số thu nợ đạt 20,8 tỷ, dư nợ đạt 3,525 tỷ.
Trong năm 2009, chi nhánh huyện Tĩnh Gia đã thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh với các hình thức bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán với tổng số tiền đạt 2,352 tỷ đồng. Việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh đã mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng, tăng khả năng tài chính và là một sản phẩm hứa hẹn nhiều tiềm năng trong tương lai.
Chất lượng tín dụng
Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu quan trọng luôn được ngân hàng quan tâm và kiểm soát chặt chẽ. Công tác đánh giá tín dụng khách hàng, chất lượng thẩm định dự án luôn đựoc chi nhánh huyện Tĩnh Gia coi trọng hàng đầu. Ngân hàng đã thường xuyên tổ chức phân tích đánh giá khả năng thu hồi các khoản nợ đọng, đấu mối với chính quyền địa phương, các ngành có phương án giúp đỡ ngân hàng trong việc thu hồi các khoản nợ xấu, nợ rủi ro.
Việc phân loại các nhóm nợ được tiến hàng thường xuyên, định kỳ, chính xác nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng.
Sau đây là bảng thống kê các nhóm nợ trong các năm từ 2007 – 2009:
Đơn vị: Tỷ đồng
Nhóm nợ
2007
2008
2009
Nợ nhóm 1
194,963
209,902
231,345
Nợ nhóm 2
5,112
1,521
2,132
Nợ nhóm 3
0,434
0,762
0,507
Nợ nhóm 4
0,046
0,36,7
0,240
Nợ nhóm 5
0,339
0,367
0,386
Trên cơ sở thường xuyên phân tích đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng, quan hệ vay trả để điều chỉnh quan hệ tín dụng cho phù hợp, chỉ mở rộng tín dụng đối với những khách hành có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, tài chính lành mạnh, quan hệ tín dụng sòng phẳng.
Bên cạnh đó làm tốt công tác tiếp thị đối với những khách hàng mới, quan tâm tới những doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiêp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp tư nhân cá thể... có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả, có tài sản đảm bảo và tránh tập trung vào một ngành hàng, một khách hàng, tạo ra một cơ cấu dư nợ hợp lý giữa dư nợ ngắn hạn và trung dài hạn, giữa doanh nghiệp và nhà nước và các thành phần kinh tế khác.
Do vậy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ chỉ chiếm khoảng 0,5% tổng dư nợ trong các năm 2008, 2009. Đến năm 2009 tổng số nợ xấu 1.133 triệu đồng giảm so với năm 2008 là 185 triệu đồng. Trong khi đó, năm 2007 khi số nợ rủi ro tăng đột biến do khoản nợ công ty TNHH Lê Hồng Phát vay chuyển sang nợ quá hạn với số tiền hơn 4,3 tỷ đồng gây rất nhiều khó khăn cho ngân hàng NN & PTNT huyện Tĩnh Gia.
Cùng với việc kiểm soát nợ xấu, ngân hàng còn tích cực xử lý thu hồi số đã xử lý rủi ro. Nhờ các biện pháp quyết liệt, trong năm 2008 đã thu hồi đựoc 4,838 tỷ đồng số nợ rủi ro, năm 2009 đã thu hồi đựoc 271 triệu đồng nợ rủi ro.
Đảm bảo tiền vay
Việc thực hiện đảm bảo tiền vay tại chi nhánh được thực hiện theo QĐ 1300 và các văn bản hướng dẫn của NHNo & PTNT Thanh Hoá.
Dư nợ cho vay có đảm bảo bằng tài sản là 134,318 tỷ đồng trong đó dư nợ cho vay bằng tài sản độc lập của người cho vay 95,76 tỷ đồng; dư nợ cho vay thế chấp bằng tài sản của bên thứ 3 là 38,558 tỷ đồng. Trong đó khách hàng là doanh nghiệp với số tiền 37,668 tỷ đồng, khách hàng là hộ gia đình với số tiền 0,89 tỷ đồng.
Dư nợ cho vay không có tài sản đảm bảo là 100,624 tỷ đồng. Dư nợ cho vay không có tài sản đảm bảo theo văn bản 76: 25,201 tỷ đồng, Cho vay theo văn bản 1431 là 2,872 tỷ đồng.
Hoạt động dịch vụ
Xác định khoản thu dịch vụ là một khoản thu mang lại năng lực tài chính cho đơn vi, không có rủi ro, nên chi nhánh đã mở rộng quảng bá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, như dịch vụ chuyển tiền điện tử, dịch vụ chuyển tiền nhanh WESTERN UNION, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối, bảo lãnh, ngân quỹ, thu khác v.v… Tổ chức điều tra khách hàng tổng thể trên địa bàn có con em học tập trong nước, các cá nhân có thân nhân là người nước ngoài v.v… mở tài khoản chuyển tiền đi và đến nên doanh thu dịch vụ ngày càng tăng. Năm 2007 doanh số dịch vụ mới đạt 446 triệu nhưng đến năm 2008 đã đat 1017 triệu và năm 2009 đạt 1324 triệu.
Trong năm 2009 bên cạnh những sản phẩm dịch vụ truyền thống, các sản phẩm dịch vụ mới phát triển rất nhanh và hiệu quả (trừ dịch vụ kinh doanh ngoại tệ giảm so với năm 2008).
+ Dịch vụ chuyển tiền đạt 500 triệu đồng, dịch vụ bảo lãnh đạt 53 triệu đông, tăng 40% so với năm ngoái;
+ Dịch vụ thẻ phát triển rất khả quan, tổng số thẻ phát hành đã phát hành trong năm là 4.900 thẻ. Trong đó thẻ phát hành khối hưởng ngân sách là 2.948 thẻ, thẻ tự do 1.198 thẻ, thẻ liên kết 715 thẻ, số dư bình quân tài khoản /thẻ 2,17 triệu đồng;
+ Dịch vụ bảo hiểm IBIC và BATD triển khai đạt kết quả khả quan. Dịch vụ bảo hiểm đạt 463 triệu.
Kết quả tài chính năm