Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng và công nghiệp DCD

Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang hòa vào xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới với nhiều cam go và thử thách, một nền kinh tế năng động và mang nhiều tính cạnh tranh. Trong xu thế phát triển chung đó các doanh nghiệp Việt Nam đã gặp không ít khó khăn thử thách. Mọi doanh nghiệp dù hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hay thương mại thì mục tiêu hàng đầu và quan trọng nhất đó là kinh doanh hiệu quả và đóng góp một phần cho sự phát triển kinh tế xã hội. Để đạt được điều này thì đó là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của toàn doanh nghiệp trong công tác xây dựng và quản lý.

doc43 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 4560 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng và công nghiệp DCD, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI KHOA KẾ TOÁN -----ooo----- BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đơn vị thực tập: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHIỆP DCD Giảng viên hướng dẫn : ThS. Mai Thị Thim Họ và tên : Phạm Thị Thuý Mã sinh viên : 14400897 Lớp : 11LTCĐ – KT01N Hà Nội, 2015 MỤC LỤC KẾT LUẬN PHỤ LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT BHXH BHYT CPSX CTXL GTGT KQKD NCTT NKC NVL NVLTT. SXC SXKD TSCĐ VNĐ : : : : : : : : : : : : : : Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Chi phí sản xuất Công trình xây lắp Giá trị gia tăng Kết quả kinh doanh Nguyên vật liệu Nguyên vật liệu trực tiếp Nhân công trực tiếp Nhật ký chung Sản xuất chung Sản xuất kinh doanh Tài sản cố định Việt nam đồng LỜI NÓI ĐẦU Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang hòa vào xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới với nhiều cam go và thử thách, một nền kinh tế năng động và mang nhiều tính cạnh tranh. Trong xu thế phát triển chung đó các doanh nghiệp Việt Nam đã gặp không ít khó khăn thử thách. Mọi doanh nghiệp dù hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hay thương mại thì mục tiêu hàng đầu và quan trọng nhất đó là kinh doanh hiệu quả và đóng góp một phần cho sự phát triển kinh tế xã hội. Để đạt được điều này thì đó là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của toàn doanh nghiệp trong công tác xây dựng và quản lý. Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng và công nghiệp DCD, dưới sự hướng dẫn tận tình của ThS. Mai Thị Thim cùng sự giúp đỡ của các anh chị trong công ty em đã phần nào hiểu được những thuận lợi và khó khăn trong ngành kinh doanh và hoàn thành được bản báo cáo thực tập tại công ty.Với bản báo cáo thực tập này em mong muốn phản ánh được thực trạng hoạt động của công ty và đề xuất những giải pháp mang tính định hướng để đóng góp một phần nhỏ của mình vào sự thành công của công ty. Em xin chân thành cảm ơn ThS. Mai Thị Thim cùng các anh chị trong ban quản lý cũng như cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng và công nghiệp DCD đã giúp đỡ em hoàn thành được bản báo cáo này. Bố cục của bài báo cáo gồm 3 phần: Phần I: Khái quát chung về Công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng và công nghiệp DCD Phần II: Tình hình tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng và công nghiệp DCD Phần III: Thu hoạch và nhận xét. Qua thời gian thực tập tại Công ty Em xin chân thành cảm ơn ! Ngày . Tháng .. năm 2015 Sinh viên thực tập Phần 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHIỆP DCD 1.1Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Tên công ty: Công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng và công nghiệp DCD tư vấn thiết kế xây dựng và công nghiệp DCD Mã số thuế: 0103022761 Địa chỉ: số 124, ngõ 195 phường Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội. Giám đốc: Đinh Công Điện Tài khoản: 350 350 597 123 86868 NHTM Cổ phần Ba Đình - Hà Nội. Điện thoại: 043.9676367 Fax: 043.9676368 Công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng và công nghiệp DCD tư vấn thiết kế xây dựng và công nghiệp DCD hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103010488 ngày 03/01/2006 của Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội. Công ty có 5 đơn vị thành viên: - Xí nghiệp tư vấn thiết kế xây dựng và công nghiệp CDC1 - Xí nghiệp Xây dựng và Sản xuất vật liệu CDC2 - Trung tâm Xây dựng và thương mại CDC3 - Xí nghiệp Xây dựng CDC4 - Chi nhánh Xây dựng và thương mại CDC5. 1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh của công ty Xây dựng các công trình giao thông, công nghiệp, dân dụng, thuỷ lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng cụm khu dân cư, Xây dựng đường dây .. - Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng - Xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư, nguyên liệu, xăng dầu, phương tiện thiết bị, máy móc các loại. Gia công chế biến hàng xuất nhập khẩu. - Đại lý mua bán và cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng. - Tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu quá cảnh; sửa chữa, lắp ráp, tân trang, hoán cải, phục hồi phương tiện giao thông vận tải. - Xây dựng trạm bơm, công trình đường ống cấp thoát nước dân dụng và công nghiệp; Kinh doanh bất động sản. Xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp. Sơ đồ quy trình xây dựng của Công ty ( Phụ lục 1) 1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý công ty Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty (Phụ lục 3) Mô hình hoạt động – hoạt động theo điều lệ của Công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng và công nghiệp DCD. + Giám đốc công ty: là người đứng đầu công ty, đại diện cho cán bộ công nhân viên chức. Chủ tịch hội đồng quản trị - giám đốc công ty chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, bảo toàn và phát triển công ty ngày một phát triển, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên chức trong công ty. + Phó giám đốc công ty: do Tổng giám đốc công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc công ty. Phó giám đốc là người giúp Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công và chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được phân công. + Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm thực hiện các công việc mua sắm nguyên vật liệu đầu vào, giao dịch với khách hàng, tìm kiếm nguồn khách hàng, quảng cáo, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm, thực hiện các dịch vụ sau bán hàng. + Phòng tài chính kế toán: Tham mưu cho Giám đốc công ty về kế toán thu chi tài chính, cập nhật chứng từ sổ sách chi tiêu văn phòng, các khoản cấp phát, cho vay và thanh toán khối lượng hàng tháng đối với các đội. Thực hiện đúng các chế độ chính sách của Nhà nước về tài chính, chế độ bảo hiểm, thuế, khấu hao, tiền lương cho văn phòng và các đội, báo cáo định kỳ và quyết toán công trình. + Phòng kỹ thuật thi công thiết bị và vật tư: Có trách nhiệm tham mưu cho trưởng ban chỉ huy công trình về công tác khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công các hạng mục công trình để làm việc với tư vấn giám sát. Lập kế hoạch quản lý chất lượng công trình, tư vấn giám sát. Vạch tiến độ, điều chỉnh tiến độ mũi thi công sao cho phù hợp với tiến độ chung của toàn công trình. Chỉ đạo và giám sát các đội về mặt kỹ thuật, đảm bảo thi công đúng quy trình, thống nhất về các giải pháp kỹ thuật thi công cùng với giám sát tổ chức việc nghiệm thu từng hạng mục công trình, tổng nghiệm thu toàn bộ công trình và bàn giao đưa vào sử dụng. + Phòng tổ chức hành chình: Quản lý và đề xuất mô hình tổ chức theo dõi phát hiện hợp lý hay không hợp lý các mô hình quản lý nhân lực, xem xét dự kiến nhân lực, đào tạo cán bộ, nâng lương, nâng bậc, quản lý cán bộ công nhân viên chức, tham mưu cho giám đốc công ty giải quyết các chế độ chính sách, xây dựng quy chế .. 1.4 Tình hình và kết quả HĐKD của Công ty năm 2013 – 2014 Từ khi thành lập đến nay, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với nỗ lực to lớn của ban lãnh đạo cũng như tập thể cán bộ công nhân viên, công ty đã không ngừng phát triển, vươn lên trở thành một doanh nghiệp có uy tín trện thị trường. Dựa vào bảng KQKD năm 2013 – 2014 ( phụ lục 2), ta thấy: + Doanh thu của năm sau cao hơn năm trước. Đạt được ở mức độ cao, tổng thu của năm 2014 so với năm 2013 tăng lên 55,08% tương ứng với số tiền 51.006.164.000 đồng. + Giá vốn hàng bán năm 2014 so với năm 2013 tăng lên 53,15% tương ứng với số tiền là 47.071.187.000 đồng. + Thu nhập hoạt động tài chính năm 2014 so với năm 2013 tăng 77,99% tương ứng số tiền là 73.289.000 đồng. Đạt được kết quả này là do sự cố gắng không ngừng hoàn thiện của cán bộ công nhân viên toàn công ty. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng ổn định và phát triển. Phần 2 TÌNH HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHIỆP DCD. 2.1. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty (Phụ lục 4). - Kế toán trưởng: Là người đứng đầu phòng tài chính - kế toán chỉ đạo tất cả các bộ phận kế toán và là người tổ chức bộ máy kế toán, công tác kế toán đạt hiệu quả nhất, phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. - Kế toán nguyên vật liệu: phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch thu mua như: lượng vật tư, chủng loại, giá mua, nhập, xuất, tồn trong tháng và tình hình thực hiện mức phân bổ vật tư xuống dung cho từng đối tượng. - Kế toán tài sản cố định: hàng tháng tiến hành trích khấu hao TSCĐ theo quy định của Nhà nước, chịu trách nhiệm phản ánh số lượng hiện trạng và giá trị sử dụng TSCĐ hiện có. Phản ánh kịp thời hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng. - Kế toán tiền lương: phụ trách theo dõi thanh quyết toán lương và chế độ cho người lao động. - Kế toán chi phí tính giá thành: tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành các loại sản phẩm, theo dõi chi phí chung và chi phí quản lý, đảm bảo việc sử dụng phương pháp tính giá thành chính xác, hợp lý cho từng loại sản phẩm, lập báo cáo giá thành sản phầm từng tháng, quý, năm. - Kế toán bán hàng: Theo dõi doanh thu, công nợ. 2.2. Các chính sách kế toán được áp dụng tại Công ty Công ty áp dụng hệ thống kế toán theo quyết định số 15/2006QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng bộ Tài chính. Từ ngày 01/01/2015 công ty áp dụng theo thông tư 200 ngày 22/12/2014 của BTC Niên độ kế toán: 01/01 đến 31/12. Đơn vị tiền tệ ghi trong sổ kế toán: VNĐ. Phương pháp kê khai và tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ. Kế toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp khấu hao TSCĐ: khấu hao theo đường thẳng. Xác định trị giá vật tư, thành phẩm xuất kho: theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ. Phương pháp hạch toán chi tiết NVL: theo phương pháp thẻ song song. Hình thức ghi sổ: nhật ký chung (Phụ lục 5) 2.3. Tổ chức công tác kế toán một số phần hành chủ yếu tại Công ty 2.3.1. Kế toán vốn bằng tiền 2.3.1.1. Kế toán tiền mặt + Chứng từ kế toán sử dụng + Phiếu thu, phiếu chi + Giấy đề nghị thanh toán +Tài khoản sử dụng TK 111 “tiền mặt”, và các tài khoản liên quan khác. + Phương pháp kế toán VD1: Ngày 14/03/2015 thu tiền tạm ứng lái xe mua nguyên xăng thừa số tiền là 1.200.000đ (Phụ lục 06) Kế toán định khoản: Nợ TK 111: 1.200.000đ Có Tk 141: 1.200.000đ VD2 :Ngày 15/03/2015 Công ty mua 1 laptop nhập kho trị giá 15.770.800 đồng, giá mua chưa bao gồm thuế GTGT 10%.Công ty thanh toán bằng tiền mặt. Kế toán vào chứng từ ghi sổ (Phụ lục 07) theo định khoản sau: Nợ TK 156 : 15.770.800 đồng Nợ TK 133(1) : 1.577.080 đồng Có Tk 111 : 17.347.880 đồng Kế toán tiến hành lên sổ cái TK 111.( Phụ lục 08) 2.3.1.2. Kế toán tiền gửi Ngân hàng + Chứng từ kế toán sử dụng - Giấy báo nợ. Giấy báo có. + Tài khoản kế toán sử dụng TK 112 “tiền gửi ngân hàng”, và các tài khoản liên quan khác. + Phương pháp kế toán Ví dụ1: Ngày 15/03 Công ty nhận được giấy báo có của ngân hàng về việc công ty xây dựng Hà Đức trả tiền mua xi măng số tiền là 120.000.000đ. Kế toán căn cứ vào giấy báo có (Phụ luc 09) định khoản sau: Nợ TK 112:120.000.000 đồng Có TK 131:120.000.000 đồng Ví dụ 2: Ngày 10/03, Công ty trả tiền mua xi măng tháng trước cho Công ty Cổ phần Quảng Bích bằng tiền gửi ngân hàng đã nhận được giấy báo nợ số 00334 số tiền 850.000.000đ. Kế toán ghi: Nợ TK 331: 850.000.000đ Có TK 112(1): 850.000.000đ 2.3.2 Kế toán nguyên vât liệu 2.3.2.1 Đặc điểm nguyên vật liệu của Công ty - Nguyên vật liệu của công ty gồm: + NVL chính: xi măng, gạch, cát, sỏi, sắt, thép + NVL phụ: gỗ, ván, sơn, đinh, khuôn, giàn giáo, cốt pha. 2.3.2.2. Đánh giá nguyên vật liệu *) Đối với NVL nhập kho NVL nhập kho của Công ty là do mua ngoài. Do vậy, trị giá thực tế NVL nhập kho được xét theo công thức : TG thực tế NVL nhập kho = Giá mua + Các khoản thuế không được hoàn lại (nếu có) + CP thu mua thực tế - CKTM,GGHM (nếu có) VD: Ngày 09/03/2015 Công ty nhập kho 25000 viên gạch lỗ A1 của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thép Việt với trị giá 26.125.000đ, thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển, bốc xếp là: 880.000đ, thuế GTGT 10% đã thanh toán bằng tiền mặt. Công ty chưa thanh toán cho người bán. Trị giá thực tế của vật tư nhập kho = 26.125.000 + 800.000 = 26.925.000đ *) Đối với NVL xuất kho Khi xuất kho NVL, kế toán tính trị giá NVL xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ VD: Tình hình nhập xuất tồn gạch 2 lỗ A1 trong tháng 03/2015 như sau (ĐVT: đồng ) Số lượng tồn kho: 10.000 viên ĐG: 1.409 (đ/viên) Ngày 15/01 nhập kho 59.000 viên ĐG: 1.410 (đ/viên). Ngày 14/01 xuất kho 10.000 viên Đơn giá = 10.000 x 1.409 + 59.000 x 1.410 bình quân 10.000 + 59.000 = 1.409đ Trị giá NVL xuất kho = 1.409 x 10.000 = 14.090.000 đ 2.3.2.3. Kế toán tổng hợp tăng giảm nguyên vật liệu. * Chứng từ sử dụng: - Đơn đặt hàng, biên bản kiểm tra chất lượng, phiếu xuất kho - Hợp đồng mua bán, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT * Tài khoản sử dụng: - TK 152 : Nguyên vật liệu. - Các TK liên quan khác. * Phương pháp kế toán: - Kế toán tăng nguyên vật liệu. VD: Phiếu nhập kho số 08 (phụ lục 9) ngày 15/03/2015 nhập kho 100m3 gỗ ván của công ty Hoàng Thạch, đơn giá 3.650.000đ/m3. Thuế GTGT 10%. Hóa đơn thuế GTGT 4/07 (phụ lục 10). Tổng tiền thanh toán 401.500.000đ, chưa thanh toán cho người bán. Kế toán định khoản: Nợ TK 152: 365.000.000đ Nợ TK 133(1): 36.500.000đ Có TK 331: 401.500.000đ - Kế toán tổng hợp giảm NVL VD: Ngày 13/03/2015 xuất 30m3 xà gỗ đơn giá bình quân cả kỳ là 386.000đ/m3. Tổng tiền 11.580.000đ (phụ lục 11), kế toán ghi: Nợ TK 621 : 11.580.000đ Có TK 152: 11.580.000đ 2.3.3 Kế toán tài sản cố định tại Công ty 2.3.3.1. Đặc điểm tài sản cố định tại Công ty TSCĐ của Công ty được phân thành 2 loại bao gồm: TSCĐ hữu hình: các loại máy ép cọc, đầm bàn, đầm dùi, máy trộn bê tông, nhà cửa, máy móc thiết bị vận tải, văn phòng .. TSCĐ vô hình: quyền sử dụng đất. 2.3.3.2. Đánh giá TSCĐ. - Tài sản cố định được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại - Nguyên giá TSCĐ hữu hình của Công ty do mua sắm được xác định : Nguyên giá TSCĐ =  Giá mua thực tế phải trả  + Các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) +  Các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng Ví dụ1: Ngày 11/03/2015 công ty mua một máy mài giá mua trên hoá đơn là 32.000.000đ chi phí vận chuyển, lắp đặt,chạy thử là 5.000.000đ: Nguyên giá của Máy mài =32.000.000 + 5.000.000 = 37.000.000đ Xác định giá trị còn lại của TSCĐ Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Số khấu hao lũy kế . Ví dụ2: Ngày 17/03/2015 công ty thanh lý một máy trộn xi măng nguyên giá là 165.000.000đ đã khấu hao lũy kế 147.000.000đ. Kế toán xác định: Giá trị còn lại của máy trộn xi măng trên. Giá trị còn lại của máy trộn xi măng = 165.000.000 – 147.000.000 = 18.000.000đ 2.3.3.3. Kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ * Chứng từ sử dụng: biên bản bàn giao TSCĐ, biên bản kiểm kê TSCĐ, bảng tính trích khấu hao TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ * TK sử dụng: TK211: TSCĐ hữu hình và Các TK Liên quan. * Phương pháp kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ Ví dụ 1: Ngày 19/03/2015, Công ty mua một máy vận thăng có trị giá 200.000.000 đồng, thuế GTGT 20.000.000đ đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng ( Biên bản giao nhận TSCĐ - Phụ lục 12) Kế toán hạch toán: Nợ TK 211: 200.000.000đ Nợ TK 133(2): 20.000.000đ Có TK 112: 220.000.000đ Ví dụ 2: Ngày 20/03/2015 Công ty thanh lý một máy trộn có NG 250.000.000 đồng, hao mòn lũy kế là 220.000.000 đồng, chi phí thanh lý 2.000.000 đồng bằng tiền mặt (chưa tính T.GTGT 10%). Số tiền thu từ thanh lý là 20.000.000 đồng, thu bằng chuyển khoản chưa có thuế 10%. (Phụ lục 13). Kế toán ghi: BT1: Phản ánh nguyên giá máy trộn giảm ghi Nợ TK 214: 220.000.000đ Nợ TK 811: 30.000.000đ Có TK 211: 250.000.000đ BT2: Phản ánh chi phí thanh lý TSCĐ ghi: Nợ TK 811: 2.000.000đ Nợ TK 133(1): 200.000đ Có TK 111: 2.200.000đ BT3: Phản ánh thu nhập từ thanh lý tài sản Nợ TK 111: 22.000.000đ Có TK 711: 20.000.000đ Có TK 333(1): 2.000.000đ 2.3.4 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 2.3.4.1 Kế toán tiền lương: * Hình thức trả lương và phương pháp tính lương: Hiện nay công ty áp dụng hai hình thức trả lương. - Lương khoán: Áp dụng đối với các bộ phận trực tiếp thi công XD công trình. Lương khoán của hạng mục công trình hoàn thành = Khối lượng công việc hoàn thành theo khoán x Đơn giá nhân công của công việc hoàn thành theo khoán - Lương thời gian: Áp dụng cho bộ máy quản lý doanh nghiệp. Lương thời gian mà lao động nhận được = HSL x Mức lương tối thiểu x Số công thực tế Số ngày làm việc theo quy định * Chứng từ kế toán sử dụng: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng. * Tài khoản kế toán sử dụng: TK 334 “phải trả người lao động”. * Phương pháp kế toán: VD: Căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán tiền lương tháng 03/2015 kế toán ghi sổ tiền lương phải trả cho công nhân xây dựng đội I là 252.805.000đ, nhân viên quản lý đội là 52.000.000đ. Kế toán ghi: Nợ TK 622: 252.805.000đ Nợ TK 627: 52.000.000đ Có TK 334: 304.805.000đ 2.3.4.2. Kế toán các khoản trích theo lương * Nội dung và phương pháp xác định các khoản trích theo lương. BHXH trích 26% lương cơ bản, người lao động chịu 8%, công ty tính vào chi phí 18%. Kinh phí công đoàn trích 2% trên lương thực tế, được tính toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh. BHYT trích 4,5% trên lương cơ bản (công ty chịu 3%, người lao động chịu 1,5%). - BHTN trích 2% trên lương cơ bản (công ty chịu 1%, người lao động chịu 1%). * Chứng từ kế toán sử dụng: Bảng thanh toán + BHXH. * Tài khoản kế toán sử dụng: TK 338 “ phải trả, phải nộp khác”. * Phương pháp kế toán: VD: Căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán tiền lương tháng 03/2015 kế toán ghi sổ tiền lương phải trả cho công nhân xây dựng đội I là 252.805.000đ, nhân viên quản lý đội là 52.000.000đ Kế toán thực hiện hạch toán các khoản trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN: Nợ TK 622 : 60.673.200 đ Nợ TK 627 : 12.480.000 đ Nợ TK 334 : 32.004.525 đ Có TK 338: 105.157.725 đ Có TK 338(2): 6.096.100 đ Có TK 338(3): 79.249.300 đ Có TK 338(4): 13.716.225 đ Có TK 338(6): 6.096.100 đ 2.3.5 Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 2.3.5.1 Kế toán bán hàng * Tài khoản sử dụng : TK 511 “doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” và các tài khoản khác liên quan như: TK 111, TK 112, TK 131 * Chứng từ kế toán sử dụng: Hóa đơn GTGT, phiếu thu, giấy báo nợ, giấy báo có, phiếu nhập kho, xuất kho hàng hóa, thẻ kho, sổ chi tiết bán hàng, nhật ký chứng từ và các chứng từ thanh toán khác. VD: Ngày 28/03/2015 công ty bàn giao CTXD sân tập thể thao cho công ty Hoàng Hải. Doanh thu là 97.532.842 đồng, thuế GTGT 10%. Căn cứ vào hóa đơn GTGT kế toán ghi: Nợ TK 131(cty Hoàng Hải): 107.286.126đ Có TK 511: 97.532.842đ Có TK 333(1): 9.753.284đ 2.3.5.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu * TK sử dụng: TK 5211 “chiết khấu thương mại”, TK 5213 “hàng bán bị trả lại”, TK 5212 “giảm giá hàng bán”. VD: Ngày 18/03/2015 sau khi bàn giao công trình cải tạo trường mẫu giáo Hải Sơn. Trường phát hiện ra lỗi không làm đúng theo bản thiết kế trị giá 11.446.372 đồng (đã có thuế). Công ty chấp nhận giảm 5% trị giá công trình. Kế toán ghi: Nợ TK 5212 : 520.289,650đ (= 10.405.793 x 5%)ải Sơn Nợ TK 333(1): 52.028,965đ Có TK 131: 572.318,615đ 2.3.5.3 Kế toán giá vốn hàng bán * Tài khoản sử dụng: TK 632 “giá vốn hàng bán”. * Chứng từ sử dụng: Hóa đơn, phiếu nhập kho, xuất kho. * Phương pháp kế toán: VD: Ngày 30/03/2015 công ty bàn giao CTXL Đê và cống ngăn mặn Tiên Yên. Giá vốn trị giá 1.023.562.129 đồng. Kế toán ghi: Nợ TK 632: 1.023.562.129đ Có TK 154: 1.023.562.129đ 2.3.5.5 Kế toán chi phí bán hàng. * Chứng từ kế toán sử dụng: Bảng tính lương, các hóa đơn thanh toán về mua đồ dùng vật liệu, bảng khấu hao TSCĐ,.. * TK sử dụng: TK 641 và các TK liên quan như TK 111, TK 112, TK 331 * Phương pháp kế toán. Ví dụ: Ngày 25/03/2015 Công ty chi tiền mặt mua văn phòng phẩm dùng tại bộ phận bán hàng là 1.100.00đ, đã bao gồm thuế GTGT 10%.
Luận văn liên quan