Báo cáo Thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần xích líp Đông Anh

Ngày nay trong nền kinh tế thị trường quyền tự chủ kinh doanh được trao cho các doanh nghiệp, các doanh nghiệp có điều kiện để phát huy sức sáng tạo, năng lực của mình để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. Hơn thế nữa nền kinh tế Việt Nam đang trong xu thế hội nhập toàn cầu, đã gia nhập khu vực mậu dịch tự do (AFTA), diễn đàn hợp tác Châu Á Thái Bình Dương (APEC), và gần đây nhất là đã ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Vì vậy môi trường kinh daonh có sự cạnh tranh khốc liệt, mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp phải tìm ra cho mình một hướng đi đúng phù hợp với yêu cầu thực tế và thích nghi được với sự biến đổi của môi trường kinh doanh. Yêu cầu đó đặt ra cho mỗi doanh nghiệp phải tự hoàn thiện mình để đạt được hiệu quả cao nhất đồng thời làm chủ trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Ngành cơ khí chế tạo ở nước ta trong 10 năm qua có tốc độ phát triển rất nhanh, tiến bộ nổi bật ở công nghệ tự động hóa, công nghệ hàn, Nhưng thực tế các doanh nghiệp cơ khí ngày càng gặp nhiều kho khăn trước sức cạnh tranh của thị trường và yêu cầu đổi mới tiếp cận công nghệ liên tục. Doanh nghiệp cần phải biết cách vượt qua những khó khăn đó với năng lực tự có của mình. Và Công Ty Cổ Phần Xích Líp Đông Anh là một doanh nghiệp như vậy. Với bề dày truyền thống hơn 30 năm xây dựng và phát triển với những sản phẩm truyền thống như: Xích, Líp, Nhông, Xên xe đạp, Doanh nghiệp đã có những thay đổi để phù hợp để thích nghi với sự phát triển của nền kinh tế nhằm tồn tại và phát triển trong nền kinh tế ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Với sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên công ty và thành thích đạt được, công ty đã nhận được nhiều bằng khen của đảng và nhà nước.

docx59 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3812 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần xích líp Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC NỘI DUNG LỜI MỞ ĐẦU 3 PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 4 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xích líp Đông Anh 4 1.1.1. Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của doanh nghiệp 4 1.1.2. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển 4 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp 5 1.2.1. Các chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp (theo GPKD) 5 1.2.2. Các hàng hóa và dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp 5 1.3. Công nghệ sản xuất một số hàng hóa dịch vụ cơ bản: 7 1.3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất 7 1.4 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp 10 1.4.1 Hình thức tổ chức sản xuất của doanh nghiệp 10 1.4.2 Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp 11 1.5 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 12 1.5.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 12 1.5.2 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý 13 PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 15 2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing của doanh nghiệp: 15 2.1.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong những năm gần đây: 15 2.1.2 Chính sách sản phẩm thị trường 18 2.1.3 Chính sách giá 19 2.1.4 Chính sách phân phối 21 2.1.5 Chính sách xúc tiến bán 21 2.1.6 Chính sách thu thập thông tin marketing của doanh nghiệp 22 2.1.7 Một số đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường 23 2.1.8 Nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác marketing của doanh nghiệp 24 2.2 Phân tích công tác lao động tiền lương 24 2.2.1 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp 24 2.2.2 Định mức lao động 27 2.2.3 Tình hình sử dụng thời gian lao động 27 2.2.4 Năng suất lao động 28 2.2.5 Tuyển dụng và đào tạo lao động 28 2.2.6 Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương 29 2.2.7 Trả lương cho các bộ phận và cá nhân 30 2.2.8 Nhận xét về công tác lao động và tiền lương của doanh nghiệp 31 2.3 Phân tích công tác quản lý vật tư và tài sản cố định 32 2.3.1 Các loại nguyên vật liệu dùng trong doanh nghiệp 32 2.3.2 Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu 32 2.3.3 Tình hình sử dụng nguyên vật liệu: Nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu 33 2.3.4 Tình hình dự trữ, đảm bảo cấp phát nguyên vật liệu 34 2.3.5 Cơ cấu và tình hình hao mòn của tài sản cố định 35 2.3.7 Nhận xét về công tác quản lý vật tư và tài sản cố định 37 2.4 Phân tích chi phí và giá thành 37 2.4.1 Phân loại các chi phí 37 2.4.2 Xây dựng giá thành kế hoạch 38 2.4.3 Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế 39 2.4.4 Các loại sổ sách kế toán 40 2.5 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 42 2.5.1 Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 42 2.5.2 Phân tích bảng cân đối kế toán 43 2.5.3 Phân tích một số chỉ số tài chính 44 2.5.4 Nhận xét tình hình tài chính của doanh nghiệp 47 PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI 48 TỐT NGHIỆP 48 3.1 Đánh giá chung về các mặt quản trị doanh nghiệp 48 3.1.1 Ưu điểm 48 3.1.2 Những hạn trế 49 3.2 Định hướng đề tài tốt nghiệp 49 PHỤ LỤC 50 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay trong nền kinh tế thị trường quyền tự chủ kinh doanh được trao cho các doanh nghiệp, các doanh nghiệp có điều kiện để phát huy sức sáng tạo, năng lực của mình để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. Hơn thế nữa nền kinh tế Việt Nam đang trong xu thế hội nhập toàn cầu, đã gia nhập khu vực mậu dịch tự do (AFTA), diễn đàn hợp tác Châu Á Thái Bình Dương (APEC), và gần đây nhất là đã ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Vì vậy môi trường kinh daonh có sự cạnh tranh khốc liệt, mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp phải tìm ra cho mình một hướng đi đúng phù hợp với yêu cầu thực tế và thích nghi được với sự biến đổi của môi trường kinh doanh. Yêu cầu đó đặt ra cho mỗi doanh nghiệp phải tự hoàn thiện mình để đạt được hiệu quả cao nhất đồng thời làm chủ trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Ngành cơ khí chế tạo ở nước ta trong 10 năm qua có tốc độ phát triển rất nhanh, tiến bộ nổi bật ở công nghệ tự động hóa, công nghệ hàn,…Nhưng thực tế các doanh nghiệp cơ khí ngày càng gặp nhiều kho khăn trước sức cạnh tranh của thị trường và yêu cầu đổi mới tiếp cận công nghệ liên tục. Doanh nghiệp cần phải biết cách vượt qua những khó khăn đó với năng lực tự có của mình. Và Công Ty Cổ Phần Xích Líp Đông Anh là một doanh nghiệp như vậy. Với bề dày truyền thống hơn 30 năm xây dựng và phát triển với những sản phẩm truyền thống như: Xích, Líp, Nhông, Xên xe đạp,… Doanh nghiệp đã có những thay đổi để phù hợp để thích nghi với sự phát triển của nền kinh tế nhằm tồn tại và phát triển trong nền kinh tế ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Với sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên công ty và thành thích đạt được, công ty đã nhận được nhiều bằng khen của đảng và nhà nước. Qua thời gian thực tập, nghiên cứu tại công ty Cổ Phần Xích Líp Đông Anh, dưới sự hướng dẫn tận tình chu đáp của giáo viên hướng dẫn: Lê Thu Thủy và sự giúp đỡ chỉ đạo của ban lãnh đạo, nhân viên các phòng ban, phân xưởng tại công ty, em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tốt nghiệp. Do thời gian có hạn nên trong phần báo cáo thực tập không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận được sự giúp đỡ quý báu của giáo viên hướng dẫn, ban lãnh đạo, nhân viên các phòng ban và các phân xưởng của công ty Cổ Phần Xích Líp Đông Anh để bản báo cáo được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô Lê Thu Thủy đã giúp đỡ, hướng dẫn em tận tình trong thời gian thực tập để hoàn thành báo cáo này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo, nhân viên các phòng ban, các phân xưởng của công ty Cổ Phần Xích Líp Đông Anh. Em xin chân thành cảm ơn! Hà nội, Ngày……tháng……năm Sinh viên Lê Việt Hòa PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xích líp Đông Anh Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của doanh nghiệp Bảng 1.1: Giới thiệu chung về công ty Tên công ty  CÔNG TY CỔ PHẦN XÍCH LÍP ĐÔNG ANH   Trụ sở chính Địa chỉ Điện thoại Fax Email  Số 11, Tổ 47, Thôn Dục Nội, Thị trấn Đông Anh, Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội 043.8832200 hoặc 043.8832204 84.4.8835395 xichlipdonganh@hn.vnn.vn   Năm thành lập  2007   Người đại diện theo pháp luật  TGĐ. Phan Tấn Bình   Cơ cấu vốn Vốn pháp định Vốn điều lệ  50 tỷ đồng 30 tỷ đồng   (Nguồn: Phòng kinh doanh) Có nhiều cách phân loại doanh nghiệp: Phân tích theo tính chất hoạt động kinh doanh, theo ngành như: Công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông lâm ngư nghiệp, vv…phân theo quy mô trình độ sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa,…) Hiện nay, trên thế giới và ở Việt Nam còn có nhiều bàn cãi, tranh luận và có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau khi đánh giá, phân loại quy mô doanh nghiệp, nhưng thường tập trung vào các tiêu thức chủ yếu như: vốn, doanh thu, lao động, lợi nhuận, thị phần. Có hai tiêu thức phổ biến thường dùng: Tiêu thức định tính và tiêu thức định lượng. Quy mô hiện tại của doanh nghiệp được xem xét dựa trên tiêu thức định lượng tức là dựa vào số lượng lao động và về quy mô tổng nguồn vốn (theo nghị định số 56/2009NĐ-CP ngày 30/06/2009 của chính phủ) thì được coi là doanh nghiệp vừa. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển Công ty Cổ phần Xích Líp Đông Anh (trước kia là Xí nghiệp Xích Líp) được thành lập theo quyết định số 222-QĐ-UB ngày 17/07/1974 của UBND Thành phố Hà Nội. Từ năm 1975 đến năm 1985 do công ty hoạt động trong thời kỳ bao cấp với chức năng chỉ sản xuất phụ tùng xe đạp phục vụ cho nhu cầu thiết yếu trong nước cho nên công ty không cần phải tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm của mình mà vẫn có việc làm. Từ năm 1985, nhà nước xóa bỏ chế độ bao cấp cho các doanh nghiệp, từ đó công ty lâm vào hoàn cảnh khó khăn, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được cộng với nhu cầu tiêu thụ của thị trường về xe đạp ngày càng ít đi, do đó công ty lâm vào hoàn cảnh nằm trên bờ vực phá sản. Năm 1996, ban giám đốc mới được bổ nhiệm đã mang lại một bộ mặt mới cho sự phát triển của công ty. Công ty đã bước sang một giai đoạn mới mở rộng ngành nghề kinh doanh, phát triển đa dạng hóa về chủng loại sản phẩm, mặt hàng. Cho đến nay công ty đã ngày càng phát triển lớn mạnh và phấn đẩu trở thành một doanh nghiệp hang đầu trong việc sản xuất phụ tùng xe máy. Ngày 20/11/1992 theo quyết định 2911/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội về việc thành lập doanh nghiệp Xí Nghiệp Xích Líp và quyết định 5649/QĐ-UB ngày 30/12/1998 của UBND Thành phố Hà Nội về việc đổi tên Xí Nghiệp Xích Líp thành Công Ty TNHH NN MTV Xích Líp Đông Anh. Ngày 11/07/2005, thực hiện quyết định số 2040/QĐ-UB ngày 15/04/2003 và quyết định số 7862/QĐ-UB ngày 23/12/2003 của UBND thành phố Hà Nội về việc sáp nhập công ty Bi Hà Nội và công ty phụ tùng xe đạp Đông Anh vào công ty TNHH NN MTV Xích Líp Đông Anh. Thực hiện quyết định số 3267/QĐ-UB ngày 01/07/2009 của UBND thành phố Hà Nội về việc chuyển công ty TNHH NN MTV Xích Líp Đông Anh thành công ty cổ phần Xích Líp Đông Anh. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp Các chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp (theo GPKD) Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại: xích líp, đùi đĩa xe đạp, xích xe máy, xích công nghiệp, phụ tùng xe máy, phụ tùng ô tô, khoá bi và sản phẩm cơ kim khí khác, mạ niken - crom, mạ kẽm các loại sản phẩm. Giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của công ty và các sản phẩm liên doanh. Liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty, nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị máy móc, phụ tùng phục vụ cho nhu cầu sản xuất của công ty và thị trường. Kinh doanh thương mại tổng hợp, dịch vụ vận chuyển hàng hoá, dịch vụ cho thuê bến bãi đỗ xe, văn phòng, cửa hàng, siêu thị, nhà ở, trung tâm thương mại. Kinh doanh bất động sản. Các hàng hóa và dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp Hiện nay, các sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty CP Xích Líp Đông Anh là: Xích líp, đùi đĩa xe đạp, xích xe đạp, xích xe máy, xích công nghiệp, phụ tùng xe máy, phụ tùng ô tô, khóa bi. Các sản phẩm cơ kim khí và chi tiết máy công nghiệp phục vụ cho các ngành: giao thông vận tải, ngành in, ngành dệt may, ngành nhựa, ngành mía đường và xích cho máy công nghiệp. Khóa KC, chi tiết, phụ tùng cho HONDA, YAMAHA, nhận gia công, mạ niken – crom, mạ kẽm các loại sản phẩm, chi tiết công nghiệp cho các công ty như: Ô tô 1-5, công ty khóa Việt Tiệp, Công ty cơ điện, Công ty kim khí Đông Anh,… Bảng 1.2: Các sản phẩm chủ yếu hiện tại của doanh nghiệp STT  Danh mục sản phẩm    1  Xích xe đạp  /   2  Líp xe đạp  /   3  Bi các loại  /   4  Khóa KC  /   5  Cọc lái các loại    6  Xích CN quy đổi 19,5  /   7  Chi tiết phụ tùng xe máy    8  Đùi đĩa    9  Vành đĩa rời  /   10  Xích xe máy  /   (Nguồn: Phòng kinh doanh) Công nghệ sản xuất một số hàng hóa dịch vụ cơ bản: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất Trong nền kinh tế thị trường, công nghệ là yếu tố quyết định cho sự phát triển của sản xuất kinh doanh, là cơ sở để công ty khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Công nghệ và đổi mới công nghệ là động lực, là nhân tốt phát triển trong công ty. Công ty cổ phần xích líp Đông Anh đã rất quan tâm tới việc đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Là một công ty hoạt động thuần túy trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, quá trình công nghệ được thực hiện qua các khâu: Nhập vật tư về - sản xuất – bán hàng. Công ty thực hiện theo nguyên tắc chuyên môn hóa công nghệ với các đơn vị chức năng làm nhiệm vụ cụ thể được giao. Sản phẩm chủ yếu là các sản phẩm cơ khí do đó công nghệ sản xuất chủ yếu vẫn là các công nghệ sản xuất cơ khí truyền thống của nền công nghiệp Việt Nam như: rèn, dập, tiện. Bên cạnh đó công ty cũng đã đầu tư một số dây truyền với công nghệ hiện đại sản xuất phụ tùng động cơ xe máy. Hình 1.1: Sơ đồ công nghệ sản xuất chi tiết phụ tùng xe máy Nội dung cơ bản của các bước trong quy trình công nghệ sản xuất chi tiết phụ tùng xe máy: Nhận bản vẽ thiết kế sản phẩm: Công ty không thiết kế sản phẩm mà nhận bản vẽ thiết kế từ khách hàng, công ty chỉ chịu trách nhiệm gia công sản phẩm đúng theo bản vẽ đặt hàng với đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật nêu trong bản vẽ thiết kế. Lập kế hoạch triển khai sản xuất thử sản phẩm mới: Sau khi nhận được bản vẽ thiết kế sản phẩm mới của khách hàng thì công ty giao cho phòng kỹ thuật sản xuất tiến hành lập kế hoạch sản xuất thử và gửi kế hoạch đó đến từng đơn vị liên quan. Xây dựng công nghệ chế thử: Phòng kỹ thuật sản xuất xây dựng công nghệ sản xuất thử sản phẩm mới. Sản xuất khuôn cối, đồ gá phục vụ cho quá trình sản xuất thử: Phân sưởng cơ điện có trách nhiệm sản xuất khuôn cối, đồ gá phục vụ cho công tác chế thử. Sản xuất thử: Sau khi có đầy đủ các yếu tố phục vụ cho công tác chế thử các đơn vị liên quan bắt đầu đi vào sản xuất thử sản phẩm mới. Kiểm tra: Sản phẩm mới sau khi hoàn thành được kiểm tra với các yêu cầu kỹ thuật. Nếu đạt thì sẽ đưa vào dây chuyền sản xuất hàng loại ngược lại thì lại sản xuất thử lại cho đến khi đạt thì thôi. (Tất nhiên, có một số sản phẩm sau sản xuất thử không đạt, công ty đành chấp nhận không gia công được vì điều kiện công nghệ, thiết bị máy móc không đáp ứng nổi yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm.) Sản xuất hàng loạt: Sau khi chế thử thành công, công ty bắt đầu đi vào sản xuất hàng loạt. Kiểm tra, nhập kho, giao hàng: Sản phẩm được làm ra sau khi được kiểm tra đạt chất lượng đem vào nhập kho và giao hàng theo kế hoạch đặt hàng của khách hàng. Dưới đây là một ví dụ cụ thể về công nghệ sản xuất sản phẩm đặc trưng của công ty: Hình 1.2: Sơ đồ công nghệ sản xuất trục xe máy Hình 1.3: Sơ đồ quy trình sản xuất Xích Hình 1.4: Sơ đồ quy trình sản xuất Líp Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp Hình thức tổ chức sản xuất của doanh nghiệp Công ty thực hiện nguyên tắc chuyên môn hóa công nghệ với các đơn vị chức năng làm các nhiệm vụ cụ thể được giao. Nhìn vào phần giới thiệu một số sơ đồ quy trình sản xuất các sản phẩm ta có thể nhận thấy sự chuyên môn hóa được thể hiện ở mỗi sản phẩm đều được sản xuất qua nhiều công đoạn chuyên môn với những công nghệ khác nhau như đúc, rèn rập, gia công, tôi luyện và lắp ráp. Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp Các phân xưởng sản xuất chính: PX Líp, PX Xích, PX Phụ tùng 1, PX Phụ tùng 2, PX lắp ráp, PX Nhiệt luyện, PX Bi, XN Phụ tùng gồm có: PX Cơ khí, PX Mạ. Bộ phận phụ trợ: PX cơ điện Bộ phận sản xuất phụ thuộc: Bộ phận nhiệt luyện, bộ phận mạ xí nghiệp phụ tùng. Bộ phận cung cấp: Bộ phận cung ứng (thuộc phòng kinh doanh) Bộ phận vận chuyển: Bộ phận lái xe vận chuyển hàng hóa. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Sơ đồ cơ cấu tổ chức Hình 1.5: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 1.5.2 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý Cơ cấu tổ chức của công ty theo kiểu trực tuyến chức năng, bộ máy quản lý vừa có sự phân cấp quyền lực trực tuyến (các phân xưởng: lắp ráp, xích, líp, cơ điện,…) chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của cấp trên là tổng giám đốc, đồng thời lại có các bộ phận chức năng (chức năng kế toán thống kê, chức năng đảm bảo chất lượng, kỹ thuật sản xuất,…) phục vụ tham mưu cho cấp quản lý trên (tổng giám đốc). Cơ cấu tổ chức của công ty như ở trên là phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty và cũng là cơ cấu tổ chức tương đối phổ biến ở các doanh nghiệp trong nước hiện nay. Với quy mô của công ty như hiện tại, việc phân quyền cho 2 phó tổng giám đốc lần lượt đảm trách từng mảng chuyên môn nhằm chia sẻ trọng trách quản lý cho tổng giám đốc. Tại công ty CP Xích Líp Đông Anh, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý được phân cấp thành 2 cấp quản lý là cấp công ty và cấp phân xưởng. Mỗi cấp đều có đầy đủ các chức năng quản lý cơ bản của mình là: Hoạch định, tổ chức và phối hợp thực hiện, kiểm tra theo từng nhiệm vụ đã được cấp trên giao. Ban giám đốc bao gồm 1 tổng giám đốc, 1 phó tổng giám đốc thường trực kiêm đại diện lãnh đạo chất lượng, 2 phó tổng giám đốc. Có 6 phòng nghiệp vụ: Phòng kinh doanh, phòng kế toán thống kê, phòng tổ chức hành chính, phòng kỹ thuật sản xuất, phòng đảm bảo chất lượng, phòng thiết bị và đầu tư. Mỗi phòng đảm nhận 1 thực hiện 1 chức năng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.5.2.1 Ban giám đốc Chức năng nhiệm vụ của tổng giám đốc Là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược phát triển và kế hoạch hàng năm của công ty, điều hành mọi hoạt động của công ty, hoạch định các chính sách của công ty, thiết lập các chương trình tuyển dụng đào tạo nguồn nhân lực, đối ngoại, báo cáo kết quả kinh doanh đối với toàn công ty, phân công bố trí, xắp xếp bộ máy lãnh đạo. Chức năng nhiệm vụ của phó tổng giám đốc Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về các hoạt động của các phòng trên, kết quả hoạt động kinh doanh, tiến độ sản xuất và chất lượng của sản phẩm, kế hoạch giao hàng. Có trách nhiệm đôn đốc và kiểm tra thường xuyên chất lượng của sản phẩm, thực hiện đúng tiến độ sản xuất và giao hàng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch về nhân sự, tài chính, dự án, công tác xây dựng cơ bản, đời sống của CB CNV, an ninh, sức khỏe của CB CNV, của công ty và thực hiện sự ủy quyền của tổng giám đốc khi cần thiết.tác xây dựng cơ bản, đời sống của CB CNV, an ninh, sức khỏe của CB CNV của công ty và thực hiện sự ủy quyền của tổng giám 1.5.2.2 Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tập hợp, lưu trữ, quản lý, chuyển thông tin, văn bản pháp lý hành chính trong và ngoài công ty, truyền đạt ý kiến, chỉ thị của ban giám đốc xuống các cá nhân, đơn vị. Chủ trì tổ chức, điều hành, thực hiện các hội nghị. 1.5.2.3 Phòng kỹ thuật sản xuất: Có nhiệm vụ tập hợp công tác nghiên cứu khoa học, sáng kiến, công tác kỹ thuật công nghệ, khuôn giá, dụng cụ, công tác xây dựng công nghệ chế thử sản phẩm mới điều hành việc thực hiện và chuyển giao công nghệ, xây dựng các kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm, các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn và kế hoạch đột xuất,…Đồng thời chịu trách nhiệm kiểm soát các đề cương, đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ hàng năm, thiết kế đồ gá, dụng cụ cho việc sản xuất các sản phẩm của công ty, trực tiếp giả quyết các vướng mắc về công nghệ gia công các sản phẩm do các đơn vị phản ánh,… 1.5.2.4 Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm mua bán vật tư, phụ tùng thiết bị, khuôn mẫu và các vật liệu khác. Tiêu thụ sản phẩm, xây dựng, thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty. Đầu mối tiếp xúc và tiếp nhận các khiếu nại khách hàng, sau đó báo cáo QMR để có hướng giải quyết cụ thể cho từng khiếu nại. Lập hồ sơ theo dõi lựa chọn nhà cung ứng, cung ứng mọi nhu cầu về nguyên nhiên vật liệu, dụng cụ phụ tùng thay thế, vật liệu phụ theo yêu cầu của kế hoạch Công ty đã đề ra,… 1.5.2.5 Phòng Kế toán thống kê: Có nhiệm vụ tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh lên báo cáo tài chính, lập kế hoạch tài chính, phân tích đánh giá kết quả hoạt động sản xuất,… Phòng Đảm bảo chất lượng (QC): Có nhiệm vụ tham mưu với Tổng Giám đốc và đại diện lãnh đạo( QMR, EMR) công tác chất lượng sản phẩm trong toàn Công ty và Hệ thống quản lý chất lượng và môi trường theo tiêu chuẩn ISO9001:2000, ISO14001:2004 Công ty đang áp dụng. Kiểm soát toàn bộ các hoạt động về chất lượng sản phẩm trong quá trình tạo sản phẩm tại các đơn vị sản xuất trong toàn công ty, phòng kinh doanh và các đơn vị khác có liên quan. Duy trì các hoạt động của Hệ thống quản lý chất lượng và môi trường theo ISO 9001:2000, ISO 14001:2004 đặc biệt các hoạt động khắc phục/ phòng ngừa, cải tiến hệ thống, đánh giá chất lượng nội bộ cùng các tổ chức chứng nhận đánh giá giám sát. Phòng Thiết bị và đầu tư: Có nhiệm vụ xây dựng phương án, thực hiện việc mua sắm thiết bị, nhà xưởng sản xuất, đầu tư xây dựng cơ bản, giám sát việc thực hiện đầu tư, xây dựng cơ bản toàn công ty. Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong công tác xây dựng, đầu tư và chỉ đạo việc triển khai thực hiện khai thác khả năng thiết bị, nhà xưởng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Sửa chữa thiết bị, nhà xưởng toàn công ty. Lập kế hoạch về sửa chữa, cải tạo nhà xưởng, thiết bị t
Luận văn liên quan