Báo cáo Thực tập về công ty cổ phần Ngô Han

 Công ty Cổ Phần Cơ Khí Luyện Kim được xây dựng trên đường số 2, thuộc địa bàng KCN Biên Hòa I - Tỉnh Đồng Nai. Tổng diện tích 77.778m2.  Tiền thân của Công ty Cổ Phần Cơ Khí Luyện Kim là SADAKIM (Sài Gòn Dạ Kim) được thành lập năm 1968 do bốn ông chủ người Hoa lập ra. + Trước 30/04/1975 đây chỉ là một xí nghiệp nhỏ, hoạt động dưới dạng 100% vốn tư nhân, sản xuất chủ yếu là: luyện, cán, kéo, . + Sau 30/04/1975 được sự ủy nhiệm của bộ Công nghiệp nặng, Công ty Thép Miền Nam đã tiếp nhận toàn bộ cơ sở máy móc thiết bị từ các ông chủ người Hoa và từng bước củng cố đi vào hoạt động nhưng chỉ ở mức cầm chừng.

doc51 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2319 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập về công ty cổ phần Ngô Han, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NGÔ HAN Mục Lục Chương I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NGÔ HAN ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY: Giới thiệu khái quát về Công ty: Tên công ty: Công ty Cổ Phần Cơ Khí Luyện Kim Tên giao dịch quốc tế: MECHANICAL ENGINEERING & METALLURGY JOINT STOCK CO. Trụ sở chính: Đường số 2, KCN Biên Hòa I - Đồng Nai. Số điện thoại: 0613836170 Fax: 0613836774. Email: Sadakim@hcm.vnn.vn Mã số thuế: 3600869728 (do Bộ Tài Chính cấp). Lịch sử hình thành Công ty: Công ty Cổ Phần Cơ Khí Luyện Kim được xây dựng trên đường số 2, thuộc địa bàng KCN Biên Hòa I - Tỉnh Đồng Nai. Tổng diện tích 77.778m2. Tiền thân của Công ty Cổ Phần Cơ Khí Luyện Kim là SADAKIM (Sài Gòn Dạ Kim) được thành lập năm 1968 do bốn ông chủ người Hoa lập ra. Trước 30/04/1975 đây chỉ là một xí nghiệp nhỏ, hoạt động dưới dạng 100% vốn tư nhân, sản xuất chủ yếu là: luyện, cán, kéo, .… Sau 30/04/1975 được sự ủy nhiệm của bộ Công nghiệp nặng, Công ty Thép Miền Nam đã tiếp nhận toàn bộ cơ sở máy móc thiết bị từ các ông chủ người Hoa và từng bước củng cố đi vào hoạt động nhưng chỉ ở mức cầm chừng. Đến năm 1978 được đổi tên thành: Nhà Máy Đúc thép Biên Hoà. Năm 1982 sáp nhập hai nhà máy Đúc Thép Biên Hoà & Nhà Máy Cơ Khí Sửa Chữa thành Nhà Máy Cơ Khí Luyện Kim. Ngày 01/02/2007 Nhà Máy Cơ Khí Luyện Kim trực thuộc Công ty Thép Miền Nam chính thức chuyển thành Công ty Cổ Phần Cơ Khí Luyện Kim (SADAKIM). Ngành nghề sản xuất - kinh doanh: Chế tạo các sản phẩm cơ khí, chế tạo và lắp ráp hoàn chỉnh máy móc thiết bị hoặc cụm thiết bị. Luyện và đúc các sản phẩm kim loại đen và kim loại màu. Chế tạo kết cấu và xây lắp Công nghiệp. Kinh doanh máy móc thiết bị và các loại vật tư, nguyên vật liệu, vật liệu trong ngành cơ khí luyện kim. Xử lý các phế liệu kim loại. Sản xuất và kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của Pháp luật. Thuận lợi: Công ty nằm trong KCN Biên Hòa I, gần với quốc lộ 1A nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa. Số lượng công nhân có tay nghề chiếm tỷ trọng cao 68.6% trong tổng số công nhân của Công ty đó là điều kiện tốt cho Công ty tiếp tục nâng cao chất lượng và sản phẩm. Đội ngũ công nhân được sự quan tâm của Công ty nên luôn được huấn luyện, đào tạo nâng cao trình độ, năng lực công tác và tay nghề. Khó khăn: Nguồn nguyên vật liệu (sắt, thép,…) ngày càng khan hiếm, giá cả một số vật tư chính để sản xuất tăng. Ngoài một số thiết bị mới được đầu tư, thì đa phần thiết bị công nghệ sản xuất của Công ty đã qúa già cỗi, lạc hậu do sử dụng lâu năm. Các Doanh nghiệp bên ngoài thiết lập đã và đang hoạt động có hiệu qủa và cạnh tranh mạnh mẽ với Công ty. Nhân lực trong Doanh nghiệp có tuổi đời, trình độ không đồng đều ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện công việc. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ SX-KD CỦA DOANH NGHIỆP: Tổ chức quản lý của Công ty: Cơ cấu tổ chức Công ty là tổng thể các bộ phận khác nhau, được chuyên môn hoá, có trách nhiệm quyền hạn nhất định, có mối quan hệ và lệ thuộc lẫn nhau, đảm bảo thực hiện các chức năng Quản lý SX-KD. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo cấu trúc trực tuyến chức năng. Tổng Giám Đốc (TGĐ) của Công ty được sự giúp sức của các bộ phận chức năng để điều hành công việc. Mỗi trưởng phòng giữ quyền nhất định trong phạm vi tổ chức của mình và trực tiếp chịu trách nhiệm với lãnh đạo cấp trên. Chức năng của các phòng ban, bộ phận được phân chia rõ ràng, phù hợp với cơ cấu tổ chức sản xuất. Với mục tiêu xây dựng bộ máy tổ chức tinh gọn, đảm bảo đạt kế hoạch của Công ty một cách hiệu qủa, trên cơ sở sắp xếp lại các bộ phận, nhân sự, cơ cấu của Công ty. Sơ đồ tổ chức của Công ty: HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT Phòng Kế toán- Tài chính Xưởng Đúc Xưởng Cơ khí Rèn Xưởng Gia công kết cấu Phòng Tổ chức hành chính Phòng Kỹ thuật Phòng Kế hoạch Kinh doanh Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: Đại Hội Đồng Cổ Đông (ĐHĐCĐ): Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, hoạt động của Công ty thông qua cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên, ĐHĐCĐ bất thường và thông qua việc lấy ý kiến bằng văn bản. Ban Kiểm Soát: Là cơ quan do ĐHĐCĐ bầu ra, thay mặt Cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động SX-KD, quản trị và điều hành của Công ty một cách độc lập, khách quan và trung thực. Hội Đồng Quản Trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc quyền của Công ty, ĐHĐCĐ. Tổng Giám Đốc (TGĐ): Là người đại diện toàn thể cán bộ CNV điều hành Công ty, phụ trách công việc chung của toàn Công ty. Được quyền quyết định điều hành mọi hoạt động, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của cấp trên, định kì báo cáo hoạt đông của Công ty, chịu trách nhiệm về kết qủa hoạt động của Công ty. Cung cấp thông tin định kì và phối hợp chặt chẽ với tổ chức Công đoàn và Đoàn thanh niên trong việc chỉ đạo SX-KD và quyền làm chủ của Công nhân viên chức Công ty. Phó Tổng Giám Đốc. Là người được TGĐ uỷ quyền phụ trách các mặt công tác sau: công tác Maketing, điều độ sản xuất vật tư trong nước và xuất nhập khẩu… Là người quản lý về mặt kỹ thuật công nghệ, thiết bị sửa chữa lớn, xây dựng cơ bản, hóa KCS, trưởng ban ISO ( đại diện lãnh đạo MR). Phòng Tổ Chức - Hành Chính: Thực hiện việc tổ chức tuyển dụng nhân viên, quản lý chung Công ty, trông coi mọi hoạt động sinh hoạt trong Công ty, đời sống cán bộ CNV, vệ sinh y tế, nhà ăn,… quản lý hoạt động định mức tiền lương quy định về an toàn lao động, bồi dưỡng và nâng cao tay nghề cho cán bộ CNV, theo dõi tổng hợp, tính lương cho các phòng ban trong Công ty. Phòng Kế Hoạch - Kinh Doanh: Có nhiệm vụ lập ra kế hoạch sản xuất, điều phối sản xuất, cung ứng vật tư, sản phẩm, thiết bị phục vụ sản xuất, giao dịch với khách hàng, tìm nguồn hàng tiếp thị sản phẩm. Phòng Kỹ Thuật - Cơ Điện: Chịu trách nhiệm về Công nghệ, các biện pháp cải tiến Kỹ thuật và áp dụng các khoa Kỹ thuật mới trong công tác có liên quan. Phòng Kế Toán - Tài Chính Phản ánh tổng hợp và phân tích các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tính giá thành sản phẩm, tính toán kết qủa kinh doanh, lập Báo cáo định kỳ. Xưởng Đúc: Là xưởng đúc các loại mác thép, gang, hợp kim. Xưởng Cơ Khí – Rèn: Gia công chế tạo các sản phẩm cơ khí. Gia công, rèn và nhiệt luyện các sản phẩm cơ khí phục vụ sản xuất trong nội bộ Công ty và khách hàng. Xưởng Gia Công – Kết Cấu: Thực hiện các nhiệm vụ gia công kết cấu hàng cơ khí, sửa chữa phục vụ cho xưởng sản xuất chính của Công ty và khách hàng khi có yêu cầu, khắc phục những sự cố hư hỏng có thể xảy ra trong qúa trình sản xuất. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY: Bộ máy Kế toán: 1.1. Hình thức tổ chức bộ máy Kế toán: Hiện nay, Công ty Cổ Phần Cơ Khí Luyện Kim đang áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. Toàn bộ công tác kế toán của Công ty, từ việc tập hợp chứng từ gốc, ghi sổ kế toán chi tiết, xử lý số liệu, ghi sổ kế toán tổng hợp, đến việc lập Báo cáo kế toán đều được tập trung xử lý ở phòng Kế toán–Tài chính. Ơ các xưởng không tổ chức kế toán riêng mà chỉ bố trí các Nhân viên thống kê làm nhiệm vụ thu nhập và kiểm tra chứng từ ban đầu, theo dõi kết qủa sản xuất, chấm công, và tính lương của Công nhân trực tiếp sản xuất trên cơ sở từ qũy lương, sau đó gửi về phòng Kế toán–Tài chính để ghi sổ kế toán. Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty: Bộ máy Kế toán của Công ty tương đối đơn giản, được bố trí theo sơ đồ sau: KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP VÀ GIÁ THÀNH KẾ TOÁN VẬT TƯ, CÔNG NỢ THỦ QUỸ KẾ TOÁN LƯƠNG KẾ TOÁN DOANH THU KẾ TOÁN THUẾ KẾ TOÁN THANH TOÁN VÀ TSCĐ 1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Kế toán viên: Kế Toán Trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức, điều hành toàn bộ hệ thống kế toán của Công ty, tham mưu cho TGĐ về các hoạt động chính, tổ chức, kiểm tra kế toán trong nội bộ, chịu trách nhiệm trước TGĐ về hoạt động kế toán của Công ty. Có trách nhiệm hướng dẫn các chế độ, thể lệ quản lý về Kế toán-Tài chính các cán bộ CNV có liên quan. Kế Toán Tổng Hợp kiêm Tính Giá Thành: Tổng hợp mọi số liệu có liên quan từ các bộ phận Kế toán khác để hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm và xác định kết qủa kinh doanh, lập các biểu kế toán nộp cho cấp trên, …… Thủ Quỹ kiêm Kế Toán Lương: Có nhiệm vụ thu chi tiền mặt, chịu trách nhiệm trước TGĐ và Kế toán trưởng về mặt của Công ty, đồng thời có nhiệm vụ tính toán, phân bổ và hạch toán các khoản tiền lương trong Công ty. Kế Toán Vật Tư. Theo dõi, phản ánh số liệu hiện có và tình hình biến động từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Theo dõi quá trình thu mua và sử dụng nguyên vật liệu ở Công ty. Tính toán chính xác giá trị vật liệu xuất dùng cho từng đối tượng. Theo dõi tình hình Nhập - Xuất - Tồn và tính giá vật tư. Kế Toán Doanh Thu kiêm Kế Toán Thuế: Phản ánh về doanh thu, khai báo thuế với Cơ quan thuế và lập Báo cáo thuế. Kế Toán Công Nợ kiêm TSCĐ: Làm phiếu thu chi, làm lệnh chi trả tiền Ngân hàng. Phản ánh số hiện có và tình hình biến động của tài sản cố định. Theo dõi các khoản nợ đối với từng khách hàng. Chính sách kế toán áp dụng: Phương tiện kế toán: Toàn bộ công việc tính toán, xử lý số liệu đều được thực hiện bằng hệ thống máy tính. Các sổ sách kế toán chỉ việc in ra chứ không tốn công tính toán và ghi chép nhờ phần mềm KTSYS. Hình thức sổ kế toán: Tổ chức sổ sách kế toán: Dựa vào tình hình thực tế, với khối lượng công việc kế toán, đồng thời căn cứ vào số lượng và trình độ nghiệp vụ của Nhân viên kế toán của Công ty. Công ty Cổ Phần Cơ Khí Luyện Kim đã chọn hình thức kế toán phù hợp là Chứng từ ghi sổ. Sơ đồ hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: CHỨNG TỪ GỐC Bảng tổng hợp Chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết Sổ đăng kí Chứng từ ghi sổ Sổ quỹ Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: : Ghi hằng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu kiểm tra Chương II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE KẾ TOÁN MUA BÁN HÀNG HOÁ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI: Hoạt động kinh tế cơ bản của các Doanh nghiệp thương mại là đưa các loại sản phẩm, hàng hoá từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng thông qua hai quá trình kinh doanh chủ yếu là mua hàng và bán hàng để phục vụ cho các hoạt động SX-KD và nhu cầu tiêu dùng của Xã hội. Đối tượng Kinh doanh thương mại rất phong phú, bao gồm tất cả các loại hàng hoá đang lưu thông trên thị trường, của nhiều ngành hàng khác nhau. Hoạt động mua bán hàng hoá của các Doanh nghiệp thương mại có thể thực hiện theo hai phương thức: bán buôn và bán lẻ. Trong đó: Bán buôn là bán hàng cho các đơn vị SX-KD để thực hiện quá trình lưu chuyển của hàng hoá. Bán lẻ là bán hàng cho người tiêu dùng chấm dứt quá trình lưu chuyển hàng hoá. KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ: Khái niệm: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như: bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có). Nguyên tắc hạch toán: Chỉ phản ánh Doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hoá đã bán, dịch vụ đã cung cấp được xác định là đã tiêu thụ trong kỳ không phân biệt Doanh thu đã thu tiền hay sẽ thu được tiền. Cụ thể: Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng được phản ánh theo giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT, hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng được phản ánh theo tổng giá thanh toán. Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB, hoặc thuế xuất khẩu thì doanh thu là bán sản phẩm, hàng hoá, giá cung cấp dịch vụ (bao gồm cả thuế TTĐB, hoặc thuế xuất khẩu). Phương thức bán hàng: Tiêu thụ trực tiếp: giao hàng cho các khách hàng trực tiếp tại kho hoặc tại phân xưởng (không qua kho). Tiêu thụ qua các đại lý (ký gửi hàng): khi đơn vị xuất hàng đi ký gửi thì số hàng này vẫn thuộc quyền sở hữu của đơn vị. Khi bán được hàng ký gửi đơn vị phải trả cho đại lý một khoản hoa hồng được tính trên tỷ lệ % trên doanh thu của số hàng ký gửi thực tế đã bán được. Khoản hoa hồng được hạch toán như một khoản chi phí bán hàng. Bán hàng trả góp: khi giao hàng cho khách hàng, số hàng hoá được chính thức coi như là đã tiêu thụ. Khách hàng sẽ thanh toán cho Doanh nghiệp một phần tiền hàng lần đầu khi mua sản phẩm. Số tiền còn lại sẽ trả dần và phải trả một khoản lãi suất đã được quy định trước trong hợp đồng. (Khoản lãi do bán trả góp không được phản ánh vào TK 511, mà phải hạch toán như khoản doanh thu hoạt động tài chính của Doanh nghiệp TK 515). Chứng từ sử dụng: Hoá đơn GTGT, phiếu thu tiền mặt, giấy báo có của Ngân hàng…. Đơn đặt hàng, hợp đồng, phiếu xuất kho, phiếu giao hàng (có xác nhận đã nhận hàng của hai bên báo giá). Sổ kế toán: Sổ chi tiết các tài khoản. Sổ tổng hợp các tài khoản. Tài khoản sử dụng: TK 511 “Doanh thu bán hàng”. 511 Các khoản làm giảm Doanh thu Doanh thu bán hàng phát sinh trong kỳ. Kết chuyển Doanh thu bán hàng thuần sang TK 911. xxxx xxxx TK 511 không có số dư cuối kỳ và có 4 tài khoản cấp II: TK 5111 “Doanh thu bán hàng hoá”. TK 5112 “Doanh thu bán thành phẩm”. TK 5113 “Doanh thu cung cấp dịch vụ”. TK 5114 “Doanh thu trợ cấp, trợ giá”. Sơ đồ hạch toán: Doanh thu bán hàng: 521 511 111, 112, 131 Kết chuyển các khoản Doanh thu bằng tiền hoặc chiết khấu phải thu khách hàng 531 152, 156 Kết chuyển các khoản Doanh thu trao đổi hàng hàng bán bị trả lại 532 Kết chuyển các khoản giảm giá 911 Kết chuyển doanh thu thuần Doanh thu bán hàng trả góp: 511 111 Doanh thu tính theo Khoản thu ngay giá bình thường bằng tiền 515 3387 Tiền lãi bán hàng Chênh lệch giữ giá Số tiền khách trả góp từng kỳ trả góp & trả ngay hàng còn nợ 33311 Thuế GTGT Hàng gửi đại lý bán: 155, 165 157 632 Xuất hàng gửi đi bán Kết chuyển khi hàng gửi đại lý đã bán được. 511 111, 112 Doanh thu Số tiền bán hàng đại lý nộp 33311 641 Thuế GTGT Hoa hồng cho đại lý KẾ TOÁN CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ DOANH THU: Kế toán chiết khấu thương mại: Khái niệm: Chiết khấu thương mại là khoản tiền mà Doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng vì đã mua sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua bán hàng. Chứng từ sử dụng: Hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng. Chính sách bán hàng của Doanh nghiệp. Tài khoản sử dụng: TK 521 “Chiết khấu thương mại”. 521 Số chiết khấu thương mại đã chấp Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương nhận thanh toán cho khách hàng. mại sang TK 511 để xác định doanh thu thuần. xxxx xxxx TK 521 không có số dư cuối kỳ và có 3 TK cấp II: TK 5211 “Chiết khấu hàng hoá”. TK 5212 “Chiết khấu thành phẩm”. TK 5213 “Chiết khấu dịch vụ”. Sơ đồ hạch toán: 111,112, 131 521 511 Khoản chiết Kết chuyển khoản giảm khấu cho KH doanh thu 33311 Giảm thuế GTGT phải nộp. Hàng bán bị trả lại: Khái niệm: Hàng bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hoá Doanh nghiệp đã xách định tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế như: hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại, …… D.thu hàng bị trả lại = S.lượng hàng bị trả lại x Đơn giá bán trên hoá đơn. Trị giá hàng bị trả lại phản ánh trên TK này sẽ điều chỉnh doanh thu bán hàng thực tế thực hiện trong kỳ Kinh doanh để tính doanh thu thuần của khối lượng hàng hoá, sản phẩm đã bán ra trong kỳ kế toán. Chứng từ sử dụng: Biên bản thoả thuận của người mua và bán về việc trả lại hàng. Hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng kèm theo biên bản. TK sử dụng: TK 531 “Hàng bán bị trả lại”. 531 Doanh thu hàng bị trả lại Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ doanh thu hàng bị trả lại sang TK 511. xxxx xxxx TK 531 không có số dư cuối kỳ. Sơ đồ hạch toán: 632 155, 156 Nhập lại số hàng bị trả. 111, 112, 131 531 511 Doanh thu hàng bị trả lại Kết chuyển làm giảm doanh thu (giảm nợ hoặc trả lại tiền) 33311 Phần thuế GTGT trả lại cho khách hàng Giảm giá hàng bán: Khái niệm: Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ được Doanh nghiệp (bên bán) chấp thuận một cách đặc biệt trên giá đã thoả thuận trên hoá đơn, vì lý do hàng bán kém phẩm chất, không đúng quy cách hoặc không đúng thời hạn đã ghi trong hợp đồng. Chứng từ sử dụng: Hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng. TK sử dụng: TK 532 “Giảm giá hàng bán”. 532 Các khoản giảm giá đã chấp Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng thuận cho người mua. bán sang TK 511 để xác định doanh thu. xxxx xxxx TK 532 không có số dư cuối kỳ. Do không phát sinh thường xuyên nên các TK 521, 531 và 532 Công ty không mở sổ chi tiết cũng như sổ tổng hợp, mà chỉ thể hiện các nghiệp vụ khi phát sinh trên TK doanh thu. Sơ đồ hạch toán: 111, 112, 131 532 511 Khoản giảm cho kkhách hàng Kết chuyển làm giảm doanh thu DTT = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu. Sau khi xác định doanh thu thuần, kế toán tiến hành kết chuyển: Nợ TK 511: …………… Có TK 911: ………… KẾ TOÁN GIÁ VỐN HÀNG BÁN: Khái niệm: Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ hoặc giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành. Phương pháp xác định giá vốn: Nhập trước xuất trước. Nhập sau xuất trước. Thực tế đích danh. Bình quân gia quyền. Chứng từ sử dụng: Hoá đơn bán hàng (kiêm phiếu xuất kho). Sổ kế toán: Sổ chi tiết các Tài khoản. Sổ tổng hợp Tài khoản. Tài khoản sử dụng: TK 632 “Giá vốn hàng bán”. 632 Trị giá vốn của thành phẩm, hàng Kết chuyển toàn bộ giá vốn của thành hóa, dịch vụ đã cung cấp. phẩm, hàng hoá, dịch vụ sang TK 911. xxxx xxxx TK 632 không có số dư cuối kỳ. Sơ đồ hạch toán: Phương pháp kê khai thường xuyên: 154 632 911 Ghi nhận giá vốn hàng sx bán ngay tại phân xưởng. Kết chuyển giá vốn. 155, 156 XK thành phẩm, hàng hoá để tiêu thụ, ghi nhận giá vốn. 157 Ghi nhận giá vốn của hàng gửi bán đã xác định tiêu thụ. Phương pháp kiểm kê định kỳ: 155 632 155 Kết chuyển giá trị thành Kiểm kê xác định giá trị TP tồn phẩm tồn ĐK CK & kết chuyển giá trị TP tồn kho. 157 157 Kết chuyển giá trị TP gửi bán Kết chuyển TP gửi bán chưa xác định ĐK chưa tiêu thụ trong kỳ. 631 911 CK tổng hợp chi phí sx tính Z Kết chuyển giá vốn TP thực tế sp hoàn thành. đã xuất bán trong kỳ. KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH: Kế toán doanh thu Tài chính: Khái niệm: Doanh thu Tài chính bao gồm: Thu nhập về hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế. Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn, dài hạn. Thu nhập từ cho thuê quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác. Thu tiền lãi, tiền gửi; Thu lãi bán hàng trả chậm; Bán hàng trả góp. Chênh lệch do bán ngoại tệ; Khoản lãi chênh lệch do bán ngoại tệ. Chiết khấu thanh toán được hưởng do mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ. Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư Tài chính ngắn, dài hạn theo chế độ. Các thu nhập khác liên quan đến hoạt động tài chính. Tài khoản sử dụng: TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”. 515 Kết chuyển toàn bộ các khoản Các khoản thu thuộc hoạt động tài thu nhập tài chính sang TK 911 chính phát sinh trong kỳ. xxxx xxxx Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ. Chứng từ sử dụng: Giấy báo có của Ngân hàng. Sổ sách sử dụng: Sổ chi tiết các tài khoản. Sổ tổng hợp các tài khoản. Sơ đồ hạch toán: 515 111, 112, 138 Định kỳ thu lãi hoạc xác định số lãi phải thu do đầu tư cổ phiếu, trái phiếu hoặc từ hoạt động cho vay vốn 111, 112, 131 Lãi do nhượng bán chứng khoán, hoặc tiền thu được do bán bất động sản. 121, 221 Giá gốc 111,112 Lãi do bán ngoại tệ Theo tỷ giá thực tế Thu bằng VNĐ 111, 112 Theo tỷ giá thưc tế xuất ngoại tệ 112 Thu tiền lãi định kỳ. Chi phí tài chính: Khái niệm: Chi phí tài chính gồm chi phí và các khoản lỗ liên quan đến hoạt động về vốn và đầu tư tài chính
Luận văn liên quan