HIV/AIDS là một trong những mối hiểm họa lớn nhất trong lich sử của nhân loại trong suốt 2 thế kỉ qua. Theo thống kê của trung tâm phòng chống HIV/AIDS Việt Nam tính đến 30-9-2010, cả nước có 228.680 người nhiễm HIV/AIDS được phát hiện và báo cáo, trong đó 48.368 người đã chết và 180.312 người nhiễm HIV đang còn sống (42.339 bệnh nhân còn sống đã chuyển qua giai đoạn AIDS). Hình thái lây nhiễm HIV trên toàn quốc chủ yếu qua đường máu (do tiêm chích ma túy không an toàn). Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm HIV qua con đường tiêm chích ma túy cao nhất thế giới. Trong những năm gần đây, tỷ lệ này tăng theo cấp số nhân. Theo số liệu giám sát trọng điểm gần đây, tỷ lệ người nhiễm HIV trong nhóm người nghiện chích ma túy là 22,5%.
Việc ngăn chặn và đẩy lùi căn bệnh thế kỉ này luôn được xem là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia trên thế giới. Năm 2001, Trong phiên họp của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, qua “Bản thông điệp nhân ngày phòng chống HIV/AIDS 1/12/2003”,Tổng thư kí Liên Hiệp Quốc Cô phi an nan đã khẳng định phòng chống HIV/AIDS phải là mối quan tâm hàng đầu của nhân loại và chỉ rõ những ảnh hưởng tiêu cực của sự kì thị, phân biệt đối xử đối với những nạn nhân của HIV. Ông cũng tha thiết kêu gọi các quốc gia và toàn thể nhân dân thế giới “Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn.” Cho đến ngày nay, Thông điệp ấy vẫn có sức tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và hành động của mỗi cá nhân và toàn xã hội trong cuộc chiến chống lại căn bệnh thế kỉ này.
Vừa qua, ngày 09/11/2010, Khoa xã hội học - Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc Gia Tp.HCM đã tổ chức cho nhóm sinh viên lớp K14 đi thưc tế tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội Phước Bình – xã Phước Bình – huyện Long Thành – Tỉnh Đồng Nai với mục đích giúp sinh viên hiểu thêm những kiến thức và kỹ năng trong công tác phòng chống HIV/ AIDS.
10 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2318 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực tế tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội Phước Bình – xã Phước Bình – huyện Long Thành – Tỉnh Đồng Nai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Thuỳ Linh
MSSV: 0856090085
Báo cáo thực tế
Giới thiệu
HIV/AIDS là một trong những mối hiểm họa lớn nhất trong lich sử của nhân loại trong suốt 2 thế kỉ qua. Theo thống kê của trung tâm phòng chống HIV/AIDS Việt Nam tính đến 30-9-2010, cả nước có 228.680 người nhiễm HIV/AIDS được phát hiện và báo cáo, trong đó 48.368 người đã chết và 180.312 người nhiễm HIV đang còn sống (42.339 bệnh nhân còn sống đã chuyển qua giai đoạn AIDS). Hình thái lây nhiễm HIV trên toàn quốc chủ yếu qua đường máu (do tiêm chích ma túy không an toàn). Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm HIV qua con đường tiêm chích ma túy cao nhất thế giới. Trong những năm gần đây, tỷ lệ này tăng theo cấp số nhân. Theo số liệu giám sát trọng điểm gần đây, tỷ lệ người nhiễm HIV trong nhóm người nghiện chích ma túy là 22,5%.
Việc ngăn chặn và đẩy lùi căn bệnh thế kỉ này luôn được xem là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia trên thế giới. Năm 2001, Trong phiên họp của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, qua “Bản thông điệp nhân ngày phòng chống HIV/AIDS 1/12/2003”,Tổng thư kí Liên Hiệp Quốc Cô phi an nan đã khẳng định phòng chống HIV/AIDS phải là mối quan tâm hàng đầu của nhân loại và chỉ rõ những ảnh hưởng tiêu cực của sự kì thị, phân biệt đối xử đối với những nạn nhân của HIV. Ông cũng tha thiết kêu gọi các quốc gia và toàn thể nhân dân thế giới “Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn.” Cho đến ngày nay, Thông điệp ấy vẫn có sức tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và hành động của mỗi cá nhân và toàn xã hội trong cuộc chiến chống lại căn bệnh thế kỉ này.
Vừa qua, ngày 09/11/2010, Khoa xã hội học - Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc Gia Tp.HCM đã tổ chức cho nhóm sinh viên lớp K14 đi thưc tế tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội Phước Bình – xã Phước Bình – huyện Long Thành – Tỉnh Đồng Nai với mục đích giúp sinh viên hiểu thêm những kiến thức và kỹ năng trong công tác phòng chống HIV/ AIDS.
Mục tiêu
Hiểu thêm được những kiến thức và kỹ năng làm việc thực tế trong công tác phòng chống HIV/AIDS.
Đưa ra được những nhận định và đánh giá về các hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội Phước Bình – Đồng Nai.
Đối tượng – khách thể
Đối tượng
Kiến thức và kỹ năng làm việc thực tế trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS
Khách thể
Cán bộ, nhân viên và các học viên tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội Phước Bình
Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp quan sát tham dự
Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp thu thập tư liệu sẵn có
Các tiêu thức thu thập thông tin
Quan sát khung cảnh trung tâm
Cuộc trao đổi chung với các bộ trung tâm
Đời sống, sinh hoạt (vật chất và tinh thần của các học viên)
Trao đổi riêng với một vài cán bộ, nhân viên trung tâm
Trao đổi riêng với một vài học viên của trung tâm
Những nhu cầu, những mong muốn được đáp ứng của các học viên đối với trung tâm nói riêng và nhà nước nói chung.
Cách thức quản lý, làm việc, các kỹ năng thực tế của các cán bộ, nhân viên của trung tâm qua quá trình quan sát.
Kết quả và bàn luận
Giới thiệu về sự hình thành và phát triển của trung tâm
Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội Phước Bình tiền thân là Làng nghề Quận 5 trực thuộc sở Lao động Thương binh Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2005, Ủy Ban nhân dân Thành phố đã điều chuyển trung tâm về tại xã Phước bình – huyện Long thành – tỉnh Đồng nai.
Cũng giống như các trung tâm khác, Trung tâm ở Phước Bình đều mang chung một cái tên là Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội – là những trung tâm cai nghiện ma túy/mại dâm, tuy nhiên, trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội Phước Bình chỉ có nhiệm vụ điều trị, cai nghiện ma túy, phục hồi tâm sinh lý đối tượng, tư vấn và giáo dục dạy nghề, hướng nghiệp tạo việc làm cho đối tượng và đưa đối tượng tái hòa nhập cộng đồng. Như đã trình bày ở trên thì ở Việt Nam, tiêm chính ma túy chính là nguyên nhân chính dẫn đến lây nhiễm HIV/AIDS, do đó, Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội Phước Bình còn có nhiệm vụ khám, xét nghiệm và điều trị, chăm sóc ở giai đoạn đầu cho các bệnh nhân có H.
Tọa lạc trên diện tích rộng 39 ha, nằm ngay bên cạnh những dòng kênh, không khí thoáng mát trong lành bởi những rừng bạch đàn và cọ dầu trải rộng, trung tâm thực sự là một nơi lý tưởng để cai nghiện, chữa bệnh, điều trị, giáo dục nhân phẩm và đào tạo dạy nghề cho các học viên – là những người nghiện ma túy, nhiễm HIV (có thể là từ gia đình tự nguyện gửi vào hoặc cũng có thể là những người bị bắt vì hút, chích ma túy). Không chỉ thuận lợi về vị trí, trung tâm còn được đầu tư hệ thống trang thiết bị cần thiết cho việc điều trị và phục hồi sức khoẻ và một đội ngũ cán bộ, y bác sỹ tận tụy với công việc, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao với xã hội và vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ.
Trung tâm đã được Thành phố đầu tư xây dựng trên 20 tỷ đồng với các hạng mục được hoàn chỉnh như: 4 dãy nhà nội trú với các phòng ở khép kín, trang thiết bị hiện đại có sức chứa khoảng trên 600 học viên, một phòng tập thể hình và bếp ăn tập thể đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế, một phòng y tế đạt chuẩn theo quy định và 3 nhà xưởng đào tạo nghề… Hiện nay, trung tâm đã có trên dưới 60 cán bộ, nhân viên (bao gồm cán bộ hành chính, tâm lý, y tế, phục hồi nhân phẩm…) và 395 học viên (cả nam và nữ).
Theo ông Lê Hoàng Đáo, giám đốc trung tâm, trung tâm có tất cả 5 phòng ban chức năng:
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế toán tài vụ
Phòng Quản lý giáo dục, tái hòa nhập cộng đồng và dạy nghề
Ban bảo vệ
Ban kinh tế
Tất cả mọi hoạt động của trung tâm đều thông qua 5 phòng ban chức năng này.
Tình hình hoạt động của trung tâm và những kết quả mà trung tâm đạt được
Theo nghị định số 1994 của Thủ tướng Chính Phủ, chương trình cai nghiện được chia làm hai phần:
Thứ nhất, 4 năm đầu: 2 năm chống, cai và 2 năm sau cai
Gồm có 3 giai đoạn:
Giai đoạn ba tháng đầu: áp dụng cho các đối tượng mới bị bắt ở ngoài đưa vào các trung tâm. Ban đầu là cắt cơm cho hết nghiện, sau đó là phục hồi sức khỏe. Hiện nay, trung tâm Giáo dục Lao động xã hội Bình Triệu là cơ sở tiếp nhận học viên trong giai đoạn này.
Giai đoạn từ 3 – 16 tháng: Từ trại cai ở giai đoạn 1chuyeenr qua đây để tiếp tục học văn hóa, giáo dục về hành vi, biến đổi suy nghĩ, lối sống cho các đối tượng của các học viên. Hiện nay, có 7 trung tâm đang thực hiện giai đoạn này: Trung tâm Phước Long, Bình Phước, Củ Chi…
Giai đoạn từ 16 – 24 tháng: các học viên được chuyển sang đây để học nghề và rèn luyện các kỹ năng cuộc sống để có thể tái nhập vào cộng đồng, để trở về với cuộc sống, với cộng đồng. Đây là nhiệm vụ mà Trung tâm Giáo dục Lao động Phước Bình đang hoạt động.
Thứ hai, cho các học viên tiếp tục học nghề từ 3 – 6 tháng, dạy nghề ở trình độ sơ cấp lên công nhân kỹ thuật (được cấp bằng bởi sở Lao động Thương binh xã hội Thành phố Hồ Chí Minh). Sau khi các học viên ra khỏi trung tâm sẽ có đủ khả năng để tiếp cận công việc, và được giới thiệu về làm việc tại các nhà máy, tổ hợp, hợp tác xã …
Như đã thấy ở trên thì nhiệm vụ của Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội Phước Bình là dạy nghề cho các học viên và rèn luyện cho các học viên có kiến thức và kỹ năng sống để các học viên có thế tái hòa nhập cộng đồng. Vì vậy, khi các học viên vào trung tâm thì sẽ được trung tâm sắp xếp học nghề theo chính nguyện vọng của các học viên đã đăng ký như sửa xe gắn máy, gò hàn nguội, may công nghiệp, đan lát… Các phòng thực hành của các nghề này cũng được trang bị khá đầy đủ về trang thiết bị để các học viên có thể học tập và thực hành tốt.
Hiện nay trung tâm có ký hợp đồng với 80 trung tâm nghiệp vụ việc làm tại Thành phố: các khu công nghiệp, các khu chế xuất, hội Công đoàn, hội Phụ nữ… Khi các học viên chuẩn bị ra khỏi trung tâm thì trung tâm sẽ cho mời các trung tâm nghiệp vụ việc làm, các đại diện doanh nghiệp, khu công nghiệp, các hội đó tới tư vấn cho các học viên về việc đăng ký việc làm để sau khi các học viên ra khỏi trung tâm thì có thể liên hệ với chính các trung tâm nghiệp vụ việc làm đó để vào làm việc.
Sau khi trở về với cộng đồng, các học viên được làm việc như một người bình thường. Trung tâm sẽ can thiệp cho các học viên nếu các học viên có nhu cầu vay vốn, và phối hợp với địa phương nơi học viên sinh sống để đảm bảo cuộc sống sinh hoạt sau này cho các học viên. Như vậy các học viên sẽ dần xóa được quá khứ của mình.
Cuộc sống sinh hoạt của các học viên trong trung tâm cũng có kế hoạch cụ thể. Một ngày trong trung tâm có lịch học và sinh hoạt riêng cho mỗi học viên, trung tâm có giao ban từng khu với nhau. Các cán bộ, nhân viên có sinh hoạt chuyên đề với từng học viên..
Theo ông giám đốc trung tâm thì mọi kinh phí sinh hoạt trong trung tâm đều do nhà nước cấp từ tiền ăn cho tới các chi phí sinh hoạt. Mỗi học viên sẽ được cấp 250 ngàn/tháng. Theo như nhận xét của một số học viên thì cuộc sống sinh hoạt của họ ở đây khá thoải mái, hằng ngày học được sinh hoạt, chơi thể thao( bong chuyền, bong bàn…) với nhau. Trung tâm tạo sân để cho các học viên gần gũi với nhau và gần gũi với đời thường. Trong phòng nội trú của các học viên được trang bị tivi, thông tin về báo chí đầy đủ. Ngoài ra trung tâm cũng có thư viện để các học viên có thể vào đọc sách, truyện … Tuy cách ly nhưng các học viên vẫn cảm thấy được gần gũi với cộng đồng xã hội.
Trung tâm có các cán bộ tư vấn tâm lý, do đó, khi các có vấn đề gì, có tâm sự gì có thể tâm sự, chia sẻ với các cán bộ để cán bộ tâm lý tư vấn giúp đỡ các học viên để họ yên tâm cai sinh hoạt.
Trung tâm có cho gia đình các học viên đến thăm vào cuối tuần, lập ban liên lạc học viên là cha, mẹ, anh, chị, vợ, chồng… học viên. Mọi thắc măc, mọi khó khăn của học viên đều được thông qua ân liên lạc này và ban liên lạc sẽ phản hồi lại trung tâm những vấn đề mà các học viên đang mắc phải, từ đó trung tâm sẽ giải quyết để cho các học viên có thể yên tâm học tập, cai nghiện, điều trị tại trung tâm.
Ngoài ra, trung tâm còn có ban liên lạc cựu học viên trung tâm, do đó, khi các học viên rời khỏi trung tâm thì trung tâm vẫn cóa thể biết được cuộc soongsm, hoàn cảnh của các học viên và trung tâm sẽ phối hợp giúp đỡ những khó khăn của các học viên đó.
Tại trung tâm có tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh như chăn nuôi, trồng trọt, đan lát… vừa cung cấp cho sinh hoạt của trung tâm, vừa để kinh doanh. Mọi học viên ở đây đều có quyền tham gia sản xuất.
Tuy nhiên, ngoài cuộc sống thoải mái mà các học viên có được khi học tập tại trung tâm thì khi mà các học viên làm sai quy định thì các học viên vẫn phải chịu một mức phạt khá nặng đó là sẽ bị nhốt riêng phòng, bị cách ly với các học viên trong 3 tháng mới cho ra.
Về công tác quản lý học viên: vì trung tâm có một khu nữ hcoj viên nên việc quản lý khu này sẽ do cán bộ nữ đảm trách.
Mỗi khu nhà ở sẽ có từ 3 – 4 cán bộ quản lý sinh hoạt, các nhân viên bảo vệ, cán bộ tư vấn, giáo dục cúng tham gia quản lý. Còn giáo dục viên sẽ ở lại trực tiếp 24/24h tại phòng cạnh khu học viên ở để giáo dục uốn nắn hành vi của các học viên.
Đối với các học viên có H, trung tâm có quy định là không được phân biệt đối xử với các học viên này, trung tâm vẫn quản lý chung theo các nhà kể cả những học viên có H và không có H.
Các học viên được học qua quá trình giảng dạy của trung tâm: thế nào là HIV/AIDS, cách phòng tránh như thế nào, vfa cho các học viên biết rằng tại trung tâm cũng có những người nhiễm HIV nhưng không cung cấp thông tin về người bị nhiễm để tránh sự bất bình đẳng xảy ra trong trung tâm.
Các học viên khi vào trung tâm đều được khám và xét nghiệm, những nguwoif phtas hiện bị nhiễm ở giai đoạn đầu sẽ được khám, điều trị thường xuyên của phòng y tế, tuy nhiên họ vẫn được ăn, ở và sinh hoạt bình thường tại trung tâm. Khi bệnh nặng thì trung tâm sẽ chuyển học viên đó qua bệnh viện đề điều trị theo như quy định của nghị định số 94 của Chính phủ.
Kết luận
Qua những tiêu chí đã đặt ra từ trước, khi quát sát, tham gia nói chuyện với cán bộ, nhân viên, học viên của trung tâm tôi thấy rằng trung tâm vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định.
Thứ nhất, cuộc sống sinh hoạt của các học viên tuy khá thoải mái nhưng có vẻ như vệ sinh trong trung tâm chưa được sạch sẽ, các học viên sống chung trong một nhà khá chật hẹp, mà lại quá đông học viên nên khá phức tạp, dễ dẫn tới có những xích mích, bất đồng trong các học viên.
Thứ hai, các cán bộ làm việc tại trung tâm tuy không có khó nhọc nhưng phải ở lại trung tâm 12 ngày mới được về nhà được 2 -3 ngày nhiêu lúc tâm lý không được thoải mái có thể sẽ dẫn tới làm việc với học viên mà tâm lý không ổn định sẽ dẫn tới sai lầm.
Thứ ba, tuổi đời của cán bộ trong trung tâm còn trẻ, tuy dễ tiếp xúc với học viên nhưng còn thiếu nhiều kinh nghiệm để giải quyết vấn đề nhất là đối với cán bộ tư vấn tâm lý, giáo dục viên đồng đẳng.
Thứ tư, các học viên có mối liên hệ, có mạng lưới kết nối rất bền và chặt nên có thể khi mà người thủ lĩnh bị nhốt riêng, cách ly tạ một nơi rất xa với các học viên nhưng vẫn có thể điều khiển được các học viên bên ngoài.
Thứ năm, Trung tâm có hệ thống bảo vệ kiểm soát chặt chẽ, khi người nhà học viên lên thăm gặp buộc phải qua một quy trình bất di bất dịch là vào phòng chờ, gửi lại toàn bộ vật dụng, trừ một số đồ dùng cho phép như thức ăn, nước uống, quần áo cho học viên. Trước khi vào phòng thăm gặp, toàn bộ trang phục cho đến đôi dép cũng phải thay đúng của trung tâm… Với một quy trình chặt chẽ như thế ở tất cả các trung tâm sẽ khó có hành vi đưa vật cấm "lọt" qua, thế nhưng không ít các trường hợp, nếu không có tiếp một quy trình, biện pháp kiểm soát chặt chẽ tiếp thêm sau mới phát hiện các hành vi thẩm lậu vật cấm với các thủ đoạn hết sức tinh vi.
Tuy nhiên, qua buổi tham quan và làm việc với trung tâm Giáo dục Lao động xã hội Phước Bình tôi đã tiếp thu được rất nhiều những kiến thức và kỹ năng trong công tác phòng chống HIV/AIDS, đồng thời thu nhặt được những cái hay, cái mới phục vụi cho công tác học tập cũng như công việc của mình sau này.