Bước vào thời kì đổi mới, nền kinh tế nước ta đang từng bước giao lưu, hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Đặc biệt là sự kiện nước ta gia nhập WTO đã đặt cho nền kinh tế nước ta những cơ hội lớn và không ít những thử thách cần vượt qua. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong nước, sự phát triển không ngừng của thế giới thì các doanh nghiệp nước ta đang từng bước hoàn thiện mình. Để theo kịp với xu thế phát triển hiện nay, các doanh nghiệp phải luôn cố gắng và nỗ lực tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí, hạ giá thành sản phẩm, mang lại không những là nguồn thu lớn cho doanh nghiệp mà còn là điều kiện để doanh nghiệp tạo vị thế trên thị trường và lấy được lòng tin của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp phải không ngừng nghiên cứu thị trường, đổi mới khâu tổ chức và bộ máy kế toán để có thể theo kịp với sự thay đổi đó.
Tổ chức bộ máy kế toán là công việc cần thiết, tất yếu khách quan của mỗi doanh nghiệp bởi hệ thống kế toán là bộ phận quản lý tài chính, có vai trò quan trọng trong quản lý, điều hành, kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ máy kế toán với nhiệm vụ thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin, từ đó đưa ra thông tin hữu ích cho việc ra quyết định, thuận tiện cho công tác quản lý và cũng là công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước. Chính vì thế hệ thống kế toán rất quan trọng đối với doanh nghiệp.
Do vậy, để hiểu rõ hơn về hệ thống kế toán và công tác kế toán, nhóm em đã liên hệ thực tế tại Công ty cổ phần vận tải Thái Nguyên và chọn ra 3 phần hành kế toán trong công tác kế toán tại công ty:
1. Kế toán vốn bằng tiền
2. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
3. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
89 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2029 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần vận tải Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tình hình sử dụng lao động của công ty cổ phần vận tải Thái Nguyên.7
Bảng 1.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần vận tải Thái Nguyên 9
Bảng 2.1: Bảng tỷ lệ trích nộp các khoản theo lương……………………………..41
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp chi lương quyết toán 45
Bảng 2.3: Bảng chi lương Phòng Tài vụ + Kỹ thuật 45
Bảng 2.4: Trích Bảng trích KPCĐ quý 1 năm 2014 51
Bảng 2.5: Trích Bảng trích các khoản trích theo lương quý I năm 2014 52
Bảng 2.6: Trích Bảng chi lương tháng 3 67
Bảng 2.7: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất 77
Bảng 2.8: Bảng Thuyết minh giá cước vận tải ô tô 78
DANH MỤC BIỂU MẪU
Biểu mẫu 2.1: Trích Sổ chi tiết tài khoản TK 111 26
Biểu mẫu 2.2: Trích Sổ quỹ tiền mặt 111 27
Biểu mẫu 2.3: Trích Sổ Nhật kí chung 30
Biểu mẫu 2.4: Trích Sổ cái TK 111 32
Biểu mẫu 2.5: Trích Sổ Tiền gửi Ngân hàng…………………………………….....37
Biểu mẫu 2.6: Trích Sổ Nhật ký chung 38
Biểu mẫu 2.7:Trích Sổ cái tài khoản 112 39
Biểu mẫu 2.8:Trích Bảng chấm công 44
Biểu mẫu 2.9: Trích Sổ nhật ký chung 48
Biểu mẫu 2.10: Trích Sổ chi tiết tài khoản 334 49
Biểu mẫu 2.11: Trích Sổ cái tài khoản 334 50
Biểu mẫu 2.12: Trích Sổ chi tiết tài khoản 3382 53
Biểu mẫu 2.13: Trích Sổ chi tiết tài khoản 3383 54
Biểu mẫu 2.14: Trích Sổ cái tài khoản 338 55
Biểu mẫu 2.15: Trích Sổ Nhật ký chung 63
Biểu mẫu 2.16: Trích Sổ chi tiết tài khoản 621 64
Biểu mẫu 2.17: Trích Sổ cái tài khoản 621 65
Biểu mẫu 2.18: Trích Sổ nhật ký chung 68
Biểu mẫu 2.19: Trích Sổ chi tiết tài khoản 622 69
Biểu mẫu 2.20: Trích Sổ cái tài khoản 622 70
Biểu mẫu 2.21: Trích Sổ nhật ký chung 73
Biểu mẫu 2.22: Trích Sổ chi tiết tài khoản 627 74
Biểu mẫu 2.23: Trích Sổ cái tài khoản 627 75
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý của công ty cổ phần vận tải Thái Nguyên 5
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty cổ phần vận tải Thái Nguyên 10
Sơ đồ 2.2: Trình tự luân chuyển chứng từ theo hình thức Nhật ký chung 11
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính…….12
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ hoạt động thu tiền mặt 16
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ hoạt động chi tiền mặt 17
Sơ đồ 2.6: Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán tiền mặt 28
Sơ đồ 2.7: Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán tiền gửi ngân hàng 34
Sơ đồ 2.8: Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 43
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
Từ viết tắt
Từ đầy đủ
1
TSCĐ
Tài sản cố định
2
TGNH
Tiền gửi ngân hàng
3
BHXH
Bảo hiểm xã hội
4
BHYT
Bảo hiểm y tế
5
BHTN
Bảo hiểm thất nghiệp
6
KPCĐ
Kinh phí công đoàn
7
VPP
Văn phòng phẩm
8
TM
Tiền mặt
9
NHCT
Ngân hàng Công Thương
10
CP SXKD
Chi phí sản xuất kinh doanh
11
CN
Công nhân
12
DN
Doanh nghiệp
13
NLĐ
Người lao động
MỞ ĐẦU
Bước vào thời kì đổi mới, nền kinh tế nước ta đang từng bước giao lưu, hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Đặc biệt là sự kiện nước ta gia nhập WTO đã đặt cho nền kinh tế nước ta những cơ hội lớn và không ít những thử thách cần vượt qua. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong nước, sự phát triển không ngừng của thế giới thì các doanh nghiệp nước ta đang từng bước hoàn thiện mình. Để theo kịp với xu thế phát triển hiện nay, các doanh nghiệp phải luôn cố gắng và nỗ lực tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí, hạ giá thành sản phẩm, mang lại không những là nguồn thu lớn cho doanh nghiệp mà còn là điều kiện để doanh nghiệp tạo vị thế trên thị trường và lấy được lòng tin của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp phải không ngừng nghiên cứu thị trường, đổi mới khâu tổ chức và bộ máy kế toán để có thể theo kịp với sự thay đổi đó.
Tổ chức bộ máy kế toán là công việc cần thiết, tất yếu khách quan của mỗi doanh nghiệp bởi hệ thống kế toán là bộ phận quản lý tài chính, có vai trò quan trọng trong quản lý, điều hành, kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ máy kế toán với nhiệm vụ thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin, từ đó đưa ra thông tin hữu ích cho việc ra quyết định, thuận tiện cho công tác quản lý và cũng là công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước. Chính vì thế hệ thống kế toán rất quan trọng đối với doanh nghiệp.
Do vậy, để hiểu rõ hơn về hệ thống kế toán và công tác kế toán, nhóm em đã liên hệ thực tế tại Công ty cổ phần vận tải Thái Nguyên và chọn ra 3 phần hành kế toán trong công tác kế toán tại công ty:
1. Kế toán vốn bằng tiền
2. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
3. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
PHẦN 1:
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI THÁI NGUYÊN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần vận tải Thái Nguyên
1.1.1. Khái quát chung về công ty
Công ty cổ phần vận tải Thái Nguyên là doanh nghiệp 100% vốn ở trong nước.
Quyết định 3889/UĐ - UB ngày 26/12/1998 của UBND tỉnh Thái nguyên chính thức chuyển Công ty vận tải Thái Nguyên thành Công ty cổ phần vận tải Thái Nguyên hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
Tên giao dịch:
Công ty cổ phần vận tải Thái Nguyên
Địa chỉ:
Phường Đồng Quang, Thành phố Thái Nguyên,
Tỉnh Thái Nguyên
Điện thoại:
(0280).3750.746
Số tài khoản:
102010000439358 - Ngân hàng Công thương Việt Nam,
Chi nhánh Thái Nguyên
Mã số thuế:
46001022963
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần vận tải Thái Nguyên tiền thân là Công ty Hợp doanh vận tải ô tô tỉnh Thái Nguyên được thành lập từ năm 1960. Nhiệm vụ chủ yếu là vận chuyển hàng hóa và vận chuyển hành khách trên địa bàn.
Qua thời gian cải tạo Công ty hợp doanh, năm 1966 Ủy ban hành chính Bắc Thái có quyết định số 1260/TC - DC ngày 28/10/1966 thành lập Công ty vận tải ô tô Bắc Thái trực thuộc Ty giao thông vận tải Bắc Thái. Nhiệm vụ của công ty là vận chuyển hàng hóa bằng ô tô và vận chuyển hàng hóa theo kế hoạch. Ngoài ra còn phục vụ cho nhu cầu vận chuyển khác của xã hội và phục vụ chiến đấu.
Đến năm 1982 để kiện toàn một số tổ chức bộ máy cấp tỉnh Công ty vận tải ô tô Bắc Thái được đổi tên là Xí nghiệp vận tải ô tô Bắc Thái tại quyết định số 13/UB - QĐ ngày 2/2/1982 của UBND tỉnh Bắc Thái. Nhiệm vụ của xí nghiệp là vận chuyển hàng hóa và hành khách bằng ô tô theo chỉ tiêu kế hoạch của UBND tỉnh Bắc Thái. Ngoài ra còn phục vụ một số nhu cầu vận chuyển khác của xã hội trên địa bàn tỉnh.
Tháng 11/1982 xí nghiệp được giao thêm nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa đường song tại quyết định số 876/KH ngày 13/11/1982 của Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái. Năm 1990 để thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Xí nghiệp đổi tên thành Xí nghiệp vận tải Thủy bộ Bắc Thái tại quyết định số 05/UB - QĐ ngày 2/1/1990 của UBND tỉnh Bắc Thái.
Qua từng thời kỳ, nhiệm vụ của Xí nghiệp không thay đổi. Đến năm 1992 để phù hợp với sự đổi mới sâu sắc cơ chế quản lý kinh tế, Xí nghiệp được lập lại Doanh nghiệp Nhà nước tại quyết định số 606/UB - QĐ ngày 29/11/1992 và được đổi tên thành Công ty vận tải Bắc Thái (nay là Công ty vận tải Thái Nguyên).
Tháng 12/1998 theo chủ trương chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty Cổ phần. Công ty vận tải Thái Nguyên đã thực hiện thành công việc cổ phần hóa. Quyết định 3889/QĐ - UB ngày 26/12/1998 của UBND tỉnh Thái Nguyên chính thức chuyển Công ty vận tải Thái Nguyên thành Công ty Cổ phần vận tải Thái Nguyên hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Là một doanh nghiệp trong nước đang hoạt động có hiệu quả Công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, tìm những hướng đi mới trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, không ngừng cải tiến mẫu mã sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người lao động.
Thành tích của Công ty đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và phát nền kinh tế nước Việt Nam. Công ty luôn đặt ra mục tiêu chất lượng sản phẩm tốt, công nhân có thu nhập cao, chắc chắn rằng trong thời gian tới Công ty sẽ góp phần không nhỏ cho sự nghiệp đổi mới nền kinh tế Việt Nam.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Công ty được đặt trên địa bàn phường Đồng quang - TP Thái Nguyên. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho các phương tiện đi lại và chủ yếu là vận chuyển hàng hóa.
- Vận tải hàng hoá và hành khách bằng đường bộ, đường sông.
- Sửa chữa đóng mới phương tiện vận tải.
- Dịch vụ mua bán vật tư phụ tùng.
Ngoài ra có một số hoạt động dịch vụ khác là :
- Kinh doanh dịch vụ mua bán thiết bị phương tiện vận tải.
- Dịch vụ mua bán than.
- Đạo tạo lái xe mô tô hai bánh hạng A1.
Để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ trên. Trong quá trình hoạt động công ty đã phấn đấu thực hiện nhiệm vụ sau:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch SXKD.
- Hoàn thiện các quy chế khoán trong vận chuyển hàng hoá và hành khách thông qua đấu thầu luồng tuyến, thông qua hệ thống quy chế của đơn vị và các định mức kinh tế - kỹ thuật. Trên cơ sở đó xây dựng mức khoán hợp lý đảm bảo lợi ích của nhà nước - tập thể và người lao động. Để phát huy tính chủ động trong sản xuất kinh doanh, quản lý và khai thác phương tiện có hiệu quả. Công ty huy động nguồn vốn của lái xe - thuỷ thủ đầu tư vào phương tiện, gắn trách nhiệm người lao động với phương tiện được giao.
- Cơ cấu tổ chức quản lý chặt chẽ, đội ngũ lãnh đạo có trình độ chuyên môn, có trình độ học vấn và nhiều kinh nghiệm, không chịu lùi bước trước khó khăn thử thách, chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho công nhân, đội ngũ cán bộ quản lý tạo đà cho sự ổn định và phát triển của Công ty, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên.
- Là đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, có con dấu và trụ sở riêng nên Công ty luôn thực hiện tốt chính sách chất lượng đảm bảo giữ uy tín với khách hàng, luôn mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Công ty chấp hành đầy đủ chế độ, pháp luật của nhà nước, thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng mua bán, hợp đồng liên doanh với các tổ chức và các thành phần kinh tế.
- Quản lý cán bộ công nhân viên thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên, bồi dưỡng đào tạo cán bộ theo quy chế hiện hành của nhà nước và nhu cầu phát triển của Công ty.
- Đặc điểm sản phẩm của Công ty là dịch vụ vận tải với số lượng sản phẩm tương đối ổn định và chu kỳ sản xuất phù hợp với chu kỳ báo cáo.
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý của công ty cổ phần vận tải Thái Nguyên
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng
Tổ chức Hành chính
Phòng
Kỹ thuật
Đào tạo
Phòng
Kế toán Thống kê
Đội
vận tải đường bộ
Đội
tàu sông
Xưởng
sửa chữa
(Nguồn: Phòng Kế toán - Thống kê)
- Hội đồng quản trị (HĐQT) là cơ quan cao nhất của Công ty cổ phần giữa 2 kỳ đại hội. HĐQT có toàn quyền nhân danh công ty cổ phần vận tải Thái Nguyên quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty phù hợp với luật pháp, trừ những vấn đề thuộc quyền Đại Hội đồng cổ đông.
HĐQT của công ty cổ phần vận tải Thái Nguyên nhiệm kỳ 2013 - 2014 gồm 05 thành viên. Quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần là Giám đốc điều hành do HĐQT bổ nhiệm. Giúp việc cho Giám đốc có 01 Phó Giám đốc điều hành do HĐQT bổ nhiệm và miễn nhiệm.
Các phòng ban trực thuộc gồm có:
- Phòng Tổ chức - Hành chính: Tham mưu và giúp việc cho Giám đốc trong công tác tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh, lao động tiền lương, hành chính đời sống, xây dựng cơ bản và xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, cân đối lao động theo kế hoạch, điều tiết lao động theo tay nghề.
- Phòng kỹ thuật - Đào tạo: Tham mưu và giúp việc cho Giám đốc về công tác kỹ thuật vật tư, xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất lập kế hoạch sửa chữa phương tiện, kiểm tra giám sát nghiệm thu quyết toán sản phẩm trong sửa chữa lớn xe, đóng mới, tổ chức cung ứng vật tư chủ yếu.
- Phòng Kế toán - Thống kê: Xây dựng các kế hoạch kinh doanh theo tháng, quý, năm, huy động và đảm bảo nguồn vốn kinh doanh.
Giúp việc cho Giám đốc về công tác quản lý tài chính, vốn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo tiền lương và thực hiện chức năng giám sát quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh chịu trách nhiệm trước cơ quan tài chính về nghiệp vụ và hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.
Mỗi phòng ban của Công ty tuy có nhiệm vụ chức năng khác nhau, nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau cùng phục vụ cho việc quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.
Để tiến hành sản xuất kinh doanh công ty tổ chức các đội sản suất, xưởng sửa chữa cơ khí ô tô. Đây là nơi trực tiếp tạo ra sản phẩm dịch vụ. Hoạt động của các đội sản xuất theo kế hoạch và theo sự hướng dẫn của các phòng ban chức năng. Đội xưởng có trách nhiệm quản lý trực tiếp công nhân, chất lượng sản phẩm dịch vụ mình đảm nhiệm theo định hướng của công ty hệ thống các đơn vị sản xuất bao gồm:
- Đội vận tải đường bộ: Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường bộ theo phân cấp của công ty. Quản lý trực tiếp toàn bộ trang thiết bị phương tiện và lao động theo quy chế. Khai thác luồng tuyến vận chuyển hành khách, khai thác luồng hàng, tổ chức vận chuyển và nghiệm thu sản phẩm, theo dõi đầu xe. Nắm chắc tình trạng và phương tiện khai thác sử dụng phương tiện trong sản xuất kinh doanh. Tổ chức công tác thông kê sản lượng, trực tiếp thu khoán cước từ lái xe và hàng ngày nộp đầy đủ về quỹ công ty. Tổ chức quản lý giáo dục về chính trị tư tưởng cán bộ công nhân viên chức thuộc đơn vị đề xuất các biện pháp sản xuất kinh doanh.
- Đội tàu sông: Tổ chức triển khai vận chuyển hàng hoá bằng đường sông theo phân cấp của công ty. Quản lý toàn bộ trang thiết bị phương tiện và lao động theo quy chế. Khai thác nguồn hàng, dự thảo hợp đồng vận chuyển, tổ chức thực hiện nghiệm thu sản phẩm đại lý dịch vụ hàng hoá theo nhu cầu của thị trường. Nắm chắc tình trạng phương tiện, dự kiến sửa chữa lớn, khai thác sử dụng phương tiện trong sản xuất kinh doanh. Quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cán bộ công nhân viên chức trực thuộc đơn vị.
- Xưởng sửa chữa cơ khí ô tô: Tổ chức triển khai thực hiện bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa bất thường và sửa chữa lớn trên cơ sở chất lượng định mức vật tư nhân công của công ty. Tổ chức thực hiện công tác bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa thường xuyên theo yêu cầu của đội xe. Theo dõi các định mức kỹ thuật, quy trình quy phạm đề xuất các biện pháp quản lý để giải quyết ách tắc trong sản xuất. Ngoài ra được uỷ quyền ký kết hợp đồng sửa chữa bảo dưỡng với tất cả khách hàng ngoài công ty.
- Trung tâm đào tạo lái xe: Tổ chức kết hợp với Sở Giao thông triển khai thực hiện việc mở dạy cấp giấy phép lái xe A1 cho học viên.
Bảng 1.1: Tình hình sử dụng lao động của công ty cổ phần vận tải Thái Nguyên
1.4. Tình hình sử dụng lao động của công ty
Tiêu thức
Chỉ tiêu
Số lao động (Người)
So sánh chỉ tiêu (%)
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2012 với
năm 2011
Năm 2013 với
năm 2011
Năm 2013 với
năm 2012
Tổng lao động
143
144
145
0,70
1,40
0,7
1. Theo giới tính
- Nam
131
133
134
1,53
2,29
0,75
- Nữ
12
11
11
(8,33)
(8,33)
0
2. Theo hình thức lao động
- Lao động gián tiếp
10
10
10
0
0
0
- Lao động trực tiếp
133
134
135
0,75
1,50
0,75
(Nguồn số liệu: Phòng Kế toán - Thống kê)
Qua bảng số liệu trên cho thấy:
Về tổng lao động: Năm 2011 tổng lao động của công ty là 143 người. Năm 2012 tổng lao động là 144 người so với năm 2011 tăng thêm 1 người và tương ứng tăng lên 0,7%. Năm 2013 số lao động là 145 người, so với năm 2011 tăng lên 2 người tương ứng tăng lên 1,4%, so với năm 2012 thì tăng 1 người tương ứng với tăng 0,7%.
Về cơ cấu lao động phân theo giới tính: Năm 2011 số lao động nam là 131 người, số lao động nữ là 12 người. Năm 2012, số lao động nam tăng thêm 2 người tương ứng tăng thêm 1,53% và giảm 1 người tương ứng giảm 8,33% so với năm 2011. Năm 2013 số lao động nam tăng 1 người tăng tương ứng 0,75% và số lao động nữ không thay đổi so với năm 2012, và so với năm 2011 thì lao động nam tăng 3 người tương ứng tăng thêm 2,29% và lao động nữ giảm 1 người tương ứng với giảm 8,33%.
Về cơ cấu lao động phân theo hình thức lao động: Qua 3 năm thì số lao động gián tiếp vẫn giữ ổn định 10 người và chỉ có số lao động trực tiếp là thay đổi. Năm 2011 số lao động trực tiếp là 133 người. Năm 2012 số lao động trực tiếp tăng thêm 1 người tương ứng tăng thêm 0,75% so với năm 2011. Năm 2013 thì số lao động trực tiếp tăng thêm 2 người tương ứng 1,5% so với năm 2011 và so với năm 2012 thì tăng 1 người tương ứng tăng 0,75%.
Do tính chất công việc, ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là vận tải nên số lượng lao động nam luôn cao hơn so với lao động nữ và số lượng lao động trực tiếp cũng chiếm đa phần so với lao động gián tiếp. Cơ cấu lao động của công ty là hoàn toàn hợp lý.
1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2011 - 2013
Bảng 1.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần vận tải Thái Nguyên
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2012
Năm 2013
Chênh lệch tăng (giảm) năm 2013 với năm 2012
Giá trị
Tỷ lệ %
1. Tổng tài sản
45.862
45.312
550
(1,2)
- Tài sản ngắn hạn
6.505
4.717
(1.788)
(27,49)
- Tài sản dài hạn
39.356
40.595
1.239
3,15
2. Tổng nguồn vốn
45.862
45.312
2.450
(1,2)
- Vốn chủ sở hữu
9.071
8.899
(172)
(1.9)
- Nợ phải trả
36.791
36.413
(378)
(1,03)
(Nguồn: Phòng Kế toán - Thống kê)
Qua bảng cho thấy:
Tổng giá trị tài sản và tổng nguồn vốn năm 2013 giảm xuống 550 triệu đồng tương ứng giảm 1,2% so với năm 2012.
Năm 2013, giá trị tài sản ngắn hạn giảm 1.788 triệu đồng tương ứng giảm 27,49% đồng thời giá trị tài sản dài hạn tăng 1.239 triệu đồng tăng tương ứng 3,15% so với năm 2012.
Về vốn chủ sở hữu năm 2012 là 9.071 triệu đồng thì năm 2013 là 8.899 triệu đồng, giá trị giảm xuống 172 triệu đồng tương ứng giảm 1,9% đồng thời giá trị Nợ phải trả cũng giảm 378 triệu đồng tương ứng giảm 1,03% so với năm 2012.
Năm 2013 giá trị tài sản ngắn hạn giảm do các tài sản cố định đã dùng lâu năm có sự hao mòn, các xe sử dụng được một thời gian thì cũng đó có mức tiêu hao nguyên liệu nhiều hơn năm 2012. Đồng thời năm 2013 công ty phải thanh toán các khoản nợ đã đến hạn. Lý do các khoản nợ phải trả trong năm 2013 giảm hơn so với năm 2012.
PHẦN 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN VẬN TẢI THÁI NGUYÊN
2.1. Đặc điểm công tác kế toán tại công ty
2.1.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Bộ máy kế toán Công ty là một mắt xích quan trọng của hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh với nhiệm vụ tổ chức thực hiện kiểm tra toàn bộ hệ thống các thông tin kinh tế của Công ty, chế độ hạch toán và chế độ quản lý kinh tế tài chính của Công ty.
Về nguyên tắc: Cơ cấu kế toán được tổ chức theo phần hành kế toán, mỗi nhân viên phụ trách một phần hành, nhưng do đặc điểm thực tế của Công ty, bộ máy kế toán được tổ chức theo phương pháp ghép việc nghĩa là nhân viên kế toán phải kiêm nhiều phần hành kế toán. Toàn bộ công tác kế toán của Công ty được thực hiện tập trung tại phòng kế toán tài chính, các phân xưởng sản xuất không tổ chức bộ máy kế toán riêng.
Phòng kế toán gồm 6 người đứng đầu là kế toán trưởng, mỗi người phụ trách một công việc khác nhau theo sự phân công của trưởng phòng kế toán đơn vị.
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty cổ phần vận tải Thái Nguyên
Kế toán trưởng
KTvốn bằng tiền
KT tiền lương và BHXH
KT doanh thu và công nợ xe ca
KT xe tải tàu sông vật tư
KT tổng hợp và tính giá thành
Thủ quỹ
(Nguồn: Phòng Kế toán - Thống kê)
Bộ máy kế toán của công ty với đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên, được tổ chức tương đối gọn nhẹ, mỗi nhân viên đảm nhiệm một nhiệm vụ khác nhau phù hợp với trình độ và sức khoẻ nhằm đảm bảo phát huy năng lực của mỗi người. Với chức năng tham mưu và quản lý kinh tế tài chính của công ty, trong những năm gần đây phòng Kế toán - Thống kê của công ty không ngừng được kiện toàn và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên trong phòng, từng bước đưa công nghệ tin học vào công tác kế toán nhằm đảm bảo sự tin cậy, chính xác và nhanh nhạy của các thông tin kinh tế.
Bộ máy kế toán Công ty có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán, công tác thống kê,