Báo cáo Thực trạng tình hình, kết quả hoạt động trong lĩnh vực an sinh xã hội và việc vận dụng các kỹ năng công tác xã hội tại phường Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà Nội

Sau nhiều năm chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới. Đất nước ta đã có những thành tựu vô cùng to lớn trên mọi mặt của đờì sống xã hội. Cùng với đó là tốc độ đô thị hoá khá nhanh đã làm cho một số vùng ven các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đã có những sự thay đổi một cách nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, đời sống của những người dân ngày càng được nâng cao hơn. Phường Dịch Vọng - Quận Cầu Giấy - Thành phố Hà Nội cũng nằm trong số đó. Nhưng một điều mà ai trong chúng ta có thể hiểu và đặt ngay một câu hỏi là vấn đề gì khi đô thị hoá, người dân mất đất? Liệu cuộc sống của người dân sẽ ra sao? Khi mất đất nông nghiệp - tư liệu sản xuất chính của người dân đồng nghĩa với việc họ không có việc làm, Do không có việc làm nên có biết bao nhiêu những vấn đề xã hội kéo theo như: vấn đề tranh chấp đất đai, vấn đề bất hoà trong gia đình, vấn đề con cái và những ông chồng không có việc làm như các cụ vấn thường nói “Nhàn cư vi bất thiện”, tham gia vào các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, cờ bạc, rượu chè Hơn nữa khi có tiền họ không biết cách quản lí và chi tiêu một cách hợp lý nên dẫn đến việc tiến nhận được hôm trước thì hôm sau đã hết. Và rồi khi đã hết tiền thì bao nhiêu những gánh nặng đổ hết lên đầu người phụ nữ chăm lo kiếm sống để nuôi sống gia đình, giáo dục con cái nhưng vẫn chưa đủ mà hiện nay một thực tế ở Phường Dịch vọng đang diễn ra đó là vấn đề thiếu việc làm nên những người chồng thường hay tham gia vào các tệ nạn xã hội và về nhà thì bao nhiêu cay cú, uất ức trút hết lên đầu vợ con. Tình trạng bạo lực gia đình cũng đã diễn ra khá nhiều ở phường Dịch vọng. Đây chính là lí do khiến em chọn Dịch Vọng là nơi thực tập và lựa chọn các cá nhân và nhóm những nạn nhân bị bạo lực gia đình để thực tập các kỹ năng công tác xã hội. Báo cáo thực tập gồm có ba phần chính sau: Phần thứ nhất: kh¸i qu¸t ®Æc ®iÓm t×nh h×nh chung ë PHƯỜNG DỊCH VỌNG CÓ LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN AN SINH Xà HỘI VÀ CÔNG TÁC Xà HỘI. Phần thứ hai: thùc tr¹ng t×nh h×nh, KẾT QUẢ ho¹t ®éng TRONG LĨNH VỰC AN SINH Xà HỘI VÀ VIỆC VẬN DỤNG CÁC KỸ NĂNG CÔNG TÁC Xà HỘI TẠI PHƯỜNG DỊCH VỌNG - CẦU GIẤY - HÀ NỘI Phần thứ ba: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYỀN NGHỊ Để hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này em xin chân thành cảm ơn: Uỷ ban nhân dân Phường Dịch Vọng, Tổ dân phố số 30 phường Dịch Vọng. Đặc biệt là Thạc sỹ Bùi Thị Chớm, phó trưởng khoa công tác xã hội và Thạc sỹ Nguyễn Trung Hải, giảng viên khoa công tác xã hội, Trường Đại học Lao động xã hội đã nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập này. Mặc dầu đã tìm hiểu, đọc rất nhiều tài liệu, xin ý kiến nhiều cán bộ địa phương cộng với sự nỗ lực hết mình của bản thân. Song không thể tránh khỏi những thiếu sót rất mong nhận được những ý kiến đóng góp phản hồi có giá trị của các thầy cô giáo và độc giả để báo cáo được hoàn thiện hơn

doc41 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2819 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực trạng tình hình, kết quả hoạt động trong lĩnh vực an sinh xã hội và việc vận dụng các kỹ năng công tác xã hội tại phường Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Sau nhiều năm chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới. Đất nước ta đã có những thành tựu vô cùng to lớn trên mọi mặt của đờì sống xã hội. Cùng với đó là tốc độ đô thị hoá khá nhanh đã làm cho một số vùng ven các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh… đã có những sự thay đổi một cách nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, đời sống của những người dân ngày càng được nâng cao hơn. Phường Dịch Vọng - Quận Cầu Giấy - Thành phố Hà Nội cũng nằm trong số đó. Nhưng một điều mà ai trong chúng ta có thể hiểu và đặt ngay một câu hỏi là vấn đề gì khi đô thị hoá, người dân mất đất? Liệu cuộc sống của người dân sẽ ra sao? Khi mất đất nông nghiệp - tư liệu sản xuất chính của người dân đồng nghĩa với việc họ không có việc làm, Do không có việc làm nên có biết bao nhiêu những vấn đề xã hội kéo theo như: vấn đề tranh chấp đất đai, vấn đề bất hoà trong gia đình, vấn đề con cái và những ông chồng không có việc làm như các cụ vấn thường nói “Nhàn cư vi bất thiện”, tham gia vào các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, cờ bạc, rượu chè…Hơn nữa khi có tiền họ không biết cách quản lí và chi tiêu một cách hợp lý nên dẫn đến việc tiến nhận được hôm trước thì hôm sau đã hết. Và rồi khi đã hết tiền thì bao nhiêu những gánh nặng đổ hết lên đầu người phụ nữ chăm lo kiếm sống để nuôi sống gia đình, giáo dục con cái…nhưng vẫn chưa đủ mà hiện nay một thực tế ở Phường Dịch vọng đang diễn ra đó là vấn đề thiếu việc làm nên những người chồng thường hay tham gia vào các tệ nạn xã hội và về nhà thì bao nhiêu cay cú, uất ức trút hết lên đầu vợ con. Tình trạng bạo lực gia đình cũng đã diễn ra khá nhiều ở phường Dịch vọng. Đây chính là lí do khiến em chọn Dịch Vọng là nơi thực tập và lựa chọn các cá nhân và nhóm những nạn nhân bị bạo lực gia đình để thực tập các kỹ năng công tác xã hội. Báo cáo thực tập gồm có ba phần chính sau: Phần thứ nhất: kh¸i qu¸t ®Æc ®iÓm t×nh h×nh chung ë PHƯỜNG DỊCH VỌNG CÓ LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN AN SINH Xà HỘI VÀ CÔNG TÁC Xà HỘI. Phần thứ hai: thùc tr¹ng t×nh h×nh, KẾT QUẢ ho¹t ®éng TRONG LĨNH VỰC AN SINH Xà HỘI VÀ VIỆC VẬN DỤNG CÁC KỸ NĂNG CÔNG TÁC Xà HỘI TẠI PHƯỜNG DỊCH VỌNG - CẦU GIẤY - HÀ NỘI Phần thứ ba: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYỀN NGHỊ Để hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này em xin chân thành cảm ơn: Uỷ ban nhân dân Phường Dịch Vọng, Tổ dân phố số 30 phường Dịch Vọng. Đặc biệt là Thạc sỹ Bùi Thị Chớm, phó trưởng khoa công tác xã hội và Thạc sỹ Nguyễn Trung Hải, giảng viên khoa công tác xã hội, Trường Đại học Lao động xã hội đã nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập này. Mặc dầu đã tìm hiểu, đọc rất nhiều tài liệu, xin ý kiến nhiều cán bộ địa phương cộng với sự nỗ lực hết mình của bản thân. Song không thể tránh khỏi những thiếu sót rất mong nhận được những ý kiến đóng góp phản hồi có giá trị của các thầy cô giáo và độc giả để báo cáo được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Trịnh Thanh Quyên i. kh¸i qu¸t ®Æc ®iÓm t×nh h×nh chung ë PHƯỜNG DỊCH VỌNG CÓ LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN AN SINH Xà HỘI VÀ CÔNG TÁC Xà HỘI. 1. §Æc ®iÓm t×nh h×nh của Phường Dịch Vọng -Cầu Giấy - Hà Nội. 1.1. S¬ l­îc lÞch sö h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña Phường Dịch Vọng -Cầu Giấy - Hà Nội Dịch vọng là một phường nằm ở phía tây thành phố Hà Nội, cách trung tâm thủ đô 7 km. Mảnh đất và con người Dịch Vọng có bề dày lịch sử lâu đời. Nhân dân Dịch vọng trải qua bao nhiêu thế hệ, đã đoàn kết quê hương, tạo nên truyền thống nồng nàn, lao động cần cù sáng tạo và văn hóa tốt đẹp. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống đó được kế thừa và phát huy, góp phần viết nên những trang sử hào hùng, vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân phường Dịch Vọng. Phường Dịch vọng ra đời vào khoảng những năm 1831. Dịch vọng là một xã thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội. Phường Dịch vọng có 3 thôn: Thôn tiền, thôn trung, thôn hậu. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 Phường Dịch Vọng thuộc quận 4 ngoại thành Hà Nội. Đến năm 1956 sau cải cách ruộng đất thuộc quận 6 của thành phố Hà Nội. Dịch vọng là xã lớn nhất huyện Từ Liêm vào những năm 1980, Tổng diện tích đất tự nhiên rộng 3797 km2, dân số 6.408 và mật độ dân số 1687 người/km2, theo số liệu của Ban kế hoạch huyện Từ liêm năm 1981. Đây là xã có mật độ dân số phát triển rất nhanh, theo số liệu năm 1926 thì lúc đó xã Dịch vọng Hậu mới chỉ có 1189 người, Dịch vọng trung mới chỉ có 874 người, Dịch vọng tiền mới chỉ có 864 người, quan hơn nửa thế kỷ dân số phường Dịch vọng tăng lên rất nhiều. Tháng 9 năm 1997 Xã Dịch Vọng được chính thức chuyển thành Phường Dịch Vọng và thuộc Quận Cầu Giấy - Hà Nội. Nhân dân dịch vọng cư trú nằm dọc hai bên đường Quốc lộ 32. Dịch Vọng là phường có nghề truyền thống đó là nghề làm Cốm - “ Cốm làng vòng”, Sản phẩm gốm làng vòng đã trở thành đặc sản và đã được nhiều khách du lịch biết đến như một đặc sản đặc trưng của phường Dịch vọng. Không chỉ là đặc sản của phường mà nó cũng chính là đặc sản của Hà Nội nói chung. Dịch vọng là phường có truyền thống lịch sử lâu đời, đây cũng là một trong những niềm tự hào về truyền thống lịch sử địa phương của Lãnh đạo và nhân dân phường. Những truyền thống lịch sử ấy cũng góp phần tạo nên những truyền thống lịch sử lâu đời của thủ đô ngàn năm văn hiến - thủ đô anh hùng. 1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Phường Dịch Vọng - Quận Cầu Giấy – Hà Nội, ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách an sinh xã hội. Theo số liệu thống kê mói nhất thì hiện nay diện tích tự nhiên của phường là 135.74 ha. Diện tích này là diện tích của phường sau khi đã tách Phường Dịch Vọng cũ thành Phường Dịch Vọng hậu và Phường Dịch Vọng mới như hiện nay. Dân số của phường hiện nay là 10.796 người. Phường Dịch Vọng chia thành 33 tổ dân phố. Vị trí địa lý: Phía Đông giáp phường Cống Vị, Ba Đình và phường Yên hòa (Quận Cầu Giấy), phía tây giáp Phường Mai Dịch (Quận Cầu giấy) và Xã Mỹ Đình, (huyện Từ Liêm), Phía bắc giáp Phường Nghĩa Đô (Quận Cầu Giấy) và Xã Cổ Nhuế (huyện Từ Liêm). Có đường giao thông thuận lợi nằm dọc theo hai bên đường quốc lộ 32, thuận lợi cho việc giao lưu văn hóa, cũng như các hoạt động kinh tế - xã hội. Xã có nghề truyền thống là nghề làm Cốm Nằm gần trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Trường ĐH Quốc Gia Hà Nội Đời sống của những người dân trong cộng đồng nhìn chung là cao Tuy nhiên do nằm gần nhiều trường đại học nên số lượng sinh viên thuê trọ cũng rất đông. Điều này cũng làm cho tình hình an ninh chính trị nói chung của phường và ảnh hưởng đến tình hình an sinh xã hội trở nên phức tạp hơn. Nhìn chung những điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của phường có điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội tại phường của phường nói riêng cũng như các điều kiện để phát triển kinh tế xã hội nói chung. 1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của uỷ ban nhân dân Phường Dịch Vọng - Quận Cầu Giấy – Hà Nội trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Quyết định biện pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm; kế hoạch sử dụng lao động công ích hàng năm; biện pháp thực hiện chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch chung. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách địa phương và điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định. Quyết định biện pháp quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại nhằm phục vụ các nhu cầu công ích của địa phương. Quyết định biện pháp xây dựng và phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác, kinh tế hộ gia đình ở địa phương. Quyết định biện pháp quản lý, sử dụng và bảo vệ nguồn nước, các công trình thuỷ lợi theo phân cấp của cấp trên; biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt, bảo vệ rừng, tu bổ và bảo vệ đê điều ở địa phương. Quyết định biện pháp thực hiện xây dựng, tu sửa đường giao thông, cầu, cống trong xã và các cơ sở hạ tầng khác ở địa phương. Quyết định biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chống buôn lậu và gian lận thương mại. Quyết định biện pháp bảo đảm các điều kiện cần thiết để trẻ em vào học tiểu học đúng độ tuổi, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục tiểu học; tổ chức các trường mầm non; thực hiện bổ túc văn hoá và xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi. Quyết định biện pháp giáo dục, chăm sóc thanh niên, thiếu niên, nhi đồng; xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, giáo dục truyền thống đạo đức tốt đẹp; giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc; ngăn chặn việc truyền bá văn hoá phẩm phản động, đồi trụy, bài trừ mê tín, hủ tục, phòng, chống các tệ nạn xã hội ở địa phương. Quyết định biện pháp phát triển hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao; hướng dẫn tổ chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của pháp luật. Quyết định việc xây dựng, tu sửa trường lớp, công trình văn hoá thuộc địa phương quản lý. Quyết định biện pháp bảo đảm giữ gìn vệ sinh, xử lý rác thải, phòng, chống dịch bệnh, biện pháp bảo vệ môi trường trong phạm vi quản lý; biện pháp thực hiện chương trình y tế cơ sở, chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình Phường có trách nhiệm quản lí chặt chẽ các đối tượng an sinh xã hội trên địa bàn phường. Báo cáo với cơ quan cấp trên về sự biến động của các đối tượng trên địa bàn phường. Tổ chức thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với người có công và các đối tượng an sinh xã hội. Xây dựng và tuyên truyền giáo dục mọi người về lòng biết ơn và trách nhiệm chăm sóc người có công trên địa bàn phường Tuyên truyền giáo dục mọi người về lòng biết ơn và trách nhiệm chăm sóc người có công trên địa bàn phường. Quản lí các công trình ghi công liệt sỹ, kể cả phần mộ liệt sĩ do các gia đình quản lí. 1.4. Cơ cấu, hệ thống bộ máy tổ chức Phường Dịch Vọng - Cầu Giấy – Hà Nội. CHỦ TỊCH P. CHỦ TỊCH P. CHỦ TỊCH ĐỊA CHÍNH THANH TRA XÂY DỰNG NHÀ ĐẤT, ĐÔ THỊ VĂN HÓA THÔNG TIN THƯƠNG BINH Xà HỘI QUÂN SỰ TƯ PHÁP MỘT CỬA 1.5. §éi ngò c«ng chøc, viªn chøc cña Phường Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà Nội Tống số cán bộ công chức của Uỷ ban nhân dân Phường Dịch Vọng 40 người, trong đó: Nam là 28, nữ là 12. Biên chế là 19 và không biên chế là 21 Độ tuổi từ 25 tuổi đến 56 tuổi Trình độ chuyên môn chủ yếu là Đại học tại chức các trường như: Luật, Hành Chính, Tài Chính, Ngoại ngữ,…một số khác có trình độ cao đẳng và trung cấp Do số lượng cán bộ công chức của phường chủ yếu là những người đang trong độ tuổi sắp về hưu nên kinh nghiệm làm việc dày dặn Song hạn chế của họ là khó cập nhật được các công nghệ, phần mềm mới trong quá trình làm việc, tính cách thường hay bảo thù, chưa được đào tạo bài bản nên việc xử lí công việc, giải quyết công việc vẫn còn có nhiều sơ xuất. 1.6. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Phường Dịch Vọng -Cầu Giấy - Hà Nội. 1.6.1 Điều kiện làm việc Trong những năm gần đây điều kiện làm việc của cán bộ công nhân viên chức của Phường Dịch Vọng nói chung và cán bộ làm công tác xã hội nói riêng nhìn chung là tương đối tốt như: mỗi cán bộ đều được trang bị bàn làm việc, tủ hồ sơ riêng biệt, máy vi tính cá nhân, phòng làm việc cũng được đảm bảo đủ ánh sáng thoáng mát và cách biệt với âm thanh nên trong phòng làm việc không bị ảnh hưởng nhiều từ tiếng ồn của bên ngoài… 1.6.2 Trang thiết bị Hiện nay hệ thống cơ sở vật chất của Phường ngày càng được hoàn thiện và củng cố, các công trình công cộng và phục vụ an sinh của phường ngày càng được cải tạo và nâng cấp. sở dĩ vậy vì hiện nay Phường là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa khá nhanh và cao. Hệ thống các công trình công cộng cũng được lãnh đạo phường thường xuyên quan tâm. Cụ thể hệ thống cơ sở vật chất như sau: Trụ sở Ủy ban Trường học: nhà trẻ, truờng tiểu học, trường trung học cơ sở Nhà văn hóa Phường Đường giao thông Trạm y tế... Trong những năm qua lãnh đạo phường cũng như quận đã quan tâm đến việc mua sắm, sửa chữa, nâng cấp các trang thiết bị cho các phòng chức năngm, cán bộ công nhân viên của phường nên đã đáp ứng được đầy đủ các phương tiện cũng như đìều kiện làm việc tốt để cán bộ công nhân viên của phường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 1.7. C¸c chÝnh s¸ch, chÕ ®é ®èi víi c«ng nh©n viªn cña Phường Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà Nội Hiện nay chế độ đối với các cán bộ công chức, viên chức cấp xã nói chung là tương đối thấp, đối với phường Dịch vọng cũng vậy. Đa số lương của cán bộ công chức viên chức là nằm ở trong khoảng 1 đến 2 triệu.Với mức thu nhập khiêm tốn như hiện nay nên đối với cấp xã chưa thu hút được nhiều người có trình độ chuyên môn cao. Hiện nay gần một nửa số cán bộ, nhân viên của Phường không nằm trong biên chế nhà nước nên các khoản lương và phụ cấp của họ tương đối thấp chưa đảm bảo được đời sống. Nhiều người không được tham gia Bảo hiểm xã hội nên họ thường có tâm lí chán nản không có ý định gắn bó lâu dài với công việc hiện đang đảm trách Mặt khác việc chế độ chính sách cuả cán bộ công nhân viên thấp nên cũng dẫn đến nhiều bất cập, nhiều những hiện tượng tiêu cực, quan liêu. Hàng năm Phường cũng có quà cho cán bộ công nhân viên chức của Phường vào các ngày lễ lớn trong năm như: Tết nguyên đán, Ngày Quốc Khánh, Tết Dương lịch, đối với cán bộ nữ có thêm ngày 8 tháng 3 và 20 tháng 10...Vào những dịp hè hàng năm Phường cũng tổ chức cho cán bộ công nhân viên chức của Phường đi tham quan du lịch...nhằm khích lệ động viên cán bộ công nhân viên của Phường hăng hái hơn trong quá trình làm việc. 1.8. Các cơ quan tài trợ phường Dịch vọng - Cầu Giấy – Hà Nội trong quá trình thực hiện các chính sách an sinh xã hội . Hiện nay trên địa bàn Phường có một số cơ quan đơn vị lân cận phường nên hàng năm Phưòng cũng nhận được sự hỗ trợ, tài trợ của các cơ quan đơn vị như: Ngân hàng HABUBANK, công ty bảo hiểm nhân thọ PRUDENTAL, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Đại học Quốc Gia Hà Nội... 2. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển Công tác xã hội của Phường Dịch Vọng - Cầu Giấy – Hà Nội 2.1 Nh÷ng thuËn lîi. Lãnh đạo Uỷ ban và Hội đồng nhân dân Phường quan tâm thường xuyên đến việc phát triển, mở rộng các hoạt động công tác xã hội tại Phường Điều kiện kinh tế của phường tương đối khá giả nên việc phát triển công tác xã hội và an sinh xã hội có nguồn lực về tài chính dễ dàng có thể huy động. 2.2 Nh÷ng khã kh¨n. Số lượng sinh viên thuê trọ trên địa bàn quá đông nên việc quản lí, giám sát việc thực hiện an ninh trật tự chưa được đảm bảo và kéo theo nhiều vấn đề tệ nạn xã hội Người dân bị mất đất nông nghiệp do quá trình đô thị hoá nên kéo theo nhiều vấn đề tệ nạn xã hội và vấn đề thất nghiệp ngày càng gia tăng Số lượng các đối tượng an sinh xã hội cũng tương đối đông II. thùc tr¹ng t×nh h×nh, KẾT QUẢ ho¹t ®éng TRONG LĨNH VỰC AN SINH Xà HỘI VÀ VIỆC VẬN DỤNG CÁC KỸ NĂNG CÔNG TÁC Xà HỘI TẠI PHƯỜNG DỊCH VỌNG - CẦU GIẤY - HÀ NỘI 1. Tình hình hoạt động an sinh xã hội tại Phường Dịch Vọng - Quận Cầu Giấy – Hà Nội 1.1 Tình hình thực hiện hoạt động an sinh xã hội đối với các đối tượng Bảo trợ xã hội (Các hoạt dộng an sinh xã hội của Phường đều thực hiện theo nghị định 67/2007 NĐ- CP ngày 13 tháng 04 năm 2007 của thủ tướng chính phủ) 1.1.1 Đối với trẻ em mồ côi - Số lượng: Theo thống kê năm 2008 của ban thương binh xã hội trên địa bàn Phường có 120 trẻ em mồ côi. - Phân loại: Trong đó có 68 em nam và 52 em nữ, độ tuổi từ 1-5 tưổi có 40 em, độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi có 55 em, độ tuổi từ 12 đến 18 tuổi có 25 em. - Tình hình sức khoẻ: Theo báo cáo của Phường thì trong số 120 em thì có khoảng 1/3 các em có sức khoẻ yếu hơn so với các em bình thường trong độ tuổi, Do điều kiện kinh tế cũng như việc quan tâm của gia đình có phần hạn chế hơn các trẻ em khác trong cùng độ tuổi. - Hoàn cảnh sống: Đa số các em đều có hoàn cảnh rất khó khăn một số trường hợp mồ côi bố thì ở cùng với ông bà nội, ở với mẹ, nhiều trường hợp các em mồ côi cả cha lẫn mẹ thì các em ở cùng với ông bà ngoại. - Việc tổ chức triển khai các hoạt động an sinh xã hội: Phường cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, phát quà, tặng quà cho các em vào những ngày lễ, tết, đầu năm học, cuối năm học... - Quy trình tiếp nhận, xét duyệt: Đối tượng có đơn (theo mầu của Bộ lao động thương binh xã hội) gửi lên Thôn thôn họp và sau đó trưởng thôn xác nhận vào đơn rồi gửi lên phường. Phường xác nhận, hoàn thiện hồ sơ và tiếp tục chuyển lên các cấp cao hơn - Tình hình thực hiện chính sác (các khoản trợ cấp theo quy định của nhà nước và của địa phương): Hiện nay các em đang hưởng mức trợ cấp theo quy định của nhà nước là 120.000đồng/ tháng. Ngoài ra các em được sự hỗ trợ của ngân hàng HABUBANK và công ty bảo hiểm PRUDENTAL là 300.000đ/năm. Và nhiều sự hỗ trợ của các cơ quan đơn vị, các nhà hảo tâm, quà tặng vào đầu năm học, các ngày lễ tết, hàng năm phường đều có những phần quà động viên cho các em khi các em có thành tích cao trong học tập - Chương trình, mô hình chăm sóc: Tất cả những đối tượng này được chăm sóc nuôi dưỡng tại cộng đồng - Nguồn lực thực hiện: Hầu hết nguồn lực thực hiện cho các đối tượng này đều được chi từ ngân sách nhà nước, sự hỗ trơ của một số cơ quan đơn vị, các nhà hảo tâm. 1.1.2 Đối với người cao tuổi từ 85 tuổi trỏ lên - Số lượng: Theo báo cáo của uỷ ban nhân dân phường thì tính đến tháng 12 năm 2008 hiện Phường Dịch vọng có 103 cụ có độ tuổi từ 85 tuổi trở lên và đang hưởng trợ cấp hàng tháng. - Phân loại: Trong số 103 cụ có độ tuổi từ 85 trở tuổi trở lên có 78 cụ bà và 25 cụ ông. Độ tuổi từ 85 đến 90 có 88 cụ, độ tuổi từ 90 tuồi trở lên có 15 cụ. - Tình hình sức khoẻ: Do tuổi cao nên hầu hết sức khoẻ của các cụ yếu và rất yếu, một số cụ thì lẫn, điếc, mắt mờ và sinh hoạt hàng ngày rất khó khăn phải có sự hỗ trợ của con cháu trong gia đình. - Hoàn cảnh sống: Hầu hết các cụ đều sống với con cháu. Dịch Vọng là một Phường cũng có điều kiện kinh tế khá giả nên các cụ đều được chăm lo đầy đủ về dinh dưỡng ăn uống hàng ngày và chăm sóc về y tế, được quan tâm chăm sóc về tinh thần tình cảm. - Việc tổ chức triển khai các hoạt động an sinh xã hội: Phường cũng có các hoạt động thăm khám và chăm sóc về y tế cho các cụ có điều kiện khó khăn về kinh tế, tổ chức các buổi nói chuyện về các vấn đề các cụ quan tâm, thăm hỏi động viên các cụ... - Quy trình tiếp nhận, xét duyệt: Đối tượng có đơn (theo mầu của Bộ lao động thương binh xã hội) gửi lên Thôn thôn họp và sau đó trưởng thôn xác nhận vào đơn rồi gửi lên phường. Phường xác nhận, hoàn thiện hồ sơ và tiếp tục chuyển lên các cấp cao hơn - Tình hình thực hiện chính sách (các khoản trợ cấp theo quy định của nhà nước và của địa phương): Hiện mức trợ cấp mà các cụ đang hưởng là 120.000 đồng/tháng. - Chương trình, mô hình chăm sóc: Tất cả những đối tượng này được chăm sóc nuôi dưỡng tại cộng đồng - Nguồn lực thực hiện: Từ ngân sách nhà nước và gia đình các cụ 1.1.3 Đối với Người tàn tật - Số lượng: Hiện nay trên địa bàn phường có tổng số người tàn tật là 300 người - Phân loại: Các tật của các đối tượng trên địa bàn phường là: khiếm thính, khiếm thị, Đao, cụt chi, thiểu năng trí tuệ.... - Tình hình sức khoẻ: Do mất hoặc suy giảm một số bộ phận trên cơ thể nên sức khỏe của họ không ồn định, gặp khó khăn trong quá trình lao động, sinh hoạt, học tập. - Hoàn cảnh sống: Đa số các đối tượng đang sống tại gia đình, một số trường hợp đang được phường xét duyệt và đề nghị được xét vào các trung tâm bảo trợ xã hội của nhà nước. - Việc tổ chức triển khai các hoạt động an sinh xã hội: Phường tổ chức các đợt vận động khuyên góp từ các cá nhân, tổ chức về nguồn lực tài chính để hỗ trợ cho những người tàn tật có điều kiện được thăm khám sức khoẻ định kỳ, phục hồi chức năng, chỉnh hình.... Đặc biệt là cũng đã mở một số lớp tập huấn cho những người chăm sóc về cách chă, sóc cho những người tàn tật. - Quy trình tiếp nhận, xét duyệt: Đối tượng có đơn (theo mầu của Bộ lao động thương binh
Luận văn liên quan