Năm 2006 có ý nghĩa đặc biệt đối với thương mại điện tử Việt Nam, là năm đầu tiên thương mại điện tử
được pháp luật thừa nhận chính thức khi Luật Giao dịch điện tử, Luật Thương mại (sửa đổi), Bộ luật Dân
sự (sửa đổi) và Nghị định Thương mại điện tử có hiệu lực. Năm 2006 cũng là năm đầu tiên triển khai Kế
hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010 theo Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg
ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Sự phát triển khá ngoạn mục của thương mại điện tử trong năm 2006 gắn chặt với thành tựu phát triển
kinh tế nhanh và ổn định. Thương mại tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và là một nhân tố quan trọng thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế. Năm 2006 đánh dấu sự hội nhập kinh tế quốc tế sâu sắc và toàn diện của Việt
Nam. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việt
Nam cũng đã thực hiện tốt vai trò nước chủ nhà của Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
(APEC), thể hiện cam kết tiếp tục mở cửa nền kinh tế với thế giới. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi
hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm thực sự đến việc nâng cao khả năng cạnh tranh. Trong bối cảnh đó,
thương mại điện tử là một công cụ quan trọng được nhiều doanh nghiệp quan tâm ứng dụng.
Sự quan tâm của doanh nghiệp đối với thương mại điện tử trước hết được thể hiện qua hoạt động giao dịch
mua bán tại các sàn thương mại điện tử (e-Marketplace) sôi động hơn, dịch vụ kinh doanh trực tuyến phong
phú và doanh thu tăng mạnh. Đồng thời, số lượng các website doanh nghiệp, đặc biệt là website mang tên
miền Việt Nam (.vn) tăng nhanh, số lượng cán bộ từ các doanh nghiệp tham gia các khóa đào tạo kỹ năng
thương mại điện tử lớn hơn so với năm trước. Đông đảo doanh nghiệp đã nhận thấy những lợi ích thiết thực
của thương mại điện tử thông qua việc cắt giảm được chi phí giao dịch, tìm được nhiều bạn hàng mới từ thị
trường trong nước và nước ngoài, số lượng khách hàng giao dịch qua thư điện tử nhiều hơn. Nhiều doanh
nghiệp đã ký được hợp đồng với các đối tác thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử.
213 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1801 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
2006VIỆT NAM
LƯU Ý
Tài liệu này do Vụ Thương mại điện tử, Bộ Thương mại chủ trì biên
soạn. Những quan điểm và nhận định đưa ra trong Báo cáo tổng hợp
từ kết quả điều tra khảo sát và không phản ánh quan điểm chính
thức của Bộ Thương mại.
Mọi trích dẫn thông tin từ tài liệu này phải nêu rõ nguồn “Báo cáo
Thương mại điện tử Việt Nam năm 2006” của Bộ Thương mại.
Toàn văn báo cáo này được đăng trên website chính thức của Bộ
Thương mại, mục “Thương mại điện tử”, phần “Chính sách” tại địa
chỉ sau:
i LỜI GIỚI THIỆU
Năm 2006 là năm mở đầu một giai đoạn mới của thương mại điện tử Việt Nam, đánh dấu việc thương mại
điện tử đã chính thức được pháp luật thừa nhận và bắt đầu phát triển mạnh mẽ trên tất cả mọi khía cạnh.
Tiếp theo các Báo cáo Thương mại điện tử từ năm 2003 đến 2005, Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam
2006 đưa ra một cái nhìn toàn cảnh về tình hình phát triển và ứng dụng thương mại điện tử trong các lĩnh
vực của đời sống kinh tế - xã hội, với điểm nhấn là những lĩnh vực có sự tiến bộ rõ nét nhất trong năm qua.
Báo cáo được xây dựng dựa trên các nghiên cứu, phân tích, điều tra và phỏng vấn thực tế để thể hiện một
bức tranh tương đối toàn diện và chân thực về hiện trạng phát triển thương mại điện tử Việt Nam năm
2006. Báo cáo năm nay ghi nhận thương mại điện tử đã trở nên phổ biến với các tầng lớp doanh nghiệp
và người dân, loại hình thương mại điện tử doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) phát triển khá nhanh
cả về chiều rộng và chiều sâu, các dịch vụ công trực tuyến khởi sắc thông qua việc các cơ quan nhà nước
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác hành chính. Tuy nhiên, năm 2006 cũng chứng
kiến một số hạn chế như việc chậm ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử, vấn đề an
toàn, an ninh mạng cũng như nhiều vấn đề mới phát sinh làm cản trở sự phát triển của thương mại điện
tử vẫn chưa được giải quyết thích đáng.
Trên cơ sở các phân tích và nhận định của Báo cáo, chúng ta hy vọng cùng với sự chuyển biến sâu rộng
của toàn bộ nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong bối cảnh Việt
Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO, thương mại điện tử Việt Nam sẽ có những bước phát
triển mới trong các năm tiếp theo.
Thay mặt Bộ Thương mại, tôi xin chân thành cảm ơn các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan báo chí, chuyên
gia đã nhiệt tình phối hợp và cung cấp thông tin trong suốt quá trình xây dựng và hoàn thiện Báo cáo.
Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến trao đổi, đóng góp cho Báo cáo từ các cơ quan, doanh nghiệp,
viện nghiên cứu và đông đảo độc giả để chất lượng Báo cáo ngày càng được nâng cao.
Hà Nội, tháng 1 năm 2007
Tiến sỹ Lê Danh Vĩnh
Thứ trưởng Bộ Thương mại
iii
TỔNG QUAN
Năm 2006 có ý nghĩa đặc biệt đối với thương mại điện tử Việt Nam, là năm đầu tiên thương mại điện tử
được pháp luật thừa nhận chính thức khi Luật Giao dịch điện tử, Luật Thương mại (sửa đổi), Bộ luật Dân
sự (sửa đổi) và Nghị định Thương mại điện tử có hiệu lực. Năm 2006 cũng là năm đầu tiên triển khai Kế
hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010 theo Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg
ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Sự phát triển khá ngoạn mục của thương mại điện tử trong năm 2006 gắn chặt với thành tựu phát triển
kinh tế nhanh và ổn định. Thương mại tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và là một nhân tố quan trọng thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế. Năm 2006 đánh dấu sự hội nhập kinh tế quốc tế sâu sắc và toàn diện của Việt
Nam. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việt
Nam cũng đã thực hiện tốt vai trò nước chủ nhà của Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
(APEC), thể hiện cam kết tiếp tục mở cửa nền kinh tế với thế giới. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi
hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm thực sự đến việc nâng cao khả năng cạnh tranh. Trong bối cảnh đó,
thương mại điện tử là một công cụ quan trọng được nhiều doanh nghiệp quan tâm ứng dụng.
Sự quan tâm của doanh nghiệp đối với thương mại điện tử trước hết được thể hiện qua hoạt động giao dịch
mua bán tại các sàn thương mại điện tử (e-Marketplace) sôi động hơn, dịch vụ kinh doanh trực tuyến phong
phú và doanh thu tăng mạnh. Đồng thời, số lượng các website doanh nghiệp, đặc biệt là website mang tên
miền Việt Nam (.vn) tăng nhanh, số lượng cán bộ từ các doanh nghiệp tham gia các khóa đào tạo kỹ năng
thương mại điện tử lớn hơn so với năm trước. Đông đảo doanh nghiệp đã nhận thấy những lợi ích thiết thực
của thương mại điện tử thông qua việc cắt giảm được chi phí giao dịch, tìm được nhiều bạn hàng mới từ thị
trường trong nước và nước ngoài, số lượng khách hàng giao dịch qua thư điện tử nhiều hơn. Nhiều doanh
nghiệp đã ký được hợp đồng với các đối tác thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử.
Có thể nhận thấy năm nét nổi bật của thương mại điện tử năm 2006 tại Việt Nam như sau.
1. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐÃ TRỞ NÊN KHÁ PHỔ BIẾN
Những hình thức kinh doanh mới trên các phương tiện điện tử liên tục xuất hiện, đặc biệt là dịch vụ kinh
doanh nội dung số. Mặc dù mới hình thành, nhưng các hoạt động trong lĩnh vực này đã được triển khai
rộng khắp và đem lại doanh thu đáng kể. Kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng qua thiết bị di động tăng
nhanh, như dịch vụ cung cấp nhạc chuông, hình nền, tra cứu thông tin. Kinh doanh trong các lĩnh vực
đào tạo trực tuyến, báo điện tử, cơ sở dữ liệu trực tuyến, trò chơi trực tuyến, trò chơi tương tác qua truyền
hình, bình chọn kết quả thể thao, xem phim, nghe nhạc trực tuyến cũng tăng trưởng mạnh.
Cùng với lượng người sử dụng Internet và thẻ tín dụng tăng nhanh, số lượng người tiêu dùng mua sắm
qua mạng tăng lên nhanh chóng, đặc biệt trong giới trẻ ở khu vực đô thị. Tâm lý và thói quen mua bán bắt
đầu thay đổi từ phương thức truyền thống sang phương thức mới của thương mại điện tử.
2. LOẠI HÌNH GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DOANH NGHIỆP VỚI
DOANH NGHIỆP (B2B) PHÁT TRIỂN KHÁ NHANH
Việc tiếp cận Internet qua kết nối băng thông rộng, đặc biệt là ADSL, ngày càng dễ dàng với chi phí hợp lý
và yêu cầu cấp bách phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khi Việt Nam thực sự bước vào
iv
sân chơi toàn cầu là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm tới thương mại điện tử.
Kết quả điều tra cho thấy có tới 92% doanh nghiệp đã kết nối Internet, trong đó tỷ lệ kết nối băng thông
rộng ADSL lên tới 81%. Số doanh nghiệp tham gia các sàn thương mại điện tử B2B của Việt Nam cũng như
của nước ngoài tăng rất nhanh. Nhiều doanh nghiệp đã tìm được đối tác mới, hợp đồng mới qua các chợ
“ảo” này. Việc sử dụng thư điện tử (email) trong giao dịch kinh doanh đã trở nên phổ biến. Hơn nữa, nhiều
doanh nghiệp đã sử dụng Internet cho mục đích mua bán hàng hoá và dịch vụ. Trong năm 2006 hình thức
giao dịch thương mại điện tử B2B phát triển nhanh. Đây là tín hiệu rất lạc quan so với bức tranh thương
mại điện tử ở Việt Nam năm 2005 và các năm trước đó.
3. CUNG CẤP TRỰC TUYẾN DỊCH VỤ CÔNG ĐÃ KHỞI SẮC
Nhà nước cũng phải thay đổi để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia thông qua quyết tâm hiện đại
hoá nền hành chính, xây dựng chính phủ điện tử. Các cơ quan nhà nước trong thời gian qua đã đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin trong giao tiếp với doanh nghiệp và công dân. Hầu hết các Bộ ngành và
địa phương đã có website, trên đó cung cấp nhiều thông tin đa dạng và cần thiết cho doanh nghiệp. Một
số cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương đã bắt đầu cung cấp trực tuyến dịch vụ công ở mức
đơn giản như cấp đăng ký kinh doanh điện tử, khai hải quan điện tử, đấu thầu mua sắm công, cấp chứng
nhận xuất xứ điện tử.
4. VIỆC BAN HÀNH CÁC VĂN BẢN THI HÀNH LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ
DIỄN RA CHẬM
Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử ngày 9 tháng 6 năm 2006
đánh dấu một bước tiến lớn trong việc tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về thương mại điện tử. Nghị
định này thừa nhận giá trị pháp lý của chứng từ điện tử trong các hoạt động liên quan tới thương mại. Đây
là cơ sở để các doanh nghiệp và người tiêu dùng yên tâm tiến hành giao dịch thương mại điện tử, khuyến
khích thương mại điện tử phát triển, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia, đồng thời cũng là căn
cứ pháp lý để xét xử khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động thương mại điện tử. Nghị định về thương
mại điện tử là nghị định đầu tiên hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử và là nghị định thứ sáu hướng dẫn Luật
Thương mại (sửa đổi) được ban hành.
Nhiều Bộ ngành đã rất cố gắng trong việc xây dựng các nghị định khác hướng dẫn thi hành Luật Giao dịch
điện tử như Nghị định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, Nghị định về giao dịch điện tử trong
hoạt động tài chính, Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, đến cuối năm
2006 chưa có nghị định nào trong số những nghị định này được ban hành.
5. NHIỀU VẤN ĐỀ CẢN TRỞ SỰ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
CÒN TỒN TẠI
Việc rà soát các văn bản pháp luật liên quan tới thương mại điện tử chưa được tiến hành. Một số quy
định bất hợp lý cho thương mại điện tử đã được doanh nghiệp nhắc tới từ những năm trước vẫn chưa
được khắc phục. Những quy định về cấp phép thành lập website hay mua bán tên miền chưa phù hợp
với thực tiễn.
Cùng với tiến bộ công nghệ, sự phát triển phong phú, đa dạng của thương mại điện tử luôn đặt ra những
vấn đề mới cho hệ thống pháp luật về thương mại điện tử. Sự bùng nổ của trò chơi trực tuyến dẫn đến
nhu cầu xác định tính hợp pháp của tài sản ảo, các vụ tranh chấp về tên miền cho thấy cần có tư duy quản
vlý thích hợp với loại tài nguyên đặc biệt này, việc gửi thư điện tử quảng cáo thương mại với số lượng lớn
đòi hỏi phải có biện pháp bảo vệ người tiêu dùng.
Vấn đề an toàn, an ninh mạng, tội phạm liên quan đến thương mại điện tử cũng là một vấn đề đáng chú
ý trong năm 2006. Những hành vi lợi dụng công nghệ để phạm tội tăng lên, điển hình là những vụ tấn
công các website thương mại điện tử www.vietco.com, www.chodientu.com. Bên cạnh đó, tình trạng đột
nhập tài khoản, trộm thông tin thẻ thanh toán cũng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động
thương mại điện tử lành mạnh.
Cuộc thi bình chọn năm sự kiện thương mại điện tử nổi bật năm 2006 do Đài Truyền hình Việt Nam thực
hiện cho kết quả là: 1) Việt Nam đăng cai và chủ trì thành công các hội nghị về thương mại điện tử trong
khuôn khổ APEC; 2) Luật Giao dịch điện tử có hiệu lực; 3) Cổng Thương mại điện tử quốc gia (ECVN) vươn ra
tầm quốc tế; 4) Ban hành Nghị định về thương mại điện tử; và 5) Sàn thương mại điện tử hàng đầu của Việt
Nam bị tấn công. Điều này cho thấy sự cấp thiết phải xây dựng hệ thống văn bản pháp quy và triển khai
các biện pháp phòng chống tội phạm công nghệ cao nhằm tạo môi trường ổn định cho thương mại điện
tử phát triển.
Trong năm 2006, hoạt động phổ biến, tuyên truyền và đào tạo về thương mại điện tử đã có chuyển biến
mạnh cả về số lượng và chất lượng nhưng chưa đáp ứng nhu cầu xã hội. Hoạt động nghiên cứu về thương
mại điện tử hầu như chưa được triển khai.
Năm 2005 là năm cuối cùng của giai đoạn thương mại điện tử hình thành và được pháp luật chính thức
thừa nhận tại Việt Nam. Trong năm 2006, thương mại điện tử ở Việt Nam đã bước sang giai đoạn mới và phát
triển trên tất cả mọi khía cạnh từ chính sách, luật pháp, giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp và người tiêu
dùng cũng như sự hỗ trợ đa dạng của các cơ quan nhà nước. Điều này hứa hẹn trong những năm tới, thương
mại điện tử ở Việt Nam có thể có những bước tiến nhảy vọt, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thương mại
chung của cả nước.
vii
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU i
TỔNG QUAN iii
CHƯƠNG I - MÔI TRƯỜNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 3
I. Nhận thức và nguồn nhân lực cho thương mại điện tử 3
1. Nhận thức xã hội đối với thương mại điện tử 3
1.1.Nhận thức của người tiêu dùng 4
1.2.Nhận thức của doanh nghiệp 4
1.3.Nhận thức về vấn đề an ninh an toàn mạng 5
1.4.Tình hình tuyên truyền về thương mại điện tử 6
2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử 10
2.1.Nhu cầu 10
2.2.Hình thức đào tạo 11
2.3.Giảng viên 12
2.4.Giáo trình 13
II. Chính sách và pháp luật cho phát triển thương mại điện tử 14
1. Chính sách 14
1.1.Triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010 14
1.2.Một số chính sách liên quan 15
2. Pháp luật 16
2.1.Nghị định về Thương mại điện tử hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử và Luật Thương mại 17
2.2.Các vấn đề pháp luật chuyên ngành 19
2.3. Một số vấn đề khác 22
III. Hạ tầng công nghệ và dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử 28
1. Công nghiệp công nghệ thông tin 28
2. Viễn thông và Internet 30
3. Thanh toán điện tử 32
3.1.Sự phát triển của thị trường thẻ thanh toán 32
3.2.Các dịch vụ ngân hàng điện tử 33
3.3.Thanh toán qua điện thoại di động 34
viii
CHƯƠNG II – CÁC DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN 39
I. Khái quát 39
1. Các chức năng cơ bản của website cơ quan hành chính 39
2. Dịch vụ công và cung cấp trực tuyến dịch vụ công 39
3. Mức độ sẵn sàng cho ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông của các
Bộ ngành và địa phương 42
ii. tình hình cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên website các bộ ngành 45
1. Tổng quan 45
1.1. Về số lượng 45
1.2. Về giao diện trình bày 45
1.3. Về tính năng 46
1.4. Về chất lượng nội dung website 48
2. Tình hình cung cấp thông tin 48
2.1. Cung cấp thông tin 48
2.2. Tương tác, trao đổi thông tin trực tuyến 49
3. Tình hình cung cấp trực tuyến dịch vụ công 51
3.1. Công khai quy trình, thủ tục cung cấp dịch vụ công trên website 51
3.2. Cung cấp trực tuyến dịch vụ công 54
III. Tình hình cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên website các địa phương 58
1. Tổng quan 58
1.1. Về số lượng 58
1.2. Về giao diện trình bày 58
1.3. Về tính năng 59
1.4. Về chất lượng nội dung website 61
2. Tình hình cung cấp thông tin 61
2.1. Cung cấp thông tin 61
2.2. Tương tác, trao đổi thông tin trực tuyến 62
3. Cung cấp trực tuyến dịch vụ công 62
3.1. Công khai quy trình, thủ tục, tình hình xử lý dịch vụ công trên website 62
3.2. Cung cấp trực tuyến dịch vụ công 63
CHƯƠNG III – MỘT SỐ LOẠI HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN 71
I. Tình hình phát triển chung 71
1. Mở ra một hướng đi mới cho các doanh nghiệp 71
2. Phát triển sôi động nhưng thiếu cân đối 72
3. Định hướng phát triển 74
ix
II. Quảng cáo trực tuyến 74
1. Quảng cáo trực tuyến xác định chỗ đứng 74
2. Doanh thu chưa cao nhưng tiềm năng phát triển lớn 76
III. Giải trí trực tuyến 77
1. Trò chơi trực tuyến 77
1.1. Hành lang pháp lý 77
1.2. Số lượng nhà cung cấp dịch vụ và trò chơi trực tuyến tăng nhanh 78
2. Truyền hình trực tuyến và âm nhạc trực tuyến 80
2.1. Các công ty lớn triển khai truyền hình Internet 80
2.2. Phim truyện và âm nhạc trực tuyến phát triển theo hướng chuyên nghiệp, 82
tôn trọng bản quyền
IV. Đào tạo trực tuyến 82
1. Tình hình chung 82
1.1.Thuận lợi và khó khăn trong kinh doanh dịch vụ đào tạo trực tuyến 83
1.2.Lợi ích của đào tạo trực tuyến 84
2. Đào tạo trực tuyến từng bước phát triển 84
2.1. Đào tạo trực tuyến tại các trường đại học 84
2.2. Doanh nghiệp kinh doanh đào tạo trực tuyến 86
V. Các loại hình kinh doanh giá trị gia tăng trực tuyến khác 88
1. Báo điện tử khẳng định vị thế 88
1.1. Thế mạnh tạo nên sức hút lớn 88
1.2. Trực tuyến để củng cố và gia tăng vị thế 90
2. Dịch vụ gia tăng cho mạng điện thoại di động 91
2.1. Các loại dịch vụ gia tăng cho mạng điện thoại di động 91
2.2. Hiện trạng thị trường 92
CHƯƠNG IV – TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP 88
I. Tình hình ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp 99
1. Mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp cho thương mại điện tử 99
1.1. Tình hình sử dụng máy tính trong các doanh nghiệp 101
1.2. Đào tạo công nghệ thông tin và thương mại điện tử 102
1.3. Hạ tầng viễn thông và Internet 103
1.4. Mục đích của việc sử dụng Internet trong doanh nghiệp 104
1.5. Mức độ xây dựng và sử dụng mạng nội bộ 104
1.6. Trở ngại đối với việc sử dụng Internet của doanh nghiệp 105
2. Mức độ triển khai ứng dụng thương mại điện tử 106
x2.1. Chiến lược ứng dụng thương mại điện tử rõ ràng hơn 106
2.2. Số doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử tăng lên 107
2.3. Tỷ lệ cao doanh nghiệp có website 107
2.4. Tần suất cập nhật thông tin trên website tăng lên 108
2.5. Số doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử tăng mạnh 109
2.6. Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản trị doanh nghiệp 111
2.7. Phương thức giao dịch điện tử đa dạng nhưng hình thức giao hàng ít thay đổi 111
2.8. Xuất hiện nhiều phương thức thanh toán 112
3. Hiệu quả ứng dụng thương mại điện tử 114
3.1. Đầu tư cho thương mại điện tử tăng lên 114
3.2. Hiệu quả đầu tư cho thương mại điện tử cao 115
3.3. Còn nhiều trở ngại trong ứng dụng thương mại điện tử 117
3.4. Hiệu quả của việc ứng dụng thương mại điện tử tới kinh doanh đã rõ ràng 117
II. Tnh hình kinh doanh thương mại điện tử 118
1. Mô hình kinh doanh sàn TMĐT hỗ trợ giao dịch doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) 118
1.1. Tình hình chung 118
1.2. Một số sàn TMĐT B2B tiêu biểu của năm 2006 119
2. Mô hình kinh doanh sàn TMĐT doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) 120
2.1. Những hàng hóa, dịch vụ phổ biến trên các sàn TMĐT B2C 121
2.2. Tình hình kinh doanh trên các sàn B2C 122
3. Mô hình kinh doanh sàn TMĐT người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C) 125
4. Tham gia các sàn TMĐT và tầm nhìn chiến lược kinh doanh mới 128
KHUYẾN NGHỊ 131
I. Đối với cơ quan quản lý nhà nước 133
II. Đối với doanh nghiệp 134
III. Đối với người tiêu dùng 135
PHỤ LỤC 137
Phụ lục 1: Nghị định về Thương mại điện tử 139
Phụ lục 2: Kết quả khảo sát website của các cơ quan hành chính 145
Phụ lục 3: Chương trình website thương mại điện tử uy tín TrustVn 153
Phụ lục 4: Các mẫu phiếu điều tra 163
Phụ lục 5: Phân bổ doanh nghiệp điều tra theo địa lý, quy mô lao động và lĩnh vực kinh doanh 174
Phụ lục 6: Danh sách doanh nghiệp điều tra 178
Phụ lục 7: Tình hình hợp tác quốc tế về thương mại điện tử năm 2006 198
Phụ lục 8: Tổng quan thương mại điện tử Việt Nam năm 2005 202
xi
Bảng 1.1 Các chủ đề thương mại điện tử được phát thanh trên
chương trình diễn đàn khoa học công nghệ của VOV trong năm 2006 7
Bảng 1.2 Một số chương trình đào tạo về thương mại điện tử tại các trường đại học 11
Bảng 1.3 Khảo sát ban đầu về đội ngũ giảng viên thương mại điện tử 12
Bảng 1.4 Một số địa phương đã có đề án triển khai thương mại điện tử 14
Bảng 1.5 Một số chính sách liên quan tới thương mại điện tử 15
Bảng 1.6 Một số văn bản pháp quy liên quan đến thương mại điện tử ban hành năm 2006 16
Bảng 1.7 Danh sách nghị định hướng dẫn Luật Thương mại 18
Bảng 1.8 Giá trị công nghiệp CNTT Việt Nam 2002-2005 29
Bảng 1.9 Thống kê về số lượng máy tính Việt Nam trong tương quan với thế giới 30
Bảng 1.10 Các nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất Việt Nam 31
Bảng 1.11 Một số chỉ tiêu Internet của Việt Nam so với khu vực và thế giới – năm 2005 32
Bảng 1.12 Một vài số liệu thống kê về thị trường thanh toán thẻ Việt Nam 33
Bảng 2.1 Một số dịch vụ công do ngành thương mại cung cấp 40
Bảng 2.2 Xếp hạng mức độ sẵn sàng điện tử của các Bộ ngành trung ương 42
Bảng 2.3 20 địa phương xếp hạng cao nhất về mức độ sẵn sàng điện tử 44
Bảng 2.4 Tổng hợp một số tính năng của 29 website Bộ ngành đang hoạt động 47
Bảng 2.5 Tổng hợp về ngôn ngữ sử dụng trên 29 website Bộ ngành đang hoạt động 47
Bảng 2.6 Công khai thủ tục, quy trình xử lý dịch vụ công trên website một số Bộ ngành 51
Bảng 2.7 Tổng hợp một số tính năng của 52 website tỉnh, thành phố đang
hoạt động 60
Bảng 2.8 Tổng hợp về ngôn ngữ sử dụng trên 52 website tỉnh, thành phố đang
hoạt động 60
Bảng 2.9 Một số chỉ tiêu thống kê về thủ tục hải quan điện tử 66
Bảng 3.1 Một số website cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến lớn 75
Bảng 3.2 Phân bổ thị trường của doanh nghiệp cung cấp trò chơi điện tử 78
Bảng 3.3 Một số trò chơi trực