Báo cáo Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm tại công ty cổ phần dệt may – đầu tư – thương mại thành công

Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư – Thương mại Thành Công (Thành Công Group) một trong những công ty dệt may hàng đầu tại Việt Nam. Với một quy trình sản suất theo chiều dọc, nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh sợi, vải dệt, vải đan và các loại sản phẩm may mặc, được tín nhiệm bởi hầu hết các khách hàng trên khắp thế giới. Chiến lược phát triển của Thành Công đảm bảo rằng chất lượng và thời gian được kiểm soát trong suốt quá trình sản xuất. Sản phẩm của công ty cổ phần dệt may đầu tư thương mại Thành Công đã được phân phối tới các khách hàng ở nhiều nước trên thế giới. Với doanh thu hàng năm là 2000 tỷ đồng, Công ty Thành Công là một đối tác đáng tin cậy cho tất cả khách hàng muốn hơp tác làm ăn. Có thể nói rằng với bước ngoặt quan trọng này, Thành Công, lại một lần nữa là một trong những doanh nghiệp dệt may đầu tiên hợp tác và huy động vốn cũng như kinh nghiệm quản lý từ các nhà đầu tư nước ngoài.

doc99 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4853 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm tại công ty cổ phần dệt may – đầu tư – thương mại thành công, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY - ĐẦU TƯ - THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG 1.1.1. Tìm hiểu sơ nét về công ty Hình 1.1: Trụ sở chính công ty dệt may – đầu tư – thương mại Thành Công. Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư – Thương mại Thành Công (Thành Công Group) một trong những công ty dệt may hàng đầu tại Việt Nam. Với một quy trình sản suất theo chiều dọc, nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh sợi, vải dệt, vải đan và các loại sản phẩm may mặc, được tín nhiệm bởi hầu hết các khách hàng trên khắp thế giới. Chiến lược phát triển của Thành Công đảm bảo rằng chất lượng và thời gian được kiểm soát trong suốt quá trình sản xuất. Sản phẩm của công ty cổ phần dệt may đầu tư thương mại Thành Công đã được phân phối tới các khách hàng ở nhiều nước trên thế giới. Với doanh thu hàng năm là 2000 tỷ đồng, Công ty Thành Công là một đối tác đáng tin cậy cho tất cả khách hàng muốn hơp tác làm ăn. Có thể nói rằng với bước ngoặt quan trọng này, Thành Công, lại một lần nữa là một trong những doanh nghiệp dệt may đầu tiên hợp tác và huy động vốn cũng như kinh nghiệm quản lý từ các nhà đầu tư nước ngoài. - Tên công ty : Công ty Cổ phần Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công. - Địa chỉ: Trụ sở chính: 36 Tây Thạnh, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. - Địa chỉ: Chi nhánh Hà Nội: Phòng 808, 25 Bà Triệu, thành phố Hà Nội. 1.1.2. Lịch sử hình thành  1970-1990: 8/1976: Nhà máy Tái Thành kỹ nghệ dệt được tiếp quản thành xí nghiệp quốc doanh với tên gọi là nhà máy dệt Tái Thành. 10/1978: Nhà máy dệt Tái Thành đổi tên thành nhà máy dệt Thành Công trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp Dệt - Bộ Công Nghiệp nhẹ. 1991-2000: 7/1991: Nhà máy dệt Thành Công được đổi tên Thành Công trực thuộc tổng công ty dệt Việt Nam. 2/2000: Công ty được phát triển thành công ty Dệt May Thành Công. 2001-2007: 7/2006: Công ty Dệt May Thành Công chính thức chuyển đổi hình thức hoạt động sang doanh nghiệp cổ phần hóa với tên gọi Công Ty Cổ Phần Dệt May Thành Công. 10/2007: Cổ phiếu của công ty cổ phần Dệt May Thành Công được Niêm Yết trên sàn giao dịch chứng khoán HCM (HOSE) với mã chứng khoán biểu tượng là TCM. 1.1.3. Sơ đồ tổ chức Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức của công ty dệt may – đầu tư – thương mại Thành Công. 1.1.4. Lĩnh vực hoạt động Dệt may – Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sợi, dệt, đan kim, nhuộm và may mặc. Thời trang bán lẻ. Bất động sản. Thương hiệu TCM. Từ 2006, doanh thu của Thành Công Group là trên 1000 tỷ đồng (khoảng 60 triệu USD), trong đó khoảng 70% là từ xuất khẩu. 1.2 TẦM NHÌN, SỨ MẠNG, PHƯƠNG CHÂM 1.2.1 Tầm nhìn: Ngoài việc trở thành nhà sản xuất sản phẩm dệt may hàng đầu khu vực, Thành Công sẽ xây dựng và phát triển công ty trở thành tập đoàn Thành Công trong hoạt động đa ngành. 1.2.2.Sứ mạng: Thành Công cam kết sẽ đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho các cổ đông và cán bộ công nhân viên của công ty, đồng thời Thành Công cũng cam kết chỉ cung cấp sản phẩm, dịch vụ đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người. 1.2.3.Phương châm: Thành Công được biết đến như là một công ty uy tín, luôn không ngừng đổi mới để phát triển, tất cả hướng đến mục tiêu thoả mãn cao nhất yêu cầu của khách hàng và “Sẵn sàng hội nhập cùng Thế Giới”. Lĩnh vực sản xuất và kinh doanh truyền thống: sản phẩm vải, xơ sợi, dệt, nhuộm, may, nguyên phụ liệu dệt may. 1.3. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI 1.3.1. Đối với cộng đồng Với tinh thần hướng tới cộng đồng, khẩu hiệu của Thành Công Group "Cho thành công của Bạn"được nhấn mạnh từ Bạn thể hiện giá trị cao nhất mà công ty hướng tới là mang lại lợi ích cho cộng đồng, ý thức sâu sắc về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và cộng đồng. Thành Công đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động với chế độ đãi ngộ thỏa đáng. Hiện nay công ty là một trong 50 doanh nghiệp tuyển dụng tốt nhất tại Việt Nam. 1.3.2. Đối với nhân viên Thành Công là một doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực dệt may. Với chứng nhận Hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và Hệ thống trách nhiệm xã hội theo SA 8000:2001; Thành Công là một trong những công ty tạo được một môi trường làm việc tốt với tác phong công nghiệp. Không ngừng phát triển nguồn nhân lực cũng là một trong chính sách để xây dựng nền tảng của Thành Công. Thành Công đã trang bị hệ thống phòng khám hiện đại phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe cho hơn 4600 nhân viên.  1.3.3. Đối với môi trường Thành Công hướng tới hình ảnh của một công ty thân thiện với môi trường. Công ty luôn tôn trọng, thực hiện và cam kết kiểm soát nghiêm ngặt quy trình sản xuất để không vi phạm các tiêu chuẩn về môi trường. Thành Công Group đã đầu tư dự án hệ thống xử lý nước thải với sự phê duyệt của Bộ Công Nghiệp, giá trị tổng mức đầu tư lên đến 30 tỷ đồng, do Công ty Seen thiết kế và lắp đặt. Chất lượng nước thải đầu ra đạt TCVN: 5945 - 1995 và TCVN 5984 - 2001. Ngoài ra, tất cả các lò đốt phục vụ các công đoạn sản xuất Dệt – Nhuộm – May khép kín đều được trang bị hệ thống thiết bị xử lý khói, bụi. Cùng với quá trình phát triển sản xuất, Thành Công vẫn tiếp tục thực hiện các biện pháp giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng tác động xấu đến môi trường. Về lâu dài, công ty có kế hoạch di dời một số nhà máy đến các khu công nghiệp được quy hoạch cho ngành công nghiệp nhuộm, không ảnh hưởng đến khu vực dân cư xung quanh. Trước mắt, Thành Công liên tục đầu tư và ứng dụng các chương trình nâng cấp hệ thống xử lý nước thải và khói thải để đạt được sự ổn định và kết quả tốt hơn. 1.3.4. Chính sách môi trường Công Ty Cổ Phần Dệt May - Đầu Tư - Thương Mại Thành Công luôn ý thức được tầm quan trọng của môi trường đối với sự sống và tương lai của nhân loại. Các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của Thành Công không chỉ bảo đảm chất lượng tốt mà còn có nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Để đạt được điều này chúng tôi cam kết thực hiện: Tuân thủ các yêu cầu luật định và các yêu cầu khác liên quan đến các tác động môi trường của công ty. Tăng cường kiểm soát, quản lý các vấn đề liên quan đến môi trường nhằm ngăn ngừa ô nhiễm, giảm thiểu tác động đáng kể đến môi trường bằng các biện pháp: Tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng và nước sinh hoạt, xử lý rác và nước thải, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Phát huy tinh thần sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường, khuyến khích toàn thể nhân viên tái sử dụng trong quá trình sản xuất. Nâng cao nhận thức cho toàn thể nhân viên thông qua đào tạo kiến thức về công tác bảo vệ môi trường. Chính sách này được phổ biến rộng rãi đến toàn thể cán bộ công nhân viên công ty để mọi người thấu hiểu và đều có trách nhiệm bảo vệ môi trường. 1.3.5. Chính sách tiếp thị có trách nhiệm Công ty Cổ Phần Dệt May - Đầu Tư - Thương Mại Thành Công cam kết cung cấp sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn yêu cầu, mong đợi về chất lượng và tạo giá trị cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người. Hoạt động trên thương trường chúng tôi cam kết thực hiện: Tuân thủ Luật Cạnh Tranh. Không tham gia hay ủng hộ hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh. Không tham gia hay ủng hộ hành vi trái với các chuẩn mực về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng. CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM TẠI HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI THÀNH CÔNG 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT NHUỘM Sợi Nấu Dệt Hồ 2.1.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ dệt nhuộm Giặt Trung hòa Giặt Nhuộm Giặt Tẩy Vắt nước Giặt Hồ hoàn tất Sản phẩm Hình 2.1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ dệt nhuộm. Vải mộc Phân trục Làm bóng Tẩy Nhuộm Kiểm tra Hoàn tất Kiểm tra Bán hàng May Hình 2.2: Sơ đồ dây chuyền sản xuất chung của nhà máy. Chú thích: - Mỗi công đoạn của sơ đồ dây chuyền sản xuất chung đều có dòng vào và dòng ra. Dòng vào là các hóa chất được liệt kê tại mục 2.1.2 và dòng ra là nước thải có chứa các dung dịch hóa chất đã sử dụng ứng với từng công đoạn. - Thành phần và tính chất của nước thải từ các dây chuyền trên được liệt kê tại mục 2.1.2. 2.1.2. Nguồn phát sinh, thành phần tính chất nước thải dệt nhuộm Giai đoạn Thành phần hóa chất Mục đích Thành phần và tính chất của nước thải 1. Hồ sợi Tăng cường lực cho sợi qua quá trình dệt. - Nước thải tẩy dệt có pH dao động từ 9 – 12, hàm lượng chất hữu cơ cao (COD = 1000 – 3000 mg/l), SS có thể đạt đến 200 mg/l và nồng độ này giảm dần ở cuối chu kỳ xả và dẫn. - Nước thải nhuộm không ổn định và đa dạng. Nước thải nhuộm thường chứa các gốc R-SO3Na, N-OH, R-Cl,…pH nước thải thay đổi từ 2 – 14, độ màu rất cao, hàm lượng COD thay đổi từ 80 – 1800 mg/l. 2. Phân trục Xác định lượng phẩm màu và các phụ gia. 3. Làm bóng Dung dịch kiềm NaOH có nồng độ từ 280 - 300 g/l. Nhiệt độ 20 – 250C. Làm cho sợi cotton trương nở, tăng kích thước các mao quản, tăng khả năng bắt màu thuốc nhuộm. 4. Nấu tẩy (vải 2 thành phần) - Cotton,Polyester, tẩy trắng H2O2, NaOH. Phá hủy các tạp chất xenluloza như peptin chứa nitơ, pentoza… 5. Nhuộm (Polyester, Cotton) Polyester: phẩm phân tán, chất điều màu phân tán, chất điều chỉnh pH (3.5 – 4.5), chất ổn định pH. Cotton: phẩm hoạt tính, Na2SO4, Na2CO3, chất điều chỉnh màu. Tạo màu sắc khác nhau của vải. 6. Giặt Chất giặt: Vatanol… Làm sạch vải, loại bỏ các tạp chất, mẫu nước nhuộm thừa… 7. Công đoạn hoàn tất Hồ chống co, hồ mềm. Tạo vải có chất lượng tốt và đúng yêu cầu. 2.2 . ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM ĐẾN MÔI TRƯỜNG 2.2.1. Ô nhiễm nước thải Công nghiệp xử lý hóa học vật liệu dệt sử dụng rất nhiều nước và nhiều hóa chất, chất trơ (Texteli Auxiliaries) và thuốc nhuộm (Dyestuffs). Mức độ gây ô nhiễm độc hại phụ thuộc vào chủng loại và số lượng sử dụng chúng và cả công nghệ áp dụng. Có thể phân chia ra các chất thông thường sử dụng thành 3 nhóm chính: Độc hại với vi sinh và cá. Khó phân giải sinh học. Ít độc hại và dễ phân hủy sinh học. 2.2.2. Các nhóm độc hại chịu ảnh hưởng từ nước thải dệt nhuộm Nhóm thứ nhất: các chất độc hại với vi sinh và cá: Xút, axit vô cơ như axit sulfuric (H2SO4). Các chất cầm màu và dùng trong xử lý hoàn tất cuối cùng có chứa formandehit (HCHO) độc ở giai đoạn đầu sau đó bị phân giải. Kim loại nặng (Cu, Cr, Zn,…). Xút công nghiệp nếu sản xuất bằng điện cực thủy tinh. Dung môi hữu cơ Clo hóa dùng để nhuộm polyester ở nhiệt độ 1000C. Nhóm thứ hai: các chất khó phân giải sinh học: Các chất giặt vòng thơm, mạch etylenoxit dài hoặc có cấu trúc mạch nhánh Ankyl. Các polimer tổng hợp bao gồm các chất hồ hoàn tất, các chất hồ sợi dọc (sợi tổng hợp hay sợi pha) như PVA, Poliacrylat. Phần lớn các chất nhũ hóa, các chất làm mềm, các chất tạo phức trong xử lý hóa học, tạp chất dầu khoáng, Silicon từ dầu kéo sợi được tách ra. Nhóm thứ ba: các chất ít độc hại và có thể phân giải sinh học: Xơ sợi và các tạp chất thiên nhiên có trong so sợi bị loại bỏ trong các công đoạn xử lý trước. Các chất dùng hồ sợi dọc trên cơ sở tinh bột không biến tính. Các chất giặt với ankyl mạch thẳng – các chất tẩy rửa mềm. Axit acetic (CH3COOH), axit formic (HCOOH) để điều chỉnh pH. Muối trung tính (NaCl, Na2SO4) ở nồng độ thấp. 2.3. QUY CHUẨN ÁP DỤNG TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM 2.3.1. Phạm vi điều chỉnh Quy chuẩn này qui định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp dệt may khi thải ra môi trường. 2.3.2. Đối tượng áp dụng Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động thải nước thải công nghiệp dệt may ra môi trường. 2.3.3. Giải thích thuật ngữ Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau: Nước thải công nghiệp dệt may là dung dịch thải từ nhà máy, cơ sở sử dụng quy trình công nghệ gia công ướt hoặc công nghệ khác để sản xuất ra các sản phẩm dệt may . Hệ số lưu lượng/dung tích nguồn nước tiếp nhận nước thải Kq là hệ số tính đến khả năng pha loãng của nguồn nước tiếp nhận nước thải, tương ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, kênh, mương, khe, rạch và dung tích của các hồ, ao, đầm nước. Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf là hệ số tính đến tổng lượng thải của cơ sở dệt may, tương ứng với lưu lượng nước thải khi thải ra các nguồn nước tiếp nhận nước thải. Nguồn nước tiếp nhận nước thải là nguồn nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ, có mục đích sử dụng xác định, nơi mà nước thải công nghiệp dệt may thải vào. 2.3.4. Tiêu chuẩn viện dẫn TCVN 5945:2005 - Chất lượng nước - Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải. 2.3.5. Quy định kỹ thuật 2.3.5.1. Giá trị tối đa cho phép các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp dệt may Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp dệt may khi thải vào nguồn nước tiếp nhận nước thải không vượt quá giá trị Cmax được tính toán như sau: Cmax = C x Kq x Kf Trong đó: Cmax là nồng độ tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp dệt may khi thải vào nguồn nước tiếp nhận nước thải, tính bằng miligam trên lít nước thải (mg/l). C là giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm. Kq là hệ số lưu lượng/dung tích nguồn nước tiếp nhận nước thải. Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải. Không áp dụng công thức tính nồng độ tối đa cho phép trong nước thải cho thông số nhiệt độ, pH, mùi và độ màu. 2.3.5.2. Giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép Giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép Cmax trong nước thải công nghiệp dệt may khi thải vào các nguồn nước tiếp nhận nước thải được quy định tại Bảng 2.3. Bảng 2.3. Giá trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép. Thứ tự Thông số Đơn vị Giá trị C A B 1 Nhiệt độ OC 40 40 2 pH - 6-9 5,5-9 3 Mùi - Không khó chịu Không khó chịu 4 Độ màu (pH=7) Pt-Co Cơ sở mới: 20 150 Cơ sở đang hoạt động: 50 5 BOD5 ở 200C mg/l 30 50 6 COD mg/l 50 150 7 Tổng chất rắn lơ lửng mg/l 50 100 8 Dầu mỡ khoáng mg/l 5 5 9 Crôm VI (Cr6+) mg/l 0,05 0,10 10 Crôm III (Cr3+) mg/l 0,20 1 11 Sắt (Fe) mg/l 1 5 12 Đồng (Cu) mg/l 2 2 13 Clo dư mg/l 1 2 Trong đó: Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải công nghiệp dệt may khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột A1 và A2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt). Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải công nghiệp dệt may khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột B1 và B2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ). Đối với thông số độ màu của nước thải công nghiệp dệt may thải vào nguồn nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt: Giá trị 20 Pt-Co áp dụng cho các cơ sở dệt may đầu tư mới; Giá trị 50 Pt-Co áp dụng cho các cơ sở dệt may đang hoạt động trước ngày Quy chuẩn này có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2014. Kể từ ngày 01/01/2015, áp dụng chung giá trị 20 Pt-Co. Ngoài 13 thông số quy định tại Bảng 2.3 ở trên, tuỳ theo yêu cầu và mục đích kiểm soát ô nhiễm, giá trị C của các thông số ô nhiễm khác áp dụng theo quy định tại cột A hoặc cột B của Bảng 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5945:2005 - Chất lượng nước - Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải. CHƯƠNG 3: CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM TẠI HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY – ĐẦU TƯ – THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG 3.1. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 3.1.1 Sơ đồ công nghệ Khử màu, PAA (anion) Phèn sắt (FeCl2), Khử màu, H2SO4 60%, PAC, PAA(anion) Bể khuấy 1’,2’ Bể khuấy 1,2 Nước ra Bể chứa sau lắng Bể lắng Song chắn rác Bể gom Máy tách rác Bể điều hòa Bể cô đặc bùn Ép bùn Chôn lấp Máy thổi khí Hệ thống giải nhiệt Kênh đo lưu lượng Xử lý riêng Rác Rác Nước thải Bể Semultech Bể lắng thứ cấp 1,2 Buồng lọc Bể phân hủy bùn Máy thổi khí Dinh dưỡng (vi sinh, urê) Bể Aerotank 1,2 Hình 3.1: Sơ đồ công nghệ tại hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm công ty Thành Công. Chú thích các đường mũi tên cho sơ đồ công nghệ: Nước thải Bùn Hóa chất Khí Nước rửa ngược Nước sau rửa ngược Nước ép bùn Rác Giải thích từ viết tắt của các hóa chất trong sơ đồ công nghệ: - PAA: Poly Acrylamide Anionit. - PAC: Poly Aluminium Chloride. Giải thích từ kí hiệu trong sơ đồ công nghệ: - Bể khuấy 1 và bể khuấy 2: dùng cho giai đoạn hóa lý lần 1. - Bể khuấy 1’ và bể khuấy 2’: dùng cho giai đoạn hóa lý lần 2. Ghi chú bổ sung cho sơ đồ công nghệ: - Trên bể điều hòa được lắp đặt thêm 4 quạt hút nhằm mục đích giải nhiệt cho nước thải tại bể điều hòa.Bể chứa sau lắng Bể lắng 3.1.2. Thuyết minh sơ đồ công nghệ Nước thải từ các phân xưởng sản xuất của công ty theo hệ thống mương dẫn nội bộ đi qua song chắn rác thô vào bể gom (các hạt rác sẽ bị song chắn rác thô giữ lại). Nước thải tại bể gom sau khi được tách các hạt rác có kích thước lớn sẽ được bơm qua bộ phận máy tách rác tự động để tách các hạt rác có kích thước nhỏ.Sau đó nước thải được đưa qua hệ thống giải nhiệt làm mát để hạ nhiệt độ trong nước thải xuống bớt, trên hệ thống này còn lắp đặt thêm 4 cái quạt hút nhằm mục đích tăng khả năng giải nhiệt cho nước thải. Sau khi đi qua hệ thống giải nhiệt nước thải được cho chảy xuống bể điều hòa (tại đây sẽ làm cho lưu lượng nước thải được ổn định). Từ đây nước thải tiếp tục được bơm qua kênh đo lưu lượng (tại kênh đo lưu lượng có thiết bị kiểm soát lưu lượng nước) trước khi cho qua bể khuấy 1 và bể khuấy 2. Ở 2 bể khuấy 1 và 2 (đây là giai đoạn hóa lý 1), nước thải được điều chỉnh giá trị pH và được châm các loại hóa chất sau: phèn sắt (FeCl2), khử màu, axit sulfuric 60%, PAC, PAA để tiến hành phản ứng cho quá trình keo tụ tạo bông. Sau đó nước thải được cho chảy vào ngăn 3 sau bể khuấy trộn 2. Từ ngăn 3 sau bể khuấy trộn 2 nước thải sẽ được dẫn vào bể lắng Semultech qua hệ thống đường ống có đường kính là 400 mm. Tại bể lắng Semultech nước thải lẫn cặn sẽ được tách ra nhờ vào cấu tạo đáy phễu hình chóp đặc biệt của bể lắng Semultech với chiều rộng thu hẹp dần từ trên xuống, nhờ vậy tăng khả năng lắng các cặn sau quá trình keo tụ tạo bông tại 2 bể khuấy trộn 1 và 2. Phần nước trong phía trên sau khi lắng tại bể Semultech được bổ sung thêm chất dinh dưỡng trước khi vào bể Aerotank, phần bùn lắng trong bể Semultech sẽ được dẫn tới bể phân hủy bùn. Tại bể Aerotank, nước thải, bùn hoạt tính, oxy được khuấy trộn nhờ quá trình thông khí liên tục.Trong bể Aerotank luôn có sự kiểm soát nhiệt độ và pH. Tại đây có bổ sung thêm dinh dưỡng cho bể hoạt động tốt đó là vi sinh và urê. Nước thải sau một thời gian được thông khí trong bể Aerotank (các chất ô nhiễm đã được chuyển hóa thành sinh khối tế bào) tự chảy qua bể lắng thứ cấp 1 và bể lắng thứ cấp 2. Tại 2 bể lắng thứ cấp 1 và 2 ứng với bể Aerotank 1 và 2, bùn trong nước sẽ tự lắng xuống nhờ trọng lực. Phần nước sau khi lắng trong sẽ được chảy tràn qua máng răng cưa theo mương dẫn nước sang bể khuấy trộn hóa lý lần 2. Bùn lắng xuống ở bể lắng thứ cấp 1 và 2 một phần được bơm hồi lưu bơm về bể Aerotank, một phần bùn dư được bơm sang bể phân hủy bùn (ngăn chứa bùn tại bể lắng thứ cấp 1 và 2 được thổi khí nhẹ để tránh hiện tượng kị khí xảy ra). Tại bể khuấy 1’ và bể khuấy 2’ (đây là giai đoạn hóa lý 2) nước thải sẽ được cho thêm hóa chất: khử màu và PAA (anion) để tiến hành quá trình keo tụ tạo bông một lần nữa, nhằm xử lý triệt để làm giảm độ màu còn lại trong nước xuống bớt, cho nước đạt chất lượng tốt. Tiếp theo nước được đưa qua bể lắng, tại đây phần nước trong nằm trên bề mặt bể lắng là nước đã được loại hầu hết tạp chất. Nước từ bể lắng này sẽ được chuyển qua bể kiểm tra nước sau lắng (bể chứa nước sau lắng). Qua kết quả kiểm tra tại bể chứa nước sau lắng nếu thấy chất lượng nước không đạt (do còn chứa nhiều chất rắn lơ lửng, hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng TSS trong nước còn cao) thì nước sẽ tiếp tục được bơm qua hệ thống các buồng lọc (gồm 4 bồn lọc) để làm giảm và loại bỏ các cặn nhỏ còn sót lại (cụ thể là làm giảm hàm lượng TSS trong nước). Khi qua lớp cát lọc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThuc tap tot nghiep - BinhBangDiemLoiTung.doc
  • rarBAN VE CAD THUC TAP TOT NGHIEP BinhBangDiemLoiTung.rar
  • pptBao cao thuc tap -BinhBangDiemLoiTung.ppt
  • docBIA BAO CAO - BinhBangDiemLoiTung.doc