Báo cáo Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Dược và vật tư thiết bị y tế giao thông vận tải

Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây cung đã tăng so với cùng kỳ, và tổng cầu chỉ tăng thấp, làm cho giá cả và sức mua giảm, khiến cho một số lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng chậm. Điều đó đòi hỏi phải có các giải pháp đúng, mang tính chất khả thi cao nhằm biến những thách thức thành nguy cơ may bật mở những tiềm năng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Có thể nói 12 năm đổi mới vừa qua đã tạo thế và lực để có thể biến những thách thức thành cơ may nếu chúng ta thực sự gắn kết sức người sức của, trí tuệ để dồn mọi nguồn lực vào đường ray chung của sự phát triển. Không kém phần quan trọng, những yếu tố nội bộ trong mỗi doanh nghiệp cũng là điều kiện cần thiết để thúc đẩy sự phát triển chung trong toàn doanh nghiệp và của nền kinh tế. Công ty cổ phần dược và vật tư thiết bị y tế - Bộ giao thông vận tải là một doanh nghiệp mới được cổ phần hoá và đang dần đi vào ổn định mở ra những cơ hội, thách thức mới. Qua thời gian kiến tập tại Công ty kết hợp giữa lý luận đã được trang bị với kiến thức thực tế đã khảo sát tìm hiểu, tôi xin trình bày "Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Dược và vật tư thiết bị y tế giao thông vận tải". Với các phần như sau: Phần I: Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Phần II: Chức năng, nhiệm vụ bộ máy quản lý của Công ty. Phương hướng hoàn thiện cơ cấu tổ chức. Phần III: Đặc điểm về lao động. Phần IV: Đặc điểm về máy móc, thiết bị Phần V: Đặc điểm về nguyên vật liệu Phần VI: Đặc điểm về vốn sản xuất và cơ cấu nguồn vốn Phần VII: Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Phần VIII: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây

doc30 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2099 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Dược và vật tư thiết bị y tế giao thông vận tải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây cung đã tăng so với cùng kỳ, và tổng cầu chỉ tăng thấp, làm cho giá cả và sức mua giảm, khiến cho một số lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng chậm. Điều đó đòi hỏi phải có các giải pháp đúng, mang tính chất khả thi cao nhằm biến những thách thức thành nguy cơ may bật mở những tiềm năng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Có thể nói 12 năm đổi mới vừa qua đã tạo thế và lực để có thể biến những thách thức thành cơ may nếu chúng ta thực sự gắn kết sức người sức của, trí tuệ để dồn mọi nguồn lực vào đường ray chung của sự phát triển. Không kém phần quan trọng, những yếu tố nội bộ trong mỗi doanh nghiệp cũng là điều kiện cần thiết để thúc đẩy sự phát triển chung trong toàn doanh nghiệp và của nền kinh tế. Công ty cổ phần dược và vật tư thiết bị y tế - Bộ giao thông vận tải là một doanh nghiệp mới được cổ phần hoá và đang dần đi vào ổn định mở ra những cơ hội, thách thức mới. Qua thời gian kiến tập tại Công ty kết hợp giữa lý luận đã được trang bị với kiến thức thực tế đã khảo sát tìm hiểu, tôi xin trình bày "Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Dược và vật tư thiết bị y tế giao thông vận tải". Với các phần như sau: Phần I: Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Phần II: Chức năng, nhiệm vụ bộ máy quản lý của Công ty. Phương hướng hoàn thiện cơ cấu tổ chức. Phần III: Đặc điểm về lao động. Phần IV: Đặc điểm về máy móc, thiết bị Phần V: Đặc điểm về nguyên vật liệu Phần VI: Đặc điểm về vốn sản xuất và cơ cấu nguồn vốn Phần VII: Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Phần VIII: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây Phần I Quá trình hình thành và phát triển của công ty, phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. I/ Qúa trình hình thành và phát triển của công ty Tên công ty: Công ty cổ phần Dược và thiết bị vật tư y tế giao thông vận tải Tên giao dịch quốc tế: TRAPHACO. Trụ sở giao dịch đặt tại: 75 phố Yên Ninh - Quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội. Điện thoại: (04)8454813 - 8430009 - 8430076 Fax: (84 -4) 84300909 - 7330339 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Dược và thiết bị vật tư y tế Bộ giao thông vận tải. Công ty cổ phần Dược và thiết bị vật tư y tế Bộ giao thông vận tải - TRAPHACO (Bộ giao thông vận tải) được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước căn cứ theo nghị định số 44/CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ về việc chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần và theo đề nghị của Giám đốc Sở y tế giao thông vận tải và Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ lao động. Tiền thân của Công ty trước đây là xưởng sản xuất thuốc Đời sống có số cán bộ CNV: 40 người với chức năng chủ yếu là sản xuất thuốc cung cấp thuốc cho đời sống nhân dân. Năm 1993 Xí nghiệp được mở rộng thành xí nghiệp dược phẩm Đời sống. Năm 1994 căn cứ theo quyết định về thành lập doanh nghiệp nhà nước, Xí nghiệp được đổi tên và mở rộng thành Công ty Dược và thiết bị vật tư y tế Giao thông vận tải số 1087 QĐ/TCCB - LĐ. Từ năm 1994 đến năm 1998 Công ty liên tục được phát triển và mở rộng chiều sâu cũng như chiều rộng, đến năm 1999 Công ty đã trở thành một doanh nghiệp nhà nước có qui mô phát triển với 8 phân xưởng sản xuất. Mỗi phân xưởng có qui mô tương đương với một xí nghiệp lớn. Với sự lớn mạnh không ngừng về qui mô, Công ty cũng mở rộng chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình đáp ứng nhu cầu sản phẩm cho thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Chức năng hoạt động của Công ty: Thu mua và gieo trồng chế biến các sản phẩm dược liệu trong nước và các sản phẩm sản xuất dược liệu. Khai thác triệt để nguồn dược liệu trong nước kế thừa truyền thống của sản xuất thuốc đông dược đã có từ rất lâu đời ở nước ta. Sản xuất kinh doanh các sản phẩm dược, hoá chất và vật tư, thiết bị y tế. cung cấp vật tư thiết bị y tế cho ngành y tế. Kinh doanh và điều chế sản phẩm thuốc tân dược, pha chế thuốc tân dược theo đơn và theo sản phẩm đặt trước tại Công ty. Tư vấn về mẫu mã và qui trình sản xuất dược phẩm, hoá mỹ phẩm phuc vụ cho nhiều ngành khác có liên quan. Kinh doanh XNK nguyên phụ liệu làm thuốc cho các công ty trong nước ngoài, kinh doanh các sản phẩm thuốc đồng thời cung cấp các sản phẩm thuốc và dụng cụ y tế phục vụ cho việc khám và chữa bệnh trong ngành y tế. Quá trình chuyển từ Công ty cổ phần Dược và thiết bị vật tư y tế Bộ giao thông vận tải thành công ty cổ phần. Căn cứ theo nghị định số 22/CP ngày 22/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ quyền hạn trách nhiệm quản lý nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy cuả Bộ giao thông vận tải. Theo quyết định của Bộ giao thông vận tải số 2566/1999/QĐ - BGTVT ngày 27/9/1999 đã phê duyệt phương án cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước từ công ty dược và thiết bị y tế thành công ty cổ phần. Công ty cổ phần dược và thiết bị vật tư y tế - Bộ giao thông vận tải được phép kinh doanh các ngành nghề sau: + Thu mua gieo trồng và chế biến dược liệu + Sản xuất kinh doanh dược phẩm, hoá chất và vật tư thiết bị y tế + Pha chế thuốc theo đơn. + Tư vấn sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm. + Kinh doanh xuất nhập khẩu, nguyên phụ liệu làm thuốc, các sản phẩm thuốc. Công ty là pháp nhân theo luật pháp Việt Nam kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, được sử dụng dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật. Hoạt động theo điều lệ của Công ty cổ phần II. Phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty hiện nay và các năm tiếp theo: Phát triển mạnh vào những năm 1997 -1998 Công ty dược và thiếp bị vật tư y tế đã tạo cho mình một vị thế riêng trên thị trường Việt Nam. Đến năm 1999, thực hiện chủ chương cổ phần hoá trong các doanh nghiệp Nhà nước công ty đã tiến hành cổ phần hoá và từ đó cho đến nay Công ty đã đi vào thế ổn định, nhanh chóng thích ứng với vai trò mới . Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có không ít khó khăn đòi hỏi cần đặt ra những phương hướng giải quyết đồng thời đề ra những nhiệm vụ với mục đích thúc đẩy của Công ty trong tương lai. *)Nhiệm vụ: Xây dựng và thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty nhằm không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh, ngày càng cao nhu cầu sử dụng trong nước và nước ngoài. Tuân thủ pháp luật nhà nước về quản lý kinh tế tổ chức quản lý XNK và giao dịch đối ngoại. Chủ động tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, tìm đối tác đầu tư liên doanh, liên kết trong nước và nước ngoài. Đổi mới trang thiết bị, tự bù đắp các chi phí đẩy mạnh kinh doanh xuất nhập khẩu, hỗ trợ cho sản xuất phát triển góp phần tăng lợi nhuận cho các cổ đông và công nhân trong công ty. Quản lý sử dụng có hiệu quả, bảo toàn phát triển nguồn vốn nhằm ổn định mở rộng sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư nhằm nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng, cạnh tranh với nhiều đơn vị khác trên thị trường. Thực hiện phân phối theo lao động và công bằng xã hội. Tổ chức tốt đời sống hoạt động xã hội. Không ngừng nâng cao trình độ văn hoá nghề nghiệp của công nhân trong công ty. *)Phương hướng: Công ty phấn đấu đạt mức doanh thu 45 tỷ vào năm 2000 (năm 1999 doanh thu của công ty là 42 tỷ) . Xây dựng một mạng lưới giao dịch thương mại rộng, củng cố đẩy mạnh hoạt động kinh doanh sao cho có hiệu quả hơn hữa, mở rộng quan hệ đối ngoại, củng cố quan hệ với bạn hàng lâu bền. Tăng cường quản lý, tiết kiệm vật tư tài chính, năng lượng trong sản xuất kinh doanh của công ty. Giảm chi phí đến mức tối thiểu có thể chấp nhận được, hạ giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Phần II Chức năng, nhiệm vụ bộ máy quản lý của công ty. Phương hướng hoàn thiện cơ cấu tổ chức. I. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý 1. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty: Trong một nền kinh tế do đặc điểm về ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau nên mỗi doanh nghiệp có một hình thức tổ chức bộ máy quản lý khác nhau. Công ty cổ phần Dược và vật tư thiết bị y tế giao thông vận tải là công ty cổ phần có số thành viên nhỏ hơn 12 thành viên. Đứng đầu bộ máy quản lý là Chủ tịch hội đồng quản trị và bên cạnh là giám đốc điều hành với sự giám sát của Đại hội đồng cổ đông thông qua hội đồng quản trị Công ty bao gồm 6 phòng ban gồm: - Phòng kế toán: + Chức năng: Giúp Giám đốc về lĩnh vực thống kê kế toán tài chính, đồng thời có tránh nhiệm theo dõi kiểm tra giám sát tình hình thực hiện kế hoạch thu chi tài chính và hướng dẫn thực hiện chế độ chi tiêu về hạch toán kinh tế nhằm giảm chi phí, nâng cao việc sử dụng tốt tài sản vật tư tiền vốn, phát hiện những lãng phí trong sản xuất, đề xuất với hội đồng quản trị và giám đốc điều hành các biện pháp về tài chính đạt hiệu qủa kinh tế cao. + Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch tài chính (theo năm, quý, tháng). Xây dựng bảo vệ định mức vốn lưu động, tiến hành thủ tục vay vốn, xin cấp vốn... Theo dõi tình hình thực hiện khấu hao giá thành và phân tích thực hiện. Nghiên cứu các biện pháp, sử dụng hợp lý vốn đem lại hiệu quả cao nhất. Giám sát việc sử dụng lợi nhuận và các loại quỹ xí nghiệp. Quản lý quỹ tiềm mặt. Thu chi, tiền mặt, phát lương. Kế toán vật liệu. Kế toán TSCĐ. Kế toán lao động tiền lương. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành. Kế toán tiêu thụ. Kế toán gia công; Kế toán XNCB. Kế toán tổng hợp. Kế toán xuất nhập khẩu. Kế toán thanh toán và công nợ. Tổ chức công tác phân tích hợp đồng kinh tế, để xuất các phương án biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm. Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ kế toán thống nhất trong toàn nhà máy. Giám sát toàn bộ các hoạt động tài chính kế toán xí nghiệp. Xét duyệt các dự trù chi tiêu tạm ứng làm báo cáo định kỳ chấp hành các thủ tục của ngân hàng, giao dịch với ngân hàng, bảo quản hồ sơ tài liệu kế toán. - Phòng kế hoạch: + Chức năng: Là phòng nghiệp vụ tham ưu cho giám đốc trong công tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất - NNK - kỹ thuật - tài chính trong công ty; giúp giám đốc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phục vụ yêu cầu kinh tế đối ngoại của đơn vị xây dựng và thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư nguyên nhiên liệu để phục vụ cho yêu cầu sản xuất; tổ chức thực hiện tốt kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty sản xuất ra đảm bảo cho vòng quay vốn nhanh. +Nhiệm vụ: Tiến hành xây dựng kế hoạch dài hạn, gắn hạn, kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, kế hoạch giá thành sản phẩm (của phân xưởng và công ty); các kế hoạch khác thì phải phân phối và đôn đốc các phòng nghiệp vụ có liên quan; phòng kế hoạch thị trường thì tổng hợp thành kế hoạch sản xuất kỹ thuật - tài chính thống nhất toàn công ty. Các kế hoạch đều phải căn cứ vào chủ chương phát triển sản xuất của Công ty và nhu cầu đòi hỏi của thị trường trong và ngoài nước. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm và điều kiện thực tế của công ty tiến hành giao kế hoạch từng quý, tháng cho các phân xưởng. Xây dựng tiến độ kế hoạch sản xuất đề ra các yêu cầu cụ thể về việc thực hiện tiến độ đó, phối hợp với các phân xưởng để độ sản xuất của phân xưởng. Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch đảm bảo cho sản xuất được cân đối nhịp nhàng đều đặn cho toàn công ty. Tính toán giao chỉ tiêu cấp phát vật tư kỹ thuật, chỉ tiêu sử dụng máy móc thiết bị cho các phân xưởng. Xây dựng kế hoạch khai thác khả năng hiện tác sản xuất tư bên ngoài: Tổ chức thực công tác thống kê ban đầu, thống kê tổng hợp là báo cáo thống kê định kỳ, đột xuất. Sơ kết tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tính toán phần hạch toán nội bộ cho các phân xưởng hàng tháng. Đề ra các biện pháp chỉ đạo cho tháng tới. Tổ chức thực hiện kế hoạch xuất khẩu trên thị trường nước ngoài căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch xuất khẩu hàng năm được phân bố trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Xây dựng và triển khai kế hoạch nghiên cứu kiểm sát thị trường đề xuất với giám đốc các giải pháp cụ thể trong kinh tế đối ngoại trên cơ sở nắm vững thông tin thương mại, tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước về công tác XNK. Phối hợp với các phòng và bộ phận có liên quan có kế hoạch dự trù vật tư nguyên liệu, máy móc thiết bị... Căn cứ vào kế hoạch sản xuất cho năm sau. Trình giám đốc duyệt, đăng ký hạn ngạch với thành phố và Bộ thương mại đối với kế hoạch nhập khẩu của phòng kế hoạch thị trường. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho CBCNVC làm công tác XNK. Xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm: xây dựng kế hoạch cung cấp và dự trù nguyên liệu vật liệu, phụ tùng thay thế, xây dựng ký kết giám đốc thực hiện các hợp đồng mua bán vật tư, lập báo cáo phân tích trách nhiệm của từng bên trong trường hợp hợp đồng bị vi phạm, xây dựng ký kết các hợp đồng vận chuyển với cơ quan ngoài công ty, báo cáo tình hình sử dụng vật tư của công ty, xây dựng và kiểm tra thực hiện hệ thống nội quy kho tàng quy định sử dụng bảo quản vật tư sản phẩm nội địa quỹ kho tàng quy định sử dụng bảo quản vật tư của công ty. Xây dựng ký kết và thực hiện các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nội địa và xuất khẩu căn cứ vào kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Bảo quản lưu trữ tài liệu của phòng và công ty có liên quan đến kế hoạch XNK cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm. - Phòng nghiên cứu và phát triển: + Chức năng: Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc trong công tác chuyển giao công nghệ mới và ứng dụng vào sản xuất. Nghiên cứu sản xuất thực nghiệm sản phẩm tiến tới đưa vào sản xuất những sản phẩm chất lượng cao. + Nhiệm vụ: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới cho sản phẩm sản xuất. Nghiên cứu phát triển các sản phẩm cũ, hoàn thiện chất lượng sản phẩm. Đưa vào sản xuất ứng dụng các sản phẩm mới. - Phòng hành chính: + Chức năng: Giúp giám đốc trong công việc hàng ngày, quản lý điều hành mọi công việc thuộc phạm vi hành chính, tổng hợp, giao dịch văn thư và truyền đạt chỉ thị, công tác của giám đốc các phòng và phân xưởng. Quản lý tài sản hành chính cung cấp văn phòng cho công ty. + Nhiệm vụ: Thư ký giúp việc cho giám đốc và xây dựng chương trình công tác hàng tháng, tuần của đơn vị. Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ tài liệu, bảo quản con dấu. Đánh máy, in ấn các tài liệu, trực điện thoại, fax. Tiếp khách và hướng dẫn khách đến công ty công tác. Báo cáo tổng hợp theo định kỳ quy định. - Phòng kỹ thuật điều độ sản xuất: + Chức năng: tham mưu giúp giám đốc quản lý chung các mặg công tác kỹ thuật của công ty. Nghiên cứu thực hiện các chủ trương và biện pháp kỹ thuật dài hạn, ngắn hạn, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong thiết kế, điều độ sản xuất đưa công nghệ mới vào sản xuất. Quản lý các thiết bị máy móc, điện, năng lượng toàn công ty. Tổ chức quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm, máy móc trong công ty. +Nhiệm vụ: Xây dựng quy trình công nghệ, đưa công nghệ, quy trình thao tác các khâu sản xuất sản phẩm của công ty. Nghiên cứu cải tiến, đổi mới quy trình công nghệ và áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất . Xây dựng nội quy, quy trình vận hành (sử dụng) các máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất. Xây dựng các phương án và giám sát thực hiện kế hoạch cải tạo và lắp đặt mới hệ thống các chủng loại thiết bị cơ và điện phục vụ cho sản xuất của công ty. Chỉ đạo kỹ thuật phân xưởng, điều độ của công ty. Chỉ đạo kỹ thuật phân xưởng, điều độ sản xuất, phối hợp với kỹ thuật phân xưởng. - Phòng Tổ chức: + Chức năng: giúp giám đốc xây dựng mô hình tổ chức sản xuất và quản lý trong công ty. Quản lý số lượng và chất lượng cán bộ công nhân viên chức (CBCNVC). Sắp xếp đào tạo đội ngũ CBCNVC công ty nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Thực hiện đầy đủ các chính sách của nhà nước đối với người lao động. Xây dựng quản lý quỹ tiền lương và các định mức lao động + Nhiệm vụ: Xây dựng mô hình tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Chủ trì xây dựng các quy định về chức năng quỳên hạn của công ty cũng như các đơn vị phòng ban, phân xưởng có bổ sung cho phù hợp từng giai đoạn. Phối hợp các phòng ban, phân xưởng, xây dựng quy chế làm việc của các đơn vị trong công ty. Thực hiện công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt và nhận xét cán bộ hàng năm. Thực hiện công tác kỷ luật, xét khếu nại của CBCNV trên cơ sở các chế độ chính sách, quy định của nhà nước và của công ty. Quản lý và thực hiện giải quyết các chế độ chính sách về BHXH, nghỉ phép của CBCNVC. Xây dựng các kế hoạch đào tạo. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Hội đồng quản trị Giám đốc điều hành Phó GĐ phụ trách nhân sự P.Giám đốc phụ trách SX Phòng Kỹ thuật Phòng tài chính kế toán Phòng N/c và phát triển Phòng Kế hoạch Phòng hành chính Phòng tổ chức PX thuốc nước PX thuốc Philatốp PX thực nghiệm PX thuốc viên GMP PX viên hoàn PX sơ chế dược liệu PX thuốc mỡ PX thuốc bột II. Phương hướng hoàn thiện bộ máy quản lý: Trong thời kỳ cơ chế thị trường có nhiều sự biến động phức tạp, tổ chức bộ máy quản lý của công ty phải luôn hoàn thiện theo yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển kinh tế. Nhất là sau khi đã cổ phần hoá. Thực tiễn đòi hỏi công ty phải có những giải pháp "đột phá" để kích thích sức mua của người tiêu dùng, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường nội địa và quốc tế. Công ty tiến hành đổi mới hệ thống quản lý gồm: Sắp xếp các phòng ban, giảm khâu trung gian, giảm chi phí sản xuất, đầu tư nhiều hơn vào con người, vốn, phương tiện. Ban giám đốc phải nâng cao trình độ quản lý, đặc biệt là trình độ tiếp thị. Phần III Đặc điểm về lao động Công ty cổ phần Dược và thiết bị y tế - TRAFACO là một đơn vị sản xuất kinh doanh, do vậy lao động đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tổ chức hoạt động của công ty. Lao động được phân làm 2 loại chủ yếu: Bộ phận lao động gián tiếp: Quản trị viên, gồm các cán bộ làm việc trong các phòng ban, các cán bộ làm công tác quản lý và bộ phận chức năng. Thời gian làm việc theo giờ hành chính. Bộ phận lao động trực tiếp: gồm công nhân các phân xưởng, các tổ trong phân xưởng làm việc theo giờ. Hiện nay toàn bộ lao động trong toàn công ty có 327 người, trong đó nam 141 người chiếm 43%, nữ 147 người chiếm 57%, bộ phận lao động ngoài 177 người. Danh sách sáng lập viên STT Chức vự Trình độ Năm sinh Giới tính 1 Chủ tịch HĐQT Dược sĩ chuyên khoa 2 1948 nữ 2 P. chủ tịch HĐQT Thạc sĩ 1956 nữ 3 Uỷ viên Thạc sĩ 1955 nữ 4 Uỷ viên Thạc sĩ 1965 nam 5 Uỷ viên Thạc sĩ 1967 nam Hội đồng quản trị của công ty có 5 người đều tót nghiệp Cao học Dược, ngoài ra còn tốt nghiệp các chương trình cao học về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh của Trung tâm Pháp - Việt đào tạo về quản lý thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân. Như vậy các thành viên trong hội đồng quản trị của công ty đều là những người không chỉ có trình độ chuyên môn cao mà còn được trang bị về kiến thức kinh tế, quản trị kinh doanh phù hợp với yêu cầu đòi hỏi hiện nay quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam nói riêng và khu vực nói chung. Trong quá trình làm việc họ luôn bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cũng như kiến thức quản lý tài chính. Vì vậy có hiệu quả, tránh được sự chồng chéo giữa các phòng ban, giữa các phân xưởng. Có sự phân biệt rõ ràng chức chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của từng bộ phận, từng cá nhân. Từng bước tiến tới một tổ chức chặt chẽ nhằm đáp ứng công việc một cách hiệu quả, tổ chức sản xuất phục vụ yêu cầu của thị trường. Bộ phận lao động gián tiếp của công ty chia làm 8 phân xưởng sản xuất, là bộ phận trực tiếp làm ra sản phẩm, bao gồm: + Phân xưởng thuốc viên GMP + Phân xưởng viên hoàn + Phân xưởng sơ chế dược liệu + Phân xưởng thuốc mỡ + Phân xưởng thuốc bột + Phân xưởng thực nghiệm + Phân xưởng Philatốp + Phân xưởng thuốc mỡ Lao động trong toàn công ty được chia đều cho các phân xưởng sản xuất và các phòng ban. Mõi phân xưởng sản xuất chiếm từ 20 đến 40 người trong đó phân xưởng sản xuất chiếm số lao động nhiều nhất là các phân xưởng chính gồm 3 phần xưởng: + Phân xưởng thuốc viên GMP + Phân xưởng viên hoàn + Phân xưởng thực nghiệm Số lao động trong công ty được phân bố theo trình độ chuyên môn như sau: STT Trình độ Số lượng Nam Nữ 1 + Thạc sĩ 9 4 5 2 + Dược sĩ 97 45 52 - Trung học 23 7 25 - Đ