Với quá trình hoạt động và trưởng thành, công ty Lắp máy và xây dựng số
10 đã đạt được những bước tiến đáng kể. Từ khi thành lập đến nay, công ty đã
không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ công nhân,
phương tiện trang thiết bị kỹ thuật phục vụ thi công. Hiện nay công ty đã có đội
ngũ cán bộ, kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân đa nghành nghề với trình độ khoa học
tiên tiến, tay nghề giỏi, đã từng làm việc với nhiều chuyên gia của các nước tiến
tiến trên thế giới, hoạt động trong lĩnh vực chế tạo thiết bị, gia công kết cấu thép
lắp đặt các công trình công nghiệp và dân dụng trên mọi miền đất nước. Bên cạnh
đó công ty không ngừng cải tiến nâng cấp, trang bị thêm nhiều phương tiện máy
móc, thiết bị thi công hiện đại đủ sức phục vụ các công trình có yêu cầu thi công
kỹ thuật cao. Đặc biệt từ năm 1990 trở lại đây công ty đã không ngừng mở rộng
quy mô hoạt động.
+ Tháng 4/1990 thành lập xí nghiệp Lắp máy và xây dựng số 10.1 tại
Thanh Xuân Bắc_ quận Thanh Xuân _ Hà Nội.
+ Tháng 1/1991 thành lập xí nghiệp Lắp máy và xây dựng số 10.2 tại công
trình thuỷ điện YALY. Gia Lai.
+ Tháng 5/1997, thành lập xí nghiệp Lắp máy và xây dựng số 10.3 tại thị xã
Phủ Lý tỉnh Hà Nam.
+ Tháng 10/1997, công ty đã tiếp nhận nhà máy cơ khí nông nghiệp và thuỷ
bộ của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đổi tên thành: “Nhà máy chế tạo
thiết bị và kết cấu thép tại tỉnh Hà Nam”. (Hiện nay xí nghiệp Lắp máy & xây
dựng số 10.3 đã sáp nhập với nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép).
44 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2057 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo tình hình sản xuất tại Công ty Lắp máy và xây dựng số 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN:
Báo cáo tình hình sản xuất tại Công
ty Lắp máy và xây dựng số 10
Phần I:
Giới thiệu khái quát chung về doanh nghiệp
1.1. Quátrình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
Công ty Lắp máy và xây dựng số 10, tiến thân là xí nghiệp liên hiệp máy số
10 thuộc liên hiệp các xí nghiệp Lắp máy được thành lập năm 1983 công ty đã
được thành lập theo quyết định số 004/BXD TCLD ngày 12/01/1996 lên giao dịch
quốc tế là: “MACHINERY ERECTION AND CONTRCTLOC COMPANY N10”
viết tắt RCC. Đây là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc tổng công ty Lắp máy
Việt Nam (LILAMA) hoặch toán độc lập và có đủ tư cách pháp nhân.
Trụ sở chính : Số 989 - đường Giải Phóng – quận Hoàng Mai – Hà Nội
Điện thoại: 04.8649584 – 6849585.
Fax: 04.8649581.
Với quá trình hoạt động và trưởng thành, công ty Lắp máy và xây dựng số
10 đã đạt được những bước tiến đáng kể. Từ khi thành lập đến nay, công ty đã
không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ công nhân,
phương tiện trang thiết bị kỹ thuật phục vụ thi công. Hiện nay công ty đã có đội
ngũ cán bộ, kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân đa nghành nghề với trình độ khoa học
tiên tiến, tay nghề giỏi, đã từng làm việc với nhiều chuyên gia của các nước tiến
tiến trên thế giới, hoạt động trong lĩnh vực chế tạo thiết bị, gia công kết cấu thép
lắp đặt các công trình công nghiệp và dân dụng trên mọi miền đất nước. Bên cạnh
đó công ty không ngừng cải tiến nâng cấp, trang bị thêm nhiều phương tiện máy
móc, thiết bị thi công hiện đại đủ sức phục vụ các công trình có yêu cầu thi công
kỹ thuật cao. Đặc biệt từ năm 1990 trở lại đây công ty đã không ngừng mở rộng
quy mô hoạt động.
+ Tháng 4/1990 thành lập xí nghiệp Lắp máy và xây dựng số 10.1 tại
Thanh Xuân Bắc_ quận Thanh Xuân _ Hà Nội.
+ Tháng 1/1991 thành lập xí nghiệp Lắp máy và xây dựng số 10.2 tại công
trình thuỷ điện YALY. Gia Lai.
+ Tháng 5/1997, thành lập xí nghiệp Lắp máy và xây dựng số 10.3 tại thị xã
Phủ Lý tỉnh Hà Nam.
+ Tháng 10/1997, công ty đã tiếp nhận nhà máy cơ khí nông nghiệp và thuỷ
bộ của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đổi tên thành: “Nhà máy chế tạo
thiết bị và kết cấu thép tại tỉnh Hà Nam”. (Hiện nay xí nghiệp Lắp máy & xây
dựng số 10.3 đã sáp nhập với nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép).
Có thể nhận thấy rằng đây là một công ty về quy mô, mạnh về khả năng là
một công ty chủ chốt của tổng công ty Lắp máy Việt Nam. Các công trình công ty
đã và đang thi công rất đa dạng từ công trình công nghiệp thuỷ điện, thuỷ lợi, chế
tạo gia công lắp máy & xây dựng, đến nay công trình dân dụng khác. Giá trị xây
dựng chế tạo, gia công Lắp máy & xây dựng lắp đặt các công trình lên tới hàng
chục tỷ đồng như : Trạm phân phối điện 220KV của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình,
công trình thuỷ điện Yaly, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, công trình thuỷ điện Na
Dương, dự án cải tạo hiện đại hoá nhà máy xi măng Bỉm Sơn.
Trong những năm qua với những thành tích mà cán bộ công nhân viên công
ty đã đạt được có tính chất quan trọng đóng góp vào sự phát triển chung của nền
kinh tế quốc dân trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Công ty
đã liên tục nhận được 19 huy chương vàng của bộ xây dựng về “Công tình sản
phẩm chất lượng cao” và nhiều huy chương bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ,
Bộ Xây Dựng. UBND các tỉnh cũng như các cấp trên địa bàn công ty đang thi
công.
1.2. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Công ty Lắp máy và Xây dựng số 10 là một công ty lớn và có uy tín trong
ngành xây dựng và lắp đặt các công trình công nghiệp cụ thể là các lĩnh vực kinh
doanh như sau.
Xây dựng công trình công nghiệp, đường dây tải điện trạm biế thế.
Lắp ráp thiết bị máy móc cho các công trình xây dựng nhà ở. Nội thất.
Sản xuất vật liệu xây dựng gạch ốp lá, tấm lợp đá ốp lát đấ đèn.
(Đăng ký kinh doanh số 104346 ngày 28/02/1996).
Với đặc thù nghành nghề kinh doanh của công ty là chuyên về xây dựng và
lắp đặt các công trình công nghiệp nên sản phẩm của công ty cũng mang tính chất
đặc thù khác với các loại sản phâm khác. Sản phẩm chính của công ty chính là các
công trình, các hạng mục công trình mà công ty tham gia thi công xây dựng hay
lắp đặt. Các sản phẩm do công ty làm ra đều là các công trình mang tính trọng
điểm của nghành công nghiệp Việt Nam nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung.
Nó góp phần quan trọng trong công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất
nước, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Có thể kể tên một số công trình hạng mục
mà công ty đã tham gia thi công như sau:
Công trình Nhiệt điện Na Dương.
Công trình thuỷ điện YALY.
Công trình lọc dầu Dung Quất.
Công trình gang thép Thái Nguyên.
Công trình trạm điện 500KV Hà Tĩnh.
Bồn chịu áp lực..
1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ:
công nghệ thi công xây lắp của công ty kết hợp giữa thủ công và cơ giới
được khái quát lại theo các sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Quá trình tổ chức chế tạo, lắp đặt
Trong quy trình thi công và lắp đặt trên phần lắp đặt lại có thể chi tiết hơn
các công đoạn như sau: VD lắp đặt nhà máy nhiệt điện.
- Lắp đặt cơ khí:
Toàn bộ hệ thống kết cấu thép và thiết bị của nhà máy (VD: Lò hơi, tua bin
máy phát, hệ thống chuyển liệu, w…)
Hệ thống cấp và xử lý nước cho lò.
Hệ thống lọc bụi, ống khói.
Hệ thống làm mát.
- Lắp đặt phần điện:
Hệ thống cáp điện, giá và máng.
Hệ thống chiếu sáng.
Máy biến thế.
Sân phân phối.
Bảng tủ điện các loại.
Hệ thống chống sét w.
Mặc dù công ty là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty lắp máy
VN nhưng là đơn vị hoặch toán độc lập do đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh
cũng như quy mô hoạt động của công ty nên tổ chức bộ máy quản lý và điều hành
sản xuất kinh doanh được thiết kế theo mô hình vừa tập trung vừa phân tán nhiều
đơn vị trực thuộc và 4 đơn vị cấp 2: 10 – 1, 10 – 2, 10 – 4. Nhà máy chế tạo thiết
bị và kết cấu thép. Tại công ty thì theo một cấp (Tập trung) đứng đầu là Giám đốc
công ty chịu trách nhiệm điều hành hoạt động chung của công tygiúp giám đốc là
các phó giám đốc và các phòng ban chức năng.
- Giám đốc công ty do chủ tịch hội đồng tổng công ty bổ nhiệm và chịu
trách nhiệm trước Tổng giám đốc và hội đồng quản trị tổng công ty cũng như
trước pháp luật.
- Các phó giám đốc là người giúp giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh
vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo sự phân công của Giám đốc
và chịu trách nhiệm trtước giám đốc về nhiệm vụ được phân công và thực hiện.
- Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất
kinh doanh, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc, đồng thời trợ giúp cho
ban lãnh đạo công ty chỉ đoạ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Tại các xí nghiệp thành viên có mô hình tổ chức bộ máy quản lý và điều
hành sản xuất kinh doanh tương tự như các phòng ban của công ty nhưng số lượng
cán bộ nhân viên ít hơn. Riêng đối với các công trình được chức thành các tiểu ban
nhỏ co chức năng và nhiệm vụ giống các phòng ban thu nhỏ của công ty.
Chức năng nhiệm vụ cơ bản các bộ phận quản lý được thể hiện ở một điểm
cơ bản như sau:
- Phòng kỹ thuật:
Căn cứ vào nhiệm vụ được giao ở từng công trình, phòng kỹ thuật lập dự án
tổ chức thi công và bố trí lực lượng cán bộ kỹ thuật phù hợp cho công trình. Bóc
tách khối lượng thi công, lập tiên lượng, lập tiến độ và biện pháp thi công cho các
hạng mục công trình. Thiết kế các dự án đầu tư, kết cấu các chi tiết máy móc phụ
vụ sản xuất và thi công của công ty kiểm tra giám sát các công trình, lập hồ sơ
nghiệm thu bàn giao các phần việc của từng hạng mục công trình, lập biểu đối
chiếu tiêu hao vật tư và biể thu hồi vốn. Tổng hợp báo cáo khối lượng công việc
của từng hạng mục theo từng tháng quý năm.
- Phòng Đầu tư _ Dự án:
Giúp việc cho ban giám đốc công ty về tiếp thị, khai thác dự án và trình các
luận chứng kinh tế kỹ thuật, kế hoạch đầu tư và hiệu quả đầu tư các dự án của
công ty trong năm kế hoạch. Thu thập, phân tích và xử lý phân tiến các thông tin
nhận được các dự án, thiết kế các khu lán trại tạm phân trợ. Trực tiếp giao dịch,
quan hệ, đàm phán với các chủ dự án và các đơn vị có liên quan để tiến hành các
công việc. Cùng với các bên có liên quan đến và trình các bộ định mức,đơn giá dự
toán các công trình thuỷ điện.
- Phòng Tài chính kế toán:
Ghi chép, phản ánh, tính toán số liệu tình hình luân chuyển vật tư, tài san
tiền vốn quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Giám sát tình hình
thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị, thu chi tài chính thanh toán
tiền vốn, các chế độ tài chính Nhà nước ban hành. Cung cấp tài liệu, tài liệu cho
ban giám đốc phục vụ điều hành hoạt động sản xuất tiền công, phân tích các hợp
đồng kinh tế phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh .
- Phòng tổ chức lao động:
Nghiên cứu lập phương án tổ chức, điều chỉnh khi thay đổi tổ chức biên chế
bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty và các xi nghiệp nhà máy.
Tham gia viết và thông qua: Phân cấp quản lý, quy mô của các tổ chức
trong công ty để trình các có thẩm quyền thông qua. Làm thủ tục về phân hạng
công ty, các xí nghiệp nhà máy. Làm quy hoạch và đào tạo người cán bộ, kiểm tra
việc thực hiện biên chế bộ máy quản lý của các đơn vị trực thuộc. Quản lý hồ sơ
của các cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Phòng hành chính _ Y tế
Tổ chức thực hiện, phản ánh và phân công trách nhiệm cho từng nhân viên
thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi người trong một lĩnh
vực nhiệm vụ được giao, nắm bắt tình hình đời sống nơi ăn chốn ở, nhà cửa đất
đai, quản lý con dấu, văn thư lưu trữ, tình hình sức khoẻ, mua bảo hiểm y tế, quản
lý và sử dụng các thiết bị văn phòng.
- Phòng vật tư thiết bị:
Chịu trách nhiệm trứơc giám đốc công ty về giao nhận và quyết toán vật tư
thiết bị chính, quản lý mua sắm vật liệu phụ, phương tiện và dụng cụ công cụ cung
cấp cho các đơn vị trong công ty thi công các công trình.
Phần II
Phần tích các hoạt động
sản xuất kinh doanh chung của doanh nghiệp
Qua báo cáo quyết toán một số năm gần đây ta thấy quy mô hoạt động của
công ty không ngừng phát triển. Tài sản cố định ngày càng được đầu tư tăng thêm
cho phù hợp với quy mô sản xuất ngày càng tăng. Do đặc thù về lĩnh vực sản xuất
kinh doanh của công ty nên thị trường tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của công ty cũng
tương đối rộng rãi trải khắp các tỉnh thành trong cả nước:
Tên Công trình
Công trình nhiệt điện Na Dương
Công trình chế tạo cột điện ĐZ Nghĩa Lộ
Công trình thuỷ điện YaLy
Công trình lọc Dầu Dung Quất
Công trình MDF An khê
Công trình Gang thép Thái Nguyên
Công trình trạm điện 500KV Hà Tĩnh
Công trình ĐZ Hưng Hà
Công trình Đồng Hoà
Công trình trạm 220KV
Công trình lưới điện thành Phố Vinh
Công trình lưới điện thành Phố Thanh Hoá
Thành phố (tỉnh)
Lạng Sơn
Yên Bái
Gia Lai
Thái Nguyên
Hà Tĩnh
Thái Bình
Đồ Sơn
Thái Bình Nam Định
Thành phố Vinh
Thành phố Thanh Hoá
Để có thể có được những kết quả lao động như trên đòi hỏi sự cố gắng lỗ
lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Dưới sjư dẫn
dắt của ban lãnh đạo công ty, toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty
đã không ngừng học hỏi, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ, tay nghề phát huy khả
năng của mình trong công việc, nhằm hoàn thiện tốt nhiệm vụ được giao đáp ứng
được các yêu cầu mang tính chất thời đại của công việc. Nhờ có những cố gắng
này mà công ty đã vượt qua các đối thủ cạnh tranh để giành được các công trình
tạo công ăn việc làm cho công nhân, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty đựơc thường xuyên, góp phần khẳng định uy tín của công ty trên *thị
trtườngquy mô hoạt động của công ty không ngừng phát triển. Tài sản cố định
ngày càng được đầu tư tăng thêm cho phù hợp với quy mô sản xuất ngày càng
tăng. Do đặc thù về lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty trên *thị trtườngquy
mô hoạt động của công ty không ngừng phát triển. Tài sản cố định ngày càng được
đầu tư tăng thêm cho phù hợp với quy mô sản xuất ngày càng tăng. Do đặc thù về
lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty trên thị trường thị đã tạo lợi thế cho công
việc. Các đối thủ cạnh tranh của công ty hiện nay có thể ví dụ như:
LiLaMa_1, 69_2,69_3 (Nội bộ LiLaMa)
LiSemCo Hải Phòng.
Tổng Công Ty Xây Dựng Sông Đà, CoMa, Cienco, LoCoGi
2.2. Phân tích tình hình lao động tiền lương:
2.2.1. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp:
Do tính chất đặc thù của nghành nghề kinh doanh, điều kiện kinh doanh sản
xuất mang tính cơ động cao, đặc biệt là môi trường thi công. Do vậy lực lượng lao
động của công ty có sự biến động khá lớn. Số lao động bình quân của công ty lao
động không ổn định do tính chất nghành nghề cũng có những mặt tích cực nhất
định đó là: Công ty sẽ tiết kiệm được chi phí nhân lực khi thiếu việc làm. Tuy
nhiên số lao động hợp đồng trong công ty là không nhiều, việc sử dụng lao động
và sắp xếp cơ cấu lao động của công ty để đội ngũ công nhân thường xuyên có
việc làm ổn định là một biểu hiện tốt của công ty trong việc bố trí bộ máy quản lý
và cơ cấu tổ chức lao động.
2.2.2. Cách xác định quỹ lương tại công ty Lắp máy và xây dựng số 10:
Cũng như các công ty khác công ty Lắp máy & Xây dựng số 10 xác định
quỹ lương phải trả theo các quy định của chính phủ và các bộ nghành chủ quan
ngoài ra còn theo sự chỉ đạo của Tổng công ty Lắp Máy Việt Nam đó là:
- Nghị định số 28/CP ngày 28/03/1997 của CP về đổi mới tiền lương thu
nhập trong các doanh nghiệp Nhà Nước.
- Thông tư số 13/LBTBXH_TT ngày 10/04/1997
- Công văn số 634/BXD_TCLĐ ngày 28/08/2000 của Bộ Xây Dựng về
duyệt đơn giá tiền lương năm 2000 của Tổng công ty Lắp Máy Việt Nam.
Quỹ lương của công ty được xác định như sau:
Vkh = Lđb*TL mindn*(H cb +Hpc)+Vvc*12 tháng
Trong đó:
Lđb: Lao động định biên của doanh nghiệp (được tính trên cơ sở định mức
lao động tổng hợp của sản phẩm dịch vụ hoặc sản phâm dịch vụ quy đổi)
- lmindn: Mc lương tối thiểu của doanh nghiệp lựa chọn trong khung quy
định.
- cb: Hệ số lương cấp bậc.
- pc: Hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân được tính trong đơn giá
tiền lương. Để xác định lao động định biên của công ty được tính
như sau:
Lđb: Lyc + Lpv + Lbs + Lql
Trong đó:
Lyc: Là lao động định biên trực tiếp sản xuất kinh doanh
Lpv: Là định biên lao động phụ trợ và dịch vụ
Lbs: Là định biên lao động bổ sung
Lql: Là định biên lao động quản lý
Lbs = (Lyc + Lp) * Số ngày nghỉ theo chế độ quy định
(365 – 60)
Công thức xác định Tlmin:
TLminđc = Tlmin * (1 + Kđc)
Kđc = K1+ K2
Kđc: Hệ số điều chỉnh tăng thêm
K1: Hệ số điều chỉnh theo vùng
K2: Hệ số điều chỉnh theo nghành
Cách xây dựng đơn giá tiền lương:
Để xác định đơn giá tiền lương cần phải tiến hành các bước công việc như
sau:
Bước 1: Xác định Định mức.
- Định mức lao động
- Hệ số lương cấp bậc bình quân toàn công ty.
- Lương tối thiểu điều chỉnh doanh nghiệp áp dụng.
Bước 2: Xác định Hệ số phụ cấp bình quân trong đơn giá.
- Xác định các khoản phụ cấp.
- Tiền lương bình quân có cả phụ cấp 01 tháng kế hoạch.
- Đơn giá tiền lương tính trên một ngày công kế hoạch.
- Hệ số phụ cấp bình quân toàn công ty.
Bước 3: Xác định tổng quỹ lương theo đơn giá toàn công ty.
- Lao động định biên toàn công ty.
- Đơn giá tiền lương tính trên một ngày công kế hoạch toàn côngty.
- Quỹ lương kế hoạch theo đơn giá tiền lương.
- Đơn giá tiền lương trên 1000 đồng doanh thu.
Bước 4: Xác định quỹ lương bổ xung.
Bước 5: Xác định quỹ lương bổ xung thêm
Bước 6: Xác định quỹ lương làm thêm giờ.
Bước 7: Tổng quỹ lương chung, năng xuất và thu nhập bình quân kế hoạch
năm.
2.3. Phân tích công tác quảnl lý vật tư, tài sản cố định:
2.3.1. Vật tư và phươngpháp xác định mức sử dụng nguyên vật liệu.
Do đặc thù của nghành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
thuộc lĩnh vực xây dựng nên các loại vật tư phục vụ cho hoạt động sản xuất của
công ty cũng mang tính chất đặc trưng của nghành xây dựng đó là: số lượng và
khối lượng vật tư lớn, chủng loại kích cỡ các loại vật tư cũng rất đa dạng. Do vậy
công tác quản lý, lưu trữ, cung cấp và bảo quản vật tư nhằm phục vụ cho hoạt
động sản xuất được liên tục đảm bảo đúng tiến độ thi công là một công việc rất
phức tạp. Để thực hiện tốt công việc này đòi hỏi phải có một phươngpháp tổ chức
quản lý chặt chẽ, trình độ nghiệp vụ của nhân viên phải thuần thục về chuyên môn
nhằm đảm bảo cung cấp vật tư đủ về số lượng và đúng về chất lượng thoả mãn
nhu cầu thi công. Các hoạt động xuất, nhập và sử dụng vật tư phải được thực hiện
rõ dàng và hợp lý nhằm tránh nhầm lẫn gây thất thoát, lãng phí ảnh hưởng tới chất
lượng và giá thành sản phẩm. Các loại vật tư, nguyên vật liệu chính dùng cho hoạt
động sản xuất của công ty bao gồm:
+ Sắt, thép: Thép phi 6, thép phi 14…
+ Xi măng
+ Tôn: Tôn 5 ly, tôn 10 ly.
+ Đá, cát, sỏi.
+ Đá mài, đá cắt, lưỡi cưa…
+ Hoá chất.
+ Các loại vật tư khác…
Do tính đa dạng của các loại vật tư nên tại các công trình, vật tư được nhập
thẳng tới các công trình không qua lưu kho, số lượng và chủng loại vật tư được
tiến hành nhập theo tiến độ thi công công trình nhằm tạo sự thuận lợi cho việc bảo
quản và lưu trữ. Trong quá trình sử dụng nguyên vật lệu để thi công, nguyên vật
liệu sẽ được cấp phát hợp lý đúng và đủ tiêu chuẩn kỹ thuật theo các quy đình và
hệ thống định mức sử dụng nguyên vật liệu của nhà nước.
(Tiêu chuẩn của Bộ xây dựng) hãy theo các tiêu chuẩn thực nghiệm. Ví dụ
định mức về oxi, đá mài… theo tiêu chuẩn của bộ xây dựng. Tỷ lệ trộn bê tông
theo tiêu chuẩn thực nghiệm. Sau khi trộn thử bê tông, mẫu bê tông được mang đi
phân tích đảm bảo được các yêu cầu về độ dẻo, thời gian thi công…. Mẫu này sẽ
coi là mức sử dụng nguyên liệu cho các lần trộn sau.
2.3.2. Tài sản cố định.
Trong một doanh nghiệp TSCĐ thể hiện khả năng sản xuất, quy mô và lĩnh
vực hoạt động của doanh nghiệp. Đối với công ty Lắp máy và Xây dựng số 10
việc quản lý và sử dụng Tài sản cố định (TSCĐ) là một vấn đề quan trọng trong
công ty.
Việc xác định rõ cơ cấu TSCĐ, chủng loại TSCĐ, tình trạng TSCĐ trong
doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty lên kế hoạch chính xác và hợp
lý trong công việc sử dụng TSCĐ, nhằm đạt được hiệu quả cao với chi phí sử dụng
nhỏ nhất mang lại lợi nhuận cao cho công ty.
Đối với công ty Lắp Máy & Xây dựng số 10 cơ cấu tài sản được phân theo
các nguồn sau:
+ Nguồn vốn ngân sách cấp.
+ Nguồn tự bổ sung.
+ Nguồn vốn vay ngân hàng.
+ Các nguồn khác.
Tài sản của công ty được phân thành các loại tài sản sau:
+ Nhà cửa: Nhà công ty, kho nguyên vật liệu, xưởng sản xuất .
+ Máy móc thiết bị: Máy hàn, máy cắt, khoan, máy trộn bê tông.
+ Phương tiện vận tải và thiết bị truyền dẫn: Xe cẩu, xe nâng…
+ Thiết bị và dụng cụ quản lý: Máy in, máy tính, máy Fax..
+ TSCĐ khác: Gồm các loại tài sản không nằm trong danh mục TSCĐ.
Tình trạng sử dụng TSCĐ:
Hiện nay công ty đang áp dụng phươngpháp tính khấu hao theo
phươngpháp đường thẳng, theo quyết định 166/1999/QĐ - BTC.
Ví dụ về khấu hao TSCĐ (phụ lục)
Phần III
Phân tích hoạt động
Tài chính kế toán của doanh nghiệp
3.1. phân tích hệ thống kế toán của Doanh nghiệp:
3.1.1. Bộ máy kế toán của doanh nghiệp:
Do đặc điểm tổ chức quản lý và quy mô sản xuất kinh doanh của công ty
gồm nhiều xí nghiệp, đơn vị thành viên có trụ sở giao dịch ở nhiều nơi trên địa bàn
cả nước nên bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức nửa tập trung
nửa phân tán (sơ đồ 4).
Nhà máy chế tạo thiết bị kết cấu thép có bộ phận kế toán riêng, thực hiện
toàn bộ công tác kế toán sau đó sẽ tập báo cáo kế toán gửi lên phòng tài chính kế
toán công ty. Các xí nghiệp khác có nhân viên kế toán và có bộ phận kế toán thực
hiện định kỳ hàng tháng tập hợp số liệu, chứng từ gửi lên phòng tài chính kế toá