Báo cáo Tình hình thị trường lao động 3 huyện dự án, tỉnh Quảng Nam

Trong nền kinh tế thị trường, thị trường lao động là một trong những thị trường cơ bản và quan trọng nhất. Đối với nước ta, phát triển thị trường lao động là chủ trương lớn và lâu dài của Đảng và Nhà nước. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nhấn mạnh phải “đẩy mạnh phát triển thị trường lao động” nhằm góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới, có nhiều cơ hội và những thách thức cao, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực thích ứng. Vì vậy, phát triển thị trường lao động đang trở hành đòi hỏi bức thiết hàng đầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đối với Quảng Nam, trong những năm qua phát triển nhân lực của tỉnh đã bộc lộ nhiều bất cập: mất cân đối từ nguồn lực đầu tư, đào tạo và sử dụng nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội trong những năm trước mắt và lâu dài. Đối vối các huyện Duy Xuyên (DX), Hiệp Đức (HĐ) và Phước Sơn (PS), kinh tế không ngừng phát triển, tăng trưởng cao và ổn định, không chỉ đảm bảo duy trì việc làm cho lao động đang có việc làm, mà còn tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động góp phần to lớn ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Tuy nhiên thị trường lao động phát triển chưa mạnh và đồng đều, cung – cầu lao động còn mất cân đối nghiêm trọng nên sức ép về việc làm vẫn khá lớn, số lao động thất nghiệp và thiếu việc làm còn nhiều, thời gian lao động nhàn rỗi ở nông thôn còn lớn, tỷ lệ hộ nghèo vần còn khá cao (năm 2010, huyện Duy Xuyên 23%, huyện Phước Sơn 68,46% và huyện Hiệp Đức 47,39% theo chuẩn mới). Do vậy, việc khảo sát, đánh giá thị trường lao động các huyện vùng dự án là hết sức cần thiết và cấp bách, để thúc đẩy thị trường lao động phát triển, giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội có lồng ghép giới tại các huyện vùng dự án trong những năm đến.

pdf62 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2246 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tình hình thị trường lao động 3 huyện dự án, tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 3 HUYỆN DỰ ÁN, TỈNH QUẢNG NAM 1 PHẦN MỞ ĐẦU I. SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Trong nền kinh tế thị trường, thị trường lao động là một trong những thị trường cơ bản và quan trọng nhất. Đối với nước ta, phát triển thị trường lao động là chủ trương lớn và lâu dài của Đảng và Nhà nước. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nhấn mạnh phải “đẩy mạnh phát triển thị trường lao động” nhằm góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới, có nhiều cơ hội và những thách thức cao, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực thích ứng. Vì vậy, phát triển thị trường lao động đang trở hành đòi hỏi bức thiết hàng đầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đối với Quảng Nam, trong những năm qua phát triển nhân lực của tỉnh đã bộc lộ nhiều bất cập: mất cân đối từ nguồn lực đầu tư, đào tạo và sử dụng nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội trong những năm trước mắt và lâu dài. Đối vối các huyện Duy Xuyên (DX), Hiệp Đức (HĐ) và Phước Sơn (PS), kinh tế không ngừng phát triển, tăng trưởng cao và ổn định, không chỉ đảm bảo duy trì việc làm cho lao động đang có việc làm, mà còn tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động góp phần to lớn ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Tuy nhiên thị trường lao động phát triển chưa mạnh và đồng đều, cung – cầu lao động còn mất cân đối nghiêm trọng nên sức ép về việc làm vẫn khá lớn, số lao động thất nghiệp và thiếu việc làm còn nhiều, thời gian lao động nhàn rỗi ở nông thôn còn lớn, tỷ lệ hộ nghèo vần còn khá cao (năm 2010, huyện Duy Xuyên 23%, huyện Phước Sơn 68,46% và huyện Hiệp Đức 47,39% theo chuẩn mới). Do vậy, việc khảo sát, đánh giá thị trường lao động các huyện vùng dự án là hết sức cần thiết và cấp bách, để thúc đẩy thị trường lao động phát triển, giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội có lồng ghép giới tại các huyện vùng dự án trong những năm đến. II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ PHẠM VI KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU 1. Mục đích: Mục đích của khảo sát, nghiên cứu thị trường lao động là để định hướng và đề ra các giải pháp phát triển thị trường lao động vùng dự án, nhằm làm cơ sở thiết kế các khóa đào tạo nghề, đảm bảo nguồn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng làm việc, đạo đức nghề nghiệp và kỷ luật lao động đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế xã hội của vùng dự án . 2 Trên cơ sở đó, bản báo cáo sẽ trở thành một trong những công cụ hữu hiệu của để tổ chức, chỉ đạo việc phát triển kinh tế - xã hội có lồng ghép giới tại vùng dự án. 2. Yêu cầu: + Kiểm kê, đánh giá nhận dạng thực trạng thị trường lao động về số lượng, chất lượng; xác định những thế mạnh và yếu kém của nguồn lao động so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của vùng dự án. + Phân tích, làm rõ thực trạng những điều kiện để phát triển thị trường lao động (trình độ phát triển kinh tế xã hội, mạng lưới các cơ sở đào tạo, hệ thống các cơ chế, chính sách phát triển đào tạo, sử dụng nguồn lao động,...), đúc kết những tác động tích cực, hạn chế, tìm ra bài học kinh nghiệm và hướng khắc phục. + Nêu rõ quan điểm, mục tiêu, phương hướng, đề xuất các giải pháp và bước đi phát triển thị trường lao động. 3. Phạm vi khảo sát, nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu chủ yếu đề cập đến nguồn lao động trong độ tuổi lao động (theo Bộ Luật Lao động ngày 23/6/1994, nam giới từ 15 đến hết 60 tuổi, nữ giới từ 15 đến hết 55 tuổi); đào tạo và sử dụng nguồn lao động trên địa bàn vùng dự án; phân tích, đánh giá, xác định nhu cầu; đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển thị trường lao động và từng lĩnh vực nghề nghiệp nói riêng. III. NHỮNG CĂN CỨ CHỦ YẾU XÂY DỰNG BÁO CÁO - Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 của huyện Duy Xuyên, Phước Sơn và Hiệp Đức; - Đề án tiếp tục đổi mới và phát triển dạy nghề tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2008 – 2015; Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020. - Niên giám thống kê từ năm 2001 - 2010 của Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam; các Phòng Thống kê 03 huyện vùng dự án. - Các tài liệu hiện trạng và kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực của các Sở, Ban, Ngành, huyện trong tỉnh. IV. GIỚI THIỆU KẾT CẤU BÁO CÁO Báo cáo được chia thành các phần chính như sau: - Phần mở đầu - Phần I. Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội và thực trạng thị trường lao động vùng dự án 2001-2010. - Phần II. Phương hướng phát triển thị trường lao động vùng dự án giai đoạn 2011-2020. - Phần III. Những giải pháp phát triển thị trường lao động. - Phần IV. Kiến nghị - Kết luận. Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục 3 PHẦN I ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÙNG DỰ ÁN 2006 - 2010 I. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG DỰ ÁN: Huyện Duy Xuyên, huyện Hiệp Đức và huyện Phước Sơn là 03 huyện đại diện cho 03 khu vực (đồng bằng, trung du và miền núi) của tỉnh, có quy mô lãnh thổ lớn. Huyện Duy Xuyên có lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế du lịch với di sản văn hóa thế giới Tháp Mỹ Sơn và các làng nghề truyền thống như dệt, làm chiếu, …. Huyện Hiệp Đức và huyện Phước Sơn điều kiện địa hình đồi núi chiếm khoảng 75% diện tích tự nhiên với nhiều sông suối là một tiềm năng lớn để phát triển thủy lợi, thủy điện. Nguồn tài nguyên tự nhiên đa dạng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế tổng hợp theo các vùng lãnh thổ. Mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đang được chú trọng phát triển (đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 1A, 14E và mạng lưới trục ngang kết nối liên vùng),…, là những điểm tựa cho phát triển trong tương lai. Các huyện vùng dự án đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, phát huy tiềm năng và nguồn lực sẵn có để đạt được những bước tăng trưởng ổn định, liên tục đạt cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Giai đoạn 2006 – 2010, tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) các huyện đều tăng (bình quân huyện DX: 12,8%/năm, PS: 13,1%/năm, HĐ: 12,08%/năm). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông – lâm – ngư nghiệp: - Đối với huyện Duy Xuyên: công nghiệp – xây dựng tăng từ 30,2% (năm 2005) lên 42,3% (năm 2010), dịch vụ - du lịch tăng từ 26,5% (năm 2005) lên 30,1% (năm 2010), ngành nông – lâm – ngư nghiệp giảm từ 43,3% (năm 2005) xuống còn 27,6% (năm 2010). - Đối với huyện Phước Sơn: công nghiệp – xây dựng tăng từ 21% (năm 2005) lên 26,4% (năm 2010), dịch vụ - du lịch tăng từ 45,5% (năm 2005) lên 45,8% (năm 2010), ngành nông – lâm nghiệp giảm từ 33,5% (năm 2005) xuống còn 27,8% (năm 2010). - Đối với huyện Hiệp Đức: công nghiệp – xây dựng tăng từ 10% (năm 2005) lên 15% (năm 2010), dịch vụ - du lịch tăng từ 30% (năm 2005) lên 36% (năm 2010), ngành nông – lâm nghiệp giảm từ 60% (năm 2005) xuống còn 49% (năm 2010). Cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực, hiện nay tỷ lệ lao động hoạt động trong các nhóm ngành phi nông nghiệp tăng dần (năm 2010, huyện DX chiếm gần 50,9%, huyện PS chiếm 27,54% và huyện Hiệp Đức chiếm 27,61%). Cơ chế, chính sách mới đã có tác dụng phát huy ưu thế, tiềm năng của các huyện và thu hút nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tư phát triển. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tập trung nâng cấp và đầu tư xây dựng mới, tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, nhất là việc làm, giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân. Những kết quả đạt được về kinh tế - xã hội là rất quan trọng tạo điều kiện cho thị trường lao động vùng dự án phát triển. 4 Tuy nhiên, các huyện cũng đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Các huyện nằm trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai, đặc biệt hậu quả để lại sau các đợt bão lũ lớn rất nặng nề cần phải khôi phục trong nhiều năm; điều kiện địa hình đa dạng, phức tạp, hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu. Thị trường hàng hóa chưa được mở rộng, chi phí vận chuyển hàng hóa còn cao, nên ảnh hưởng lớn đến sức cạnh tranh của các sản phẩm trên địa bàn vùng dự án. Nhìn chung, kinh tế các huyện có phát triển, nhưng quy mô còn nhỏ bé, chất lượng tăng trưởng chưa cao, khối lượng giá trị sản xuất tăng cao nhưng giá trị gia tăng còn thấp. Thu nhập bình quân đầu người khoảng gần 950 USD, còn thấp so với mức bình quân chung cả nước (khoảng 1.200 USD). Các huyện miền núi Phước Sơn và Hiệp Đức tuy đã được tập trung đầu tư từ nhiều nguồn của Trung ương và địa phương nhưng vẫn còn nhiêu khó khăn về kết cấu hạ tầng cũng như đời sống nhân dân; doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên hai huyện này rất hạn chế. Các thể chế, chính sách phát triển vùng còn thiếu, mối liên kết vùng trong khu vực còn hạn chế làm giảm việc phát huy các nguồn lực sẵn có của vùng. Công tác quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực (trong đó có quản lý, điều tiết thị trường lao động) còn nhiều bất cập. Giáo dục, đào tạo nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH – HĐH. Đội ngũ công nhân kỹ thuật , thợ lành nghề còn thiếu, lao động chưa có việc làm cũng như thiếu việc làm còn nhiều. Lao động nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lao động (DX: 49,1%, HĐ: 72,39% và PS: 72,46%). Đời sống nhân dân tuy đã được cải thiện hơn nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo còn cao hơn mức bình quân cả tỉnh. Những thách thức về phát triển kinh tế - xã hội đang và sẽ là những rào cản đối với việc phát triển thị trường lao động ở vùng dự án trong nhiều năm tới. II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TỈNH QUẢNG NAM NÓI CHUNG VÀ VÙNG DỰ ÁN NÓI RIÊNG 1. Đặc điểm chủ yếu về lao động của tỉnh Quảng Nam và vùng dự án Đặc điểm đặc thù về điều kiện địa lý, tiềm năng và trình độ phát triển kinh tế - xã hội ảnh hưởng lớn đến phát triển thị trường lao động của tỉnh Quảng Nam cả về mặt thuận lợi và khó khăn. Với vị trí tự nhiên thuận lợi, Quảng Nam có cơ hội để giao thương về kinh tế với các tỉnh, thành phố lân cận trong nước và nước ngoài, có điều kiện tiếp thu những thành tựu về khoa học kỹ thuật để đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực. Nguồn lao động dồi dào, với những lợi thế so sánh, trong bối cảnh và tác động của các yếu tố ngoại lực, cơ chế chính sách thoáng mở sẽ là những thời cơ cho phát triển kinh tế để Quảng Nam trở thành một nhân tố tích cực trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế vùng duyên hải miền Trung một cách cân đối và bền vững tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các vấn đề xã hội như lao động, việc làm, giảm áp lực di dân đến các vùng đô thị trong, ngoài tỉnh. Ngoài sự khác nhau về điều kiện tự nhiên do địa hình của tỉnh chia thành các vùng khác nhau rõ rệt (vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng, ven 5 biển) thì sự phân bố dân cư, nguồn lao động không đồng đều, điều kiện sống khác nhau giữa các vùng ở tỉnh đòi hỏi sự tác động khác nhau trong huy động và phân bổ các nguồn lực nhằm phát triển kinh tế, tạo việc làm bền vững cho người dân từng vùng, nhất là vùng trung du, miền núi. Thị trường lao động Quảng Nam về cơ bản vẫn mang tính chất của một thị trường lao động phát triển không đồng đều và còn nhỏ bé do cơ cấu nền kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp, đang từng bước chuyển dịch sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Thị trường lao động phát triển mạnh ở các địa bàn thành phố Tam Kỳ, Hội An, huyện Điện Bàn, Núi Thành … Thị trường lao động chưa phát triển ở khu vực nông thôn, các địa bàn miền núi kinh tế kém phát triển (có vùng dự án). Trên tổng thể thị trường lao động Quảng Nam vẫn là một thị trường dư thừa lao động, nhất là lao động phổ thông, trong khi đó lại thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao. Vấn đề di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị tìm việc làm có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Do thị trường lao động Quảng Nam phát triển còn chậm, nên mối gắn kết giữa thị trường lao động Quảng Nam với thị trường lao động khu vực Trung bộ và cả nước còn hạn chế; khả năng cạnh tranh còn thấp; chưa trở thành địa bàn có sức hút mạnh lao động, nhất là lao động kỹ thuật trình độ cao từ thị trường khác đến, trái lại, xu hướng dịch chuyển lao động, trước hết là lao động phổ thông, ra khỏi Quảng Nam khá lớn. 2. Các chính sách phát triển thị trường lao động những năm qua. 2.1. Khuôn khổ thể chế chung: Thể chế kinh tế thị trường từng bước được hoàn thành tạo hành lang pháp lý, điều chỉnh sự hình thành và vận hành của thị trường lao động trên phạm vi cả nước, cũng như ở Quảng Nam. Đặc biệt Nhà nước đã ban hành Luật doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Bộ Luật Lao động (1994), Luật Dạy nghề, Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Luật Bảo hiểm xã hội cùng với hàng trăm Nghị định, Thông tư liên quan đến lao động – việc làm. Trên cơ sở công nhận quyền tự do lựa chọn người làm việc cho mình của người sử dụng lao động, Bộ Luật Lao động đã công nhận quyền tự do trao đổi sức lao động trên thị trường lao động; tạo điều kiện thuận lợi cho sự dịch chuyển lao động; khuyến khích phát triển nguồn nhân lực, nhất là thông qua dạy nghề theo 3 cấp trình độ, đặc biệt cho nông dân, dân tộc thiểu số, xuất khẩu lao động; đồng thời, tạo điều kiện cho các chủ thể trong các thành phần kinh tế chủ động tham gia bình đẳng và tích cực vào hoạt động của thị trường lao động nhằm gắn kết cung – cầu lao động. Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (1999) và hệ thống các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ, ngành về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn đã khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng khá nhanh, số doanh nghiệp thành lập mới tăng mỗi năm 4,5 lần so với thời kỳ 5 năm trước. Đến cuối năm 2010 có hơn 4.500 doanh nghiệp đã được cấp giấy phếp đăng ký kinh doanh với tổng vốn đăng ký trên 20.000 tỷ đồng. Luật Đầu tư 6 nước ngoài (1996) đã thúc đẩy tăng đầu tư nước ngoài, góp phần thu hút lao động vào các ngành, các lĩnh vực kinh tế khác nhau. Sự phát triển của doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, tạo mở việc làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở tỉnh. 2.2. Khuôn khổ thể chế riêng của Quảng Nam: a. Chính sách về việc làm: Chính sách việc làm là một trong những chính sách quan trọng nhất của thị trường lao động luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Liên tục trong nhiều năm, hoạt động cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm được xem là một trong những giải pháp tạo việc làm có hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các chỉ tiêu của Chương trình mục tiêu vào việc làm tỉnh Quảng Nam hàng năm và trong từng giai đoạn. Để tăng thêm nguồn vốn của chương trình, từ năm 2004 tỉnh Quảng Nam đã thành lập và trích ngân sách tỉnh hàng năm bổ sung nguồn vốn Quỹ hỗ trợ việc làm tỉnh. Đến nay tổng nguồn vốn giải quyết việc làm tỉnh quản lý là trên 87 tỷ đồng đang được đầu tư cho vay để tạo việc làm cho trên 2.000 lao động mới mỗi năm, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh. Để góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thêm thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động ở tỉnh. Tỉnh ủy Quảng Nam đã ban hành Chỉ thị chỉ đạo thực hiện công tác xuất khẩu lao động và UBND tỉnh đã ban hành “Đề án xuất khẩu lao động tỉnh Quảng Nam từ 2005 đến năm 2010”. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng công tác xuất khẩu lao động ở tỉnh cũng đã thu được một số kết quả ban đầu đáng khích lệ để cùng với chương trình xuất khẩu lao động tại các huyện nghèo của tỉnh nâng tổng số lao động ở tỉnh đi xuất khẩu lao động trong giai đoạn 2006 – 2010 lên 1.663 người. Đồng thời với tổ chức thực hiện Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/02/2005 của Chính phủ (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 71/2008/NĐ-CP ngày 05/6/2008), từ năm 2009, với nhiệm vụ mới là tổ chức Sàn Giao dịch việc làm và thẩm định giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh, Trung tâm giới thiệu việc làm ngày càng được củng cố, đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. Từ năm 2010, hoạt động thu thập thông tin về thực trạng lao động – việc làm trên địa bàn tỉnh được tiến hành hàng năm theo Phương án điều tra của tỉnh. Nguồn thông tin, số liệu có được qua điều tra sẽ là căn cứ quan trong trọng phục vụ việc hoạch định các chính sách về lao động – việc làm ở tỉnh. b. Chính sách dạy nghề: Đào tạo và bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, tay nghề là một trong những chính sách trọng tâm cho phát triển thị trường lao động đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Nam quan tâm chỉ đạo thực hiện. Trong nhiều năm qua, hệ thống cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển, mở rộng về quy mô và nâng cao về chất lượng nhằm tạo điều kiện thực hiện hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm. Hiện nay toàn tỉnh có 43 cơ sở dạy nghề, trong đó có 01 trường Cao đẳng nghề, 05 Trường Trung cấp nghề, 04 Trường Cao đẳng – Trung học chuyên nghiệp có tham gia đào tạo nghề. Ngoài việc đa dạng hóa các 7 hình thức đào tạo nghề (đào tạo nghề tại cơ sở đào tạo, tại doanh nghiệp, lưu động …), hoạt động đào tạo nghề đã có sự thay đổi tích cực: chuyển mạnh từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của người lao động và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, từng vùng, từng ngành, từng địa phương; chú trọng việc liên kết giữa các cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp theo hướng dạy lý thuyết nghề tại cơ sở đào tạo, thực hành nghề trên thiết bị và dây chuyền, công nghệ của doanh nghiệp và doanh nghiệp có cam kết sử dụng lao động sau khi tốt nghiệp các khóa học nghề. Từ năm 2001 đến nay, các cơ sở đào tạo nghề đã đào tạo nghề cho trên 200.000 lao động để cung ứng cho thị trường lao động trong, ngoài tỉnh và nước ngoài. c. Chính sách phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn: Phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, nhất là ở nông thôn, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển thị trường lao động Quảng Nam, được tỉnh rất quan tâm. UBND tỉnh đã ban hành cơ chế khuyến khích phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, cơ chế ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý cụm Công nghiệp trên địa bàn tỉnh, qua đó đã hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, hợp tác xã, các làng nghề truyền thống, khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, hình thành các khu công nghiệp nhỏ ở nông thôn. Có 19 làng nghề được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp, 3 dự án làng nghề được chọn thí điểm xây dựng mô hình làng nghề gắn với phát triển du lịch (mộc Kim Bồng, ươm tơ dệt lụa Mã Châu, đúc đồng). Các ngành nghề phi nông nghiệp đã tạo nhiều việc làm tại chỗ và thu hút khá nhiều lao động ở khu vực nông thôn của tỉnh. * Đánh giá tổng quát về thể chế: Thể chế chung của cả nước và riêng của Quảng Nam về thị trường lao động đến nay tương đối đồng bộ, luôn được hoàn thiện phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo hành lang pháp lý cho thị trường lao động Quảng Nam từng bước phát triển và hoạt động hiệu quả hơn. Đặc biệt, khuôn khổ thể chế thị trường lao động về cơ bản đã hướng vào giải phóng sức sản xuất, sức lao động, tự do hóa lao động và phát huy nguồn lực con người, lực lượng lao động xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; tạo nhiều việc làm và giảm thất nghiệp cho lao động trong tỉnh; khuyến khích làm giàu hợp pháp, đồng thời tích cực xóa đ
Luận văn liên quan