Báo cáo tóm tắt Đề tài - Nghiên cứu các hành vi vi phạm trong thanh toán điện tử trên mạng thông tin di động và các giải pháp ngăn chặn

Thương mại điện tử trên thế giới đang có xu hướng phát triển mạnh, chúng ta có thể ngồi tại nhà để mua sắm mọi thứ theo ý muốn, cả người mua và người bán đều tiết kiệm được nhiều chi phí, thời gian. Thương mại điện tử phát triển kéo theo sự ra đời của các loại hình thanh toán trực tuyến hỗ trợ hữu ích. Với khả năng thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán trực tuyến là một trong những bước khởi đầu thiết yếu để xúc tiến thương mại điện tử phát triển. Việc triển khai các hoạt động thanh toán trực tuyến nhằm tiết giảm tối đa thời gian, nhân lực là một biện pháp đang được nhiều doanh nghiệp tìm đến để tiết giảm tối đa chí phí trong bối cảnh hiện nay. Tại Việt Nam, bên cạnh các phương thức thanh toán điện tử truyền thống như chuyển khoản, ATM, POS hay thư đảm bảo,. hình thức thanh toán trực tuyến như thanh toán qua di động, internet đang ngày càng phát triển và phổ biến. Từ năm 2008, một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cổng thanh toán ra đời như Vietpay, PayNet, Mobivi, Payoo, MoMo, Ngân Lượng liên kết với các trang thông tin điện tử bán hàng trên mạng, với các doanh nghiệp thông tin di động để thanh toán trực tuyến, mở rộng các tiện ích thanh toán với những nhu2 cầu thiết yếu như thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, truyền hình trả tiền, internet, dịch vụ nội dung trên mạng di động v.v.

pdf5 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 651 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo tóm tắt Đề tài - Nghiên cứu các hành vi vi phạm trong thanh toán điện tử trên mạng thông tin di động và các giải pháp ngăn chặn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO TÓM TẮT NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1. Tên nhiệm vụ Nghiên cứu các hành vi vi phạm trong thanh toán điện tử trên mạng thông tin di động và các giải pháp ngăn chặn Mã số: 83-15-KHKT-QL 2. Đơn vị chủ trì Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông Chủ trì: Vũ Ngọc Hưng Đồng chủ trì: Nguyễn Tiến Dũng Địa chỉ liên hệ: Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông 18 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 04.35563854 E-mail: vnhung@mic.gov.vn nt_dung@mic.gov.vn 3. Báo cáo tóm tắt Mở đầu Thương mại điện tử trên thế giới đang có xu hướng phát triển mạnh, chúng ta có thể ngồi tại nhà để mua sắm mọi thứ theo ý muốn, cả người mua và người bán đều tiết kiệm được nhiều chi phí, thời gian. Thương mại điện tử phát triển kéo theo sự ra đời của các loại hình thanh toán trực tuyến hỗ trợ hữu ích. Với khả năng thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán trực tuyến là một trong những bước khởi đầu thiết yếu để xúc tiến thương mại điện tử phát triển. Việc triển khai các hoạt động thanh toán trực tuyến nhằm tiết giảm tối đa thời gian, nhân lực là một biện pháp đang được nhiều doanh nghiệp tìm đến để tiết giảm tối đa chí phí trong bối cảnh hiện nay. Tại Việt Nam, bên cạnh các phương thức thanh toán điện tử truyền thống như chuyển khoản, ATM, POS hay thư đảm bảo,... hình thức thanh toán trực tuyến như thanh toán qua di động, internet đang ngày càng phát triển và phổ biến. Từ năm 2008, một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cổng thanh toán ra đời như Vietpay, PayNet, Mobivi, Payoo, MoMo, Ngân Lượng liên kết với các trang thông tin điện tử bán hàng trên mạng, với các doanh nghiệp thông tin di động để thanh toán trực tuyến, mở rộng các tiện ích thanh toán với những nhu 2 cầu thiết yếu như thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, truyền hình trả tiền, internet, dịch vụ nội dung trên mạng di động v.v... Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ thanh toán điện tử, đã xuất hiện nhiều hình thức lợi dụng dịch vụ thanh toán điện tử lừa đảo người sử dụng để trục lợi. Hệ quả của vấn nạn này gây ra nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp và người sử dụng, nghiêm trọng hơn là làm mất niềm tin của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Việc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế, ngăn chặn các hành vi vi phạm trong thanh toán điện tử trên mạng thông tin di động là hết sức cần thiết, nhằm góp phần đảm bảo yêu cầu công tác quản lý nhà nước về giao dịch điện tử trong tình hình hiện nay và trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ đánh giá một cách tổng quan, toàn diện và những thực trạng, bất cập trong trong hoạt động thanh toán trực tuyến, đưa ra các giải pháp nhằm ngăn chặn, hạn chế những hành vi vi phạm trong hoạt động này. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần trang bị cho lực lượng thanh tra Thông tin và Truyền thông những kiến thức, kinh nghiệm để triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với lĩnh vực cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử trên mạng thông tin di động. Đề tài được kết cấu gồm 3 phần chính: Chương I giới thiệu về hoạt động thanh toán điện tử trên mạng thông tin di động. Chương II nghiên cứu một số hành vi vi phạm trong hoạt động thanh toán điện tử trên mạng thông tin di động. Chương III đề xuất một số giải pháp ngănn chặn hành vi vi phạm trong hoạt động thanh toán điện tử trên mạng thông tin di động. Chương I: Hoạt động thanh toán điện tử trên mạng thông tin di động Theo số liệu công bố trên website của Cục viễn thông, tỷ lệ dân số Việt Nam có sử dụng Internet là 39%, số lượng thuê bao di động trên 130 triệu thuê bao (1 người Việt Nam trung bình có 1,45 thẻ SIM điện thoại), 36% dân số có sử dụng internet qua nền tảng di động. Theo khảo sát thực hiện bởi Cục TMĐT và CNTT năm 2014 với hơn 900 người tiêu dùng có sử dụng Internet, bên cạnh hình thức truy cập Internet truyền thống qua máy tính xách tay, người tiêu dùng Việt Nam đang dần chuyển hướng sang sử dụng các thiết bị di động để truy cập Internet. Cụ thể, mặc dù năm 2010 số người truy cập Internet qua điện thoại di động chỉ ở mức 27%, tuy nhiên sau 4 năm tỷ lệ này đã tăng 38% và đạt mức 65% năm 2014; bên cạnh đó việc sử dụng các thiết bị di động khác để truy cập Internet cũng tăng mạnh, do có sự xuất hiện của các thiết bị công nghệ mới như điện thoại thông minh, máy tính 3 bảng, thiết bị giám sát hành trình, tỷ lệ này là 19% năm 2014 trong khi năm 2010 là 0%. Thống kê từ phía người tiêu dùng cũng cho thấy hình thức mua sắm trực tuyến của người dân qua các ứng dụng di động cũng tăng gấp đôi từ 6% năm 2013 lên đến 13% năm 2014. Kết quả khảo sát trên cho thấy, TMĐT trên nền tảng di động đang từng bước đi vào lĩnh vực bán lẻ với vai trò chuyển đổi từ một kênh liên lạc sang vai trò kênh tương tác giữa nhà bán lẻ và người tiêu dùng. Khả năng tiếp nhận từ phía người tiêu dùng là rất khả quan, do đó vấn đề đối với các nhà bán lẻ là phải giải quyết hài hòa bài toán công nghệ và đảm bảo dịch vụ thương mại cốt lõi của doanh nghiệp. Ngoài ra, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống thanh toán điện tử trên toàn cầu, dịch vụ thanh toán trực tuyến trên di động, một trong những dịch vụ của thanh toán điện tử hứa hẹn sẽ có sự phát triển nhanh và rộng khắp trong thời gian tới tại Việt Nam, ngày càng có nhiều doanh nghiệp triển khai dịch vụ thanh toán trực tuyến trên mạng di động. Hiện nay có trên 30 doanh nghiệp, ngân hàng tham gia thị trường này. Dịch vụ thanh toán trực tuyến trên mạng di động cho phép khách hàng sử dụng các dịch vụ từ đơn giản như tra cứu số dư tài khoản, thanh toán hóa đơn điện tử, mua các loại thẻ trả trước như thẻ điện thoại di động, dịch vụ nội dung số cho thiết bị di động, giao dịch chuyển khoản trong cùng một hệ thống ngân hàng v.v... Các hình thức thanh toán trực tuyến qua mạng thông tin di động - Thanh toán trực tiếp qua cổng ngân hàng: Đây là dịch vụ một số ngân hàng đã mở ra để thuận tiện cho việc thanh toán, cho phép chủ thẻ mua hàng tại các website đã kết nối với ngân hàng thực hiện thanh toán trực tuyến qua kênh Internet Banking/ SMS Banking/ Mobile Banking. - Thanh toán trực tuyến qua các đơn vị trung gian (ví điện tử như Ngân Lượng, Bảo Kim, Payoo, VTC Pay, Momo,...) - Thanh toán bằng thẻ cào điện thoại di động: là hình thức thông dụng hiện nay của rất nhiều website cung cấp dịch vụ trực tuyến. - Thanh toán qua tài khoản điện thoại di động (thanh toán qua nhà mạng di động) là một trong các phương thức thanh toán thay thế cho phép khách hàng chi trả mua sắm trực tiếp bằng cước điện thoại thay vì phương thức truyền thống hơn như thẻ ghi nợ hay tín dụng, chuyển khoản ngân hàng hay tiền mặt. 4 Chương II: Hành vi vi phạm trong thanh toán điện tử trên mạng thông tin di động. Trên thế giới hiện nay phổ biến một số phương thức thanh toán điện tử như thanh toán ngoại tuyến (thanh toán thẻ qua ATM, POS), thanh toán trực tuyến (qua internet), thanh toán qua điện thoại di động. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa, thanh toán điện tử mang lại rất nhiều lợi ích như tiết kiệm chi phí giao dich, tiết kiệm thời gian, tạo thuận lợi cho các bên tham gia giao dịch và giảm thiểu rủi ro mất tiền, tiền giả Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của thanh toán điện tử thì các vi phạm sử dụng công nghệ cao cũng ngày càng phát triển và diễn biến phức tạp với những thủ đoạn tinh vi để che giấu hành vi vi phạm, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu, lộ trình của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế, đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như lợi ích của người tiêu dùng. Để có được cái nhìn tổng quan và hiểu được cơ bản về các vi phạm trong hoạt động này, nội dung nghiên cứu đề tài sẽ đưa ra một số hành vi vi phạm điển hình trong hoạt động thanh toán điện tử trên nền tảng di động. - Vi phạm trong hoạt động cung cấp dịch vụ nội dung số: + Không cung cấp dịch vụ nhưng thu tiền của người dùng. + Lừa đảo khách hàng sử dụng dịch vụ. - Sử dụng các hình thức thanh toán điện tử để phục vụ lừa đảo: + Lừa đảo người dùng nạp thẻ điện thoại di động. + Lừa đảo khách hàng chuyển tiền. - Sử dụng thanh toán điện tử để thanh toán cho các dịch vụ bất hợp pháp: + Sử dụng thẻ cào điện thoại di động để thanh toán cho dịch vụ, trò chơi không được cấp phép. + Sử dụng ví điện tử, internet banking để rửa tiền. - Vi phạm về an toàn thông tin. Các nguyên nhân liên quan đến các vi phạm trong thanh toán điện tử: - Xuất phát từ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử. - Do yếu tố công nghệ. - Do người sử dụng. - Do yếu tố pháp lý. 5 Chương III: Một số giải pháp nhằm hạn chế vi phạm trong thanh toán điện tử. Việt Nam đang trong quá trình phát triển kinh tế. Những lợi ích mà thanh toán điện tử cũng như các dịch vụ trực tuyến khác mang lại thực sự là công cụ hữu hiệu để nâng cao tốc độ phát triển của nền kinh tế. Do đó, việc nghiên cứu và triển khai nhanh chóng, đồng bộ các giải pháp để hạn chế các vi phạm, thúc đẩy dịch vụ thanh toán điện tử ngày càng phát triển trong nền kinh tế thực sự cấp thiết. - Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: + Hoàn thiện cơ chế, chính sách. + Tăng cường công tác thực thi pháp luật. + Nâng cao nhận thức và đẩy mạnh công tác tuyên truyền. + Phát triển nguồn nhân lực. + Tăng cường hợp tác quốc tế. - Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử: + Xây dựng và trang bị hệ thống bảo mật. + Lựa chọn đối tác thanh toán trung gian có uy tín. + Ngăn ngừa, phòng chống các loại hình tội phạm. + Xây dựng quy trình quản lý và cung cấp dịch vụ. + Tăng cường giáo dục, phổ biến pháp luật về thanh toán điện tử. + Tăng cường công tác tự kiểm tra, kiểm soát. - Đối với người sử dụng dịch vụ. Nhóm nghiên cứu đề tài đã nêu ra một số hình thức vi phạm pháp luật cũng như nguyên nhân dẫn đến các vi phạm. Trên cơ sở này, đề xuất một số giải pháp đối với 3 đối tượng chính liên quan đến hệ thống thanh toán trực tuyến (cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, người sử dụng dịch vụ) nhằm hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật, giảm thiểu các thiệt hại trong hoạt động thanh toán điện tử trên mạng thông tin di động. Các giải pháp nêu trên là những giải pháp hết sức cần thiết và chỉ có thể phát huy hiệu quả khi được thực hiện đồng bộ với sự nỗ lực tối đa của từng doanh nghiệp, người sử dụng và sự tích cực hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước liên quan.