Báo cáo tóm tắt Đề tài - Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý việc kết nối mạng giữa các doanh nghiệp bưu chính

Sau 8 năm kể từ ngày Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), số lượng doanh nghiệp tham hoạt động trên thị trường bưu chính tại Việt Nam tăng lên nhanh chóng – 160 doanh nghiệp, gấp 20 lần so với số doanh nghiệp năm 2007. Đa số các doanh nghiệp bưu chính hoạt động ổn định và phát triển lành mạnh. Nhiều doanh nghiệp đã từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng tốt để tham gia vào các hoạt động thương mại điện tử đang trở thành trào lưu, xu hướng phát triển trên toàn thế giới. Các doanh nghiệp tham gia thị trường bưu chính phần đông là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với mức vốn đầu tư hạn chế. Việc đầu tư xây dựng mạng lưới bưu chính rộng khắp, đội ngũ lao động phù hợp, các thiết bị, phương tiện cần thiết để đảm bảo chất lượng dịch vụ đã công bố, đảm bảo an toàn cho bưu gửi, cho con người, cho hệ thống trang thiết bị là việc không phải doanh nghiệp bưu chính nào đã có thể thực hiện được ngay khi tham gia thị trường bưu chính. Do vậy, các doanh nghiệp bưu chính ngày càng có xu hướng phải tìm kiếm sự kết nối mạng của các doanh nghiệp bưu chính khác để cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Vấn đề kết nối mạng của các doanh nghiệp bưu chính (cùng sử dụng chung cơ sở hạ tầng bưu chính) đã nhận được nhiều sự quan tâm và là chủ đề của các nghiên cứu, các cuộc Hội thảo nhằm hướng tới sự đồng nhất trong quan điểm của các bên liên quan (doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước các cấp, các tổ chức/cá nhân liên quan). Trong khuôn khổ của một đề tài khoa học với sự giới hạn về thời gian và các nguồn lực để nghiên cứu nên nhóm nghiên cứu đề tài sử dụng phương pháp phân tích và đánh giá hiện trạng kết nối mạng bưu chính giữa các doanh nghiệp bưu chính, đồng thời cập nhật kinh nghiệm quốc tế về vấn đề này để làm cơ sở cho các đề xuất, khuyến nghị về việc kết nối của các doanh nghiệp bưu chính tại Việt Nam

pdf11 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo tóm tắt Đề tài - Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý việc kết nối mạng giữa các doanh nghiệp bưu chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VỤ BƯU CHÍNH BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VIỆC KẾT NỐI MẠNG GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP BƯU CHÍNH Mã số: 68-15-KHKT-QL Chủ trì đề tài: Nguyễn Vũ Hồng Thanh Cộng tác viên: - Phạm Hồng Lê - Vụ Bưu chính - Vũ Thu Thủy - Vụ Bưu chính - Lê Văn Chung - Vụ Bưu chính Hà Nội, tháng 11/2015 BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VỤ BƯU CHÍNH BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VIỆC KẾT NỐI MẠNG GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP BƯU CHÍNH Mã số: 68-15-KHKT-QL Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ trì đề tài Nguyễn Vũ Hồng Thanh Hà Nội, tháng 11/2015 Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý việc kết nối mạng giữa các doanh nghiệp bưu chính” - Mã số 68-15-KHKT-QL 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Sau 8 năm kể từ ngày Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), số lượng doanh nghiệp tham hoạt động trên thị trường bưu chính tại Việt Nam tăng lên nhanh chóng – 160 doanh nghiệp, gấp 20 lần so với số doanh nghiệp năm 2007. Đa số các doanh nghiệp bưu chính hoạt động ổn định và phát triển lành mạnh. Nhiều doanh nghiệp đã từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng tốt để tham gia vào các hoạt động thương mại điện tử đang trở thành trào lưu, xu hướng phát triển trên toàn thế giới. Các doanh nghiệp tham gia thị trường bưu chính phần đông là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với mức vốn đầu tư hạn chế. Việc đầu tư xây dựng mạng lưới bưu chính rộng khắp, đội ngũ lao động phù hợp, các thiết bị, phương tiện cần thiết để đảm bảo chất lượng dịch vụ đã công bố, đảm bảo an toàn cho bưu gửi, cho con người, cho hệ thống trang thiết bị là việc không phải doanh nghiệp bưu chính nào đã có thể thực hiện được ngay khi tham gia thị trường bưu chính. Do vậy, các doanh nghiệp bưu chính ngày càng có xu hướng phải tìm kiếm sự kết nối mạng của các doanh nghiệp bưu chính khác để cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Vấn đề kết nối mạng của các doanh nghiệp bưu chính (cùng sử dụng chung cơ sở hạ tầng bưu chính) đã nhận được nhiều sự quan tâm và là chủ đề của các nghiên cứu, các cuộc Hội thảo nhằm hướng tới sự đồng nhất trong quan điểm của các bên liên quan (doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước các cấp, các tổ chức/cá nhân liên quan). Trong khuôn khổ của một đề tài khoa học với sự giới hạn về thời gian và các nguồn lực để nghiên cứu nên nhóm nghiên cứu đề tài sử dụng phương pháp phân tích và đánh giá hiện trạng kết nối mạng bưu chính giữa các doanh nghiệp bưu chính, đồng thời cập nhật kinh nghiệm quốc tế về vấn đề này để làm cơ sở cho các đề xuất, khuyến nghị về việc kết nối của các doanh nghiệp bưu chính tại Việt Nam. Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý việc kết nối mạng giữa các doanh nghiệp bưu chính” - Mã số 68-15-KHKT-QL 2 2. Kết cấu của đề tài nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đánh giá thực trạng việc kết nối mạng giữa các doanh nghiệp trong cung ứng dịch vụ bưu chính và đề xuất các giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bưu chính, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người sử dụng dịch vụ bưu chính, báo cáo kết quả đề tài “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý việc kết nối mạng giữa các doanh nghiệp bưu chính” gồm có các nội dung: Chương I: Nghiên cứu hiện trạng việc kết nối mạng giữa các doanh nghiệp bưu chính tại Việt Nam Chương II: Nghiên cứu, cập nhật thông tin về quản lý kết nối mạng giữa các doanh nghiệp bưu chính tại một số nước Chương III: Tổng hợp, phân tích và đánh giá về các vấn đề liên quan đến kết nối mạng bưu chính Chương IV: Đề xuất các giải pháp quản lý kết nối mạng giữa các doanh nghiệp bưu chính CHƯƠNG I: HIỆN TRẠNG KẾT NỐI MẠNG GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP BƯU CHÍNH TẠI VIỆT NAM I. Các quy định của pháp luật về cung ứng dịch vụ bưu chính Trong phần này, báo cáo đã đề cập đến các căn cứ pháp lý về bưu chính có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bưu chính trong kết nối mạng (Khoản 1 Điều 29 và khoản 9 Điều 3 Luật bưu chính quy định doanh nghiệp Việt Nam có quyền thiết lập mạng bưu chính, Khoản 2 Điều 6 của Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 quy định về “Hồ sơ đề nghị cấp GPBC” thì doanh nghiệp phải cung cấp bản “Thỏa thuận với doanh nghiệp khác, đối tác nước ngoài bằng tiếng Việt đối với trường hợp kết nối mạng cung ứng một, một số hoặc tất cả các công đoạn của dịch vụ bưu chính Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý việc kết nối mạng giữa các doanh nghiệp bưu chính” - Mã số 68-15-KHKT-QL 3 đề nghị cấp phép”, Khoản 3 Điều 6 của Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 quy định về “Phương án kinh doanh” thì doanh nghiệp phải cung cấp các thông tin về “Phương thức cung ứng dịch vụ do doanh nghiệp tự tổ chức hoặc kết nối mạng cung ứng dịch vụ với doanh nghiệp khác (trường hợp kết nối mạng với doanh nghiệp khác, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép bưu chính phải trình bày chi tiết về phạm vi kết nối mạng, công tác phối hợp trong việc bảo đảm an toàn, an ninh, giải quyết khiếu nại và bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ)” và Điều 2 của Giấy phép bưu chính cấp cho các doanh nghiệp bưu chính quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp là “Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ, kể cả trường hợp (doanh nghiệp) kết nối mạng với doanh nghiệp khác để chấp nhận, vận chuyển và phát thư”). Như vậy, pháp luật về bưu chính đã có quy định về quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp bưu chính khi kết nối mạng để cung ứng dịch vụ trên cơ sở các bên có sự thống nhất về công tác phối hợp để đảm bảo an toàn, an ninh bưu chính, giải quyết khiếu nại và bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ. II. Các doanh nghiệp trên thị trường dịch vụ bưu chính ở Việt Nam Trong phần này, báo cáo cung cấp các thông tin chung về doanh nghiệp bưu chính hoạt động trên thị trường cũng như các số liệu về dịch vụ, doanh thu, theo đó: - Hiện nay, trên thị trường bưu chính có các doanh nghiệp bưu chính thuộc đủ mọi loại hình doanh nghiệp tham gia hoạt động với nguồn vốn đầu tư khác nhau: * Phân nhóm doanh nghiệp Nhà nước hoặc có vốn Nhà nước: Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost), Tổng công ty Viễn thông quân đội (Viettel), Công ty CP dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài gòn (SPT)... * Phân nhóm doanh nghiệp tư nhân: Các doanh nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh như Công ty cổ phần chuyển phát nhanh Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý việc kết nối mạng giữa các doanh nghiệp bưu chính” - Mã số 68-15-KHKT-QL 4 Tín thành, Tổng công ty Cổ phần Chuyển phát nhanh Hợp Nhất, Công ty Cổ Phần Thương mại và Chuyển phát nhanh Nội Bài (Netco), .... các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá và hành khách trên một số tuyến đường cũng kết hợp cung cấp dịch vụ chuyển phát (Công ty TNHH vận tải Bus Hải Phòng, Công ty TNHH vận tải Hoàng Long, Công ty cổ phần vận tải tốc hành Mai Linh, Công ty TNHH vận tải Việt Đức...); * Phân nhóm các tổ chức chuyển phát nước ngoài: gồm các công ty chuyển phát toàn cầu (TNT, DHL, FEDEX, UPS, JNE, ...) hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức công ty 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh hoặc ủy thác đại lý cho các doanh nghiệp bưu chính trong nước. - Các dịch vụ bưu chính cung ứng trên thị trường ngày càng nhiều hơn về số lượng dịch vụ và đa dạng về chất lượng dịch vụ (nhanh hơn, an toàn và tiện ích hơn ) để tạo ra nhiều sự lựa chọn cho các đối tượng khách hàng. Bên cạnh các dịch vụ bưu chính cơ bản (của VNPost), nhiều dịch vụ được cung ứng trên thị trường đáp ứng nhu cầu “ngay và luôn” của khách hàng về tốc độ chuyển phát (dịch vụ chuyển phát nhanh 90 phút giữa các Văn phòng của Bus Hải Âu; Chuyển phát nhanh trước 9h, 12h, 16h của Netco, Viettel Post ). Ngoài ra, các doanh nghiệp bưu chính đã chủ động và linh hoạt cung ứng các dịch vụ bưu chính đáp ứng các nhu cầu ‘riêng’ của các khách hàng đối với các sản phẩm đặc biệt, như: dịch vụ Kiểm đếm chi tiết (Viettel Post, EMS), dịch vụ Hàng hóa giá trị cao (FutaExpress), là dịch vụ chuyển phát dành cho các đơn hàng có giá trị cao và khi phát, doanh nghiệp và người nhận sẽ đồng kiểm chi tiết về nội dung đơn hàng; dịch vụ Phát hàng thu tiền – COD (VNPost, Viettel Post, Netco, FutaExpress ), dịch vụ người nhận trả cước (EMS), dịch vụ EMS Hồ sơ xét tuyển, EMS Visa (EMS), dịch vụ cung cấp và chuyển quà tặng Noel (Viettel Post) Doanh thu thuần từ dịch vụ bưu chính đạt được sự tăng trưởng hàng năm (tăng từ trên 200 triệu USD năm 2010 lên hơn 300 triệu USD năm 2013, xấp xỉ 150%). Như vậy, trong bối cảnh nền kinh tế khu vực và toàn cầu cũng như nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn thì ở lĩnh vực bưu Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý việc kết nối mạng giữa các doanh nghiệp bưu chính” - Mã số 68-15-KHKT-QL 5 chính ở Việt Nam số lượng doanh nghiệp tham gia thị trường bưu chính tăng nhanh và doanh thu khai thác được từ thị trường này tăng bình quân 10-15% so với năm trước. CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU, CẬP NHẬT THÔNG TIN VỀ QUẢN LÝ KẾT NỐI MẠNG GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP BƯU CHÍNH TẠI MỘT SỐ NƯỚC Theo báo cáo của Văn phòng Quốc tế Liên minh Bưu chính thế giới (UPU), hiện nay nhiều quốc gia thành viên của tổ chức này đã mở cửa thị trường, cho phép nhiều nhà khai thác tham gia cung ứng dịch vụ bưu chính. Do vậy, vấn đề kết nối mạng bưu chính giữa các doanh nghiệp đã, đang và sẽ tiếp tục là chủ đề được các doanh nghiệp bưu chính, các cơ quan quản lý nhà nước tại các quốc gia này quan tâm, đề cập đến, thậm chí, ở một số nước đã có các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề này để đảm bảo việc kết nối mạng/kết nối giữa các doanh nghiệp được thực hiện trên cơ sở bình đẳng, các bên cùng có lợi và trên hết là đảm bảo quyền lợi của người sử dụng dịch vụ bưu chính. Do điều kiện nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế có nhiều hạn chế bởi các thông tin về nội dung kết nối mạng giữa các doanh nghiệp không được công bố rộng rãi cũng như các quy định về quản lý nội dung này cũng chưa được nhiều nước đưa vào văn bản luật bởi đây cũng còn là vấn đề phức tạp, còn nhiều tranh luận. Vì thế, với sự nỗ lực cao, nhóm nghiên cứu đề tài đã nghiên cứu thêm một số mô hình (như Croatia, New Zealand), đồng thời cố gắng bổ sung, cập nhật thông tin về vấn đề này đối với một số mô hình đã được đề cập trong đề tài trước đây (như Anh, USA). Dù ở mỗi nước, các quy định của cơ quan quản lý Nhà nước hoặc thỏa thuận của các doanh nghiệp về kết nối mạng khác nhau do chính sách của từng quốc gia hoặc yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng dịch vụ kết nối mạng nhưng điểm dễ nhận thấy là hiện nay, ở nhiều quốc gia, việc hợp tác không chỉ diễn ra theo chiều hướng các doanh nghiệp bưu chính tư nhân kết nối vào mạng bưu chính công cộng mà còn theo hướng Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý việc kết nối mạng giữa các doanh nghiệp bưu chính” - Mã số 68-15-KHKT-QL 6 doanh nghiệp được chỉ định (Bưu chính các nước) kết nối vào mạng của các doanh nghiệp bưu chính khác. Đây là xu hướng tất yếu, khi các doanh nghiệp bưu chính cùng lớn mạnh trên thị trường và cùng tận dụng khả năng vượt trội của các doanh nghiệp đối tác để cùng phát triển. Ở các nước, kết nối mạng được xem như là một dịch vụ mà các doanh nghiệp có năng lực cung cấp cho các doanh nghiệp khác và dịch vụ này đang mang lại lợi ích cho tất cả các bên. CHƯƠNG III: TỔNG HỢP, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUANĐẾN KẾT NỐI MẠNG BƯU CHÍNH Trong Chương này, báo cáo đã đưa ra những phân tích, đánh giá của nhóm nghiên cứu đề tài về vấn đề kết nối mạng giữa các doanh nghiệp bưu chính, theo đó, có thể thấy, hiện nay việc kết nối mạng của các doanh nghiệp bưu chính tại Việt Nam còn mang tính tự phát, chưa có quy định pháp luật cũng như các doanh nghiệp bưu chính (kể cả VNPost) cũng chưa có các quy định về vấn đề này nên phạm vi, trách nhiệm của các doanh nghiệp tham gia vào quá trình cung ứng dịch vụ không được quy định rõ ràng, quyền và lợi ích của chính các doanh nghiệp này không được pháp luật bảo vệ nếu các điều khoản hợp đồng thỏa thuận giữa các bên không chặt chẽ, dẫn đến khó có thể đảm bảo quyền lợi của người sử dụng dịch vụ khi phát sinh khiếu nại hoặc có sự tranh chấp giữa các bên có liên quan. Báo cáo đã phân tích khá kỹ các khía cạnh của vấn đề kết nối mạng giữa các doanh nghiệp bưu chính, như: Chủ thể tham gia kết nối mạng, Hợp đồng thỏa thuận về kết nối mạng, phiếu gửi sử dụng khi kết nối mạng, chất lượng dịch vụ khi kết nối mạng (thời gian giải quyết khiếu nại, thời gian toàn trình), bao bì sử dụng khi kết nối, ứng dụng công nghệ thông tin khi kết nối mạng, thời gian giao-nhận bưu gửi, giá cước, công tác báo cáo của doanh nghiệp). Kết quả phân tích, đánh giá sẽ là sở cứ để nhóm nghiên cứu đề tài đề xuất giải pháp quản lý Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý việc kết nối mạng giữa các doanh nghiệp bưu chính” - Mã số 68-15-KHKT-QL 7 CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VIỆC KẾT NỐI MẠNG GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP BƯU CHÍNH Kết quả đạt được của việc nghiên cứu vấn đề kết nối mạng giữa các doanh nghiệp bưu chính cho thấy: - trong môi trường kinh doanh bưu chính “mở” với sự tham gia của nhiều nhà khai thác bưu chính thì việc kết nối mạng giữa các doanh nghiệp này là tất yếu và cần thiết vì xuất phát từ nhu cầu nâng cao hiệu quả nguồn lực xã hội và hiệu quả đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp; - các văn bản pháp luật về bưu chính hiện hành đã có các quy định về kết nối mạng, nhưng các quy định này mới chỉ là các quy định chung, mang tính khái quát và chưa đề cập đến các yêu cầu cụ thể để quản lý việc kết nối mạng của các doanh nghiệp; - từ nhu cầu thực tiễn của việc hợp tác trong cung ứng dịch vụ bưu chính, các doanh nghiệp bưu chính tại Việt Nam đã thực hiện kết nối mạng, nhưng hoạt động kết nối mạng giữa các doanh nghiệp còn khá nhiều bất cập, như: 1/ Các doanh nghiệp hợp tác, kết nối mạng chủ yếu mang tính tự phát. 2/ Các hợp đồng thỏa thuận còn sơ sài, nội dung chưa hoàn toàn phù hợp với tính chất hợp tác hoặc các cam kết chưa thực sự bình đẳng giữa các bên . Do vậy, nếu xảy ra các trường hợp vi phạm các điều khoản thỏa thuận thì rất dễ xảy ra tranh chấp, bất lợi cho các bên liên quan (trong đó có cả người sử dụng dịch vụ). Do vậy, để góp phần giải quyết những tồn tại trong quản lý đối với vấn đề này, báo cáo đã đề cập đến các đề xuất mà nhóm nghiên cứu đề tài đã đưa ra, bao gồm: 1/ Giải pháp quản lý: - Hoàn thiện các quy định của pháp luật về kết nối mạng giữa các doanh nghiệp bưu chính: Do hiện nay, các quy định của pháp luật về bưu chính về Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý việc kết nối mạng giữa các doanh nghiệp bưu chính” - Mã số 68-15-KHKT-QL 8 kết nối mạng mới chỉ là các nguyên tắc chung và chỉ ra quyền của các doanh nghiệp được kết nối mạng khi cung ứng dịch vụ mà chưa có các quy định cụ thể hơn để các doanh nghiệp phải tuân thủ nhằm đảm bảo sự bình đẳng, các bên cùng có lợi khi hợp tác, kết nối mạng. Vì vậy, việc ban hành một văn bản quy phạm pháp luật (một Thông tư của Bộ Thông tin và Truyền thông) là cần thiết (gồm các nội dung cần được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động kết nối mạng, như: Nguyên tắc kết nối mạng, Điểm kết nối mạng, Điều kiện kết nối mạng, Thủ tục kết nối mạng, Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kết nối, Chất lượng, giá cước kết nối, Hợp đồng kết nối, Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong kết nối mạng giữa các doanh nghiệp bưu chính).). Đây cũng là giải pháp tiền đề cho việc thực hiện các giải pháp khác. - Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật và hỗ trợ pháp lý thông qua , một số hình thức tuyên truyền, hỗ trợ pháp lý về hoạt động kết nối để các doanh nghiệp nhận thức về bản chất của hoạt động kết nối mạng và thực hiện việc kết nối mạng như một dịch vụ cung ứng cho các doanh nghiệp khác, như: Hội thảo, hội nghị, tọa đàm, giải đáp vướng mắc theo nhiều kênh (Q&A trên Trang thông tin điện tử của Bộ hoặc qua hotline, e-mail ). - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, nhóm nghiên cứu đề tài cũng đề xuất đẩy mạnh các hoạt động hậu kiểm với sự tham gia của nhiều đơn vị liên quan. 2/ Tổ chức thực hiện Để việc triển khai các giải pháp quản lý nêu trên hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bưu chính, đảm bảo một môi trường kinh doanh bưu chính cạnh tranh lành mạnh cũng như tạo điều kiện để các doanh nghiệp bưu chính không chỉ là đối thủ mà trở thành đối tác của nhau trong cung ứng dịch vụ cho khách hàng thì nhóm nghiên cứu đề tài thấy rằng một số nội dung công việc cần được thực hiện, cụ thể: 1/Đối với giải pháp thứ nhất: Việc “Nghiên cứu, xây dựng Thông tư quy định về việc kết nối mạng giữa các doanh nghiệp bưu chính” cần được các Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý việc kết nối mạng giữa các doanh nghiệp bưu chính” - Mã số 68-15-KHKT-QL 9 đơn vị chức năng thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông sớm triển khai thực hiện. 2/ Đối với giải pháp thứ hai: Các đơn vị có liên quan (Vụ Bưu chính, Vụ Pháp chế, Trung tâm thông tin) cần phối hợp để có kế hoạch trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt việc đưa vào chương trình phổ biến pháp luật hàng năm cũng như bổ sung mục Giải đáp, hỗ trợ pháp lý bưu chính trên Trang thông tin điện tử của Bộ với chủ đề về kết nối mạng. 3/ Đối với giải pháp thứ ba: Thanh tra Bộ là đơn vị đầu mối, phối hợp với các đơn vị liên quan (Vụ Bưu chính, Vụ Pháp chế) để có các chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kết nối mạng phù hợp. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đề tài thấy rằng, việc thực hiện giải pháp thứ nhất vẫn là nhiệm vụ trọng tâm, cần thực hiện trước hết và là tiền đề cho các giải pháp thứ hai và thứ ba được triển khai bởi hiện nay các quy định của pháp luật về vấn đề này chưa đủ cụ thể để buộc các doanh nghiệp bưu chính thống nhất triển khai. Do vậy, mặc dù việc thực hiện trên thực tế còn nhiều vấn đề vướng, nhưng các quy định của pháp luật chưa đủ rõ để thực hiện các giải pháp này. Trên đây là báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý việc kết nối mạng giữa các doanh nghiệp bưu chính” – mã số 68-15-KHKT-QL. Nhóm nghiên cứu xin báo cáo Hội đồng nghiệm thu Bộ Thông tin và Truyền thông và xin được nghe ý kiến tham gia, góp ý của các thành viên Hội đồng và các đại biểu dự buổi họp nghiệm thu để nhóm nghiên cứu đề tài tiếp thu và chỉnh sửa cho bản báo cáo được hoàn chỉnh. Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn Hội đồng và các quý vị đại biểu tham dự buổi nghiệm thu đề tài.