Mạng LTE đã được nghiên cứu trong các tiêu chuẩn 3GPP từ Release 8 và mạng LTEAdvanced có trong các tiêu chuẩn 3GPP từ Release 10 cho đến nay, đồng thời chúng
cũng đã được thương mại hóa và triển khai rộng rãi với số lượng thuê bao gia tăng
mạnh trong 1-2 năm qua ở nhiều nước trên thế giới. Việt Nam với xu hướng phát triển
công nghệ, khi đã đạt được những thành tựu nhất định sau khi triển khai hạ tầng và các
dịch vụ trên nền mạng 3G cũng đã có những thử nghiệm nhất định cũng như định
hướng trong việc triển khai hệ thống 4G dựa trên công nghệ LTE/LTE-Advanced
trong tương lai gần. Cụ thể hơn của việc tiếp cận công nghệ 4G là sự kiện Cục tần số
sẽ tổ chức đấu giá băng tần số dành cho triển khai 4G vào cuối năm 2015 hoặc đầu
năm 2016. Việc các nhà mạng trong nước gần đây gấp rút thực hiện refarming, dọn
dẹp các băng tần đã được cấp phép cho các dịch vụ 2G và 3G ở các băng tần cũng
càng cho thấy rõ họ đã sẵn sàng đầu tư cho hạ tầng và dịch vụ mạng 4G theo hướng
LTE/LTE-Advanced.
Với các xu thế và định hướng như vậy, việc chuẩn bị cho triển khai LTE/LTEAdvanced là hết sức cần thiết, đặc biệt về phía Bộ Thông tin và Truyền thông cũng
như các đơn vị liên quan như Cục tần số vô tuyến điện, Cục viễn thông khi là cơ quan
quản lý, cấp phép phổ tần cũng như đảm bảo chất lượng dịch vụ mà các đơn vị khai
thác cung cấp cho người sử dụng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về công nghệ, các vấn
đề về kỹ thuật liên quan cũng như nắm bắt xu hướng triển khai trên thế giới cũng như
tình hình tiêu chuẩn hóa là vấn đề cần quan tâm hàng đầu đối với các cơ quan này.
Đề tài này, với mục tiêu chính là “định hướng chuẩn hóa liên quan đến mạng
LTE/LTE-Advanced” sẽ đưa ra một cái nhìn tổng quan nhất về công nghệ LTE/LTEAdvanced, sự khác biệt giữa 2 phiên bản, các quy định yêu cầu kỹ thuật đối với hệ
thống LTE/LTE-Advanced khi triển khai, từ đó định hướng chuẩn hóa liên quan đến
mạng LTE/LTE-Advanced, đề xuất lộ trình xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn khi
mạng LTE/LTE-Advanced được triển khai ở Việt Nam sẽ cần có những tài liệu pháp
lý để đánh giá là đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế cũng như vận hành, đảm bảo chất
lượng dịch vụ.
Với cách tiếp cận trên, đề tài phân chia thành 4 phần như sau:
Chương 1: Nghiên cứu về công nghệ LTE/LTE-Advanced
o Nghiên cứu cấu trúc mạng, các thành phần và giao diện kết nối
o Nghiên cứu về giao diện mạng vô tuyến LTE/LTE-Advanced, các công
nghệ được áp dụng như OFDMA đường xuống, SC-FDMA đường lên,
MIMO, các cơ chế điều khiển, lập lịch, 4
Chương 2: Nghiên cứu, đánh giá tình hình triển khai và thiết lập mạng theo
công nghệ LTE/LTE-Advanced trên thế giới và tại Việt Nam.
o Nghiên cứu tình hình triển khai và thiết lập mạng ở các nước có công
nghệ phát triển và các nước trong khu vực.
o Nghiên cứu tình hình thực tế của các mạng di động tại Việt Nam và xu
hướng phát triển lên công nghệ LTE/LTE-Advanced.
Chương 3: Nghiên cứu tình hình chuẩn hóa liên quan đến mạng LTE/LTEAdvanced của một số quốc gia và các tổ chức tiêu chuẩn hóa trên thế giới.
o Nghiên cứu tình hình chuẩn hóa LTE/LTE-Advanced của các tổ chức
tiêu chuẩn hóa và một số quốc gia
o Nghiên cứu về các tiêu chuẩn 3GPP về LTE/LTE-Advance thông qua
các phiên bản Release 8 đến Release 13, các phần cập nhật chính về cấu
trúc, giao diện, yêu cầu kỹ thuật,
Chương 4: Đề xuất lộ trình xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn trong thủ tục
kết nối mạng, thiết bị đầu cuối, quản lý chất lượng dịch vụ, cần phải xây dựng
cho mạng LTE/LTE-Advanced áp dụng tại Việt Nam.
o Đưa ra tất cả các yêu cầu liên quan đến việc xây dựng các tiêu chuẩn cần
thiết khi thiết lập mạng LTE/LTE-Advanced.
o Đánh giá, lựa chọn đưa ra lộ trình cho một số tiêu chuẩn, quy chuẩn quan
trọng trong quản lý chất lượng mạng, thiết bị, dịch vụ,
19 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo tóm tắt Đề tài - Nghiên cứu định hướng xây dựng các tiêu chuẩn phục vụ thiết lập, triển khai mạng di động công nghệ lte tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN
---------
BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHUẨN
PHỤC VỤ THIẾT LẬP, TRIỂN KHAI MẠNG DI ĐỘNG
CÔNG NGHỆ LTE TẠI VIỆT NAM
Mã số: 12 - 15 - KHKT – TC
(Tài liệu Giám định Cấp Bộ)
Chủ trì đề tài: KS. Văn Quang Dũng
Cộng tác viên: ThS. Trần Trung Phong
ThS. Phạm Thị Vân Mai
KS. Thân Phụng Cường
KS. Trần Minh Tuân
HÀ NỘI 2015
2
MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................. 2
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1 – NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG NGHỆ LTE/ LTE-ADVANCED ......... 5
1. Giới thiệu tổng quan về công nghệ LTE/LTE-Advanced ................................. 5
2. Nghiên cứu cấu trúc mạng, các thành phần vào giao diện kết nối .................... 5
3. Nghiên cứu các công nghệ, kỹ thuật sử dụng trong LTE ................................. 5
4. Nghiên cứu các công nghệ, kỹ thuật sử dụng trong LTE-Advanced ................ 5
5. Một số dịch vụ triển khai trên mạng LTE/LTE-Advanced ............................... 5
CHƯƠNG 2 – ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ THIẾT LẬP MẠNG
THEO CÔNG NGHỆ LTE/LTE-ADVANCED TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT
NAM ........................................................................................................................ 6
1. Tình hình triển khai và thiết lập mạng theo công nghệ LTE/LTE-Advanced
trên thế giới ................................................................................................................. 6
2. Tình hình triển khai mạng LTE ở Việt Nam .................................................... 7
2.1. Tình hình quy hoạch băng tần ......................................................................... 7
2.1.1. Tình hình quy hoạch băng tần ......................................................................... 7
2.2. Hiện trạng mạng di động tại Việt Nam ............................................................ 8
2.3. Tình hình triển khai thử nghiệm công nghệ LTE tại Việt Nam ........................ 8
2.3.1. Tình hình triển khai thử nghiệm LTE của VNPT ............................................. 9
2.3.2. Tình hình triển khai thử nghiệm LTE của Viettel ............................................ 9
3. Đánh giá về tình hình triển khai, thiết lập mạng theo công nghệ LTE/LTE-
Advanced................................................................................................................... 10
CHƯƠNG 3 – NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH CHUẨN HÓA CÔNG NGHỆ
LTE/LTE-ADVANCED TRÊN THẾ GIỚI ........................................................... 11
1. Tổ chức Liên minh viễn thông quốc tế ITU ................................................... 11
2. Tiêu chuẩn hóa LTE của 3GPP ..................................................................... 11
3. Viện tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu ETSI .................................................... 11
4. Hệ thống hóa sự phát triển công nghệ 4G LTE từ phiên bản 3GPP Release 8
đến Release 13 ........................................................................................................... 12
CHƯƠNG 4 – ĐỀ XUẤT LỘ TRÌNH XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHUẨN, QUY
CHUẨN CHO MẠNG LTE/LTE-ADVANCED TẠI VIỆT NAM ........................ 13
1. Rà soát các tiêu chuẩn - quy chuẩn đã ban hành cho mạng di động 2G, 3G tại
Việt Nam ................................................................................................................... 13
2. Các yêu cầu liên quan đến xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn khi thiết lập,
triển khai mạng LTE .................................................................................................. 13
3. Lộ trình xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn cho LTE/ LTE-Advanced .............. 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 19
3
MỞ ĐẦU
Mạng LTE đã được nghiên cứu trong các tiêu chuẩn 3GPP từ Release 8 và mạng LTE-
Advanced có trong các tiêu chuẩn 3GPP từ Release 10 cho đến nay, đồng thời chúng
cũng đã được thương mại hóa và triển khai rộng rãi với số lượng thuê bao gia tăng
mạnh trong 1-2 năm qua ở nhiều nước trên thế giới. Việt Nam với xu hướng phát triển
công nghệ, khi đã đạt được những thành tựu nhất định sau khi triển khai hạ tầng và các
dịch vụ trên nền mạng 3G cũng đã có những thử nghiệm nhất định cũng như định
hướng trong việc triển khai hệ thống 4G dựa trên công nghệ LTE/LTE-Advanced
trong tương lai gần. Cụ thể hơn của việc tiếp cận công nghệ 4G là sự kiện Cục tần số
sẽ tổ chức đấu giá băng tần số dành cho triển khai 4G vào cuối năm 2015 hoặc đầu
năm 2016. Việc các nhà mạng trong nước gần đây gấp rút thực hiện refarming, dọn
dẹp các băng tần đã được cấp phép cho các dịch vụ 2G và 3G ở các băng tần cũng
càng cho thấy rõ họ đã sẵn sàng đầu tư cho hạ tầng và dịch vụ mạng 4G theo hướng
LTE/LTE-Advanced.
Với các xu thế và định hướng như vậy, việc chuẩn bị cho triển khai LTE/LTE-
Advanced là hết sức cần thiết, đặc biệt về phía Bộ Thông tin và Truyền thông cũng
như các đơn vị liên quan như Cục tần số vô tuyến điện, Cục viễn thông khi là cơ quan
quản lý, cấp phép phổ tần cũng như đảm bảo chất lượng dịch vụ mà các đơn vị khai
thác cung cấp cho người sử dụng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về công nghệ, các vấn
đề về kỹ thuật liên quan cũng như nắm bắt xu hướng triển khai trên thế giới cũng như
tình hình tiêu chuẩn hóa là vấn đề cần quan tâm hàng đầu đối với các cơ quan này.
Đề tài này, với mục tiêu chính là “định hướng chuẩn hóa liên quan đến mạng
LTE/LTE-Advanced” sẽ đưa ra một cái nhìn tổng quan nhất về công nghệ LTE/LTE-
Advanced, sự khác biệt giữa 2 phiên bản, các quy định yêu cầu kỹ thuật đối với hệ
thống LTE/LTE-Advanced khi triển khai, từ đó định hướng chuẩn hóa liên quan đến
mạng LTE/LTE-Advanced, đề xuất lộ trình xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn khi
mạng LTE/LTE-Advanced được triển khai ở Việt Nam sẽ cần có những tài liệu pháp
lý để đánh giá là đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế cũng như vận hành, đảm bảo chất
lượng dịch vụ.
Với cách tiếp cận trên, đề tài phân chia thành 4 phần như sau:
Chương 1: Nghiên cứu về công nghệ LTE/LTE-Advanced
o Nghiên cứu cấu trúc mạng, các thành phần và giao diện kết nối
o Nghiên cứu về giao diện mạng vô tuyến LTE/LTE-Advanced, các công
nghệ được áp dụng như OFDMA đường xuống, SC-FDMA đường lên,
MIMO, các cơ chế điều khiển, lập lịch,
4
Chương 2: Nghiên cứu, đánh giá tình hình triển khai và thiết lập mạng theo
công nghệ LTE/LTE-Advanced trên thế giới và tại Việt Nam.
o Nghiên cứu tình hình triển khai và thiết lập mạng ở các nước có công
nghệ phát triển và các nước trong khu vực.
o Nghiên cứu tình hình thực tế của các mạng di động tại Việt Nam và xu
hướng phát triển lên công nghệ LTE/LTE-Advanced.
Chương 3: Nghiên cứu tình hình chuẩn hóa liên quan đến mạng LTE/LTE-
Advanced của một số quốc gia và các tổ chức tiêu chuẩn hóa trên thế giới.
o Nghiên cứu tình hình chuẩn hóa LTE/LTE-Advanced của các tổ chức
tiêu chuẩn hóa và một số quốc gia
o Nghiên cứu về các tiêu chuẩn 3GPP về LTE/LTE-Advance thông qua
các phiên bản Release 8 đến Release 13, các phần cập nhật chính về cấu
trúc, giao diện, yêu cầu kỹ thuật,
Chương 4: Đề xuất lộ trình xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn trong thủ tục
kết nối mạng, thiết bị đầu cuối, quản lý chất lượng dịch vụ,cần phải xây dựng
cho mạng LTE/LTE-Advanced áp dụng tại Việt Nam.
o Đưa ra tất cả các yêu cầu liên quan đến việc xây dựng các tiêu chuẩn cần
thiết khi thiết lập mạng LTE/LTE-Advanced.
o Đánh giá, lựa chọn đưa ra lộ trình cho một số tiêu chuẩn, quy chuẩn quan
trọng trong quản lý chất lượng mạng, thiết bị, dịch vụ,
Vì đây là một đề tài định hướng và đối tượng là công nghệ dịch vụ chưa triển khai nên
chắc chắn khi xây dựng nội dung sẽ có nhiều khiếm khuyết. Nhóm thực hiện đề tài hi
vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia để hoàn thiện và bổ sung
thêm các định hướng, lộ trình triển khai cho các tiêu chuẩn, quy chuẩn.
5
CHƯƠNG 1 – NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG NGHỆ LTE/ LTE-ADVANCED
1. Giới thiệu tổng quan về công nghệ LTE/LTE-Advanced
Phần này giới thiệu tổng quan về công nghệ LTE/LTE-Advanced, so sánh với các
công nghệ 3G UMTS và HSPA và lý giải vì sao có thể đáp ứng được các yêu cầu về
tốc độ cao so với các công nghệ trước đó.
LTE được quy định trong 3GPP Rel 8 là phiên bản đầu tiên và là nền móng cho những
bổ sung cải tiến về sau. Với phiên bản 3GPP Rel 10, đưa ra các ý tưởng mới để đảm
bảo các giá trị quy định như một phần của kế hoạch LTE-Advanced phù hợp với yêu
cầu của IMT-Advanced cho mạng vô tuyến 4G.
2. Nghiên cứu cấu trúc mạng, các thành phần vào giao diện kết nối
Phần này trình bày về cấu trúc của mạng lõi EPC và mạng truy nhập vô tuyến E-
UTRAN và các chức năng thành phần chính cũng như giao diện kết nối của chúng.
3. Nghiên cứu các công nghệ, kỹ thuật sử dụng trong LTE
Phần này trình bày các công nghệ, kỹ thuật sử dụng trong LTE như OFDMA cho truy
cập đường xuống và SC-FDMA cho truy nhập đường lên, kết hợp đồng thời với kỹ
thuật MIMO sử dụng đa anten, các kỹ thuật về lập biểu thích ứng đường truyền và yêu
cầu tự động phát lại lai ghép
4. Nghiên cứu các công nghệ, kỹ thuật sử dụng trong LTE-Advanced
Cùng với việc sử dụng các công nghệ, kỹ thuật được sử dụng trong LTE, ở phiên bản
LTE-Advanced có bổ sung thêm các tính năng công nghệ, kỹ thuật khác nhằm tận
dụng băng tần, mở rộng vùng phủ và tăng tốc độ truyền dẫn lên gấp nhiều lần so với
phiên bản LTE ban đầu.
LTE-Advanced từ phiên bản 3GPP Release 10 trở đi có những bổ sung về mặt công
nghệ khi có thêm các kỹ thuật như tổng hợp sóng mang, kỹ thuật đa anten cải tiến, nút
chuyển tiếp, truyền dẫn đa điểm phối hợp, mạng tự tổ chức
5. Một số dịch vụ triển khai trên mạng LTE/LTE-Advanced
Ngoài việc cung cấp các dịch vụ dữ liệu tốc độ cao như tải xuống/tải lên, lướt web,
streaming, các dịch vụ OTA thì LTE/LTE-Advanced còn cung cấp các dịch vụ thoại
trên LTE (VoLTE) và các dịch vụ quảng bá. Phần này trình bày sơ lược về 2 loại hình
dịch vụ trên.
6
CHƯƠNG 2 – ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ THIẾT LẬP
MẠNG THEO CÔNG NGHỆ LTE/LTE-ADVANCED TRÊN THẾ GIỚI
VÀ TẠI VIỆT NAM
1. Tình hình triển khai và thiết lập mạng theo công nghệ LTE/LTE-
Advanced trên thế giới
Tình hình triển khai trên thế giới được đánh giá dựa trên các số liệu thu thập từ tổ chức
GSA - hiệp hội các nhà cung cấp thiết bị điện thoại toàn cầu với số liệu mới nhất
(07/2015). Theo số liệu này, hiện tại có tổng cộng 422 mạng LTE hoặc LTE-Advanced
triển khai trên 143 nước, trong đó bao gồm 59 mạng LTE TDD (TD-LTE) triển khai ở
35 nước; có 88 mạng theo công nghệ LTE-Advanced đã được triển khai ở 45 quốc gia.
Tình hình triển khai của các quốc gia, nhóm thực hiện dựa trên tài liệu cũng trình bày
về tình hình triển khai tại các quốc gia lớn đi đầu về công nghệ mạng di động và có
những bước phát triển mạnh mẽ về số lượng thuê bao mạng LTE/LTE-Advanced như:
Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Ngoài ra, nhóm cũng thu thập các thông
tin triển khai của một số nước trong khu vực Đông Nam Á đã triển khai LTE/LTE-
Advanced: Singapore, Indonesia và Philipin.
Đánh giá về tình hình triển khai, có thể thấy hầu hết các quốc gia đều có nhiều nhà
khai thác hướng đến triển khai 4G diện rộng. Vấn đề ảnh hưởng nhất là vấn đề phổ
tần. Ứng với mỗi quốc gia, việc cấp phát phổ tần cho các nhà khai thác mạng là khác
nhau, và cũng từ việc phân bố này mà mỗi nhà khai thác sẽ lựa chọn các thiết bị, công
nghệ triển khai cho tần số được cấp phát.
Một xu hướng nữa là việc kết hợp (gộp) sóng mang giữa các băng tần, thậm chí là giữa
các công nghệ FDD và TDD cũng được các nhà khai thác mạng lớn tận dụng. Những
mạng có sử dụng công nghệ này đều là mạng đáp ứng LTE-Advanced với tốc độ
download đáp ứng Cat 4 (150 Mbps), Cat 6 (300 Mbps), thậm chí, có nhà mạng đã hỗ
trợ lên đến Cat 9 (450 Mbps). Để có được các tần số nhằm kết hợp băng tần, các nhà
mạng cũng thực hiện refarming các băng tần sẵn có, khai tử các dịch vụ di động 2G và
đấu giá thêm các băng tần mới.
Ngoài việc nâng cao tốc độ dữ liệu, sử dụng gộp nhiều sóng mang hơn, một số nhà
khai thác cũng triển khai dịch vụ VoLTE, hỗ trợ roaming với một số mạng với nhau.
Số lượng các mạng VoLTE hay HD voice vẫn còn khá ít. Một dịch vụ khác cũng được
triển khai như dịch vụ quảng bá qua mạng LTE hay eMBMS.
7
2. Tình hình triển khai mạng LTE ở Việt Nam
Đối với bất cứ công nghệ mạng vô tuyến nào khi triển khai mới đều cần quan tâm đến
các vấn đề cơ bản nhất đó là vấn đề băng tần cấp phép, hiện trạng mạng và thuê bao,
dịch vụ, xu hướng công nghệ. Với cách tiếp cận như trên, nhóm thực hiện đã có những
tìm hiểu nhất định và trình bày như dưới đây.
2.1. Tình hình quy hoạch băng tần
Nhóm thực hiện tìm hiểu các vấn đề liên quan đến triển khai mạng LTE ở Việt Nam
dưới các khía cạnh: tình hình quy hoạch băng tần, đánh giá hiện trạng mạng, dịch vụ
2G, 3G đang khai thác để thấy rõ yêu cầu đối với việc nâng cao năng lực, tốc độ mạng
để đảm bảo chất lượng dịch vụ, và đánh giá kết quả thử nghiệm LTE của 2 nhà khai
thác mạng VNPT và Viettel.
2.1.1. Tình hình quy hoạch băng tần
Cục tần số đã ban hành các quyết định, quy định liên quan đến băng tần thông tin di
động. Theo đó, các nhà khai thác mạng di động được cấp phát các kênh trong các băng
tần 900 MHz, 1800 MHz, 1900 MHz, 2100 MHz, 2.6 MHz, cụ thể:
Quyết định số 25/2008/QĐ-BTTTT ngày 26/4/2008 về phê duyệt quy hoạch
băng tần cho các hệ thống thông tin di động tế bào số của Việt Nam trong các dải
tần 821-960MHz và 1710-2200 MHz
Thông tư số 26/2010/TT-BTTTT ngày 24/11/2010 về ban hành quy hoạch băng
tần 2300-2400 MHz cho hệ thống thông tin di động IMT của Việt Nam
Thông tư số 27/2010/TT-BTTTT ngày 24/11/2010 về ban hành quy hoạch băng
tần 2500-2690 MHz cho hệ thống thông tin di động IMT của Việt Nam
Theo đó, hiện tại Việt Nam đang sử dụng khoảng 370 MHz băng thông cho thông tin
di động 2G/3G trong tổng số 685 MHz đã quy hoạch cho thông tin di động nói chung.
Các băng tần được quy hoạch sẵn sàng cho 4G bao gồm 1800 MHz, 2,3 GHz và
2,6 GHz với tổng lượng băng thông là 430 MHz. Theo xu hướng chung của thị trường,
các băng tần dùng để triển khai LTE theo công nghệ FDD được chú ý hơn các băng
tần theo công nghệ TDD.
Riêng đối với băng tần 1800 MHz, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) đã cho phép
doanh nghiệp viễn thông được phép chuyển đổi công nghệ từ GSM sang LTE/LTE-
Advanced trên băng tần này; chuyển đổi GSM sang WCDMA trên băng tần 900 MHz
đã được cấp phép tại Thông tư 04/2015/TT-BTTTT ngày 10/03/2015.
Trong thời gian tới, Cục tần số sẽ có những quy hoạch để chuyển đổi mục đích sử
dụng các băng tần truyền hình tại băng tần 700 MHz sau quá trình số hóa sẽ bàn giao
sang phát triển dịch vụ thông tin di động băng rộng. Đây là băng tần rất phù hợp để
cung cấp dịch vụ 4G trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là cho khu vực nông thôn, khu
8
vực địa hình phức tạp do đặc tính truyền sóng tuyệt vời của băng tần này. Với lợi thế
về vùng phủ lớn, doanh nghiệp thông tin di động sẽ tiết kiệm được khoản tiền đầu tư
lớn do số trạm gốc (eNodeB) cần thiết để triển khai dịch vụ ít hơn nhiều so với triển
khai trên các băng tần cao. Điều này sẽ trực tiếp dẫn tới giảm giá dịch vụ, phù hợp với
nhu cầu tiếp cận dịch vụ di động băng rộng của người dùng ở khu vực nông thôn.
Ngoài ra, trong các hội thảo về chuẩn bị cấp phép triển khai LTE trong thời gian tới tại
Việt Nam, đại diện của Cục Tần số cũng thông báo về việc tổ chức đấu giá băng tần
cho LTE vào cuối năm 2015, đầu năm 2016 với các băng tần sẵn có đã quy hoạch là
2,3 GHz và 2,6 GHz cùng với những cho phép chuyển đổi các băng tần đang triển khai
trên công nghệ hiện có (GSM, WCDMA) của các nhà mạng sang triển khai trên công
nghệ LTE nếu các nhà mạng có nhu cầu.
2.2. Hiện trạng mạng di động tại Việt Nam
Hiện nay tại Việt Nam có các nhà mạng viễn thông di động triển khai mạng 2G (GSM)
và 3G (WCDMA, HSPA) bao gồm các dịch vụ thoại, SMS và các dịch vụ dữ liệu.
Trong đó, xu hướng những năm gần đây, sau quá trình triển khai 3G và sự phát triển
của các thiết bị cầm tay di động, các dịch vụ dữ liệu ngày càng phát triển mạnh mẽ,
lưu lượng thuê bao di động 3G ngày càng tăng, số thuê bao di động 2G có xu hướng
giảm dần.
Mạng 2G phủ sóng 100% và 3G phủ sóng đến 70%. Trong đó, mạng 3G triển khai
mạnh ở các thành phố với hỗ trợ các dịch vụ truy nhập dữ liệu cao, trong khi ở các địa
bàn nông thôn thì chỉ hỗ trợ các dịch vụ dữ liệu đủ đáp ứng các yêu cầu nghe gọi, truy
nhập dữ liệu thông thường, không yêu cầu khắt khe về chất lượng dịch vụ.
Hầu hết các mạng 2G, 3G khi triển khai ở Việt Nam đều được xây dựng trên hạ tầng
mạng dùng chung, đã phát triển trước đó và mở rộng dần và kết nối chặt chẽ với nhau.
Các thiết bị công nghệ mới sẽ được tích hợp trong hạ tầng cơ sở sẵn có hoặc đầu tư lắp
đặt ở vị trí mới nhưng số lượng không đáng kể.
Hệ thống mạng lõi của các nhà khai thác mạng được đầu tư và quy hoạch khá tốt với
các mạng chuyển mạch kênh, chuyển mạch gói có khả năng cung cấp đa dạng các loại
hình dịch vụ. Với việc đẩy mạnh nâng cấp hạ tầng mạng, triển khai các dịch vụ dữ liệu
HSPA tốc độ cao, sử dụng đồng thời nhiều băng tần và công nghệ DC-HSDPA cho
phép tốc độ dữ liệu hướng xuống ở các nhà mạng tại Việt Nam lên đến 42 Mbps. Với
mạng lõi đã được tiến hóa hầu hết ở phiên bản 3GPP Rel 7 và 8, đáp ứng năng lực khi
triển khai công nghệ LTE Rel 8 với bổ sung các phần tử dành riêng cho LTE.
2.3. Tình hình triển khai thử nghiệm công nghệ LTE tại Việt Nam
Ngay từ năm 2010, Bộ Thông tin và truyền thông đã cấp giấy phép thử nghiệm LTE
cho 5 nhà khai thác bao gồm: VNPT, Viettel, FPT Telecom, CMC và VTC. Trong đó,
VNPT là đơn vị đầu tiên thử nghiệm LTE, hoàn thành lắp đặt trạm LTE đầu tiên vào
9
10/10/2010 cho phép truy cập Internet tốc độ là 60 Mbps, sau đó mở rộng lắp đặt 15
trạm trên địa bàn Hà Nội. Tiếp đó, Viettel cũng đã thử nghiệm LTE ở Hà Nội và Hồ
Chí Minh với số lượng lắp đặt mỗi địa bàn là 40 trạm phát sóng.
Gần đây nhất, vào tháng 9 năm 2015, Bộ TT&TT sẽ cho phép những doanh nghiệp có
nhu cầu thử nghiệm mạng và dịch vụ 4G LTE/LTE-A được xây dựng đề án xin cấp
phép thử nghiệm. Theo công văn do Bộ TT&TT gửi 4 doanh nghiệp (Tập đoàn VNPT,
Tập đoàn Viettel, Tổng công ty MobiFone và GTel Mobile) mới đây, các doanh
nghiệp được xin cấp phép thử nghiệm dịch vụ 4G là doanh nghiệp đã được cấp phép
và khai thác cung cấp dịch vụ di động trên băng tần 1800 MHz; có nhu cầu thử nghiệm
mạng và dịch vụ viễn thông; có đề án xin cấp phép theo quy định về triển khai thử
nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông di động theo chuẩn công nghệ LTE/LTE-A.
Liên quan đến tần số thử nghiệm, trên cơ sở cân đối tài nguyên phổ tần được cấp phép,
doanh nghiệp chủ động tham vấn Cục Tần số về đoạn băng tần 1800MHz refarming và
các băng tần khả dụng khác (2,3GHz, 2,6GHz) để triển khai thử nghiệm LTE/LTE-A.
Riêng băng tần 2.6GHz thì theo kế hoạch sẽ đấu giá vào năm 2016, do đó các nội dung
thử nghiệm liên quan đến băng tần này phải tạm dừng khi có kết quả đấu giá và có yêu
cầu từ Bộ TT&TT.
2.3.1. Tình hình triển khai thử nghiệm LTE của VNPT
Thử nghiệm triển khai LTE với 15 trạm phát sóng eNodeB có lưu lượng phục vụ tối đa
đạt 72 Mbps. Một số trạm thử nghiệm tại các khu vực nội thành (bị che chắn bởi các
tòa nhà) và một số trạm được triển khai thử nghiệm tại các khu vực ngoại thành (độ
che chắn ít).
2.3.2. Tình hình triển khai thử nghiệm LTE của Viettel
Ngoài VNPT, Viettel cũng là một trong các đơn vị thử nghiệm LTE đầu tiên sau khi
được Bộ thông tin và truyền thông cấp