Giới thiệu về đề tài
1.1 Tên đề tài
“Nghiên cứu, rà soát và hoàn thiện các bộ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (nhóm
quy chuẩn kỹ thuật về âm lượng và mức đỉnh thực cực đại của tín hiệu audio trong các
chương trình truyền hình).”
1.2 Mã số đề tài
Mã số: 29-15-KHKT-TC.
2 Âm thanh trong các chương trình truyền hình
Âm thanh đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các chương trình truyền hình.
Trước đây, khi truyền hình còn phát đen trắng, sóng yếu, ở những khu vực xa khi xem
tín hiệu lúc được lúc mất, âm thanh nhiễu nhiều khi át cả âm thanh chính. Cùng với sự
phát triển của công nghệ, ngành truyền hình tại Việt Nam cũng đã phát triển nhanh
chóng và ngày càng mang đến cho người xem nhiều chương trình chất lượng về nội
dung gồm cả về chất lượng hình ảnh và âm thanh.
Dù đã được nâng cao về chất lượng âm thanh thì cho đến gần đây, người xem
vẫn còn nhiều điều chưa hài lòng khi mà âm thanh quảng cáo thường đột nhiên to hơn
nhiều so với âm thanh chương trình đang xem, hoặc khi chuyển kênh truyền hình thì
phải điều chỉnh lại âm lượng giữa các kênh Nghĩa là không có cách nào để đo được
âm lượng của âm thanh từ phía nhà cung cấp cho tới phía người xem. Việc chuẩn hóa
âm thanh theo mức đỉnh (peak level) không phải là cách thức để xác định âm lượng/độ
ồn (loundness) của tín hiệu âm thanh.
Gần đây, vấn đề này đã được giải quyết thông qua tiêu chuẩn EBU R128. Tiêu
chuẩn này được xem như một chuẩn mở cho việc cân bằng âm lượng của các chương
trình âm thanh theo như cách mà người xem cảm nhận được âm lượng thực tế. Việc
đưa ra tiêu chuẩn này đánh dấu một trong những thay đổi cơ bản nhất trong lịch sử âm
thanh của ngành truyền hình vì nó đã giải quyết được sự tăng vọt âm lượng âm thanh
trong các chương trình, giữa các chương trình và giữa các kênh
12 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo tóm tắt Đề tài - Nghiên cứu, rà soát và hoàn thiện bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN
BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT VÀ HOÀN THIỆN BỘ QUY
CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA (NHÓM QUY CHUẨN KỸ THUẬT
VỀ ÂM LƯỢNG VÀ MỨC ĐỈNH CỰC ĐẠI CỦA TÍN HIỆU AUDIO
TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH)
Mã số: 29-15-KHKT-TC
Chủ trì đề tài: TS. Vũ Tuấn Lâm
ThS. Nguyễn Việt Thắng
Hà Nội - 2015
ii
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN
BÁO CÁO
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU, RÀ SOÁT VÀ HOÀN THIỆN BỘ QUY
CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA (NHÓM QUY CHUẨN KỸ THUẬT
VỀ ÂM LƯỢNG VÀ MỨC ĐỈNH CỰC ĐẠI CỦA TÍN HIỆU AUDIO
TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH)
Mã số: 29-15-KHKT-TC
Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ trì nhiệm vụ
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHKT BƯU ĐIỆN
Nguyễn Việt Thắng
i
MỤC LỤC
1 Giới thiệu về đề tài 2
1.1 Tên đề tài ........................................................................................................ 2
1.2 Mã số đề tài .................................................................................................... 2
2 Âm thanh trong các chương trình truyền hình ...................................................... 2
3 Hiện trạng sản xuất và phát sóng của VTV ........................................................... 2
3.1 Hiện trạng hệ thống trường quay của VTV ..................................................... 2
3.1.1 Các trường quay cố định .......................................................................... 2
3.1.2 Các xe truyền hình lưu động của VTV ..................................................... 3
3.2 Hiện trạng sản xuất và khai thác chương trình tại VTV ................................... 4
3.3 Kết quả đo chất lượng âm thanh ..................................................................... 5
3.4 Kết luận .......................................................................................................... 5
4 Các tiêu chuẩn quốc tế về chuẩn hóa âm lượng .................................................... 5
4.1 Các tiêu chuẩn ................................................................................................ 5
4.2 Lựa chọn sở cứ biên soạn TCVN .................................................................... 7
5 Nhu cầu chuẩn hóa âm lượng chương trình truyền hình tại Việt Nam................... 8
6 Kết luận và kiến nghị ........................................................................................... 9
7 Tài liệu tham khảo ............................................................................................. 10
2
1 Giới thiệu về đề tài
1.1 Tên đề tài
“Nghiên cứu, rà soát và hoàn thiện các bộ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (nhóm
quy chuẩn kỹ thuật về âm lượng và mức đỉnh thực cực đại của tín hiệu audio trong các
chương trình truyền hình).”
1.2 Mã số đề tài
Mã số: 29-15-KHKT-TC.
2 Âm thanh trong các chương trình truyền hình
Âm thanh đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các chương trình truyền hình.
Trước đây, khi truyền hình còn phát đen trắng, sóng yếu, ở những khu vực xa khi xem
tín hiệu lúc được lúc mất, âm thanh nhiễu nhiều khi át cả âm thanh chính. Cùng với sự
phát triển của công nghệ, ngành truyền hình tại Việt Nam cũng đã phát triển nhanh
chóng và ngày càng mang đến cho người xem nhiều chương trình chất lượng về nội
dung gồm cả về chất lượng hình ảnh và âm thanh.
Dù đã được nâng cao về chất lượng âm thanh thì cho đến gần đây, người xem
vẫn còn nhiều điều chưa hài lòng khi mà âm thanh quảng cáo thường đột nhiên to hơn
nhiều so với âm thanh chương trình đang xem, hoặc khi chuyển kênh truyền hình thì
phải điều chỉnh lại âm lượng giữa các kênh Nghĩa là không có cách nào để đo được
âm lượng của âm thanh từ phía nhà cung cấp cho tới phía người xem. Việc chuẩn hóa
âm thanh theo mức đỉnh (peak level) không phải là cách thức để xác định âm lượng/độ
ồn (loundness) của tín hiệu âm thanh.
Gần đây, vấn đề này đã được giải quyết thông qua tiêu chuẩn EBU R128. Tiêu
chuẩn này được xem như một chuẩn mở cho việc cân bằng âm lượng của các chương
trình âm thanh theo như cách mà người xem cảm nhận được âm lượng thực tế. Việc
đưa ra tiêu chuẩn này đánh dấu một trong những thay đổi cơ bản nhất trong lịch sử âm
thanh của ngành truyền hình vì nó đã giải quyết được sự tăng vọt âm lượng âm thanh
trong các chương trình, giữa các chương trình và giữa các kênh.
3 Hiện trạng sản xuất và phát sóng của VTV
3.1 Hiện trạng hệ thống trường quay của VTV
3.1.1 Các trường quay cố định
Hiện nay, tại Trung tâm Kỹ thuật sản xuất chương trình - Đài Truyền hình Việt
3
Nam (TT KTSXCT – Đài THVN) đang sử dụng các Trường quay như sau:
Hệ thống trường quay cũ:
Trường quay S2 có diện tích 270m2; Trường quay S3 – nhà G; Trường quay S4
có diện tích 54m2; Trường quay S5; Trường quay S6 có diện tích 50m2; Trường
quay S7; trường quay S9 có diện tích 450m2 ; Trường quay S10,
Hệ thống trường quay tại Trung tâm SXCT mới
Trường quay S3 mới có diện tích 180m2 ; Trường quay S4 mới có diện tích
180m2; Trường quay S5 mới có diện tích 180m2; Trường quay S8 mới có diện
tích 180m2; Trường quay S9 mới có diện tích 180m2; Trường quay S10 mới có
điện tích 180m2; Trường quay S11 mới có diện tích 350m2; Trường quay S12
mới có diện tích 350m2; Trường quay S14 mới có diện tích 700m2.
Đánh giá chung:
Hiện tại, hệ thống 9 trường quay mới trong TT SXCT mới đều đáp ứng được sản
xuất âm thanh stereo. Trong đó, 3 trường quay sản xuất chương trình đạt chuẩn HD,
hai trường quay S3 và S4 đang triển khai nâng cấp HD, trường quay S5 đang được đầu
tư cũng đạt chuẩn HD và sản xuất âm thanh stereo.
Như vậy, việc sản xuất âm thanh stereo tại các trường quay của VTV để nâng cao
chất lượng âm thanh so với hiện nay (các chương trình SD có âm thanh mono) khi
phát sóng HD có thể thực hiện được ngay nhất là với các chương trình sự kiện, ca nhạc
cần chất lượng âm thanh cao.
3.1.2 Các xe truyền hình lưu động của VTV
Hiện nay, VTV đã có 6 xe truyền hình lưu động chuyên dụng (xe màu – OB van)
từ 4 camera trở lên, 24 xe truyền hình lưu động chuyên dụng 1 camera. Các xe chuyên
dụng 1 camera đã và đang tạo điều kiện rất tốt cho biên tập đạo diễn chủ động trong
việc sản xuất các chương trình yêu cầu tính cơ động và gọn nhẹ.
6 xe màu bao gồm 4 xe sử dụng công nghệ số SD, 1 xe sử dụng công nghệ
analog và 1 xe truyền hình HD. Hiện có 5 xe màu đều sử dụng các bàn mixer âm thanh
tương tự trong khi về video thì có 4 xe sử dụng công nghệ số SD, 1 xe sử dụng công
nghệ analog, và 1 xe truyền hình HD (vừa đầu tư) đáp ứng được sản xuất âm thanh
stereo sử dụng hoàn toàn thiết bị digital.
Đánh giá chung:
Hiện phần lớn các xe màu nói trên sử dụng hệ thống thiết bị kỹ thuật số công
4
nghệ SD-SDI cho video, trong khi hệ thống audio các thiết bị vẫn còn là tương tự. Các
xe màu có thể ghép nối khi thực hiện các chương trình truyền hình với quy mô lớn đáp
ứng các yêu cầu mang tầm quốc tế. Khi các chương trình cần số lượng camera nhiều
thì có thể đấu nối nhiều xe màu để thành hệ thống có số camera lớn. Xu hướng chung
để nâng chất lượng audio trên xe màu là phải số hóa hệ thống thiết bị audio và điều
này thì sẽ được thực hiện đồng thời khi nâng cấp xe màu lên chất lượng HD.
3.2 Hiện trạng sản xuất và khai thác chương trình tại VTV
Hiện nay, Đài THVN đang từng bước chuyển đổi về công nghệ trong các công
đoạn sản xuất cũng như phát sóng.
Các công đoạn sản xuất từ tiền kỳ, hậu kỳ đến công đoạn truyền dẫn phát phát
sóng đang được số hóa. Phương thức truyền qua mạng, dựa trên nền IP cũng
được ứng dụng ngày càng rộng rãi (truyền chương trình VTV9, Sức sống mới từ TP
HồChí Minh ra Hà Nội, các đường truyền cho Bản tin Tài chính, Kinh doanh, truyền
các chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam, chương trình VTV4 ra nước
ngoài).
Về cơ bản, mô hình sản xuất tại các đơn vị hay các kênh sẽ bao gồm các khâu:
tiền kỳ, hậu kỳ, kiểm duyệt, lưu trữ và phát sóng các chương trình truyền hình.
Hiện nay, hệ thống phát sóng của Đài THVN gồm các phương thức phát sóng
qua vệ tinh, mặt đất, cáp, trên nền IP....
Đài THVN có 5 Trung tâm Truyền hình tại các khu vực: TP.HCM, Đà Nẵng,
Huế, Phú Yên, Cần Thơ. Ngoài vai trò là những đơn vị sản xuất cung cấp nội dung cho
Đài THVN và phát sóng tại địa bàn, 5 Trung tâm khu vực này còn đang đóng vai trò là
các đơn vị góp phần tạo nguồn thu cho Đài THVN từ hoạt động quảng cáo trên các
kênh quảng bá tại địa bàn. Điều này cho thấy việc giám sát và kiểm soát chất lượng
chương trình truyền hình không chỉ dành riêng cho Đài THVN mà còn phải tính tới
việc giám sát và kiểm soát chất lượng chương trình của các Trung tâm khu vực.
Việc trao đổi tin bài, chương trình giữa các Trung tâm khu vực với các đơn vị
trong Đài được thực hiện bởi phương thức truyền file thông qua hạ tầng mạng CNTT
của Đài THVN.
Ở hầu hết các đơn vị sản xuất đều được trang bị các thiết bị đo lường đơn lẻ.
Các thiết bị có những tính năng tương tự nhau, tuy nhiên cấp chính xác cũng như mức
độ tích hợp khác nhau để phục vụ các nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với mục đích và yêu
cầu của đơn vị đó.Với việc đưa vào sử dụng hệ thống studio và truyền dẫn hoàn toàn
số tại Tòa nhà Trung tâm truyền hình mới của Đài, việc kiểm tra chất lượng tín hiệu đã
được các đơn vị quan tâm nhiều hơn trong thời gian gần đây. Một số đơn vị trong Đài
đã thực hiện việc mua sắm các thiết bị đo để thực hiện việc đo kiểm tra tín hiệu số.
5
Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, chỉ dừng lại ở các bài đo đơn giản sử dụng
Waveform monitor số được sử dụng cho công việc hàng ngày.
Việc thực hiện đo đạc, kiểm soát chất lượng liên tục tín hiệu qua các giao diện
số chưa được thực hiện ở VTV hay ở các Trung tâm khu vực.
3.3 Kết quả đo chất lượng âm thanh
Qua kết quả đo chất lượng âm thanh cho thấy mức âm lượng của cùng một kênh,
giữa các kênh của VTV, VTC, SCTV trong những thời điểm khác nhau là không bằng
nhau, các giá trị này không theo một mức cố định nào. Nghĩa là hiện các chương trình
phát sóng của nhiều Đài không đạt yêu cầu về mức chuẩn hóa âm lượng.
3.4 Kết luận
Sự phản ánh của người xem về chất lượng âm thanh gây khó chịu khi họ chuyển
kênh, khi quảng cáo đan xen giữa các chương trình trên một kênh truyền hình, là
minh chứng cụ thể cho việc không đạt yêu cầu về mức chuẩn hóa âm lượng các
chương trình phát sóng của nhiều Đài.
Như vậy, việc cần thiết phải chuẩn hóa là nhu cầu hết sức cần thiết.
4 Các tiêu chuẩn quốc tế về chuẩn hóa âm lượng
4.1 Các tiêu chuẩn
- ITU-R BS.1770
Khuyến cáo ITU-R BS.1770 (2006) là một trong những tiêu chuẩn toàn cầu quan
trọng nhất được nhiều chuẩn khác kế thừa. Chuẩn này tập trung vào việc đo thông số
âm lượng và mức đỉnh thực cho tín hiệu audio quảng bá.
Dựa trên ITU-R BS.1770, nhiều chuẩn quảng bá khác đã được công bố gồm
ATSC A/85 (Mỹ), EBU R128 (Châu Âu), OP-59 (Úc), và TR-B32 (Nhật).
Tháng 3/2011, phiên bản ITU-R BS.1770-2 được công bố trong đó bổ sung thêm
cơ chế đo Gating cho đo âm lượng chương trình (LK – Programme Loudness) (như
định nghĩa trong EBU R128), và 8/2012 xuất bản phiên bản ITU BS.1770-3.
- EBU
EBU đã nghiên cứu yêu cầu của mức tín hiệu âm thanh trong sản xuất, phân phối
và truyền tải các chương trình quảng bá. EBU cho rằng mô hình mức âm lượng cân
bằng dựa trên phép đo âm lượng là cần thiết.
Nhóm P/LOUD thuộc EBU đã định nghĩa chuẩn EBU R128 dựa trên ITU-R
BS.1770. Trong đó, họ đã bổ sung thêm các công cụ mới như cơ chế đo gating xác
định âm lượng chặt chẽ hơn theo thể loại chương trình. Một số thông số của cơ chế đo
6
này đã được bổ sung trong phiên bản ITU-R BS.1770. Các chỉ tiêu được đưa ra trong
R128 gồm:
- Các phép đo âm lượng chương trình, dải âm lượng và mắc đỉnh thực cực đại sẽ
được sử dụng để mô tả một tín hiệu âm thanh.
- Mức âm lượng chương trinh phải được chuẩn hóa đến mức mục tiêu là -23.0
LUFS. Độ chênh lệch cho phép từ mức mục tiêu là không vượt quá ±0.5LU. Đối với
trường hợp thực tế không thể đạt được mức mục tiêu này (ví dụ như chương trình trực
tiếp) thì độ chênh lệch ±1.0 LU được cho chấp nhận. Trường hợp ngoại lệ này phải
được biểu thị rõ ràng để đảm bảo rằng độ sai lệch từ mức mục tiêu không trở thành
tiêu chuẩn thực.
- Trong trường hợp đặc biệt mức âm lượng chương trình có thể thấp hơn -23
LUFS khi thực hiện. Trường hợp ngoại lệ này sẽ được chỉ ra rõ ràng để đảm bảo rằng
một mức âm lượng chương trình thấp hơn không cố ý bù trừ
- Tín hiệu âm thanh thường phải được đo trong toàn thang đo, không nhấn mạnh
vào các yếu tố nền như giọng nói, âm nhạc hay hiệu ứng âm thanh
- Phương pháp đo được thực hiện với một máy đo âm lượng phù hợp với ITU-R
BS 1770 và EBU tech 3341
- Phép đo phải bao gồm phương pháp gating theo quy định tại ITU-R BS 1770
(và tóm tắt trong EBU Tech 3341)
- Mức đỉnh thực cực đại cho phép của một chương trình trong quá trình sản xuất
chương trình (âm thanh tuyến tính) là -1 dBTP (dB True Peak), được đo với một máy
đo phù hợp với cả ITU-R BS 1770 và EBU Tech 3341
EBU Tech 3341: Tài liệu này định nghĩa việc đo âm lượng theo quy định của
EBU R128, nghĩa là đồng hồ đo âm lượng được chấp nhận dùng chế độ đo “EBU
Mode” nếu nó đáp ứng được các tiêu chí đã được xác định. Theo đó, 3 khung thời gian
được định nghĩa là Momentary (M), Short-term (S) vàIntegrated (I) cũng có nghĩa là
đo LK. Bất kỳ đồng hồ đo trong thời gian thực với chế độ đo “EBU Mode” phải hiển
thị được kết quả theo 3 khung thời gian (không cần thiết phải hiển thị đồng thời) và
phải có khả năng hiển thị giá trị tối đa của loudness theo khung thời gian Momentary
(M).
EBU Tech 3342: Tài liệu này qui định việc chuẩn hóa audio dựa trên đo âm
lượng. Mức âm lượng trung bình, hoặc LK phải được dùng kết hợp với mức đỉnh thực
tối đa và LRA để điều chỉnh chương trình audio theo đặc tính kỹ thuật của EBU R
128.
EBU Tech 3343: Tài liệu này qui định quá trình sản xuất và thực hiện theo qui
định của EBU R128. Các thông số LK, mức đỉnh thực và LRA được giải thích cùng
cách thức đảm bảo âm lượng qui định theo từng giai đoạn khác nhau của chuỗi sản
xuất.
7
EBU Tech 3344: tài liệu này mô tả cách thức chuẩn hóa âm lượng khi phân phối
các chương trình audio khác nhau đến thiết bị người nghe như radio, máy thu hình, và
các thiết bị di động theo các định dạng khác nhau như stereo hoặc 5.1 surround.
Tiêu chuẩn EBU R128 s1, 2014: Loudnes Parameters For Short-Form Content
(Các thông số âm lượng đối với chương trình có nội dung ngắn). Đây là tiêu chuẩn
được EBU nghiên cứu bổ sung cho EBU R128 nhằm đưa ra các quy định thông số âm
lượng đối với chương trình có nội dung ngắn.
- ATSC A/85 đã được áp dụng vào phát sóng truyền hình số tại Mỹ theo chỉ định của
Ủy ban ATSC vào năm 2009.
- R-B32 (Nhật) cũng dựa trên ITU-R BS.1770-2 nên cũng dùng mode đo gating. Mức
Target chọn là -24 LUFS/LKFS khác với mức Target -23 LUFS của R128. Một quy
ước chung được chấp nhận là đo gating bằng -23 LUFS/LKFS tương đương với đo
ungating -24 LUFS/LKFS.
- OP-59 (Úc) được Đài Free TV sử dụng, cũng dựa trên ITU-R BS.1770 với các thông
số mức âm lượng và mức đỉnh thực.
4.2 Lựa chọn sở cứ biên soạn TCVN
Tiêu chuẩn EBU R128, EBU R128 s1 là tiêu chuẩn có tính kế thừa và có bổ sung
thêm các yêu cầu riêng so với 2 tiêu chuẩn so sánh. Cơ chế đo gating trong EBU Tech
R 128 cũng đã được tiêu chuẩn ITU-R BS.1770 chấp nhận và đưa vào trong phiên bản
ITU-R BS.1770-2. Hiện nay, tiêu chuẩn EBU R128 đã được chấp nhận bởi các nước
Châu Âu. Các nước thuộc Châu Á chỉ mới có thông tin Nhật Bản, Trung Quốc chọn sử
dụng ITU-R BS.1770-2.
Các thiết bị, phần mềm đo âm lượng hiện nay đều hỗ trợ cơ chế đo “EBU Mode”
của tiêu chuẩn EBU Tech R128 (ví dụ: loạt sản phẩm DB6, TouchMonitor của TC
Electronic, DK Meter của DK Technologies,...). Nhóm P/LOUD với các chuyên gia có
ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực audio cũng đã triển khai nhiều hoạt động để mở rộng
việc chấp nhận tiêu chuẩn EBU Tech R 128 tại các quốc gia và các công ty lớn (như
Dolby cũng đã có những sản phẩm hỗ trợ “EBU Mode” như LM-100). Họ cũng có
những nỗ lực trong chia xẻ kinh nghiệm giữa các nhà quảng bá, và phát triển các công
cụ âm lượng dùng cho các xu hướng phân phối nội dung trên băng rộng (như catch-up
TV),(tài liệu hội nghị IBC 2012). Khả năng được chấp nhận ngày càng rộng rãi của
EBU Tech R 128 là tất yếu.
Tại Việt Nam, các tiêu chuẩn phát sóng truyền hình số hiện nay đều lựa chọn theo
tổ chức DVB của Châu Âu, việc lựa chọn sử dụng tiêu chuẩn EBU Tech R 128 sẽ có
tính thống nhất cao trong việc quản lý hoạt động phát sóng truyền hình số cấp quốc
gia.
Do đó, tiêu chuẩn EBU Tech R128 được chọn làm tiêu chuẩn chính trong quá
trình “nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia về âm lượng và mức đỉnh thực cực
8
đại của tín hiệu audio trong các chương trình truyền hình”. Hai tiêu chuẩn ITU-R
BS.1770-2 và ATSC RP A/85 được sử dụng tham khảo trong quá trình xây dựng
chuẩn.
Nhóm thực hiện đã xây dựng bộ tiêu chuẩn dựa trên tiêu chuẩn EBU Tech R 128
và các tài liệu kèm theo EBU Tech Doc 3341, EBU Tech Doc 3342, EBU Tech Doc
3343, EBU Tech Doc 3344.
Bộ quy chuẩn được biên soạn theo phương pháp chấp thuận có sửa đổi cho phù
hợp các mục của tiêu chuẩn EBU R 128, EBU R 128 S1 và các tài liệu kèm theo EBU
Tech Doc 3341, EBU Tech Doc 3342, EBU Tech Doc 3343, EBU Tech Doc 3344.
Các mục phạm vi áp dụng, tài liệu viện dẫn, thuật ngữ và định nghĩa được nhóm thực
hiện tự xây dựng để phù hợp với thực tế của Việt Nam và tương thích với các phần nội
dung khác của tiêu chuẩn.
5 Nhu cầu chuẩn hóa âm lượng chương trình truyền hình tại Việt Nam
Hiện nay, Đài truyền hình Việt Nam đang phát sóng tương tự (mạng mặt đất) và
số (vệ tinh, mặt đất) nhiều chương trình truyền hình. Các đơn vị khác như VTC, AVG,
SCTV,.... cũng đã sản xuất và phát sóng nhiều chương trình truyền hình trên mạng
phát sóng của họ. Ngoài ra, mỗi địa phương còn có các đài truyền hình sản xuất và
phát sóng từ một đến hai chương trình trong địa bàn khu vực (mặt đất) hoặc truyền dẫn
trong mạng cáp. Nghĩa là số lượng chương trình (gồm tương tự và số) mà người dân
sử dụng hiện nay là rất nhiều.
Như các thực nghiệm đã trình bày, mức âm lượng audio giữa các chương trình
truyền hình, giữa các nội dung chương trình (như: truyền trực tiếp, quảng cáo, ca
nhạc,...) có mức chênh lệch lớn gây khó chịu cho người dùng. Do đó, việc đưa ra được
bộ tiêu chuẩn dùng cho chuẩn hóa âm lượng, mức đỉnh thực của tín hiệu audio trong
các khâu sản xuất chương trình đến phân phối sẽ giải quyết được vấn đề này.
9
6 Kết luận và kiến nghị
Nhóm đề tài đã triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung như đăng ký trong đề
cương gồm hoàn thiện 03 dự thảo QCVN theo đề cương KHCN và đề xuất. Về quy
định kỹ thuật trong 03 dự thảo quy chuẩn này là hoàn toàn như nhau. Đối với các yêu
cầu trong sản xuất và phần phối thì quy chuẩn có đưa thêm phần phụ lục tham khảo
hướng dẫn khác nhau. Do đặc điểm như vậy, nhóm thực hiện đề tài đề xuất chỉ ban
hành 1 quy chuẩn duy nhất là :Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Âm lượng và mức đỉnh
thực cực đại của tín hiệu âm thanh trong các chương trình truyền hình”. 2 quy chuẩn
còn lại sẽ lấy phần phụ lục ghép chung vào quy chuẩn chính.
Theo phân tích hiện trạng sản xuất và khai thác các trương trình truyền hình tại
VTV ở phần trên có thể thấy rằng việc kiểm soát chất lượng âm thanh trong các
chương trình truyền hình hiện nay hầu như chưa được đầu tư. Để thực hiện được việc
này sẽ cần phải đầu tư rất nhiều các trang thiết bị, nhân lực.
Đối với các đài truyền hình khác như VTC, AVG, các đài đại phương, ngành thì
việc sản xuất chương trình hiện còn khó khăn hơn so với VTV rất nhiều.
Như vậy, nếu Quy chuẩn này được ban hành sẽ đòi hỏi tất cả các đài, các khâu sản
xuất phải đầu tư để đá