Giới thiệu đề tài
1.1 Tên đề tài
Tên đề tài theo đề cương được duyệt: “Nghiên cứu xây dựng quy chuẩn kỹ thuật về
thiết bị ra-đa hàng hải (SOLAS)".
Tên theo khuyến nghị: “Nghiên cứu xây dựng quy chuẩn kỹ thuật về thiết bị ra-đa
hàng hải sử dụng cho đường thủy nội địa”
1.2 Mã số đề tài
Mã số: 13-15-KHKT-TC
Thuộc lĩnh vực tiêu chuẩn
1.3 Tên dự thảo quy chuẩn
Đề xuất đổi tên Dự thảo quy chuẩn thành: “Nghiên cứu xây dựng quy chuẩn kỹ thuật
về thiết bị ra-đa hàng hải sử dụng cho đường thủy nội địa”.
2 Nghiên cứu, khảo sát tình hình tiêu chuẩn hóa thiết bị radar hàng hải sử
dụng trên tàu non-SOLAS.
2.1 Tình hình tiêu chuẩn hóa cho thiết bị radar sử dụng trên tàu non-SOLAS
của các tổ chức tiêu chuẩn trên thế giới
2.1.1 Tổ chức hàng hải quốc tế IMO
IMO là tổ chức hàng hải quốc tế được thành lập năm 1958 bao gồm nhiều uỷ
ban kỹ thuật, trong đó uỷ ban về an toàn hàng hải là quan trọng nhất, chuyên về các
lĩnh vực an toàn hàng hải, thông tin vô tuyến và tìm kiếm cứu nạn v.v. Năm 1979 tổ
chức này đã đưa ra Chỉ thị về hệ thống an toàn và cứu nạn toàn cầu (GMDSS- Global
Maritime Distress and Safety System). Hệ thống GMDSS bao gồm các dịch vụ vô
tuyến mặt đất và vệ tinh đảm bảo thông tin an toàn và tìm kiếm cứu nạn giữa tàu- tàu
và tàu-bờ. Năm 1988, IMO đã sửa đổi bổ xung hiệp ước an toàn sinh mạng trên biển
SOLAS (Safety of Life at Sea) yêu cầu các tàu biển trang bị thiết bị GMDSS. Đến năm
1999, IMO yêu cầu bắt buộc các tàu phải trang bị thiết bị GMDSS.
Hệ thống GMDSS phải tuân thủ các thể lệ vô tuyến của ITU R, các yêu cầu tính
năng thiết bị liên quan của IMO và các tiêu chuẩn kỹ thuật thiết bị chi tiết của các tổ
chức tiêu chuẩn quốc tế hoặc vùng như ETSI, IEC
13 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bào cáo tóm tắt Đề tài - Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật về thiết bị ra - Đa hàng hải sử dụng cho đường thủy nội địa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo đề tài 14-15-KHKT-TC
1
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN
------------------------
BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Tên đề tài: XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT
VỀ THIẾT BỊ RA-ĐA HÀNG HẢI SỬ DỤNG CHO ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Mã số: 13-15-KHKT-TC
Chủ trì : ThS. Nguyễn Trọng Thành
KS. Hoàng Ngọc Khánh
HÀ NỘI 2015
Báo cáo đề tài 14-15-KHKT-TC
2
MỤC LỤC
1 Giới thiệu đề tài.......................................................................................... 3
1.1 Tên đề tài ...................................................................................................3
1.2 Mã số đề tài ................................................................................................3
1.3 Tên dự thảo quy chuẩn ...............................................................................3
2 Nghiên cứu, khảo sát tình hình tiêu chuẩn hóa thiết bị radar hàng hải sử
dụng trên tàu non-SOLAS. ......................................................................... 3
2.1 Tình hình tiêu chuẩn hóa cho thiết bị radar sử dụng trên tàu non-SOLAS
của các tổ chức tiêu chuẩn trên thế giới ....................................................................3
2.1.1 Tổ chức hàng hải quốc tế IMO ...........................................................3
2.1.2 Các tiêu chuẩn về thiết bị dẫn đường hàng hải của IEC ......................4
2.1.3 Các tiêu chuẩn của Viện tiêu chuẩn viễn thông châu Âu - ETSI .........5
2.1.4 Liên minh viễn thông quốc tế ITU ......................................................6
2.2 Tình hình tiêu chuẩn hóa thiết bị radar sử dụng cho đường thủy nội địa .....6
2.2.1 Cục hàng hải Việt Nam ......................................................................6
2.2.2 Bộ Thông tin và Truyền thông (BTTTT) ............................................6
2.2.3 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ...........................................9
2.2.4 Nhận xét .............................................................................................9
2.3 Lựa chọn sở cứ xây dựng quy chuẩn cho thiết bị ra – đa hàng hải sử dụng
cho đường thủy nội địa .......................................................................................... 10
3 Xây dựng quy chuẩn về thiết bị ra-đa sử dụng cho đường thủy nội địa. .... 11
3.1 Cách thức xây dựng nội dung quy chuẩn .................................................. 11
3.2 Dự thảo quy chuẩn ................................................................................... 12
4 Đánh giá kết quả đạt được của đề tài ........................................................ 13
Báo cáo tóm tắt đề tài 14-15-KHKT-TC
3
1 Giới thiệu đề tài
1.1 Tên đề tài
Tên đề tài theo đề cương được duyệt: “Nghiên cứu xây dựng quy chuẩn kỹ thuật về
thiết bị ra-đa hàng hải (SOLAS)".
Tên theo khuyến nghị: “Nghiên cứu xây dựng quy chuẩn kỹ thuật về thiết bị ra-đa
hàng hải sử dụng cho đường thủy nội địa”
1.2 Mã số đề tài
Mã số: 13-15-KHKT-TC
Thuộc lĩnh vực tiêu chuẩn
1.3 Tên dự thảo quy chuẩn
Đề xuất đổi tên Dự thảo quy chuẩn thành: “Nghiên cứu xây dựng quy chuẩn kỹ thuật
về thiết bị ra-đa hàng hải sử dụng cho đường thủy nội địa”.
2 Nghiên cứu, khảo sát tình hình tiêu chuẩn hóa thiết bị radar hàng hải sử
dụng trên tàu non-SOLAS.
2.1 Tình hình tiêu chuẩn hóa cho thiết bị radar sử dụng trên tàu non-SOLAS
của các tổ chức tiêu chuẩn trên thế giới
2.1.1 Tổ chức hàng hải quốc tế IMO
IMO là tổ chức hàng hải quốc tế được thành lập năm 1958 bao gồm nhiều uỷ
ban kỹ thuật, trong đó uỷ ban về an toàn hàng hải là quan trọng nhất, chuyên về các
lĩnh vực an toàn hàng hải, thông tin vô tuyến và tìm kiếm cứu nạn v.v. Năm 1979 tổ
chức này đã đưa ra Chỉ thị về hệ thống an toàn và cứu nạn toàn cầu (GMDSS- Global
Maritime Distress and Safety System). Hệ thống GMDSS bao gồm các dịch vụ vô
tuyến mặt đất và vệ tinh đảm bảo thông tin an toàn và tìm kiếm cứu nạn giữa tàu- tàu
và tàu-bờ. Năm 1988, IMO đã sửa đổi bổ xung hiệp ước an toàn sinh mạng trên biển
SOLAS (Safety of Life at Sea) yêu cầu các tàu biển trang bị thiết bị GMDSS. Đến năm
1999, IMO yêu cầu bắt buộc các tàu phải trang bị thiết bị GMDSS.
Hệ thống GMDSS phải tuân thủ các thể lệ vô tuyến của ITU R, các yêu cầu tính
năng thiết bị liên quan của IMO và các tiêu chuẩn kỹ thuật thiết bị chi tiết của các tổ
chức tiêu chuẩn quốc tế hoặc vùng như ETSI, IEC..
Báo cáo tóm tắt đề tài 14-15-KHKT-TC
4
Một số thiết bị thuộc hệ thống GMDSS gồm: thiết bị điện báo in trực tiếp băng
hẹp (NAVTEX), radiotelex; phao vô tuyến chỉ vị trí cấp cứu; bộ phát đáp ra đa; thiết
bị thông tin vô tuyến gọi chọn số; v.v.
Công ước SOLAS ban hành năm 1974 qui định các yêu cầu về an toàn sinh
mạng trên biển và vào năm 1980 các quốc gia thành viên tham gia công ước SOLAS
bắt buộc áp dụng. Các tiêu chuẩn về hệ thống an toàn và cứu nạn hàng hải quốc tế
GMDSS đã được áp dụng rộng rãi trên lĩnh vực giao thông vận tải hàng hải của nhiều
quốc gia.
2.1.2 Các tiêu chuẩn về thiết bị dẫn đường hàng hải của IEC
Ủy ban kỹ thuật điện tử quốc tế (IEC) có ban kỹ thuật TC 80 đưa ra các tiêu
chuẩn sử dụng trong nghiệp vụ dẫn đường hàng hải. Thành lập năm 1980, Ủy ban kỹ
thuật IEC TC 80 đã đưa ra các thao tác và các yêu cầu thực hiện cùng với các phương
pháp thử nghiệm đối với các hệ thống và thiết bị thông tin vô tuyến và dẫn đường hàng
hải. Ủy ban này cung cấp các tiêu chuẩn được chấp nhận bởi chính phủ vì thích hợp
cho yêu cầu của tổ chức hàng hải quốc tế SOLAS. TC 80 thực hiện được điều này
bằng cách bảo đảm rằng nó có các đại diện từ ngành công nghiệp, người sử dụng,
chính phủ và các tổ chức chứng thực. Hiện nay đang có 20 quốc gia thành viên tham
gia trong ủy ban này và có sự liên kết với tất cả các tổ chức hàng hải quốc tế. IEC TC
80 có hai tiêu chuẩn liên quan trực tiếp đến thiết bị ra đa hàng hải sử dụng trên tàu
non-SOLAS, đó là:
IEC 62252 – Thiết bị, hệ thống thông tin vô tuyến và dẫn đường hàng hải: Ra-
đa cho các thuyền nhỏ không tuân thủ chương V của công ước SOLAS – Các
yêu cầu thực hiện, phương pháp đo và các kết quả đo yêu cầu (Maritime
navigation and radiocommunication equipment and systems -Ra-đa for craft not
in compliance with IMO SOLAS Chapter V - Performance requirements,
methods of test and required test results). Tiêu chuẩn này đã bị IEC thu hồi năm
2013 và cho đến nay chưa có phiên bản thay thế.
IEC 60945- Maritime navigation and radiocommunication equipment and
systems - General requirements - Methods of testing and required test results.
Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu chung cho hệ thống và thiết bị thông tin vô
tuyến và thiết bị vô tuyến dẫn đường hàng hải. Ở đây đưa ra các yêu cầu chung
tổng thể cho tất cả các thiết bị trên tàu như: điều kiện môi trường hoạt động,
Báo cáo tóm tắt đề tài 14-15-KHKT-TC
5
nguồn cung, yêu cầu tương thích điện từ (chỉ có phát xạ dẫn và phát xạ bức xạ
cổng vỏ), không có yêu cầu riêng cho loại thiết bị đặc thù nào.
2.1.3 Các tiêu chuẩn của Viện tiêu chuẩn viễn thông châu Âu - ETSI
Thông tin truyền thông rất cần thiết cho các thủy thủ trong các hoạt động hàng
ngày và cho mục đích an toàn. ETSI chịu trách nhiệm đưa ra một loạt các tiêu chuẩn
kỹ thuật và báo cáo liên quan đến thiết bị vô tuyến và sử dụng hệ thống đường thủy
nội địa và hàng hải.
Công việc của nhóm làm việc ETSI là phải bao hàm được cả các yêu cầu của
quốc tế và của châu âu, do đó viện đã làm việc chặt chẽ với tổ chức hàng hải quốc tế,
bộ phận thông tin vô tuyến của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU-R) và Ủy ban châu
Âu và các tổ chức khác để đảm bảo các sản phẩm của ETSI phù hợp với các quy định
và công ước khác về hàng hải.
2.1.3.1 Các thiết bị vô tuyến hàng hải không thuộc quy định của công ước SOLAS
Công ước SOLAS yêu cầu các tàu vận tải hành khách lớn và các tàu chiến lớn
cần phải mang một số tiết bị cụ thể cho mục đích an toàn. Tuy nhiên, các thiết bị tương
tự cộng thêm một số thiết bị khác mà công ước SOLAS không quy định mà các tàu
nhỏ khác sử dụng. Mặt khác, các tàu nhỏ này cũng có thể mang theo các loại thiết bị
vô tuyến thông dụng khác nhưng Công ước SOLAS không quy định.
Những thiết bị vô tuyến không được IMO quy định thì lại được Chỉ thị R&TTE
quy định. Đây là một cách tiếp cận mới của Chỉ thị này, dựa trên “các chuẩn hài hòa”
được tổ chức tiêu chuẩn châu âu công nhận. ETSI có thể được sử dụng để minh họa sự
phù hợp với các yêu cầu đặc biệt của chỉ thị này.
ETSI sản xuất tiêu chuẩn Châu Âu cho các thiết bị thông tin nằm trong phạm vi
của Chỉ thị về thiết bị hàng hải và Chỉ thị dịch vụ thông tin đường sông. Và cũng tạo ra
các chuẩn hài hòa cho truyền thông, ra đa và các thiết bị dẫn đường thuộc phạm vi của
Chỉ thị R&TTE . Do đó, với những thiết bị này, ETSI đã phát triển các tiêu chuẩn
thuộc nhiều phần:
Phần 1 bao gồm các yêu cầu kỹ thuật của thiết bị
Phần 2 là chuẩn hài hòa, những yêu cầu trong phần 1 là cần thiết để sử dụng
hiệu quả phổ tần tránh các nhiễu có hại (điều 3.2 của chỉ thị)
Phần 3, là một tiêu chuẩn hài hòa, chỉ ra các yêu cầu cần thiết để đảm bảo tiếp
cận các dịch vụ mới nổi (Điều 3.3 của chỉ thị)
Nếu thiết bị được sản xuất phù hợp với phần 2 và phần 3 (nếu có), nhà sản xuất có thể
tuyên bố sự phù hợp với các yêu cầu cần thiết có liên quan của chỉ thị R & TTE.
Báo cáo tóm tắt đề tài 14-15-KHKT-TC
6
2.1.3.2 Tương thích điện từ trong hàng hải
Trong lịch sử, các yêu cầu tương thích theo điều 3.1b của chỉ thị thiết bị đầu
cuối vô tuyến viễn thông được bao hàm trong các tiêu chuẩn riêng biệt do các yêu cầu
kỹ thuật vô tuyến. Nhiều tiêu chuẩn cho thiết bị ngày nay bao gồm tất cả các yêu cầu
kỹ thuật.
Các tiêu chuẩn tương thích điện từ hàng hải của ETSI dựa trên các yêu cầu
chung cho thiết bị vô tuyến và dẫn đượng của Ủy ban điện tử Quốc tế IEC (tiêu chuẩn
60945).
2.1.4 Liên minh viễn thông quốc tế ITU
ITU có một số tiêu chuẩn liên quan đến thiết bị radar như :
Recommendation ITU-R M.1177-4 (2011): "Techniques for measurement of
unwanted emissions of radar systems" (Kỹ thuật đo phát xạ không mong muốn
đối với các hệ thống ra-đa).
Recommendation ITU-R SM.1541-4 (2011): "Unwanted emissions in the out-
of-band domain". ETSI ETSI EN 302 248 V1.2.1 (2013-11) (phát xạ không
mong muốn trong miền ngoài băng).
2.2 Tình hình tiêu chuẩn hóa thiết bị radar sử dụng cho đường thủy nội địa
2.2.1 Cục hàng hải Việt Nam
Cục hàng hải Việt Nam trực thuộc bộ Giao thông Vận tải, chịu trách nhiệm
quản lý các hoạt động liên quan đến hàng hải của Việt Nam. Nằm trong hệ thống hàng
hải quốc tế nên sẽ chấp thuận các quy định chung của quốc tế như Công ước an toàn
sinh mạng trên biển (SOLAS). Và ngoài ra cũng đã xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật
áp dụng tại Việt Nam như QCVN 42 : 2012/BGTVT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
trang bị an toàn tàu biển (đã có bản sửa đổi bổ sung năm 2015 – trong đó bổ sung một
số điều đặc biệt là cho các tàu nhỏ hoạt động tuyến nội địa). Trong đó có các yêu cầu
cho thiết bị thông tin vô tuyến nói chung và thiết bị ra-đa nói riêng.
Như vậy, quy chuẩn này bắt buộc áp dụng đối với các tàu thuộc phạm vi điều
chỉnh của Công ước SOLAS. Ngoài ra còn có những quy định cụ thể hơn, trong từng
nội dung như quy định cho các tàu nhỏ hoạt động tuyến nội địa.
2.2.2 Bộ Thông tin và Truyền thông (BTTTT)
Các thiết bị vô tuyến điện nói chung, hiện nay được thiết kế để phục vụ cho các
mục đích khác nhau và có mặt mọi nơi, trong tất cả các lĩnh vực. Tất cả các thiết bị thu
Báo cáo tóm tắt đề tài 14-15-KHKT-TC
7
nhận sóng vô tuyến đều gây ra các phát xạ làm ảnh hưởng đến các hệ thống khác và
ngược lại bản thân nó lại chịu ảnh hưởng từ các hệ thống khác. Trách nhiệm quản lý
các vấn đề phổ tần số, phát xạ điện từ thuộc trách nhiệm của Bộ thông tin và Truyền
thông.
Trong giao thông hàng hải, Bộ Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm chung về
việc quy định những yêu cầu chung về thiết kế, những trang bị cần thiết và yêu cầu
chức năng tối thiểu của nó. Tuy nhiên, những vấn đề thuộc lĩnh vực vô tuyến lại
thuộc quy định của Bộ thông tin truyền thông. Cụ thể như tần số sử dụng, EMC.
Ngày 21/11/2013 Thủ tướng Chính phủ có đưa ra quyết định số 71/2013/QĐ-
TTg về việc ban hành Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia. áp dụng đối với
các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện; các tổ chức, cá
nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu các thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng
sóng vô tuyến điện để sử dụng tại Việt Nam.
Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia quy định việc phân chia phổ tần
số vô tuyến điện thành: các băng tần dành cho các nghiệp vụ vô tuyến điện và quy
định mục đích, điều kiện để sử dụng đối với từng băng tần. Trong đó có quy định băng
tần sử dụng cho các nghiệp vụ vô liên quan đến hàng hải, ví dụ như:
Nghiệp vụ Di động hàng hải (Maritime Mobile Service)
Nghiệp vụ Di động hàng hải qua vệ tinh (Maritime Mobile - Satellite Service)
Nghiệp vụ Điều hành cảng (Port Operation Service)
Nghiệp vụ Điều động tàu (Ship Movement Service)
Nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường (Radionavigation Service)
Nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường qua vệ tinh (Radionavigation - Satellite
Service)
Nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường hàng hải (Maritime Radionavigation Service)
Nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường hàng hải qua vệ tinh (Maritime Radionavigation -
Satellite Service)
Nghiệp vụ Vô tuyến định vị (Radiolocation Service)
Nghiệp vụ Vô tuyến định vị qua vệ tinh (Radiolocation - Satellite Service)
Nghiệp vụ an toàn (Safety Service)
Đài tàu trái đất [ship earth station]
Báo cáo tóm tắt đề tài 14-15-KHKT-TC
8
Bộ Thông tin và Truyền thông có chức năng quản lý các thiết bị thu phát sóng
vô tuyến điện nói chung, trong đó có các thiết bị ra-đa, về tương thích điện từ trường
nhằm tránh việc can nhiễu giữa các thiết bị này với nhau khi hoạt động.
Thông tư thông tư 05/2014/BTTTT: Quy định danh mục hàng hóa có khả năng
gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin truyền thông. Trong đó
bao gồm rất nhiều thiết bị vô tuyến sử dụng trong thông tin hàng hải.
Bảng 1. Danh sách các tiêu chuẩn, quy chuẩn của Bộ Thông tin truyền thông
quy định cho các thiết bị vô tuyến hàng hải
Tên thiết bị Tên quy chuẩn tương ứng
Thiết bị điện thoại VHF sử dụng cho nghiệp vụ lưu động
hàng hải
QCVN 52:2011/BTTTT
QCVN 18:2014/BTTTT
Phao vô tuyến chỉ vị trí khẩn cấp hàng hải (EPIRB) hoạt
động ở băng tần 406,0 MHz đến 406,1 MHz
QCVN 57:2011/BTTTT
QCVN 18:2014/BTTTT
Thiết bị Radiotelex sử dụng trong nghiệp vụ MF/HF
hàng hải
QCVN 62:2011/BTTTT
QCVN 18:2014/BTTTT
Thiết bị trạm mặt đất Inmarsat F77 sử dụng trên tàu biển QCVN 67:2013/BTTTT
QCVN 18:2014/BTTTT
Thiết bị trong hệ thống nhận dạng tự động AIS sử dụng
trên tàu biển
QCVN 68:2013/BTTTT
QCVN 18:2014/BTTTT
Thiết bị Rađa QCVN 47:2011/BTTTT
QCVN 18:2014/BTTTT
Thiết bị vô tuyến dẫn đường QCVN 47:2011/BTTTT
QCVN 18:2014/BTTTT
Đến thời điểm hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng và ban
hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị thông tin vô
tuyến điện, mã hiệu quy chuẩn QCVN 18:2014/BTTTT; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về phổ tần số và bức xạ vô tuyến điện áp dụng cho các thiết bị thu phát vô tuyến điện,
mã hiệu QCVN 47:2015. Các quy chuẩn này áp dụng để chứng nhận hợp quy cho các
thiết bị thu phát sóng vô tuyến trong trường hợp thiết bị này chưa có quy chuẩn riêng
về phổ tần số và tương thích điện từ.
Báo cáo tóm tắt đề tài 14-15-KHKT-TC
9
2.2.3 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, ngày 01, tháng 6 năm 2015
đã có Công báo về việc ban hành QCVN 02-21:2015/BNNPTNT về trang bịan toàn
tàu cá.
Quy chuẩn này áp dụng trong chế tạo, lắp đặt, kiểm tra và sử dụng các trang
thiết bị an toàn trên tàu cá có chiều dài từ 12 m trở lên hoặc lắp máy chính có tổng
công suất từ 50 sức ngựa trở lên (sau đây gọi là “tàu cá”) do Đăng kiểm tàu cá Việt
Nam (sau đây gọi là “Đăng kiểm”) giám sát, phân cấp.
Theo đó, để đảm bảo trang bị an toàn cho các tàu cá, Quy chuẩn quy định các
yêu cầu kỹ thuật về giám sát kỹ thuật như vật liệu, thiết kế, chế tạo kiểm tra và lắp đặt
các trang thiết bị an toàn; quy định về phương tiện cứu sinh; phương tiện tín hiệu;
trang bị vô tuyến điện; trang bị hàng hải.
Cũng theo quy chuẩn, trang thiết bị an toàn lắp đặt trên tàu cá phải được kiểm
tra, thử nghiệm và cấp giấy chứng nhận của Đăng kiểm hoặc các cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền được Đăng kiểm công nhận. Tất cả các hồ sơ do Đăng kiểm cấp cho tàu
(hồ sơ thiết kế được thẩm định trong đó có nội dung về trang bị an toàn, các biên bản
kiểm tra, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật) phải được lưu giữ, bảo quản và phải xuất
trình khi các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu. Về thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn
kỹ thuật tàu cá theo quy định tại Quy chế đăng kiểm tàu cá ban hành kèm theo Quyết
định số 96/2007/QĐ-BNN ngày 28/11/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
Phân cấp cho Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố vùng biển thực hiện
công tác quản lý Nhà nước đối với tàu cá có công suất dưới 20CV và các hoạt động
khai thác hải sản thuộc vùng biển ven bờ biển thuộc các tỉnh có biển.
Vấn đề an toàn cho tàu thuộc hệ thống đường thủy nội địa là một vấn đề bức
thiết, đặc biệt là trong thời gian gần đây do không được trang bị radar nên loại tàu
này đã gây ra hàng nghìn vụ tai nạn trên biển làm thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.
2.2.4 Nhận xét
Trên thế giới, một số Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế xây dựng các tiêu chuẩn về trang
bị thiết bị an toàn cho tàu biển nói chung và thiết bị ra đa nói riêng. Riêng thiết bị
ra-đa sử dụng cho đường thủy nội địa có tiêu chuẩn của ETSI.
Việt Nam là một quốc gia có bờ biển kéo dài từ Bắc tới Nam, vận tải biển chiếm tỷ
trọng lớn; Biển mang lại lợi ích kinh tế (du lịch biển, cung cấp nguồn hải sản lớn
cho trong nước và xuất khẩu). Mạng lưới giao thông trên biển ngày càng trở nên
Báo cáo tóm tắt đề tài 14-15-KHKT-TC
10
dày đặc. Lượng tàu, thuyền không thuộc quy định của công ước SOLAS đang lưu
hành trên vùng biển Việt Nam là rất lớn, nhưng chưa được trang bị thiết bị radar
hàng hải do điều kiện kinh tế của người dân. Số lượng vụ tai nạn trên biển do loại
tàu này gây ra rất lớn, Theo Bộ NN&PTNT, từ năm 2007 đến 2012, cả nước xảy ra
hơn 4.500 vụ tai nạn tàu cá trên biển, làm chết và mất tích gần 650 người, thiệt hại
hàng trăm tỷ đồng. Bộ NN&PTNT triển khai nghiên cứu dự án “Ứng dụng ra-đa
hàng hải trên tàu khai thác hải sản xa bờ” hỗ trợ đến 50% giá trị thiết bị cho người
dân để đảm bảo an toàn hoạt động và hỗ trợ trong việc đánh bắt hải sản. Đến nay,
hàng nghìn tàu thuyền đã được hỗ trợ lắp đặt hệ thống radar Furuno 1945 hoặc
tương đương.
Như đã phân tích ở trên, cụ thể là Bộ Giao thông vận tải và Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, một số loại tàu không nằm trong quy định của Công ước
SOLAS cũng bắt buộc phải trang bị thiết bị radar hàng hải phục vụ mục đích an
toàn trên biển và các mục tiêu khác như khai thác đánh bắt hoặc tránh sự tấn công
bất ngờ của lực lượng thù địch. Vì thế việc sử dụng phổ biến và ngày càng trở nên
dày đặc chủng loại thiết bị này trên biển Việt Nam có tiềm năng gây mất an toàn
cho các hệ thống vô tuyến khác. Bộ TTTT cần có các quy định cụ thể về mặt vô
tuyến cho chủng loại thiết bị này.
2.3 Lựa chọn sở cứ xây dựng quy chuẩn cho thiết bị ra – đa hàng hải sử dụng
cho đường thủy nội địa
Dựa trên các nghiên cứu thống kê ở Mục 3.1 ở trên, ta thấy các tổ chức tiêu
chuẩn quốc tế, khu vực đã đưa ra rất nhiều tiêu chuẩn cho thiết bị vô tuyến sử dụng
trong lĩnh vực hàng hải. Tuy nhiên, tiêu chuẩn cho thiết bị ra-đa sử dụng trên thuyền
không thuộc quy định của SOL