Báo cáo Tóm tắt Nghiên cứu mối liên kết giữa hệ thống tài khoản quốc gia và mô hình cân bằng tổng quát

Đề tài nghiên cứu cấu trúc SAM và nhận diện mối quan hệ giữa SAM thực nghiệm và SAM lý thuyết. Cấu trúc SAM chia thành 2 khối nội sinh và ngoại sinh. Khối nội sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, thu nhập và chi tiêu trong nước và với nước ngoài, cung cấp các các chỉ tiêu kinh tế quan trọng về GDP, GNI, cấu trúc thu nhập và chi tiêu của nền kinh tế. Khối ngoại sinh liên quan các hoạt động chuyển nhượng, phân phối lại thu nhập, tích lũy vốn và đầu tư ròng từ nước ngoài, cung cấp các dữ liệu quan trọng về tích lũy tài sản – vốn, và các cân bằng vĩ mô ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP trong tương lai. Dữ liệu SAM thực nghiệm tổng hợp từ hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) cung cấp bức tranh tổng thể về hoạt động sản xuất xã hội của nền kinh tế. Dữ liệu SAM lý thuyết tổng hợp từ SAM thực nghiệm, các nguồn thống kê và khảo sát từ các thành phần kinh tế, cung cấp cho mô hình hóa cân bằng tổng quát nhằm đánh giá tác động các chính sách kinh tế đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả mô phỏng cập nhật vào SAM thực nghiệm hỗ trợ cho phân tích chính sách kinh tế.

pdf26 trang | Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 06/04/2024 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tóm tắt Nghiên cứu mối liên kết giữa hệ thống tài khoản quốc gia và mô hình cân bằng tổng quát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN KẾT GIỮA HỆ THỐNG TÀI KHOẢN QUỐC GIA VÀ MÔ HÌNH CÂN BẰNG TỔNG QUÁT Mã số: B2017-ĐN04-06 Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Trương Hồng Trình Đà Nẵng, tháng 5 năm 2019 2 DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA 1. PGS.TS. Trương Hồng Trình : Chủ nhiệm đề tài 2. ThS. Hà Lê Hồng Ngọc : Thư ký khoa học 3. NCS. Nguyễn Thị Hương : Thành viên 4. TS. Đinh Bảo Ngọc : Thành viên CÁC ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH 1. Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Thành phố Đà Nẵng 2. Cục Thống kê Thành phố Đà Nẵng 3 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Nghiên cứu mối liên kết giữa hệ thống tài khoản quốc gia và mô hình cân bằng tổng quát. - Mã số: B2017-ĐN04-06 - Chủ nhiệm: PGS.TS. Trương Hồng Trình - Thành viên tham gia: ThS. Hà Lê Hồng Ngọc; NCS. Nguyễn Thị Hương, TS. Đinh Bảo Ngọc - Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng - Thời gian thực hiện: 06/2017 - 5/2019 2. Mục tiêu: Đề tài nghiên cứu mối liên kết giữa hệ thống tài khoản quốc gia và mô hình cân bằng tổng quát cho phân tích chính sách kinh tế. Các mục tiêu cụ thể như sau: - Tổng hợp cơ sở lý thuyết và ứng dụng về hệ thống tài khoản quốc gia. - Tiếp cận thuyết giá trị để đo lường tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế bằng phương pháp giá trị tăng thêm. - Nghiên cứu cấu trúc SAM nhằm liên kết hệ thống tài khoản quốc gia và mô hình cân bằng tổng quát. - Xây dựng mô hình cân bằng tổng quát trên cơ sở cân bằng thị trường và cân bằng vĩ mô để hỗ trợ mô phỏng thực nghiệm cho phân tích chính sách kinh tế. 3. Tính mới và sáng tạo: Đề tài nghiên cứu cấu trúc SAM và nhận diện mối quan hệ giữa SAM thực nghiệm và SAM lý thuyết. Cấu trúc SAM chia thành 2 khối nội sinh và ngoại sinh. Khối nội sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, thu nhập và chi tiêu trong nước và với nước ngoài, cung cấp các các chỉ tiêu kinh tế quan trọng về GDP, GNI, cấu trúc thu nhập và chi tiêu của nền kinh tế. Khối ngoại sinh liên quan các hoạt động chuyển nhượng, phân phối lại thu nhập, tích lũy vốn và đầu tư ròng từ nước ngoài, cung cấp các dữ liệu quan trọng về tích lũy tài sản – vốn, và các cân bằng vĩ mô ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP trong tương lai. Dữ liệu SAM thực nghiệm tổng hợp từ hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) cung cấp bức tranh tổng thể về hoạt động sản xuất xã hội của nền kinh tế. Dữ liệu SAM lý thuyết tổng hợp từ SAM thực nghiệm, các nguồn thống kê và khảo sát từ các thành phần kinh tế, cung cấp cho mô hình hóa cân bằng tổng quát nhằm đánh giá tác động các chính sách kinh tế đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả mô phỏng cập nhật vào SAM thực nghiệm hỗ trợ cho phân tích chính sách kinh tế. Trên cơ sở khái niệm giá trị, đề tài nhận diện các yếu tố cấu thành và đo lường GDP. Công thức GDP là quan trọng trong việc giải thích các thuyết tăng trưởng ngoại sinh, nội sinh, và vai trò của thể chế đối với tăng trưởng kinh tế. GDP được sử dụng như hàm mục tiêu 4 trong việc phân bổ nguồn lực và cân bằng thị trường trong mô hình cân bằng tổng quát. Trong mô hình cân bằng tổng quát, hệ thống giá đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá và lượng cân bằng thị trường và sự tác động qua lại giữa các thị trường. Đề tài đề xuất hệ thống giá điều chỉnh dựa trên giá cân bằng ban đầu và hệ số co giãn cung cầu trên cơ sở cân bằng thị trường, thu nhập các thành phần kinh tế, và các cân bằng vĩ mô. 4. Tóm tắt kết quả nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu khuôn khổ hệ thống tài khoản quốc gia, đề tài xây dựng cấu trúc SAM và cách thức thu thập dữ liệu từ các tài khoản quốc gia (SNA). Dữ liệu SAM cung cấp thông tin cho phân tích chính sách kinh tế và mô hình hóa cân bằng tổng quát cho hoạch định chính sách kinh tế. Đề tài xây dựng mô hình cân bằng tổng quát với hàm mục tiêu GDP và các ràng buộc về cân bằng thị trường và các cân bằng vĩ mô. Cơ chế cân bằng được điều chỉnh thông qua giá cân bằng ban đầu và các hệ số co giãn cung cầu. Mô hình cân bằng tổng quát cho phép nghiên cứu tác động các chính sách đến GDP, cơ cấu thu nhập, chi tiêu, cơ cấu kinh tế và các cân bằng vĩ mô của nền kinh tế. 5. Tên sản phẩm: Các bài báo và tham luận liên quan đến đề tài nghiên cứu như sau: - Truong Hong Trinh (2018). Towards a paradigm on the value, Cogent Economics & Finance (ESCI/SCOPUS), 6:1, DOI: 10.1080/23322039.2018.1429094 - Truong Hong Trinh (2019). General Equilibrium Modeling for Economic Policy Analysis, International Journal of Economics and Financial Issues, 9(4), 25-36. - Truong Hong Trinh (2019). General Equilibrium Modeling for Economic Policy Analysis: A Conceptual Framework (Best Paper Awards), Proceedings of the 27th EBES Conference, Bali – Indonesia, Vol. 1, 584-610. - Trương Hồng Trình (2019). Mô hình cân bằng tổng quát và phân tích chính sách kinh tế: Khuôn khổ lý thuyết, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học cấp Quốc gia, ISBN: 978-604-84-4281-1, 1-13. 6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: Nghiên cứu góp phần mở rộng khả năng ứng dụng mô hình cân bằng tổng quát trong phân tích và hoạch định tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng trong các trường đại học, viện nghiên cứu như sau: - Cơ sở nền tảng để hiểu sự vận hành của nền kinh tế phục vụ giảng dạy kinh tế học. - Phương pháp tổng hợp dữ liệu tài khoản quốc gia và kỹ thuật thống kê cho SAM và phân tích kinh tế. - Mô hình hóa cân bằng tổng quát cho phép nghiên cứu và ứng dụng trong hoạch định chính sách kinh tế. Đà Nẵng, ngày 20 tháng 05 năm 2019 Tổ chức Chủ trì Chủ nhiệm đề tài PGS.TS. Trương Hồng Trình 5 INFORMATION ON RESEARCH RESULTS 1. General information: Project title: The study on the linkage between national account system and general equilibrium model Code number: B2017-ĐN04-06 Project Leader: Truong Hong Trinh, PhD. Associate Professor Coordinator: Ha Le Hong Ngoc, MSc.; Nguyen Thi Huong Fellow PhD.; Dinh Bao Ngoc, PhD. Implementing institution: University of Economics – The University of Danang Duration: from 06/2017 to 05/2019 2. Objective(s): This research studies the linkage between national account system and the general equilibrium model for economic policy analysis. The specific objectives are as follows: - Review on theory and practice of the national account system. - Approach the theory of value to measure GDP under value added method. - Study the SAM structure to link national account system and general equilibrium model. - Develop a general equilibrium model with market equilibriums and macro balances to support experimental simulations for economic policy analysis. 3. Creativeness and innovativeness: The research studies the SAM structure, and identifies the relationship between the empirical SAM and the theoretical SAM. The SAM structure is divided into endogenous module and exogenous module. The endogenous module relates to economic activities in production, income and expenditure within the country and with foreign countries that provide important economic indicators of GDP, GNI, income and expenditure structure of the economy. Exogenous module relates to transfer activities, income redistribution, capital accumulation and net investment from foreign countries. This exogenous module povides important data on asset – capital accumulation, macro balances affecting to GDP growth in future. The empirical SAM data collects from the national accounts, in which provides a snapshot of the economy. The theoretical SAM data collects from the empirical SAM data, statistical and survey sources of institutional sectors, in which provides for general equilibrium modeling to investigate the impact of economic policies on economic growth. Simulation results will then update into the empirical SAM to support for economic policy analysis. Based on the value concept, this research identifies the driving factors and measures of GDP. The GDP formula is important in explaining theories of the exogenous growth and endogenous growth, and institutional role for economic growth. GDP is used as the objective 6 function in resource allocation and market equilibrium in the general equilibrium model. In the general equilibrium model, the price system plays an important role in determining the equilibrium price and the equilibrium quantity in the market, and the interaction among markets. The research also proposes the price system that is determined through the initial equilibrium prices and elasticities of supply and demand, income effects, and macro balances. 4. Research results: From the framework of the national account system, this research constructs SAM structure and the way to collect data from national accounts (SNA) for the SAM. SAM data provides information for economic policy analysis and general equilibrium modeling for economic policy planning. This research develops a general equilibrium model with the GDP objective function and constraints on market equilibriums and macro balances. The equilibrium mechanism is determined through the initial equilibrium price and the elasticities of supply and demand. The general equilibrium model allows to investigate the effects of economic policies on GDP, income and expenditure structure, economic structure and macro balances. 5. Products: The articles and conference papers associated with this research project are listed as follows: - Truong Hong Trinh (2018). Towards a paradigm on the value, Cogent Economics & Finance (ESCI/SCOPUS), 6:1, DOI: 10.1080/23322039.2018.1429094 - Truong Hong Trinh (2019). General Equilibrium Modeling for Economic Policy Analysis, International Journal of Economics and Financial Issues, 9(4), 25-36. - Truong Hong Trinh (2019). General Equilibrium Modeling for Economic Policy Analysis: A Conceptual Framework (Best Paper Awards), Proceedings of the 27th EBES Conference, Bali – Indonesia, Vol. 1, 584-610. - Trương Hồng Trình (2019). Mô hình cân bằng tổng quát và phân tích chính sách kinh tế: Khuôn khổ lý thuyết, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học cấp Quốc gia, ISBN: 978-604-84-4281-1, 1-13. 6. Effects, transfer alternatives of reserach results and applicability: The research project contributes to the expanding ability to the complex general equilibrium models for economic policy analysis of economic growth and transition. Research results can be applied in universities and research institutes as follows: - Provide a theoretical background to understand the general equilibrium of the economy for teaching in economics courses. - Propose collecting methods of national account data and statistical techniques for the SAM and economic analysis. - General equilibrium modeling allows researching and applying in economic policy planning. 7 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU Tăng trưởng kinh tế luôn luôn là mối quan tâm của các quốc gia trên thế giới, là chủ đề trọng tâm trong các diễn đàn nghiên cứu kinh tế. Nhiều nhà khoa học và hoạch định chính sách cố gắng nhận diện các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế, các yếu tố này cũng là cơ sở nền tảng hình thành các lý thuyết tăng trưởng kinh tế. Các nhà kinh tế đã sử dụng dữ liệu kinh tế của hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) và mô hình cân bằng tổng quát để dự báo và phân tích tác động của các chính sách kinh tế lên toàn bộ nền kinh tế. SNA giúp các nhà kinh tế phân tích ảnh hưởng của các thành phần và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cũng như dự báo sự tăng trưởng kinh tế dựa trên dữ liệu thống kê của nền kinh tế. Hạn chế của việc vận dụng SNA đó là phân tích chính sách kinh tế đến các cân bằng vĩ mô như là công cụ hoạch định chính sách. Mô hình cân bằng tổng quát khả tính (CGE) là công cụ hữu ích để phân tích tác động của các chính sách hay "cú sốc" lên toàn bộ nền kinh tế. Nền tảng xây dựng mô hình CGE là ma trận hạch toán xã hội (SAM). SAM biểu thị mối quan hệ và tương tác giữa các thành phần kinh tế trên các thị trường, cân bằng tổng cung – tổng cầu, tổng chi tiêu – tổng thu nhập. Thông qua cấu trúc SAM, các nhà kinh tế xác định cấu trúc GDP, cân bằng thị trường, cân bằng vĩ mô làm cơ sở xây dựng mô hình cân bằng tổng quát khả tính (CGE). Tuy nhiên, các mô hình CGE sử dụng kỹ thuật kinh tế lượng để xác định các tham số của hàm sản xuất và hàm tiêu dùng làm cho mô hình cân bằng tổng quát trở nên phức tạp và khó vận dụng phân tích chính sách trong thực tiễn. Thách thức lớn đối với các nhà nghiên cứu hiện nay là làm thế nào tích hợp dữ liệu kinh tế từ hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) vào mô hình cân bằng tổng quát khả tính (CGE) như một công cụ hữu hiệu để phân tích và hoạch định chính sách kinh tế. Vĩ lẽ đó, đề tài nghiên cứu mối liên kết giữa hệ thống tài khoản quốc gia và mô hình cân bằng tổng quát hỗ trợ cho phân tích và hoạch định chính sách kinh tế. Để giải quyết vấn đề này, các nhà kinh tế không chỉ hiểu rõ sự vận hành nền kinh tế thông qua sự tương tác giữa các thành phần kinh tế trên thị trường, vai trò của chính phủ trong việc hoạch định chính sách kinh tế, mà còn hiểu các nguyên lý tài chính quốc gia để biểu thị các quan hệ kinh tế thông qua hệ thống các tài khoản quốc gia. Bằng cách liên kết dữ liệu thống kê từ hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) và ma trận hạch toán xã hội (SAM) với các công cụ phân tích chính sách từ mô hình cân bằng tổng quát khả tính (CGE), nghiên cứu mối liên kết này có ý nghĩa học thuật nhằm xây dựng khuôn khổ lý thuyết và hướng phát triển các công cụ ứng dụng thực tiễn trong phân tích và hoạch định chính sách kinh tế. 8 CHƯƠNG 2 HỆ THỐNG TÀI KHOẢN QUỐC GIA 2.1 Nền tảng về hệ thống tài khoản quốc gia Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) là tập hợp đầy đủ, phù hợp và linh hoạt các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Những chỉ tiêu này được xây dựng trên tập hợp các khái niệm, định nghĩa, phân loại và các chuẩn mực kế toán dựa trên các nguyên tắc kinh tế được thừa nhận trên phạm vi toàn thế giới (United Nations. & cộng sự, 2009). Khuôn khổ kế toán của SNA cho phép dữ liệu kinh tế được soạn thảo và trình bày theo một định dạng tiêu chuẩn nhằm hỗ trợ cho các mục đích phân tích kinh tế, ra quyết định và hoạch định chính sách. Các tài khoản thể hiện một khối lượng lớn thông tin chi tiết, được tổ chức theo các nguyên tắc kinh tế phản ảnh các hoạt động của nền kinh tế. Ngoài ra, các tài khoản quốc gia cung cấp thông tin toàn diện và chi tiết về các hoạt động kinh tế phức tạp diễn ra trong nền kinh tế và sự tương tác giữa các thành phần kinh tế trên các thị trường và khu vực khác nhau. Khuôn khổ của SNA cung cấp hệ thống tài khoản quốc gia một cách toàn diện (bao gồm các hoạt động và kết quả hoạt động của các thành phần trong nền kinh tế), phù hợp (các giá trị thống nhất được xây dựng dựa trên cơ sở các bên liên quan theo chuẩn mực kế toán), tích hợp (tác động của mỗi thành phần đến nền kinh tế được thể hiện trên bảng cân đối kế toán). Các tài khoản của SNA không chỉ cung cấp bức tranh của nền kinh tế tại một thời điểm, mà thực tế các tài khoản còn ghi nhận sự vận hành của nền kinh tế theo thời gian, và vì vậy cung cấp thông tin liên tục không thể thiếu cho việc theo dõi, phân tích và đánh giá về hiệu suất của một nền kinh tế theo thời gian. SNA cung cấp thông tin không chỉ về các hoạt động kinh tế diễn ra trong một khoảng thời gian mà còn phản ảnh tình hình tài sản và nguồn vốn của các thành phần kinh tế, nền kinh tế tại các thời điểm cụ thể. Ngoài ra, SNA còn có một tài khoản biểu thị các liên kết giữa nền kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới (ROW). SNA được thiết kế để phân tích kinh tế, ra quyết định và hoạch định chính sách với bất kỳ cơ cấu kinh tế hay các giai đoạn phát triển kinh tế của một quốc gia. Mục đích chính của SNA là cung cấp khuôn khổ kế toán và khái niệm hoàn chỉnh cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu vĩ mô phù hợp cho việc phân tích và đánh giá hoạt động của nền kinh tế. 9 2.2 Các tiếp cận hệ thống tài khoản quốc gia Trên cơ sở những nguyên lý nền tảng về kế toán kinh tế quốc dân, các quốc gia xây dựng hệ thống tài khoản quốc gia dựa trên một số chuẩn mực chung. Trong đó, Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) của liên hợp quốc (UN) và hệ thống tài khoản sản phẩm và thu nhập (NIPA) của Hoa Kỳ là hai hệ thống được nghiên cứu và vận dụng phổ biến trên thế giới. Sự khác biệt giữa SNA và NIPA về định nghĩa tài khoản, phân loại thành phần kinh tế, và các thông lệ kế toán. Điều này ảnh hưởng đến khả năng ước lượng và so sánh giữa các tài khoản, mặc dù sự khác biệt này thường không ảnh hưởng đến GDP. Ngoài ra, khuôn khổ NIPA tập trung chi tiết các thành phần kinh tế, nhưng ít toàn diện so với khuôn khổ SNA. SNA là một bộ các hướng dẫn toàn diện được cộng đồng quốc tế phát triển để hỗ trợ thống kê kinh tế quốc gia và thực hiện so sánh quốc tế, đồng thời hướng dẫn cho các quốc gia xây dựng và duy trì các hệ thống kế toán kinh tế theo tiêu chuẩn quốc tế (United Nations. & cộng sự, 2009). SNA 2008 được thông qua bởi Ủy ban Thống kê của Liên hợp quốc vào tháng 2 năm 2009 tại New York. Khuôn khổ của SNA được thiết kế để tích hợp thông tin bảng cân đối với thông tin về sản xuất, thu nhập, tiết kiệm và đầu tư. Các tài khoản sử dụng các định nghĩa, phân loại và thông lệ kế toán thống nhất và phù hợp với các nguyên tắc quốc tế khác. Các dòng dịch chuyển từ tài khoản này sang tài khoản khác trên cơ sở cân bằng các khoản mục. Theo đó, số dư cân bằng của một tài khoản này sẽ trở thành mục nhập ban đầu của tài khoản tiếp theo. Bằng cách này, các tài khoản biểu thị kết quả nghiệp vụ giữa hai kỳ kế toán trên bảng cân đối kế toán. Kết quả nghiệp vụ phản ảnh mối quan hệ giữa sản xuất, thu nhập, tiêu dùng, tiết kiệm, tài sản, và nguồn vốn. NIPA là một tập hợp các tài khoản kinh tế cung cấp các đo lường chi tiết về giá trị và kết quả của sản lượng quốc gia và thu nhập được tạo ra trong quá trình sản xuất (McCulla & cộng sự, 2015), được xây dựng bởi Cục Phân tích Kinh tế Hoa kỳ (BEA) và được đặt tên NIPA bởi Bộ thương mại vào năm 2000. Về cơ bản, NIPA cung cấp một bức tranh chi tiết các hoạt động của nền kinh tế - mua và bán hàng hóa và dịch vụ, tuyển dụng lao động, đầu tư, cho thuê, thanh toán thuế và các loại tương tự. Cụ thể hơn, bảy tài khoản tóm tắt của NIPA đơn giản hóa các nghiệp vụ trong nền kinh tế. Các nghiệp vụ của nền kinh tế trong nước được nhóm lại thành ba nhóm thành phần kinh tế riêng biệt, hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ; một thành phần thứ tư cho phần còn lại của thế giới (ROW) phản ảnh các giao dịch giữa quốc gia với các các nước trên thế giới. Bảy tài khoản tóm tắt của NIPA thể hiện ảnh hưởng của các thành phần đối với sản lượng của nền kinh tế, thu nhập và chi tiêu của họ, tiết kiệm và đầu tư. 10 2.3 Thiết kế hệ thống tài khoản quốc gia Khuôn khổ của SNA được thiết kế để tích hợp thông tin bảng cân đối với thông tin về sản xuất, thu nhập, tiết kiệm, đầu tư tài sản và tài chính; nó cũng bao gồm các bảng nguồn và sử dụng các khu vực kinh tế. Các tài khoản sử dụng các định nghĩa, phân loại và quy ước kế toán nhất quán, đồng thời kết hợp hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế khác. Sự khác biệt chính giữa NIPA và SNA là trong việc phân loại các thành phần kinh tế; sự khác biệt này ảnh hưởng đến khả năng so sánh quốc tế của một số chỉ tiêu kinh tế NIPA trên toàn hệ thống. Theo cách phân ngành của SNA có một số lợi thế, nhưng quan trọng nhất so với NIPA, là các khu vực SNA luôn được xác định nhất quán trong tất cả các chỉ tiêu đo lường. Điều này cho phép phân tích toàn bộ chuỗi giao dịch cho bất kỳ khu vực nào và tác động của nó đến các khu vực khác và toàn bộ nền kinh tế. Mặt khác, NIPA có sơ đồ phân chia khu vực hỗn hợp và theo đó các