Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực ở nước ta được văn kiện Đại hội XII của đảng đề ra,
đây là nhiệm vụ quan trọng có ảnh hưởng đến toàn xã hội. Để thực
hiện được điều này, cần phải bắt đầu từ đổi mới quan điểm, tư tưởng
chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp Nhiệm vụ trọng tâm
của đất nước trong giai đoạn này là phải tạo ra nguồn nhân lực chất
lượng cao đáp ứng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tiến
trình hội nhập của đất nước. Đối với Việt Nam, cả hai nguồn lực tài
chính và tài nguyên thiên nhiên đều rất hạn chế nên nguồn lực con
người đương nhiên đóng vai trò quyết định. Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều điều kiện nhưng
quan trọng nhất quyết định sự thành công vẫn là nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực chiếm một vị trí trung tâm trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội nước ta. Đây là nhân tố quan trọng để đưa nước
ta nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp phát triển. Do vậy,
khai thác, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực là vấn đề quan trọng
góp phần thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá hiện đại
hoá đất nước. Muốn có được một nguồn nhân lực có chất lượng tốt,
chúng ta phải có những hoạt động tích cực để nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực nước nhà, trước hết phải bắt đầu từ việc giáo dục và
đào tạo. Giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng là trang bị kiến thức, truyền
thụ kinh nghiệm, hình thành kỹ năng kỹ xảo trong hoạt động, hình
thành nên phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức và tâm lý, tạo nên
những sản phẩm đặc trưng và tương ứng với mỗi xã hội nhất định.
Nội dung của giáo dục, đào tạo quy định nội dung của các phẩm chất
tâm lý tư tưởng, đạo đức và định hướng sự phát triển của mỗi nhân
cách. Đó là chiến lược đúng đắn của nước ta hiện nay, chiến lược
đào tạo nguồn nhân lực gắn với thực tế nhu cầu xã hội.
27 trang |
Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 06/04/2024 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tóm tắt Nghiên cứu mức độ đáp ứng nhu cầu nhân lực của sinh viên ngành ngôn ngữ Anh trường Đại học ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng tại khu kinh tế trọng điểm miền Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CẤP ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
QUỸ PHÁT TRIỂN KH&CN
NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG NHU CẦU NHÂN
LỰC CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TẠI KHU KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG
Mã số: B2017-ĐN05-13
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phan Thị Yến
Đà Nẵng, 05/2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CẤP ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
QUỸ PHÁT TRIỂN KH&CN
NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG NHU CẦU NHÂN
LỰC CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TẠI KHU KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG
Mã số: B2017-ĐN05-13
Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ và tên, đóng dấu) (ký, họ và tên)
Đà Nẵng, 05/2019
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực ở nước ta được văn kiện Đại hội XII của đảng đề ra,
đây là nhiệm vụ quan trọng có ảnh hưởng đến toàn xã hội. Để thực
hiện được điều này, cần phải bắt đầu từ đổi mới quan điểm, tư tưởng
chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp Nhiệm vụ trọng tâm
của đất nước trong giai đoạn này là phải tạo ra nguồn nhân lực chất
lượng cao đáp ứng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tiến
trình hội nhập của đất nước. Đối với Việt Nam, cả hai nguồn lực tài
chính và tài nguyên thiên nhiên đều rất hạn chế nên nguồn lực con
người đương nhiên đóng vai trò quyết định. Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều điều kiện nhưng
quan trọng nhất quyết định sự thành công vẫn là nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực chiếm một vị trí trung tâm trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội nước ta. Đây là nhân tố quan trọng để đưa nước
ta nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp phát triển. Do vậy,
khai thác, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực là vấn đề quan trọng
góp phần thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá hiện đại
hoá đất nước. Muốn có được một nguồn nhân lực có chất lượng tốt,
chúng ta phải có những hoạt động tích cực để nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực nước nhà, trước hết phải bắt đầu từ việc giáo dục và
đào tạo. Giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng là trang bị kiến thức, truyền
thụ kinh nghiệm, hình thành kỹ năng kỹ xảo trong hoạt động, hình
thành nên phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức và tâm lý, tạo nên
những sản phẩm đặc trưng và tương ứng với mỗi xã hội nhất định.
Nội dung của giáo dục, đào tạo quy định nội dung của các phẩm chất
tâm lý tư tưởng, đạo đức và định hướng sự phát triển của mỗi nhân
cách. Đó là chiến lược đúng đắn của nước ta hiện nay, chiến lược
đào tạo nguồn nhân lực gắn với thực tế nhu cầu xã hội.
Một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng đào
tạo của cơ sở giáo dục là đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội. Để xác
định được mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của sản phẩm đào tạo,
Nhà trường cần có những khảo sát, đánh giá thông qua nhà tuyển
dụng - đơn vị trực tiếp sử dụng sản phẩm đào tạo. Nói đến chất
2
lượng và hiệu quả đào tạo là nói đến mục đích chính và kết quả thực
tế của mọi quá trình đào tạo của nhà trường và rộng hơn là của toàn
bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Đánh giá chất lượng và hiệu quả đào
tạo là việc làm thường xuyên, liên tục của mọi cơ sở đào tạo trong
ngành giáo dục tại Việt Nam. Việc đánh giá có thể tiến hành nhiều
cách nhưng đáng tin cậy nhất là trực tiếp đánh giá trên đối tượng sử
dụng lao động (sản phẩm đào tạo) để lượng hóa mức độ đáp ứng
công việc và nhu cầu của xã hội.
Từ năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy định
về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và đào tạo trường đại
học. Đây là cơ sở để mỗi trường đại học tự kiểm định chất lượng
giáo dục nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và để giải
trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng đào
tạo; để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận trường đại học đạt
tiêu chuẩn chất lượng giáo dục; để người học có cơ sở lựa chọn
trường và nhà tuyển dụng lao động tuyển chọn nhân lực.
Đánh giá năng lực người học là khâu quan trọng, là công
đoạn cuối cùng của quá trình dạy học nhưng là khâu mở đầu cho một
quá trình mới ở mức cao hơn. Chính vì là khâu quan trọng nên từ
năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Hướng dẫn xây
dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo để hướng dẫn cơ sở
giáo dục công bố chuẩn đầu ra cho các ngành đào tạo. Đây là nhiệm
vụ trọng tâm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và cam kết chất
lượng đào tạo với xã hội.
Trong xu thế phát triển, các trường đại học đã xây dựng
chuẩn đầu ra cho các chương trình đào tạo (CTĐT) theo hướng dẫn
của Bộ Giáo dục và Đảm tạo. Để đảm bảo chất lượng đầu ra của sinh
viên Nhà trường đã ban hành các chuẩn đầu ra cụ thể cho từng ngành
học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt chú trọng
vào chuẩn năng lực ngoại ngữ của từng ngành. Hiện nay, các chuẩn
đầu ra chỉ mới dừng lại ở việc công bố cho người học, phụ huynh,
nhà tuyển dụng biết nhưng chưa có tiêu chí cụ thể cho việc đánh giá
các chuẩn năng lực này.
Việc công bố các chuẩn đầu ra cụ thể giúp đảm bảo các sinh
viên có được cơ sở nền tảng trong việc lựa chọn các vị trí việc làm
3
phù hợp. Trên thực tế, Nhà trường xây dựng ban hành chuẩn đầu ra
cho các ngành học nhưng chưa xây dựng các công cụ để đánh giá các
chuẩn năng lực đầu ra một cách hiệu quả. Xuất phát từ những lý do
đó, việc lựa chọn đề tài “Nghiên cứu mức độ đáp nhu cầu nhân
lực của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Ngoại –
Đại học Đà Nẵng tại khu kinh tế trọng điểm miền Trung” để
nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề cấp thiết trong việc đánh giá
chuẩn năng lực đầu ra với nhu cầu nhân lực tại khu kinh tế trọng
điểm miền Trung làm cơ sở cho việc kiểm định chất lượng CTĐT.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chính của đề tài là đánh giá mức độ đáp ứng đối với
công việc của sinh viên tiếng Anh mới tốt nghiệp đại học ngành
Ngôn ngữ Anh tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng.
Mục tiêu cụ thể của đề tài là khảo sát các đánh giá của nhà
tuyển dụng về mức độ đáp ứng đối với công việc của SV mới tốt
nghiệp đại học ngành Ngôn ngữ Anh, xét trên các phương diện kiến
thức, kỹ năng, thái độ và năng lực làm việc của sinh viên tốt nghiệp.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài là nhà tuyển dụng tại khu kinh
tế trọng điểm miền Trung và sinh viên mới tốt nghiệp ngành Ngôn
ngữ Anh tại Trường ĐHNN – ĐHĐN.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đánh giá mức độ đáp ứng đối
với công việc của sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo và 6
tháng sau tốt nghiệp đại học chính quy ngành Ngôn ngữ Anh tại
Trường ĐHNN – ĐHĐN tại khu kinh tế trọng điểm miền Trung.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn nghiên cứu trong phạm vi đánh giá mức độ
đáp ứng năng lực đầu ra của sinh viên ngành ngôn ngữ Anh với nhu
cầu nhân lực tại khu kinh tế trọng điểm miền Trung (gồm các tỉnh
thành Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình
Định).
Về thời gian quan sát thu thập thông tin: Từ tháng 06/2017
đến hết tháng 04/2019.
4
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
5.2.Phương pháp phỏng vấn sâu
5.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
5.4. Một số phương pháp khác
6. Giả thuyết nghiên cứu
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa lý luận
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
8. Cấu trúc của đề tài
Với cách xác định mục tiêu và nhiệm vụ đề tài phải giải
quyết, đề tài có kết cấu gồm các phần: Mở đầu, Chương 1, Chương
2, Chương 3, Kết luận và khuyến nghị.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC VÀ
ĐÁP ỨNG NHU CẦU NHÂN LỰC
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Trong những năm qua, với vai trò là quốc sách, với mục tiêu
là đào tạo nhân lực phục vụ tiến trình phát triển đất nước theo hướng
công nghiệp hiện đại, giáo dục được đầu tư mạnh mẽ từ nhiều nguồn,
của ngân sách nhà nước và của xã hội. Tuy nhiên, tiến trình phát
triển công nghiệp diễn ra quá nhanh làm cho tiến trình phát triển giáo
dục không đuối theo kịp. Thật vậy, không khó lắm để nhận ra rằng
trên con đường phát triển theo hướng công nghiệp hiện đại, Việt
Nam đang được đặt trong một bối cảnh phải phát triển "kép". Thứ
nhất là vì đây là một thời kỳ mà thế giới có tốc độ phát triển công
nghiệp rất nhanh với nền công nghiệp dựa trên tri thức; thứ hai là
nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa với trình độ công nghiệp
rất thấp chuyển sang nền kinh tế thị trường với đòi hỏi trình độ công
nghiệp ngang tầm thế giới để đủ sức cạnh tranh và hội nhập. Do đó,
hơn lúc nào hết, đất nước chúng ta đang cần một một lực lượng lao
động trình độ cao. Nhu cầu này đã và đang tạo nên một sức ép rất lớn
đối với nền giáo dục vốn không thể phát triển nhanh như công
nghiệp. Sự thiếu đồng bộ giữa yêu cầu của nền kinh tế cần có một
lực lượng lao động trình độ cao, số lượng nhiều với một sự tăng
trưởng giáo dục khá chậm chạp không những đã làm chậm tốc độ
5
phát triển kinh tế, mà còn đưa nền giáo dục đến nhiều bất cập. Nhiều
chương trình đào tạo đại học chưa kịp chuyển từ nền kinh tế kế
hoạch sang nền kinh tế thị trường, sản phẩm đào tạo là sinh viên tốt
nhu cầu của nhà tuyển dụng. Từ đó phát sinh ra tình trạng thừa người
tốt nghiệp đại học, thiếu kỹ sư trong các nhà máy. Đó là một sự lãng
phí vô cùng lớn vì các đầu tư không nhỏ của xã hội và cá nhân cho
việc học đại học của sinh viên không được sử dụng hiệu quả.
Điểm mạnh của các nghiên cứu về yêu cầu của người sử
dụng lao động là chỉ ra những điều cần thiết đối với sinh viên tốt
nghiệp để bản thân sinh viên có thể hòa nhập vào công việc sau khi
tốt nghiệp. Điều này giúp các cơ sở đào tạo có những định hướng
phù hợp trong quá trình đào tạo. Tuy nhiên, những công trình nghiên
cứu trên chỉ phân tích đối tượng có liên quan đến yêu cầu của người
sử dụng lao động là sinh viên tốt nghiệp. Trong khi đó người sử dụng
lao động đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các kỹ năng
nghề nghiệp thì rất ít công trình nghiên cứu đến. các hình thức thể
hiện yêu cầu của người sử dụng lao động không chỉ ở các mẫu tuyển
dụng mà còn thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhưng chưa được
nghiên cứu đến
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Khái niệm năng lực
“Năng lực là khả năng tiếp nhận và vận dụng tổng hợp, có
hiệu quả kiến thức, kĩ năng, thái độ để thực hiện công việc, giải
quyết tình huống trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp”.
1.2.2. Năng lực của sinh viên tốt nghiệp đại học
1.2.2.1. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu
Năng lực của sinh viên tốt nghiệp đại học là những năng lực
mà cá nhân người tốt nghiệp đại học có được sau khi hoàn thành
chương trình giáo dục đào tạo đại học. Năng lực của người tốt
nghiệp đại học cũng là một năng lực tổng hợp, bao gồm nhiều thành
tố và có nhiều quan điểm khác nhau về những thành tố cấu thành
năng lực của người tốt nghiệp đại học.
1.2.2.2. Theo quan điểm của các cơ sở giáo dục đại học
Các trường đại học có quan điểm gần với các nhà nghiên cứu
giáo dục về năng lực của người lao động tốt nghiệp đại học. Tuy
6
nhiên, họ quan tâm nhiều hơn đến các tiêu chí cụ thể để đo lường khả
năng đáp ứng với yêu cầu thực tế công việc của người lao động. Các
thành tố của năng lực theo quan điểm của trường đại học có vẻ ít
hàm lâm hơn của các nhà nghiên cứu giáo dục.
1.2.3. Năng lực làm việc
Năng lực đầu ra là khả năng tiếp nhận và vận dụng kiến
thức, kỹ năng, thái độ để giải quyết những vấn đề sao cho đạt hiệu
quả cao nhất nhưng tiêu tốn chi phí nguồn lực ở mức thấp nhất. Điều
này phụ thuộc vào khả năng giải quyết công việc của từng cá nhân
trong từng bối cảnh khác nhau.
Như vậy năng lực làm việc là khả năng thực hiện nhiệm vụ
của bản thân thông qua một công việc cụ thể đáp ứng yêu cầu về chất
lượng của công việc.
1.2.4. Những yếu tố cấu thành năng lực
Các nhóm năng lực chính được Benjamin Bloom (1956) đưa
ra bao gồm:
- Kiến thức: thuộc về năng lực tư duy (Cognitive)
- Kỹ năng: kỹ năng thao tác (Manual or physical)
- Phẩm chất/Thái độ: thuộc về phạm vi cảm xúc, tình cảm
(Affective).
1.2.5. Khái niệm đáp ứng công việc
Mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại
học ngành Ngôn ngữ Anh chính là mức độ hoàn thành các yêu cầu,
đòi hỏi của công việc dựa trên năng lực mà những sinh viên tốt
nghiệp đại học ngành Ngôn ngữ Anh tích lũy được.
1.2.6. Đánh giá mức độ đáp ứng công việc
Đánh giá mức độ đáp ứng công việc của sinh viên sau khi tốt
nghiệp là đánh giá năng lực làm việc của sinh viên tại đơn vị lao
động, thông qua từng vị trí việc làm cụ thể. Hay nói cách khác là
đánh giá “sản phẩm đào tạo” của nhà trường.
1.3. LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU NHÂN LỰC
1.3.1. Lý luận về nhân lực
Nhân lực được hiểu là toàn bộ các khả năng về thể lực và trí
lực con người được vận dụng ra trong quá trình lao động sản xuất.
7
Nó cũng được xem là sức lao động của con người - một nguồn lực
quý giá nhất trong các yểu tố sản xuất của các doanh nghiệp. .
1.3.2. Khái niệm về thị trường lao động
Thị trường lao động (hoặc thị trường sức lao động) là nơi
thực hiện các quan hệ xã hội giữa người bán sức lao động (người lao
động làm thuê) và người mua sức lao động (người sử dụng sức lao
động), thông qua các hình thức thỏa thuận về giá cả (tiền công, tiền
lương) và các điều kiện làm việc khác, trên cơ sở một hợp đồng lao
động bằng văn bản, bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng
hay thỏa thuận khác. Thị trường sức lao động được cấu thành bởi ba
yếu tố là: cung, cầu và giá cả sức lao động.
1.3.3. Xác định nhu cầu nhân lực
Việc xác định nhu cầu về lao động trong doanh nghiệp nhằm
đảm bảo cho doanh nghiệp có được đúng người, đúng việc, vào đúng
thời điểm cần thiết và đối phó linh hoạt với sự thay đổi của thị
trường.
Riêng ở nghiên cứu này, việc xác định nhu cầu lao động của
sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học
Đà Nẵng là dựa trên cơ sở thu thập thông tin của nhà tuyển dụng. Họ
cần nguồn nhân lực này cho các vị trí trong đơn vị nhờ vào công tác
quy hoạch chiến lược nhân sự của đơn vị và khu kinh tế trọng điểm
miền Trung.
1.3.4. Mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng sản phẩm đào
tạo
Mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng sinh viên tốt nghiệp đại
học là mối quan hệ biện chứng giữa người cung ứng dịch vụ và
người sử dụng sản phẩm của dịch vụ. Trường đại học là nơi đào tạo
nhân lực, chuẩn bị nguồn nhân lực cả về cơ cấu, số lượng và chất
lượng để phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Các
đơn vị sử dụng sinh viên tốt nghiệp đại học là nơi sử dụng các sản
phẩm của các trường đại học - những nhân lực đã qua đào tạo.
Trong phạm vi chương 1, chúng tôi đã nghiên cứu các lý luận
về năng lực và mức độ đáp ứng năng lực nhằm làm cơ sở cho việc
nghiên cứu mức độ đáp ứng năng lực của sinh viên tốt nghiệp ngành
Ngôn ngữ Anh tại khu kinh tế trọng điểm miền Trung.
8
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC ĐẦU RA
CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI
HỌC ĐÀ NẴNG VÀ NHU CẦU NHÂN LỰC TẠI VÙNG KINH
TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG
2.1. TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI
NGỮ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
2.1.1. Quy mô đào tạo của Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại
học Đà Nẵng
Trong 10 năm qua, Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHĐN đã
đào tạo gần sáu mươi ngàn sinh viên các ngành ở cả hai hệ đào tạo
chính quy và hệ đào tạo vừa làm vừa học. Trong đó, hệ chính quy
51.711 sinh viên của 19 ngành đào tạo bậc đại học, hệ vừa học vừa
làm 18.130 sinh viên của ngành ngôn ngữ Anh.
2.1.2. Đặc điểm năng lực nghề nghiệp của sinh viên tốt
nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh
2.1.2.1. Năng lực nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp
ngành Ngôn ngữ Anh
Hiện nay, ngành Ngôn ngữ Anh của Trường Đại học Ngoại
ngữ được đào tạo với ba chuyên ngành Tiếng Anh Biên - Phiên dịch,
Tiếng Anh Thương mại và Tiếng Anh Du lịch. Sinh viên ngành
Ngôn ngữ Anh được trang bị kiến thức nền tảng về ngôn ngữ, văn
hóa Anh - Mỹ, kỹ năng chuyên sâu về thực hành tiếng, kỹ năng phân
tích, tổng hợp và đánh giá các vấn đề liên quan tới chuyên ngành.
2.1.2.2 . Số lượng sinh viên tốt nghiệp trong 5 năm gần đây
Trường Đại học Ngoại ngữ đào tạo nguồn nhân lực các
ngành ngôn ngữ như tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn, Thái, Nga, Pháp
và hai ngành Quốc tế học, Đông Phương học. Trong đó, số lượng
sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh chiếm tỷ trọng lớn từ 47% - 59%
trong tổng số sinh viên tuyển sinh của nhà trường. Số lượng sinh
viên tốt nghiệp hàng năm khoảng từ 900-1200 sinh viên cho các
ngành đào tạo của Trường Đại học Ngoại ngữ.
2.2. KHÁI QUÁT VỀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÙNG KINH TẾ
TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG
2.2.1. Thừa Thiên - Huế
Thừa thiên Huế có nhiều điểm du lịch thu hút lượng lớn khách
9
du lịch trong và ngoài nước, có số lượng khách sạn tương đối lớn.
Đây là môi trường việc làm khá thuận lợi cho sinh viên các ngành
của Trường Đại học Ngoại ngữ, đặc biệt là sinh viên ngành tiếng
Anh.
2.2.2. Đà Nẵng
Đà Nẵng là một trong những trung tâm giáo dục và đào tạo lớn
nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Hiện nay
trên địa bàn thành phố có 15 trường đại học, học viện; 18 trường cao
đẳng; 50 trường trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề
(CTKTPĐN, 2015).
2.2.3. Quảng Nam
Quảng Nam có nhiều khu du lịch sinh thái, thu hút khách du
lịch trong và ngoài nước, có các khu công nghiệp lớn tạo điều kiện
việc làm cho lao động không chỉ trong tỉnh mà thu hút lao động cả
nước.
2.2.4. Quảng Ngãi
Quảng Ngãi là vùng đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá lâu
đời như khu du lịch văn hoá Sa Huỳnh, dấu vết văn hoá cổ xưa như
thành cổ Châu Sa, Gò Vàng, có di tích lịch sử Ba Tơ, Sơn Mỹ, Ba
Gia, Trà Bồng, Vạn Tường, nhiều cảnh đẹp như Thiên Ấn Niêm Hà,
Thiên Bút Phê Vân, Thạch Bích Tà Dương, Cổ Luỹ Cô Thôn, Nước
Trong – Ca Đam, nhiều bãi biển như Mỹ Khê, Sa Huỳnh, những
tiềm năng trên là điều kiện để phát triển du lịch nghỉ dưỡng với nhiều
loại hình, sản phẩm du lịch đa dạng.
2.2.5. Bình Định
Bình Định là mảnh đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá Sa
Huỳnh, từng là cố đô của vương quốc Chămpa mà di sản còn lưu giữ
là thành Đồ Bàn và các tháp Chàm với nghệ thuật kiến trúc độc đáo.
2.3. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT
2.3.1. Mục đích khảo sát
2.3.2. Nội dung khảo sát
10
2.3.3. Đối tượng, phạm vi khảo sát
2.3.4. Tổ chức khảo sát
2.3.5. Xử lý số liệu
Sử dụng các phần mềm SPSS, ConQuest và AMOS để phân
tích.
2.4. NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH
NGÔN NGỮ ANH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ -
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
2.4.1. Tiêu chí đánh giá năng lực nghề nghiệp của sinh viên
ngành Ngôn ngữ Anh sau tốt nghiệp
Sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh sau khi tốt nghiệp cần đạt
được những năng lực cần thiết để đáp ứng với chuẩn đầu ra mong
đợi của chương trình đào tạo.
2.4.2. Đánh giá dựa vào năng lực tri thức
Đánh giá năng lực tri thức là đánh giá khả năng thu nhận tri
thức liên quan tới việc ghi nhớ, tái hiện lại các sự vật, hiện tượng
thông qua việc thực hiện các chương trình đào tạo của khóa học.
2.4.3. Đánh giá dựa vào năng lực thực hành
Đánh giá dựa vào năng lực thực hành là khả năng giao tiếp,
tranh luận, tổ chức thông tin, phân tích hệ thống, tư duy phản biện,
khả năng giải quyết vấn đề và hình thành những ý tưởng có giá trị;
Đánh giá căn cứ vào mức độ đạt được các kỹ năng nghề nghiệp,
nghiên cứu, khám phá kiến thức vận dụng vào thực tế công việc của
bản thân.
2.4.4. Đánh giá phẩm chất đạo đức
Đánh giá phẩm chất đạo đức dựa vào việc hình thành đạo đức
cá nhân, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức xã hội.
2.4.5. Đánh giá năng lực làm việc và học tập
Năng lực làm việc và học tập nâng cao trình độ của sinh viên
hoàn thành CTĐT. Sinh viên ngành NN Anh tự đánh giá năng lực
làm việc và học tập ở mức