Có thể đạt được sự hài hòa giữa hiệu suất động cơ và phát thải NOx, bồ hóng.
Phát thải bồ hóng và NOx tăng khi tăng góc phun sớm. Khi nồng độ hydrogen tăng, góc
phun sớm tối ưu giảm, giúp cải thiện công chỉ thị chu trình trong khi giảm phát thải cả bồ
hóng và NOx. Thành phần biogas ảnh hưởng nhẹ đến công chỉ thị chu trình nhưng ảnh
hưởng đáng kể đến phát thải ô nhiễm. Khi tăng lượng diesel của tia phun mồi để đánh lửa
thì công chỉ thị chu trình và nhiệt độ cháy ít bị ảnh hưởng tuy nhiên nồng độ CO và bồ
hóng thay đổi đáng kể.
Cùng điều kiện cung cấp nhiên liệu thì nồng độ NOx trong khí thải của động cơ có
buồng cháy dự bị cao hơn động cơ có buồng cháy omega. Để tăng hiệu quả quá trình
cháy động cơ dual fuel sử dụng biogas làm nhiên liệu chính chúng ta có thể sử dụng
buồng cháy dự bị trong trường hợp hàm lượng H2 pha vào biogas thấp hoặc sử dụng
buồng cháy omega trong trường hợp hàm lượng H2 pha vào biogas cao. So với động cơ
buồng cháy omega thì động cơ buồng cháy dự bị có công chỉ thị chu trình cao hơn trong
cùng điều kiện cung cấp nhiên liệu. Ở mọi chế độ tốc độ, sử dụng buồng cháy dự bị có
lợi hơn buồng cháy omega về công chỉ thị chu trình, giảm phát thải CO và bồ hóng
nhưng bất lợi là nồng độ NOx cao. Càng tăng tốc độ động cơ thì buồng cháy dự bị càng
thể hiện rõ ưu điểm về tính năng kỹ thuật.
Bồ hóng trong khí thải động cơ dual fuel chủ yếu do quá trình cháy khuếch tán
của tia phun mồi diesel sinh ra. Để giảm thiểu nồng độ bồ hóng chúng ta có thể sử dụng
động cơ hybrid biogas-DME. Với bất kỳ thành phần biogas nào, khi hàm lượng DME
tăng, Wi và NOx tăng trong khi CO và fv giảm. Tác động của DME đối với Wi và fv
đáng kể hơn đối với biogas nghèo so với biogas giàu, trái với xu hướng ảnh hưởng của nó
đối với nồng độ CO và NOx. Ở cùng điều kiện vận hành và hệ số tương đương tổng quát,
động cơ hybrid biogas-DME đánh lửa cưỡng bức có lợi thế hơn động cơ hybrid dual fuel
biogas-DME cả về hiệu suất động cơ và khí thải gây ô nhiễm trừ khi NOx.
43 trang |
Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 06/04/2024 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tóm tắt Nghiên cứu tính năng kinh tế kỹ thuật và mức độ phát thải ô nhiễm của động cơ cỡ nhỏ sử dụng hỗn hợp nhiên liệu biogas-hydrogen, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
----
BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
THUỘC CHƯƠNG TRÌNH
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ NĂM 2018
Nghiên cứu tính năng kinh tế kỹ
thuật và mức độ phát thải ô nhiễm
của động cơ cỡ nhỏ sử dụng hỗn
hợp nhiên liệu biogas-hydrogen
Mã số: CTB2018-DNA.01
Cơ quan chủ trì: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Chủ nhiệm đề tài: GS.TSKH. BÙI VĂN GA
ĐÀ NẴNG, 7/2020
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI
TT Họ và tên Đơn vị công tác
1 GS.TSKH. Bùi Văn Ga Đại học Đà Nẵng
2 TS. Cao Xuân Tuấn Đại học Đà Nẵng
3 TS. Lê Minh Tiến
Khoa Cơ khí Giao thông-Trường
ĐHBK-ĐHĐN
4 TS. Huỳnh Tấn Tiến
Khoa Cơ khí Giao thông-Trường
ĐHBK-ĐHĐN
5 TS. Nguyễn Quang Trung
Khoa Cơ khí Giao thông-Trường
ĐHBK-ĐHĐN
6 ThS. Bùi Văn Tấn Công ty Đăng kiểm Đà Nẵng
i
MỤC LỤC
Mở đầu 1
Chương 1 : Tính toán mô phỏng quá trình cung cấp biogas được làm giàu
bởi hydrogen, LPG, xăng cho động cơ
3
1. Cung cấp biogas-HHO bằng phương pháp hút 3
2. Tạo hỗn bằng cách phun biogas-hydrogen/HHO trên đường nạp 4
3. Tóm tắt kết quả 4
Chương 2 : Mô phỏng quá trình cháy và phát thải ô nhiễm của động cơ đánh
lửa cưỡng bức sử dụng biogas được làm giàu bởi hydrogen và
các loại nhiên liệu khác
5
1. Động cơ chạy bằng biogas được làm giàu bởi hydrogen 5
2. Động cơ chạy bằng biogas được làm giàu bởi HHO 6
3. Điều chỉnh góc đánh lửa sớm tối ưu động cơ phun biogas-HHO trên
đường nạp
6
4. Tóm tắt kết quả 7
Chương 3 : Tính toán mô phỏng quá trình cháy và phát thải ô nhiễm của động
cơ dual fuel chạy bằng biogas được làm giàu bởi hydrogen
9
1. Ảnh hưởng của hàm lượng hydrogen đến phát thải bồ hóng và NOx 9
2. Ảnh hưởng của tia phun mồi diesel 10
3. Ảnh hưởng của dạng buồng cháy 11
4. Tóm tắt kết quả
Chương 4 : Nghiên cứu cải tạo động cơ tĩnh tại chạy bằng xăng, dầu truyền
thống thành động cơ chạy bằng biogas được làm giàu bởi
hydrogen
13
1. Bộ phụ kiện chuyển đổi động cơ xăng thành động cơ biogas-hydrogen
kiểu van chân không tổ hợp
13
2. Cải tạo động cơ truyền thống thành động cơ phun nhiên liệu biogas-
hydrogen/HHO
15
3. Động cơ dual fuel biogas-hydrogen/HHO với bộ điều tốc rời 16
4. Động cơ dual fuel biogas-hydrogen với bộ điều tốc compact 17
5. Tóm tắt kết quả 18
Chương 5 : Thí nghiệm động cơ chạy bằng biogas được làm giàu bởi
hydrogen/HHO
18
ii
1. Điều kiện thí nghiệm 18
2. Thí nghiệm tính năng động cơ dual fuel biogas-hydrogen 18
3. Thực nghiệm động cơ đánh lửa cưỡng bức chạy bằng biogas-hydrogen 20
4. Tóm tắt kết quả 21
Kết luận 22
Hướng phát triển 25
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Sơ đồ van cấp gas gián đoạn (a) và van cấp gas liên tục (b) 3
Hình 2: Ảnh hưởng của chế độ tải và tốc độ động cơ đến thời gian phun
biogas.
4
Hình 3: Ảnh hưởng của tốc độ động cơ đến biến thiên công chỉ thị chu trình
theo góc đánh lửa sớm khi động cơ được cung cấp nhiên liệu sinh học (a) và
với biogas được làm giàu bằng 30°CA-HHO (b); giản đồ đánh lửa (c)
(Biogas M7C3, = 1, s = 20 °CA, BV = 0°)
7
Hình 4: Ảnh hưởng của hàm lượng hydrogen đến biến thiên nồng độ cực đại
bồ hóng (a) và nồng độ bồ hóng trong khí thải (b) theo hệ số tương đương
của động cơ nhiên liệu kép (biogas chứa 70% CH4, n = 2200 v/ph, i =
27°TK)
10
Hình 5: Ảnh hưởng của dạng buồng cháy đến biến thiên công chỉ thị chu
trình (a) và nồng độ các chất ô nhiễm (b) theo hàm lượng H2 pha vào biogas
(n=1200 v/ph, M7C3, 78/94)
11
Hình 6: Van chân không tổ hợp GATEC 26 14
Hình 7: Lắp đặt cụm van chân không tổ hợp lên động cơ biogas-
hydrogen/HHO
14
Hình 8: Sơ đồ nguyên lý và lắp đặt cảm biến lên động cơ biogas-
hydrogen/HHO điều khiển điện tử
15
Hình 9: Động cơ biogas-hydrogen/HHO điều khiển điện tử cải tạo từ động
cơ Honda GX200
15
Hình 10: Sơ đồ hệ thống cung cấp nhiên liệu biogas-hydrogen/HHO cho
động cơ dual fuel (a) và động cơ dual fuel biogas-hydrogen/HHO sau khi cải
tạo (b)
16
Hình 11: Vị trí lắp bộ điều tốc compact 17
Hình 12: Động cơ dual fuel biogas-hydrogen/HHO với bộ điều tốc compact 17
Hình 13: So sánh biến thiên áp suất trong xi lanh động cơ cho bởi mô phỏng
và thực nghiệm trên động cơ dual fuel chạy ở tốc độ 2000 vòng/phút với
biogas chứa 60% CH4 (a), 70% CH4 (b) và 80% CH4 (c); =1; s=25
19
Hình 14: So sánh đường đặc tính ngoài của động dual fuel cho bởi mô phỏng
và thực nghiệm khi chạy bằng biogas M6C4 và bằng biogas M6C4 được làm
giàu bởi 20% hydrogen (=1,1; s=22,25; m=0,85)
19
Hình 15: So sánh biến thiên công suất (a), HC (b) và CO (c) theo hàm lượng
H2 pha vào biogas M6C4 (n=3000 vòng/phút, =1)
20
Hình 16: So sánh công suất động cơ (a), phát thải NOx (b) và CO (c) cho bởi
mô phỏng và thực nghiệm khi chạy bằng biogas M6C4 +10% HHO ở tốc độ
2400 vòng/phút, =1
21
DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT
TK : Độ theo góc quay trục khuỷu
BV : Vị trí bướm ga ()
CA : Góc quay trục khuỷu
CI : Động cơ tự cháy do nén
DME : Dimethyl Ether
ĐCT : Điểm chết trên
fv : Hàm lượng thể tích bồ hóng (ppm)
HHO : Hydroxy, hỗn hợp khí gồm 2/3 H2 và 1/3 O2 theo thể tích
HRR : Tốc độ tỏa nhiệt (J/CA)
MxCy : Thành phần biogas gồm 10x% CH4 và 10y% CO2 theo thể tích
n : Tốc độ động cơ (vòng/phút)
p : Áp suất (bar)
Pe : Công suất có ích (kW)
SI : Động cơ đánh lửa cưỡng bức
T : Nhiệt độ (K)
tp : Thời gian phun (ms)
V : Thể tích xi lanh (lít)
Wi : Công chỉ thị chu trình (J/ct)
a/b : Hệ số tương đương thành phần
gas : Hệ số tương đương của nhiên liệu khí, gas=a
: Hệ số tương đương tổng quát, =b
die : Hệ số tương đương của diesel, die=b-a
: Góc quay trục khuỷu (TK)
s : Góc đánh lửa sớm (TK)
so : Góc đánh lửa sớm tối ưu (CA)
m : Hiệu suất cơ giới
I
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:
• Tên đề tài: Nghiên cứu tính năng kinh tế kỹ thuật và mức độ phát thải ô
nhiễm của động cơ cỡ nhỏ sử dụng hỗn hợp nhiên liệu biogas-hydrogen
• Mã số: CTB2018-DNA.01
• Chủ nhiệm đề tài: GS. TSKH. Bùi Văn Ga
• Tổ chức chủ trì: Đại học Đà Nẵng
• Thời gian thực hiện: 8/2018-8/2020
2. Mục tiêu:
Nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu và giảm phát thải ô nhiễm của động cơ chạy
bằng biogas trong hệ thống năng lượng tái tạo hybrid biogas-năng lượng mặt trời, góp phần
phát triển ứng dụng năng lượng tái tạo ở khu vực nông thôn Việt Nam.
3. Tính mới và sáng tạo:
- Về cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu: Sử dụng hydrogen để làm giàu biogas một
mặt góp phần giải quyết vấn đề lưu trữ năng lượng mặt trời và mặt khác, cải thiện
chất lượng quá trình cháy của động cơ biogas từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng
nhiên liệu và giảm phát thải ô nhiễm.
- Về phương pháp nghiên cứu: Sử dụng thế mạnh của công cụ mô phỏng để thực
hiện nghiên cứu quá trình tạo hỗn hợp và quá trình cháy bên trong xi lanh động cơ
mà phương pháp đo đạc thực nghiệm rất khó có thể thực hiện được. Kết quả mô
phỏng được đánh giá bằng số liệu thực nghiệm ở đầu ra động cơ. Phương pháp
này cho phép chúng ta khắc phục được những khó khăn về cơ sở vật chất để thực
hiện các nghiên cứu chuyên sâu về động cơ sử dụng nhiên liệu tái tạo.
- Về kết quả mô phỏng: Nhờ phỏng đoán được các hiện tương diễn ra bên trong
buồng cháy động cơ nên chúng ta đã xác lập được mối quan hệ giữa công chỉ thị
chu trình của động cơ cũng như nồng độ các chất ô nhiễm theo thành phần nhiên
liệu và các yếu tố kết cấu, vận hành của động cơ để từ đó thiết lập chiến lược điều
khiển động cơ phù hợp.
- Về ứng dụng kết quả mô phỏng: Các prototype động cơ chạy bằng biogas được
làm giàu bởi hydrogen đã được thiết lập trên cơ sở kết quả nghiên cứu mô phỏng.
Hệ thống nạp nhiên liệu biogas được làm giàu bởi hydrogen đã được thiết kế chế
tạo; hệ thống phun nhiên liệu đã được lắp đặt để cải tạo động cơ truyền thống
II
thành động cơ điều khiển điện tử; góc đánh lửa sớm, góc phun sớm của động cơ
tĩnh tại truyền thống được điều chỉnh cho phù hợp với thành phần nhiên liệu.
4. Kết quả nghiên cứu:
Do hydrogen có giới hạn cháy rộng nên bộ chế hòa khí cung cấp nhiên liệu biogas
phổ biến hiện nay cho động cơ không phù hợp với nhiên liệu biogas được làm giàu bởi
hydrogen. Kết quả nghiên cứu này cho thấy để đảm bảo cho động cơ chạy bằng biogas
được làm giàu bởi hydrogen làm việc ổn định chúng ta có thể chọn một trong hai giải
pháp cung cấp nhiên liệu: (1) cụm van tổ hợp kiểu chân không gồm một van cấp ga liên
tục và một van cấp ga gián đoạn và (2) hệ thống phun nhiên liệu khí điều khiển điện tử.
Cụm van tổ hợp kiểu chân không được thiết kế theo mô-đun để có thể ghép song song
các cụm van nhằm cung cấp đủ nhiên liệu cho động cơ có công suất tương ứng. Đối với
hệ thống phun nhiên liệu, có thể sử dụng bộ cảm biến của động cơ xe gắn máy phun xăng
với ECU mở APITech để cải tạo động cơ truyền thống thành động cơ phun
biogas/hydrogen/HHO. Bên cạnh điều chỉnh lượng phun chính xác, hệ thống này còn cho
phép điều chỉnh góc đánh lửa sớm tối ưu phù hợp với chế độ công tác của động cơ và đặc
tính cháy của hỗn hợp nhiên liệu.
Hiệu quả quá trình cháy của động cơ được cải thiện khi làm giàu biogas bằng
hydrogen. Khi pha 40% hydrogen vào biogas thì công chỉ thị chu trình của động cơ tăng
khoảng 10% so với khi chạy bằng nhiên liệu biogas tương ứng không pha hydrogen. Góc
đánh lửa sớm tối ưu giảm dần khi tăng hàm lượng H2 trong nhiên liệu. Nồng độ NOx
trong sản phẩm cháy tăng khi tăng hàm lượng H2 pha vào biogas. Mức độ tăng NOx cao
ứng với biogas nghèo. Nồng độ NOx giảm khi tăng tốc độ động cơ nhưng tăng khi tăng
góc đánh lửa sớm.
Tương tự như hydrogen, công chỉ thị chu trình của động cơ tăng theo hàm lượng
HHO pha vào biogas. Khi pha trên 20% HHO vào biogas M6C4 thì công suất của động
cơ có thể đạt được công suất khi chạy bằng xăng. Góc đánh lửa sớm tối ưu của động cơ
giảm khi tăng hàm lượng HHO pha vào biogas. Khi cố định góc đánh lửa sớm, nếu tăng
hàm lượng HHO trong biogas thì áp suất và nhiệt độ cực đại đều tăng đồng thời đỉnh của
các đường cong này dịch chuyển về phía gần ĐCT. Điều này là tăng nồng độ NOx theo
hàm lượng HHO pha vào nhiên liệu. Việc bổ sung HHO vào biogas giúp cải thiện hiệu
suất động cơ, giảm phát thải CO nhưng dẫn đến tăng nồng độ NOx. Có thể biểu diễn mối
quan hệ tuyến tính giữa công chỉ thị chu trình, nồng độ CO theo hàm lượng HHO và biểu
diễn bằng mối quan hệ parabol giữa nồng độ NOx và hàm lượng HHO.
Đối với động cơ dual fuel chạy bằng biogas được làm giàu bằng hydrogen, khi
tăng hàm lượng diesel phun vào buồng cháy thì nồng độ bồ hóng cực đại và nồng độ bồ
hóng trong khí xả đều tăng. Ở tốc độ động cơ cho trước, lượng phát thải NOx giảm khi
tăng hệ số tương đương trong khi nó tăng khi tăng nồng độ hydrogen trong hỗn hợp nhiên
III
liệu. Ở bất kỳ nồng độ hydrogen nào trong biogas nồng độ bồ hóng trong khí thải tăng tỷ
lệ thuận với hệ số tương đương. Ở một hệ số tương đương cho trước, tỷ lệ hydrogen
trong hỗn hợp nhiên liệu cao hơn dẫn đến mức phát thải bồ hóng thấp hơn. Hỗn hợp
nghèo và nồng độ hydrogen cao dẫn đến nồng độ bồ hóng cực thấp.
Có thể đạt được sự hài hòa giữa hiệu suất động cơ và phát thải NOx, bồ hóng.
Phát thải bồ hóng và NOx tăng khi tăng góc phun sớm. Khi nồng độ hydrogen tăng, góc
phun sớm tối ưu giảm, giúp cải thiện công chỉ thị chu trình trong khi giảm phát thải cả bồ
hóng và NOx. Thành phần biogas ảnh hưởng nhẹ đến công chỉ thị chu trình nhưng ảnh
hưởng đáng kể đến phát thải ô nhiễm. Khi tăng lượng diesel của tia phun mồi để đánh lửa
thì công chỉ thị chu trình và nhiệt độ cháy ít bị ảnh hưởng tuy nhiên nồng độ CO và bồ
hóng thay đổi đáng kể.
Cùng điều kiện cung cấp nhiên liệu thì nồng độ NOx trong khí thải của động cơ có
buồng cháy dự bị cao hơn động cơ có buồng cháy omega. Để tăng hiệu quả quá trình
cháy động cơ dual fuel sử dụng biogas làm nhiên liệu chính chúng ta có thể sử dụng
buồng cháy dự bị trong trường hợp hàm lượng H2 pha vào biogas thấp hoặc sử dụng
buồng cháy omega trong trường hợp hàm lượng H2 pha vào biogas cao. So với động cơ
buồng cháy omega thì động cơ buồng cháy dự bị có công chỉ thị chu trình cao hơn trong
cùng điều kiện cung cấp nhiên liệu. Ở mọi chế độ tốc độ, sử dụng buồng cháy dự bị có
lợi hơn buồng cháy omega về công chỉ thị chu trình, giảm phát thải CO và bồ hóng
nhưng bất lợi là nồng độ NOx cao. Càng tăng tốc độ động cơ thì buồng cháy dự bị càng
thể hiện rõ ưu điểm về tính năng kỹ thuật.
Bồ hóng trong khí thải động cơ dual fuel chủ yếu do quá trình cháy khuếch tán
của tia phun mồi diesel sinh ra. Để giảm thiểu nồng độ bồ hóng chúng ta có thể sử dụng
động cơ hybrid biogas-DME. Với bất kỳ thành phần biogas nào, khi hàm lượng DME
tăng, Wi và NOx tăng trong khi CO và fv giảm. Tác động của DME đối với Wi và fv
đáng kể hơn đối với biogas nghèo so với biogas giàu, trái với xu hướng ảnh hưởng của nó
đối với nồng độ CO và NOx. Ở cùng điều kiện vận hành và hệ số tương đương tổng quát,
động cơ hybrid biogas-DME đánh lửa cưỡng bức có lợi thế hơn động cơ hybrid dual fuel
biogas-DME cả về hiệu suất động cơ và khí thải gây ô nhiễm trừ khi NOx.
5. Sản phẩm:
5.1. Sản phẩm khoa học
Các công trình đã công bố:
- 3 công trình trên Tạp chí SCIE, trong đó 1 công trình đăng trên Tạp chí Q1
- 1 công trình trên Tạp chí SCOPUS
- 3 công trình trên Tạp chí trong nước
IV
- 4 báo cáo khoa học tại Hội nghị khoa học quốc gia
- 1 Bằng độc quyền sáng chế đã được chấp nhận đơn
5.2. Sản phẩm đào tạo:
- Hỗ trợ đào tạo 2 nghiên cứu sinh
- Đào tạo 3 học viên Cao học đã bảo vệ thành công luận văn
5.3. Sản phẩm ứng dụng:
- Xây dựng 2 chương trình gồm 7 mô-đun tính toán động cơ đánh lửa cưỡng bức và
động cơ dual fuel chạy bằng biogas được làm giàu bởi hydrogen
- 1 prototype động cơ đánh lửa cưỡng bức chạy bằng biogas được làm giàu bởi
hydrogen cung cấp nhiên liệu bằng phương pháp hút qua bộ chế hòa khí
- 1 prototype động cơ đánh lửa cưỡng bức chạy bằng biogas được làm giàu bởi
hydrogen cung cấp nhiên liệu bằng phương pháp phun điều khiển điện tử
- 1 prototype động cơ dual fuel chạy bằng biogas được làm giàu bởi hydrogen với
bộ điều tốc rời
- 1 prototype động cơ dual fuel chạy bằng biogas được làm giàu bởi hydrogen với
bộ điều tốc compact
6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết
quả nghiên cứu:
6.1. Chuyển giao kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu này là một phần trong kết quả nghiên cứu chung của chương
trình nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Bộ. Các sản phẩm ứng dụng của đề tài là một
cấu phần của sản phẩm chung của chương trình. Sau khi chương trình hoàn thành, sản
phẩm của đề tài sẽ được chuyển giao một cách đồng bộ cho các đối tác tham gia nghiên
cứu để ứng dụng trong thực tiễn.
Riêng về động cơ biogas được làm giàu bởi hydrogen, sản phẩm của đề tài, đã
được ứng dụng tại một hộ chăn nuôi ở Xã Hòa Phong và một trang trại chăn nuôi ở Xã
Hòa Tiến, Huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng.
6.2. Tác động của kết quả nghiên cứu
- Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Nâng cao trình độ các bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực
cơ khí động lực và công nghệ môi trường, hỗ trợ đào tạo nghiên cứu sinh và học viên cao
học. Những thành viên tham gia nghiên cứu đề tài này có thể tích lũy được kinh nghiệm
VII
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information:
• Project title: Performance and Emissions of Small Engines Fueled with
Hydrogen Enriched Biogas
• Code number: CTB2018-DNA.01
• Coordinator: Professor BUI Van Ga
• Implementing institution: The University of Danang
• Duration: from August 2018 to August 2020
2. Objective(s):
Improving fuel efficiency and reducing pollution emissions of biogas-powered
engines in the biogas-solar hybrid renewable energy system, contributing to the
development of renewable energy applications in rural areas of Vietnam.
3. Creativeness and innovativeness:
- Regarding the research approach: Using hydrogen to enrich biogas contributes to
overcome the problem of solar energy storage and on the other hand, improving
the combustion process of the biogas engine resulting in improvement of fuel
efficiency and reduction of pollution emissions.
- Regarding the research method: Using the advantages of the simulation tool to
conduct research on the mixture formation and combustion process inside the
engine cylinder, which experimental measurement methods are difficult to
implement. Simulation results are validated by empirical data at engine output.
This method allows us to overcome the difficulties in facilities to conduct in-depth
studies on engines fueled with renewable fuels.
- Regarding simulation results: By calculating the phenomena taking place inside
the engine combustion chamber, we have established relationships between the
indicative engine cycle work and the concentration of pollutants according to fuel
components and engine structure, operating parameters from which we can set up
appropriate engine control strategies.
- Regarding the application of simulation results: Prototypes of hydrogen enriched
biogas have been established based on simulation results. The biogas-hydrogen
fueling system has been engineered; a fuel injection system has been installed to
convert the traditional engine into an electronically controlled engine; advance
VIII
ignition angle, advance injection angle of traditional stationary engine is adjusted
to suit the fuel composition.
4. Research results:
Because hydrogen has a large range of flammability, the popular carburetor for
biogas supplying does not match the hydrogen enriched biogas fueling mode. The results
of this study show that to ensure the stability of the hydrogen-enriched biogas engine,
two fuel supplying solutions can be chosen: (1) vacuum valve assembly including a
continuous gas supplying valve and an intermittent gas supplying valve and (2)
electronically controlled gas injection system. The vacuum valves assembly are designed
to be modular so that they can be assembled in parallel to provide enough fuel for
different power of the engines. For fuel injection systems, it is possible to use the set of
sensors of a FI motorcycle engine with the opened ECU APITech to convert the
traditional engine into a biogas/hydrogen/HHO injection engine. Besides adjusting the
exact fuel amount of injection, this system also allows to adjust the optimum advance
ignition angle in accordance with the engine operating mode and combustion
characteristics of the fuel mixture.
The combustion efficiency of the engine is improved when enriching biogas with
hydrogen. When adding 40% hydrogen into biogas, the indicative engine cycle work
increases by about 10% compared to the biogas fueling mode. The optimum advance
ignition angle decreases gradually as increasing H2 content in the fuel mixture. NOx
concentration in combustion products increases with increasing H2 content. The rate of
NOx increase with H2 content is stronger with poor biogas. NOx concentration decreases
with increasing engine speed but increases with increasing advance ignition angle.
Similarly to hydrogen, the indicative engine cycle work increases with HHO
content in the mixture with biogas. When HHO content in M6C4 biogas is higher than
20%, the power of the engine can reach the value of gasoline fueling mode. The optimum
advance ignition angle of the engine decreases with increasing HHO content in the
mixture with biogas. As the advance ignition angle is fixed, if HHO content increases,
both maximum pressure and temperature increase and the peaks of these curves move
toward the TDC. This results in an increase in the NOx concentration with the content of
HHO. The addition of HHO to biogas improves engine efficiency, reduces CO emission
but leads to an increase in NOx concentration. It is possible to express the linear
relationship between the indicative