Tên gọi, mã số và nội dung đề tài
1.1 Tên đề tài:
Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn quốc gia “Kiểm thử phần mềm - Phần 2: Quy trình
kiểm thử”
1.2 Mã số:
27-15-KHKT-TC
1.3 Mục tiêu, nội dung và kết quả đề tài
1.3.1. Mục tiêu:
- Phục vụ công tác kiểm thử phần mềm
1.3.2. Nội dung:
- Nghiên cứu, khảo sát hiện trạng và đánh giá nhu cầu đối với việc kiểm thử phần
mềm.
- Nghiên cứu tình hình và xu thế chuẩn hóa đối với “Kiểm thử phần mềm - Phần 2:
Quy trình kiểm thử”.
- Nghiên cứu lựa chọn tiêu chuẩn tham chiếu chính.
- Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn quốc gia “Kiểm thử phần mềm - Phần 2: Quy trình
kiểm thử”, bao gồm:
+ Quy trình kiểm thử của tổ chức;
+ Quy trình quản lý kiểm thử;
+ Quy trình kiểm thử động.
1.3.3. Kết quả:
- Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn Quốc gia.
- Dự thảo bộ Tiêu chuẩn Quốc gia về Kiểm thử phần mềm - Phần 2: Quy trình kiểm
thử.
8 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 689 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo tóm tắt Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn quốc gia - Kiểm thử phần mềm - Phần 2: Quy trình kiểm thử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN
--------------
BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
“KIỂM THỬ PHẦN MỀM -
PHẦN 2: QUY TRÌNH KIỂM THỬ”
Mã số: 27-15-KHKT-TC
(Tài liệu sửa sau Nghiệm thu cấp Bộ)
Chủ trì đề tài : ThS. Vũ Hồng Sơn
Cộng tác viên: Ks. Nguyễn Thị Phương Nam
ThS. Trần Tố Nga
Ks. Hoàng Minh Ánh
ThS. Đặng Quang Dũng
Ks. Đào Đức Dương
Hà Nội, năm 2015
2
MỤC LỤC
1. Tên gọi, mã số và nội dung đề tài ...................................................................... 3
2. Nghiên cứu, khảo sát hiện trạng và đánh giá nhu cầu đối với việc kiểm thử phần
mềm ............................................................................................................................ 3
3. Tình hình tiêu chuẩn hóa trong và ngoài nước ................................................. 4
3.1 Ngoài nước .................................................................................................................. 4
3.2 Trong nước .................................................................................................................. 4
4. Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn .................................................................... 5
4.1. Lý do và mục đích xây dựng tiêu chuẩn ...................................................................... 5
4.2. Nhu cầu thực tế và khả năng áp dụng .......................................................................... 5
4.3. Lựa chọn tài liệu tham chiếu chính .............................................................................. 5
4.4. Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn ............................................................................... 5
5. Giới thiệu tổng quan bộ tiêu chuẩn quốc tế về kiểm thử phần mềm
ISO/IEC/IEEE 29119 ................................................................................................ 5
5.1. Giới thiệu tổng quan bộ tiêu chuẩn ISO/IEC/IEEE 29119 ............................................ 5
5.2. Nghiên cứu nội dung tiêu chuẩn ISO/IEC/IEEE 29119-2: Quy trình kiểm thử ............. 6
6. Nội dung dự thảo tiêu chuẩn .............................................................................. 6
6.1. Nội dung dự thảo tiêu chuẩn ........................................................................................ 6
6.2. Cấu trúc dự thảo tiêu chuẩn ......................................................................................... 6
6.3 Bảng đối chiếu tài liệu viện dẫn.................................................................................... 6
7. Kết luận .............................................................................................................. 8
7.1. Kết quả đạt được ......................................................................................................... 8
7.2. Kiến nghị .................................................................................................................... 8
3
1. Tên gọi, mã số và nội dung đề tài
1.1 Tên đề tài:
Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn quốc gia “Kiểm thử phần mềm - Phần 2: Quy trình
kiểm thử”
1.2 Mã số:
27-15-KHKT-TC
1.3 Mục tiêu, nội dung và kết quả đề tài
1.3.1. Mục tiêu:
- Phục vụ công tác kiểm thử phần mềm
1.3.2. Nội dung:
- Nghiên cứu, khảo sát hiện trạng và đánh giá nhu cầu đối với việc kiểm thử phần
mềm.
- Nghiên cứu tình hình và xu thế chuẩn hóa đối với “Kiểm thử phần mềm - Phần 2:
Quy trình kiểm thử”.
- Nghiên cứu lựa chọn tiêu chuẩn tham chiếu chính.
- Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn quốc gia “Kiểm thử phần mềm - Phần 2: Quy trình
kiểm thử”, bao gồm:
+ Quy trình kiểm thử của tổ chức;
+ Quy trình quản lý kiểm thử;
+ Quy trình kiểm thử động.
1.3.3. Kết quả:
- Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn Quốc gia.
- Dự thảo bộ Tiêu chuẩn Quốc gia về Kiểm thử phần mềm - Phần 2: Quy trình kiểm
thử.
2. Nghiên cứu, khảo sát hiện trạng và đánh giá nhu cầu đối với việc kiểm thử phần
mềm
Trên thế giới, ngành kiểm thử phần mềm đã xuất hiện khá lâu nhưng tại Việt Nam nói
riêng, kiểm thử phần mềm mới chỉ phát triển khá mạnh trong khoảng chục năm trở lại đây.
Từ năm 2010, một số tập đoàn công nghệ thông tin trên thế giới đã thuê các công ty phần
mềm tại Việt Nam gia công kiểm thử phần mềm cho họ.
Việt Nam hiện tại là một trong những địa điểm được lựa chọn và đánh giá cao, khi các
doanh nghiệp ở các nước Âu, Mỹ muốn gửi công việc Kiểm thử phần mềm sang gia công
ở một nước thứ ba. Ngoài ra nhiều công ty khi mở chi nhánh nghiên cứu và phát triển ở
Việt Nam cũng thường bắt đầu bằng việc chuyển giao công việc kiểm thử phần mềm dưới
dạng này hoặc dạng khác. Theo ước tính thì thị trường nhân lực kiểm thử phần mềm ở
Việt Nam cho tới năm 2020 sẽ cần thêm khoảng trên dưới 10,000 chuyên viên kiểm thử,
trong đó khoảng 50% là chuyên viên Kiểm thử phần mềm cao cấp trở lên.
Thế nhưng, cung - cầu về nhân lực làm kiểm thử phần mềm vẫn chưa ở thế cân bằng, nói
cách khác Việt Nam vẫn thiếu nhiều kỹ sư kiểm thử chất lượng cao. Theo tiêu chuẩn quốc
4
tế, tỷ lệ kỹ sư kiểm thử phần mềm tại Việt Nam còn thấp so với mặt bằng thế giới. Ở trên
thế gới, tỷ lệ giữa lập trình viên và kỹ sư kiểm thử là 1:3, tức là cứ 3 lập trình viên thì có 1
kỹ sư kiểm thử, còn tỷ lệ này tại Việt Nam hiện là 5 lập trình viên mới có 1 kỹ sư kiểm
thử.
3. Tình hình tiêu chuẩn hóa trong và ngoài nước
3.1 Ngoài nước
Sản phẩm phần mềm ngày nay đang trở thành một lĩnh vực được quan tâm và được kiểm
soát chặt chẽ, theo những tiêu chuẩn nhất định. Các tiêu chuẩn có thể là các kinh nghiệm
hoặc các phương pháp hiệu quả nhất, được đề xuất từ các hiệp hội nghề nghiệp như IEEE
(The Institute of Electrical and Electronics Engineers, Inc), từ các tổ chức quốc tế như
ISO (The International Organization for Standardization), hoặc các quy tắc chuẩn hóa để
giao tiếp giữa sản phẩm với nhau,...hoặc đơn giản do chính tổ chức phát triển phần mềm
đề ra để áp dụng cho chính họ.
Hình 1 đưa ra sơ đồ hệ thống các tiêu chuẩn ISO do tiêu ban SC7 chịu trách nhiệm. Qua
đó thể hiện tính bao quát toàn diện trong cách xây dựng hệ thống tiêu chuẩn về kỹ thuật hệ
thống và phần mềm của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO.
Hình 1 - Hệ thống các tiêu chuẩn ISO về kỹ thuật hệ thống và phần mềm
3.2 Trong nước
Kiểm thử phần mềm không chỉ là một nghề còn rất mới ở Việt Nam mà còn ở nhiều nơi
trên thế giới. Kiểm thử phần mềm là lĩnh vực không thể thiếu để hỗ trợ thiết thực cho
ngành công nghiệp phần mềm cạnh tranh mạnh với các quốc gia trong khu vực. Tại Việt
Nam Kiểm thử phần mềm đã và đang phát triển khá mạnh trong khoảng chục năm trở lại
đây nhưng chúng ta đang phải cạnh tranh gay gắt với các nước trên thế giới như Ấn Độ,
Mỹ và Trung Quốc do gặp một thách thức về nguồn cung ứng nhân lực cho dự án của các
công ty còn hạn chế.
5
Trước tình hình phải đảm bảo chất lượng sản phầm phần mềm, Việt Nam đã chú trọng xây
dựng và ban hành hệ thống tiêu chuẩn liên quan đến sản phẩm phần mềm: Bộ tiêu chuẩn
TCVN 8702:2011 đến TCVN 8708:2011, TCVN 10539:2014, TCVN 10540:2014.
4. Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn
4.1. Lý do và mục đích xây dựng tiêu chuẩn
Hiện nay ở Việt Nam, các doanh nghiệp không có quy trình kiểm thử phần mềm hoặc tự
xây dựng và ban hành quy trình riêng cho doanh nghiệp (không tuân thủ và được chứng
nhận của tổ chức quốc tế hay trong nước). Do đó, việc xây dựng bộ TCVN để để phục vụ
cho công tác kiểm thử phần mềm là hết sức cần thiết.
Mục đích xây dựng tiêu chuẩn là để cung cấp một mô hình quy trình chung để kiểm thử
phần mềm mà có thể được sử dụng trong bất kỳ vòng đời phát triển phần mềm nào. Mô
hình này quy định các quy trình kiểm thử có thể được sử dụng để kiểm soát, quản lý và
thực thi kiểm thử phần mềm trong bất kỳ tổ chức, dự án hoặc hoạt động kiểm thử phần
mềm nào.
4.2. Nhu cầu thực tế và khả năng áp dụng
Tiêu chuẩn này có thể được sử dụng để quản lý và thực hiện kiểm thử phần mềm trong bất
kỳ tổ chức, dự án hoặc bất kỳ hoạt động kiểm thử nào. Tiêu chuẩn này có thể được áp
dụng để kiểm thử trong mọi chu kỳ phát triển phần mềm. Nó được dùng cho các kỹ sư
kiểm thử, trưởng nhóm kiểm thử, người phát triển và người quản lý dự án mà chịu trách
nhiệm quản lý và thực hiện kiểm thử phần mềm.
4.3. Lựa chọn tài liệu tham chiếu chính
Tài liệu tham chiếu chính ISO/IEC/IEEE 29119-2:2013 “Softwave and systems engineering -
Sofwave testing - Part 2: Test processes”
4.4. Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn
Nhóm chủ trì đã xây dựng tiêu chuẩn TCVN xxxx-2:201x theo phương pháp chấp thuận
có sửa đổi
5. Giới thiệu tổng quan bộ tiêu chuẩn quốc tế về kiểm thử phần mềm ISO/IEC/IEEE
29119
5.1. Giới thiệu tổng quan bộ tiêu chuẩn ISO/IEC/IEEE 29119
Bộ tiêu chuẩn mới về kiểm thử phần mềm ISO/IEC/IEEE 29119 gồm 5 phần:
- ISO/IEC 29119-1: 2013 Định nghĩa và khái niệm
- ISO/IEC 29119-2: 2013 Các quy trình kiểm thử
- ISO/IEC 29119-3: 2013 Tài liệu kiểm thử
- ISO/IEC 29119-4: 2015 Các kỹ thuật kiểm thử phần mềm
- ISO/IEC 29119-5: Kiểm thử hướng từ khóa (đang dự thảo)
Bộ tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn của IEEE và BSI hiện có (IEEE
829, IEEE 1008, BS 7925-1 và BS 7925-2). Vì không có nhóm làm việc có chuyên môn
về kiểm thử phần mềm trong tiểu ban SC7 nên một nhóm làm việc mới có tên "Kiểm
thử phần mềm” (WG26) đã được thành lập. Đến năm 2013, đã có hơn 20 quốc gia khác
nhau đại diện tham dự nhóm WG26.
6
Hình 2 - Các phần của bộ các tiêu chuẩn về kiểm thử phần mềm ISO/IEC/IEEE 29119
5.2. Nghiên cứu nội dung tiêu chuẩn ISO/IEC/IEEE 29119-2: Quy trình kiểm thử
ISO/IEC/IEEE 29119-2:2013 “ Software and systems engineering-Software testing - Part
2: Test processes” là tiêu chuẩn về kiểm thử phần mềm, được chuẩn bị bởi Ủy ban kỹ
thuật liên hợp ISO/IEC JTC 1 về công nghệ thông tin và Tiểu ban SC 7 về các kỹ thuật và
hệ thống phần mềm hợp tác cùng với Ủy ban các tiêu chuẩn về kỹ thuật hệ thống và phần
mềm của hiệp hội máy tính IEEE, dưới sự thỏa thuận hợp tác của tổ chức phát triển các
tiêu chuẩn giữa ISO và IEEE.
Mục đích của ISO/IEC/IEEE 29119-2 là định nghĩa một mô hình quy trình chung để kiểm
thử phần mềm mà có thể được sử dụng trong bất kỳ vòng đời phát triển phần mềm nào.
Có 8 quy trình kiểm thử, đó là:
- Quy trình kiểm thử tổ chức (chỉ có một quy trình)
- Quy trình quản lý kiểm thử có 3 quy trình: Quy trình Lập kế hoạch kiểm thử, Quy
trình Giám sát và kiểm soát kiểm thử, Quy trình kết thúc kiểm thử
- Quy trình kiểm thử động có 4 quy trình: Quy trình Thiết kế và chuẩn bị kiểm thử, Quy
trình Thiết lập và duy trì môi trường kiểm thử, Quy trình Thực hiện kiểm thử, Quy
trình Báo cáo sự cố kiểm thử.
Mỗi quy trình đều có cấu trúc chung, nó bao gồm: Tên, Mục đích, Kết quả, Các hoạt
động và nhiệm vụ, đầu ra của quy trình.
6. Nội dung dự thảo tiêu chuẩn
6.1. Nội dung dự thảo tiêu chuẩn
Nội dung dự thảo TCVN xxxx-2:201x “Kỹ thuật hệ thống và phần mềm - Kiểm thử phần
mềm - Phần 2: Quy trình kiểm thử” hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn gốc
ISO/IEC/IEEE 29119-2:2013.
6.2. Cấu trúc dự thảo tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn này gồm 08 điều và 07 phụ lục như trình bày trong bảng 5.
6.3 Bảng đối chiếu tài liệu viện dẫn
7
Bảng 1 - Bảng đối chiếu tài liệu viện dẫn
Bản dự thảo tiếng Việt
Tài liệu viện dẫn
ISO/IEC/IEEE 29119-2:2013
Phương pháp xây
dựng
Lời giới thiệu Introduction Chấp thuận nguyên vẹn
1. Phạm vi áp dụng 1. Scope Chấp thuận nguyên vẹn
2. Sự phù hợp 2. Conformance Chấp thuận nguyên vẹn
3. Tài liệu viện dẫn 3. Normative references Chấp thuận nguyên vẹn
4. Thuật ngữ và định
nghĩa
4. Terms and definitions Chấp thuận nguyên vẹn
5. Mô hình quy trình kiểm
thử nhiều lớp
5. Multi-Layer Test Process
Model
Chấp thuận nguyên vẹn
6. Quy trình kiểm thử của
tổ chức
6 Organizational Test Process Chấp thuận nguyên vẹn
7. Quy trình quản lý kiểm
thử
7 Test Management Processes Chấp thuận nguyên vẹn
8. Quy trình kiểm thử
động
8 Dynamic Test Processes Chấp thuận nguyên vẹn
Phụ lục A (tham khảo):
Ví dụ về Quy trình thiết
kế kiểm thử
Annex A (informative) Partial
Example Test Design Process
Chấp thuận nguyên vẹn
Phụ lục B (quy định): Đối
chiếu Quy trình của
TCVN xxxx-2:201x và
TCVN 10359:2014
Annex B (normative)
ISO/IEC/IEEE 29119-2 and
ISO/IEC 12207:2008 Process
Alignment
Chấp thuận nguyên vẹn
Phụ lục C (tham khảo):
Đối chiếu Quy trình của
TCVN xxxx-2:201x và
ISO/IEC 15288:2008
Annex C (informative)
ISO/IEC/IEEE 29119-2 and
ISO/IEC 15288:2008 process
alignment
Chấp thuận nguyên vẹn
Phụ lục D (tham khảo):
Đối chiếu Quy trình của
TCVN xxxx-2:201x và
TCVN ISO 17025:2007
Annex D (informative)
ISO/IEC/IEEE 29119-2 and
ISO/IEC 17025:2005 process
alignment
Chấp thuận nguyên vẹn
Phụ lục E (tham khảo):
Đối chiếu Quy trình của
TCVN xxxx-2:201x và
TCVN 10540:2014
Annex E (informative)
ISO/IEC/IEEE 29119-2 and
ISO/IEC 25051:2006 process
alignment
Chấp thuận nguyên vẹn
Phụ lục F (tham khảo):
Đối chiếu Quy trình của
TCVN xxxx-2:201x và
Annex F (informative)
ISO/IEC/IEEE 29119-2 and BS
7925-2:1998 process alignment
Chấp thuận nguyên vẹn
8
Bản dự thảo tiếng Việt
Tài liệu viện dẫn
ISO/IEC/IEEE 29119-2:2013
Phương pháp xây
dựng
BS 7925-2:1998
Phụ lục G (tham khảo):
Đối chiếu Quy trình của
TCVN xxxx-2:201x và
IEEE std 1008-2008
Annex G (informative)
ISO/IEC/IEEE 29119-2 and
IEEE Std 1008-2008 process
alignment
Chấp thuận nguyên vẹn
7. Kết luận
7.1. Kết quả đạt được
- Bản thuyết minh Quy chuẩn kỹ thuật với đầy đủ nội dung đã đăng ký
- Bản dự thảo QCVN về quy trình kiểm thử.
7.2. Kiến nghị
Đề xuất sửa đổi tên đăng ký theo đề cương “Nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
“Kiểm thử phần mềm - Phần 2: Quy trình kiểm thử” thành “Kỹ thuật hệ thống và phần
mềm - Kiểm thử phần mềm - Phần 2: Quy trình kiểm thử” theo đúng tên tài liệu gốc
ISO/IEC/IEEE 29119-2:2013.