Báo cáo Tóm tắt Nghiên cứu xử lý nước chăn nuôi sau xử lý biogas trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội của khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mặc dù hiện nay, tốc độ đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng đóng góp không nhỏ vào cơ cấu phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Đà Nẵng. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 ban hành theo quyết định số 8919/QĐ-UBND ngày 18/11/2010 của UBND thành phố Đà Nẵng đã xác định “tập trung phát triển chăn nuôi chủ yếu tại huyện Hòa Vang, riêng đối với các quận khác như Cẩm Lệ, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn không khuyến khích phát triển và đến 2015 chấm dứt hẳn chăn nuôi tại khu vực này” Qua đó, có thể nhận thấy rằng, chăn nuôi đang và sẽ là ngành kinh tế quan trọng của huyện Hòa Vang nói riêng và thành phố Đà Nẵng nói chung. Hiện nay, chăn nuôi gia súc gia cầm đang tăng trưởng mạnh mẽ theo hướng hộ gia đình và trang trại, góp phần phát triển kinh tế địa phương và xoá đói giảm nghèo. Song song với phát triển chăn nuôi, việc xử lý chất thải phát sinh từ quá trình chăn nuôi cũng được bà con và chính quyền địa phương các cấp rất quan tâm.

pdf30 trang | Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 05/04/2024 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tóm tắt Nghiên cứu xử lý nước chăn nuôi sau xử lý biogas trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRUNG TÂM TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG VÀ TƯ VẤN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ BÁO CÁO TÓM TẮT Đề tài: NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC CHĂN NUÔI SAU XỬ LÝ BIOGAS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Mỹ Linh Đà Nẵng, tháng 12 năm 2018 TRUNG TÂM TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG VÀ TƯ VẤN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ BÁO CÁO TÓM TẮT Tên đề tài: Nghiên cứu xử lý nước thải chăn nuôi sau xử lý biogas trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Cơ quan chủ trì: Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và Tư vấn chuyển giao công nghệ Đà Nẵng Chủ nhiệm đề tài:ThS Nguyễn Thị Mỹ Linh Phó chủ nhiệm đề tài:ThS Phạm Văn Thọ Thư ký đề tài:KS. Lê Ngọc Vương Thời gian thực hiện:14 tháng (từ tháng 8/2017-11/2018) Kinh phí đầu tư: 97.966.600 đồng Cá nhân phối hợp nghiên cứu: Huỳnh Hoài Nam Trần Quốc Vương Hoàng Trung Hưng Nguyễn Kinh Diễm Thuý Đà Nẵng, tháng 12 năm 2018 1 MỞ ĐẦU Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội của khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mặc dù hiện nay, tốc độ đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng đóng góp không nhỏ vào cơ cấu phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Đà Nẵng. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 ban hành theo quyết định số 8919/QĐ-UBND ngày 18/11/2010 của UBND thành phố Đà Nẵng đã xác định “tập trung phát triển chăn nuôi chủ yếu tại huyện Hòa Vang, riêng đối với các quận khác như Cẩm Lệ, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn không khuyến khích phát triển và đến 2015 chấm dứt hẳn chăn nuôi tại khu vực này” Qua đó, có thể nhận thấy rằng, chăn nuôi đang và sẽ là ngành kinh tế quan trọng của huyện Hòa Vang nói riêng và thành phố Đà Nẵng nói chung. Hiện nay, chăn nuôi gia súc gia cầm đang tăng trưởng mạnh mẽ theo hướng hộ gia đình và trang trại, góp phần phát triển kinh tế địa phương và xoá đói giảm nghèo. Song song với phát triển chăn nuôi, việc xử lý chất thải phát sinh từ quá trình chăn nuôi cũng được bà con và chính quyền địa phương các cấp rất quan tâm. Theo số liệu thu thập hiện nay trên địa bàn Hoà Vang một số các trang trại đã đầu tư hệ thống hầm biogas (bằng bạt HDPE hoặc hầm gạch kiểu KT1 & KT2), một số chưa được đầu tư. Riêng đối với các hộ dân bằng nhiều nguồn hỗ trợ khác nhau đã xử lý chất thải chăn nuôi heo bằng biện pháp sử dụng các hầm biogas xây gạch theo kiểu KT hoặc bồn biogas bằng vật liệu composite để lên men kỵ khí chất thải chăn nuôi, thu hồi khí sinh học với số lượng hầm biogas khoảng 382 hầm/532 hộ chăn nuôi. Hiệu quả tích cực về mặt môi trường của các loại thiết bị khí sinh học này là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, các thiết bị khí sinh học chưa phải là hệ thống xử lý cuối cùng để đảm bảo điều kiện thải ra môi trờng, dịch thải sau biogas vẫn còn mùi hôi, chứa nhiều chất ô nhiễm vượt ngưỡng cho phép nhiều lần và xả 2 thải trực tiếp ra môi trường xung quanh khu vực chăn nuôi, gây mất vệ sinh môi trường, suy giảm chất lượng đất, chất lượng nước và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Từ thực tế đó, chúng tôi đề xuất thực hiện đề tài “Nghiên cứu xử lý nước thải chăn nuôi sau biogas quy mô hộ gia đình trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, nhằm góp phần giải quyết hiện trạng ô nhiễm do nước thải sau biogas, hướng đến phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững. PHẦN 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực xử lý chất thải từ hoạt động chăn nuôi,trong đó bao gồm các nghiên cứu về xử lý nước thải sau biogas, tuy nhiên các nghiên cứu này phần lớn mang tính tổng quát, chưa hướng đến các đối tượng, địa điểm cụ thể. Một số giải pháp đã được nghiên cứu, áp dụng trong việc xử lý chất thải chăn nuôi hiện nay. - Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm biogas - Xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học - Xử lý chất thải bằng ủ phân hữu cơ (Compost) - Xử lý bằng công nghệ ép tách phân: - Xử lý nước thải bằng ô xi hóa Tại Hòa Vang, phần lớn các trang trại và hộ gia đình đều đã có biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, đối với các trang trại do đã có chế tài về quản lý, đồng thời có nguồn vốn đủ mạnh nên một số hộ thể đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi hoàn chỉnh. Ngược lại đối với các hộ chăn nuôi nhỏ, phần lớn chỉ áp dụng biện pháp xử lý bằng hầm biogas, sau đó thải trực tiếp ra môi trường nên nguy cơ gây tái ô nhiễm đối với nhóm đối tượng này là rất cao. Việc nghiên cứu các giải pháp 3 quản lý, xử lý chất thải chăn nuôi và nước thải sau biogas quy mô hộ gia đình, nhằm giải thiểu nguy cơ tái ô nhiễm, hướng đến phát triển chăn nuôi bền vững hầu như chưa có một đơn vị, tổ chức hay cá nhân nào thực hiện một cách triệt để. 1.2. Tổng quan về điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng và huyện Hoà Vang 1.2.1. Đặc điểm địa hình 1.2.2. Đặc điểm khí hậu 1.2.3. Điều kiện kinh tế xã hội 1.2.4. Định hướng phát triển tổng thể ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu 2.1.1. Nội dung 1: Nghiên cứu hiện trạng các mô hình chăn nuôi và biện pháp xử lý nước thải chăn nuôi đang được áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (trang trại và hộ gia đình) - Lập biểu mẫu khảo sát: 02 biểu mẫu cho 02 đối tượng là hộ chăn nuôi và trang trại: - Khảo sát đánh giá hiện trạng các mô hình chăn nuôi và biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi tại các trang trại, hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Hòa Vang. Số hộ chăn nuôi quy mô gia đình được điều tra: 140 hộ; số trang trại được điều tra: 10 trang trại - Lấy và phân tích mẫu nước thải tại một số trang trại, hộ chăn nuôi: - Cập nhật xử lý số liệu khảo sát, đo đạc. - Lập báo cáo “Đánh giá hiện trạng các mô hình chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi và hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi 4 bằng các loại hầm biogas tại các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” 2.1.2. Nội dung 2: Đề xuất giải pháp xử lý nước thải chăn nuôi nói chung phù hợp với các mô hình chăn nuôi thực tế tại địa bàn thành phố Đà Nẵng và nghiên cứu biện pháp xử lý nước thải sau biogas quy mô hộ gia đình. 2.1.3. Nội dung 3: Xây dựng thực nghiệm mô hình xử lý nước thải sau biogas quy mô hộ gia đình. Thực hiện xây dựng 01 mô hình xử lý nước thải chăn nuôi sau biogas công suất 2m3 bằng bể lắng kết hợp với công trình đất ướt: - Tính toán thiết kế bản vẽ hệ thống xử lý nước thải sau hầm biogas: Áp dụng công thức tính toán bãi lọc ngập nước bề mặt xử lý nước thải dựa trên TCVN 7957:2008- Thoát nước- Mạng lưới bên ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế.[4] - Vận hành, lấy mẫu phân tích và đánh giá hiệu quả xử lý của mô hình: 2.2.Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu tổng hợp số liệu thứ cấp 2.2.2. Phương pháp khảo sát thu thập số liệu sơ cấp 2.2.3. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và đo đạc phân tích trong phòng thử nghiệm 2.2.4. Phương pháp so sánh 2.2.5. Phương pháp mô hình thực nghiệm 2.2.6. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu 2.2.7. Phương pháp chuyên gia 5 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHÊN CỨU 3.1. Đánh giá hiện trạng xử lý chất thải chăn nuôi và hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi bằng các hầm biogas tại các hộ gia đình trên địabàn thành phố Đà Nẵng 3.1.1. Hiện trạng chăn nuôi tại Đà Nẵng Số liệu thống kế điều tra, khảo sát tại các quận, huyện của thành phố cho thấy, ngoài một số trang trại, hộ chăn nuôi phân bố rãi rác tại các quận như Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, còn lại đều phân bố tại các xã thuộc huyện Hòa Vang. Hình 3.1. Tỉ lệ hộ, trang trại chăn nuôi hiện có tại các quận, huyện Đà Nẵng 3.1.2. Hiện trạng chăn nuôi hiện nay trên địa bàn huyện Hòa Vang a) Hộ chăn nuôi gia đình: - Loại vật nuôi phổ biến tại các hộ gia đình hiện nay là heo (chiếm 74,62%), bò, trâu (chiếm 23,80%) , gà (chiếm 1,57%)..Nguyên nhân do lợn là đối tượng vật nuôi truyền thống, cho giá trị kinh tế cao. - Về phương pháp chăn nuôi: của các hộ gia đình hiện nay vẫn theo phương pháp truyền thống với kiểu chuồng trại hở. Trong tổng số 132 hộ chăn nuôi lợn, chỉ 95 hộ có chuồng trại Hòa Vang 73% Cẩm Lệ 20% Ngũ Hành Sơn 2% Liên Chiểu 5% 6 tương đối kiên cố, có mương thu gom chất thải lỏng (nước rửa chuồng + nước tiểu), còn lại là chuồng trại tạm, không có hệ thống thu gom nước thải (27 hộ), nước thải xả tràn ra khu vực phía sau chuồng trại nên làm mất cảnh quan và vệ sinh môi trường. - Thức ăn chăn nuôi tại các hộ chủ yếu là thức ăn thừa, ngoài ra có bổ sung thêm cám tổng hợp. Nước phục vụ chăn nuôi hầu hết được lấy từ nước giếng khoan vì tại khu vực chưa có hệ thống cấp nước. Lượng nước sử dụng khoảng 25 – 40 lít/con.ngày. - Khoảng cách từ chuồng trại của các hộ chăn nuôi đến dân cư xung quanh cũng tương đối nhỏ do điều kiện hạn chế về diện tích. b) Đối với trang trại chăn nuôi Các trang trại khảo sát hầu hết đều hoạt động với mục đích chăn nuôi để lấy thịt, không có trang trại nào hoạt động với mục đích bán con giống. Hầu hết các trang trại đều hoạt động nuôi gia công cho Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, nguồn con giống được cung cấp bởi Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam. - Kết cấu chuồng trại tại các trang trại gồm 02 dạng: chuồng trại kín, lạnh và chuồng trại hở. Hầu hết, các trang trại đều có kết cấu chuồng trại theo dạng hở chỉ có 02 trang trại có kết cấu chuồng trại kín lạnh. 3.1.3. Hiện trạng phát sinh chất thải chăn nuôi a) Nước thải chăn nuôi Nước thải chăn nuôi là hỗn hợp bao gồm cả nước tiểu, nước tắm gia súc, rửa chuồng. Nước thải chăn nuôi còn có thể chứa một phần hay toàn bộ lượng phân được gia súc thải ra. a1) Đối với hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ: 7 - Đối với nước thải chăn nuôi lợn: Lượng nước thải phát sinh trung bình khoảng 30 -40 lít/con.ngày.Tại hầu hết các hộ, lượng nước thải chăn nuôi thường chứa cả lượng phân lợn phát sinh trong ngày do quá trình xịt rửa, vệ sinh chuồng trại cuốn theo. - Đối với trâu, bò: hầu hết các hộ chăn nuôi bò đều theo hình thức chăn thả, hàng ngày bò sử dụng nguồn nước tự nhiên tại khu vực chăn thả, buổi tối về chuồng hộ gia đình mới bổ sung thêm nước uống. Do chỉ là bổ sung thêm nên các hộ cũng không chú ý đến lượng nước sử dụng. Tuy nhiên, theo một số hộ thì mức tiêu hao khoảng 10 – 15 lít/con/ngày. - Đối với gà: Theo các hộ có chăn nuôi gà lượng nước sử dụng thực tế cho gà là rất ít, quá trình khảo sát không thu thập được số liệu về nhu cầu sử dụng nước của gà. a2) Đối với trang trại Định mức phát sinh nước thải chăn nuôi tại các trang trại thường thấp hơn so với các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ, trung bình 20-30lit/con. Nguyên nhân là do việc tắm rửa, vệ sinh chuồng trại tại các trang trại được thực hiện bài bản và có kiểm soát hơn. b) Chất thải rắn chăn nuôi Chất thải rắn chăn nuôi chủ yếu là phân và thức ăn thừa, rơi vãi, trong đó phân chiếm khối lượng lớn. Nước: là thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 65 – 80% khối lượng của phân [6] b1) Đối với hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ - Đối với bò: bò được người dân nuôi theo hình thức chăn thả nên chất thải rắn (lượng phân) phát sinh chủ yếu vào ban đêm khi bò ở trong chuồng, còn ban ngày lượng phát sinh chủ yếu ở khu vực chăn thả nên không thu thập được số liệu. 8 - Đối với gà: Số liệu về lượng phân gà phát sinh chỉ thu thập được tại 02 hộ gia đình, với lượng phát sinh khoảng 0,05kg/con/ngày. - Đối với lợn: Lượng chất thải rắn phát sinh theo kết quả khảo sát khoảng 3 – 4 kg/con/ngày. Hầu hết các hộ được khảo sát đều chăn nuôi lợn thịt và tại thời điểm khảo sát, lợn đang chuẩn bị xuất chuồng nên trọng lượng đạt khoảng 50 – 70kg/con. b2) Đối với trang trại chăn nuôi Lượng chất thải rắn phát sinh tại các trang trại được khảo sát 3 – 4 kg/con/ngày 3.1.4. Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi a)Hộ chăn nuôi gia đình Trong tổng số 140 hộ được khảo sát, có 95 hộ sử dụng hầm biogas để xử lý phân + nước thải chăn nuôi (gồm 90 hộ chăn nuôi lợn, 03 hộ chăn nuôi vừa gà, vừa lợn và 02 hộ chăn nuôi gà). - Đối với 45 hộ còn lại, ngoài 06 hộ chăn nuôi bò hiện nay áp dụng biện pháp ủ phân bò với rơm rạ để bón cây thì 39 hộ còn lại là hộ chăn nuôi lợn, hiện tại chất thải chăn nuôi (gồm phân + nước thải) chưa có biện pháp xử lý, chỉ đưa vào hầm chứa (tự thấm) hoặc thải trực tiếp ra khu vực xung quanh chuồng trại.Ngoài ra có một số hộ chăn nuôi gà quy mô lớn có dùng đệm lót sinh học để xử lý chất thải. - Loại hầm biogas đang sử dụng hiện nay tại các hộ chăn nuôi là hầm biogas xây gạch kiểu KT (chiếm 79%) và bồn biogas bằng vật liệu composite chế tạo sẳn (chiếm 21%). 9 Bảng 3.1. Kết quả phân tích mẫu nước thải chăn nuôi tại các hộ gia đình STT Chỉ tiêu pH TSS BOD5 COD N- tổng Coliform - mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l 1 NT 1 6,2 2.130 1.265 1940 390 29.10 3 2 NT 2 6,4 1870 862 1.230 350 35.10 3 3 NT 3 6,1 2.690 1.919 2.720 460 72.10 3 4 NT 4 7,4 1.850 982 1.400 391 23.10 3 5 NT 5 7,7 1.770 902 1.275 260 24.10 3 6 NT 6 7,4 2.060 1.321 1.920 387 75.10 3 7 NT 7 7,5 1.790 947 1.350 370 11.10 3 8 NT 8 7,7 890 547 800 202 16.10 3 9 NT 9 7,7 1.080 743 950 190 21.10 3 10 NT 10 7,6 1.320 734 1.050 210 46.10 3 11 NT 11 7,6 1.450 756 1.100 224 28.10 3 Cột B-QCVN 62-MT: 2016/BTNMT 5,5- 9 150 100 300 150 5.10 3 Nhận xét: Từ kết quả phân tích chất lượng nước cho thấy trừ chỉ tiêu pH, tất cả các chỉ tiêu còn lại trong nước thải chăn nuôi đều vượt quá giới hạn cho phép theo QCVN 62- MT/2016/BTNMT nhiều lần. b) Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi tại các trang trại Đối với các trang trại chăn nuôi được khảo sát, mặc dù theo thông tin thu thập ban đầu thì 100% trang trại trên địa bàn huyện Hòa Vang đều đã có hầm biogas, tuy nhiên, thực tế khảo 10 sát cho thấy, trong tổng số 10 trang trại được khảo sát có 05 trang trại chưa có hầm biogas, chất thải chăn nuôi được xử lý sơ bộ bằng hầm lắng trước khi thải ra môi trường. Phân từ các hầm lắng định kỳ được lấy ra bón cho cây trồng trong khu vực. Bảng 3.2. Kết quả phân tích mẫu nước thải sau hầm lắng của trang trại TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả QCVN 62-MT: 2016/BTNMT (Cột B) NT12 NT13 1 pH - 7,7 6,8 5,5-9 2 TSS mg/l 2.730 1575 150 3 BOD5 mg/l 938 690 100 4 COD mg/l 1.410 1030 300 5 N tổng mg/l 345 310 150 6 Tổng coliform mg/l 65 x 103 53x103 5.103 Nhận xét: Từ kết quả phân tích nước thải tại các trang trại, có thể nhận thấy rằng nước thải chăn nuôi tại các trang trại hiện nay vẫn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn xả thải theo QCVN 62-MT/2016/BTNMT, đặc biệt là nước thải sau hầm lắng và sau biogas. Theo nhận định là do các nguyên nhân sau: - Đối với mẫu NT12, lấy sau hầm lắng của trang trại Lê Tiền: Hiện nay, trang trại này có quy mô số lượng heo nuôi tại thời điểm khảo sát là 700 con, lượng nước thải phát sinh 11m 3/ngày đêm. Quy trình xử lý nước thải là: (nước thải + phân) hầm chứa ra nguồn tiếp nhận là ruộng. Với quy trình như vậy chưa đạt yêu cầu về công nghệ xử lý để nước thải đạt quy chuẩn, do đó chất lượng nước đầu ra cao hơn rất nhiều so với QCVN 62-MT/2016/BTNMT. - NT13: Mẫu nước thải lấy sau hệ thống XLNT có hầm biogas của trang trại Lê Thị Tịch: Hiện nay, trang trại này có quy 11 mô số lượng heo nuôi tại thời điểm khảo sát là 350 con , lượng nước thải phát sinh 6m3/ngày đêm. Quy trình xử lý nước thải là: (nước thải + phân) hầm biogas hầm tách cặn hầm chứa nước sau xử lý hố ga tưới cho cây trồng So với quy trình của trang trại Lê Tiền thì trang trại Lê Thị Tịch có đầu tư quy trình xử lý tốt hơn là có hầm biogas và có hầm tách cặn, dó đó chất lượng nước đầu ra có nồng độ chất ô nhiễm thấp hơn trang trại Lê Tiền. Tuy nhiên, quy trình này vẫn chưa đạt yêu cầu về công nghệ xử lý chất thải đạt QCVN 62- MT/2016/BTNMT. Do đó, nước thải sau xử lý vẫn vượt quy chuẩn cho phép. 3.1.5. Tình trạng hoạt động và hiệu quả xử lý của các loại hầm biogas tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ + Đối với hầm biogas xây gạch kiểu KT, các sự cố thường gặp là hầm không sinh khí, tràn phân sống và bị rạn nứt. + Đối với bồn biogas bằng vật liệu composite chế tạo sẳn, sự cố thường gặp nhất là tràn phân sống, nguyên nhân chủ yếu là do hộ gia đình thường nuôi số lượng lợn vượt quá khả năng đáp ứng của bồn hoặc do sử dụng quá nhiều nước trong quá trình vệ sinh chuồng trại, tắm rửa cho lợn 3.1.6. Hiện trạng hạ tầng khu vực Theo kết quả khảo sát thực tế và thu thập thông tin đối với hiện trạng hạ tầng khu vực bao gồm; giao thông, điện, cấp nước, thu gom, xử lý nước thải, vấn đề còn tồn tại là tại khu vực Hoà Vang đó là chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải. 3.1.7. Công tác quản lý chất thải môi trường trong chăn nuôi - Ý thức chấp hành xử lý chất thải bảo vệ môi trường chăn nuôi của một số hộ dân chưa cao, nhất là ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. 12 - Do điều kiện thực tế (điều kiện kinh tế, điều kiện mặt bằng) không đảm bảo để đầu tư xây dựng các công trình xử lý hoặc do ý thức của hộ chăn nuôi. - Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi theo QCVN 40:2011/BTNMT trước kia và QCVN 62- MT:2016/BTNMT hiện nay đều quá cao so với khả năng thực tế ứng dụng công nghệ xử lý môi trường hiện tại 3.2. Đề xuất giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi địa bàn thành phố Đà Nẵng và nghiên cứu biện pháp xử lý nước thải sau biogas quy mô hộ gia đình. 3.2.1. Đề xuất các giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi a) Giải pháp về mặt tổ chức, quản lý - Cần có chính sách hỗ trợ người dân xây dựng các công trình, mô hình xử lý chất thải chăn nuôi - Phổ biến các kỹ thuật xử lý chất thải, hướng dẫn xây dựng quản lý vận hành, khắc phục các sự cố để phát huy hiệu quả hoạt động của các hầm biogas - Tuyên truyền nâng cao trách nhiệm của người chăn nuôi trong quản lý môi trường trong chăn nuôi. b) Giải pháp về kỹ thuật 13 b1) Xây dựng hệ thống thu, gom xử lý nước thải Hình 3.2. Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải (1): Hộ chăn nuôi/trang trại đầu tư (2): Chính quyền đầu tư b2) Xử lý chất thải chăn nuôi tại các hộ gia đình và trang trại * Đối với hộ gia đình: Theo kết quả khảo sát, hiện nay chất thải chăn nuôi phát sinh tại các hộ gia đình gồm phân và nước thải chăn nuôi. Hai loại chất thải này hiện nay hầu hết được thu gom chung thông qua việc quét dọn, vệ sinh chuồng trại. Hiện nay, các hộ chăn nuôi heo tại Hoà Vang nói chung và Đà Nẵng nói riêng cơ bản đã được xử lý sơ bộ bằng các hầm lắng và (1) (2) Nguồn tiếp nhận Xử lý tại từng hộ/trang trại chăn nuôi Nước thải/phân thải Hệ thống thu gom nước thải từ các khu vực Hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu vực 14 xử lý biogas, nên giải pháp đề xuất sẽ đi theo hướng đề xuất phù hợp với hiện trạng thực tế tại các chăn nuôi và đảm bảo về mặt môi trường. Các giải pháp đề xuất áp dụng như sau: Hình 3.3. Sơ đồ các biện đề xuất xử lý chất thải chăn nuôi tại các hộ gia đình b3) Đề xuất giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi quy mô trang trại: Dưới đây là một số giải pháp xử lý nước thải chung để xử lý nước thải cho các trang trại: Phân bò, heo/phân gà ủ phân compost Bón cho cây trồng Đệm lót sinh học Hầm biogas Sau thời gian sử dụng 6-tháng Nước thải sau biogas Tiếp tục xử lý (*) Khí biogas Đun nấu Bón cho cây trồng 15 Hình 3.4. Sơ đồ các quy trình đề xuất xử lý chất thải chăn nuôi tại các trang trại Sử dụng đun nấu Quy trình 1 Phân thải Máy ép tách phân Biogas Khí thải Nước thải/ vệ sinh chuồng trại Nước thải Quy trình 2 Quy trình 3 Bán/bón cây Bể lắng bùn Bãi lọc đất ướt Bể lắng cặn Bể Aerotank Ao nuôi cá Bể lắng cặn Bể UASB Bể Aerotank Hồ sinh học Bể lắng bùn Ao nuôi cá Bãi lọc đất ướt Ao nuôi cá
Luận văn liên quan